Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Lời mở đầu 1

Chương I-Tín dụng ngân hàng và Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N 3

1.1_Khái quát về DNV&N 3

1.1.1_Khái niệm 3

1.1.2_Đặc điểm 4

1.1.3_Vai trò của DNV&N 6

1.2_Tín dụng ngân hàng 10

1.2.1_Tín dụng- một hoạt động chủ yếu của các NHTM 10

1.2.2_Các hình thức tín dụng ngân hàng 12

1.3_Chất lượng tín dụng đối với DNV&N 14

1.3.1_Khái niệm 14

1.3.2_Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 15

1.3.3_Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 20

Chương II_Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở NHCT Thanh Xuân 27

2.1_Khái quát về ngân hàng 27

2.1.1_Lịch sử hình thành và phát triển 27

2.1.2_Cơ cấu tổ chức 27

2.1.3_Sơ lược về hoạt động kinh doanh 31

2.2_Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT Thanh Xuân 40

2.2.1_Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 40

2.2.2_Quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT TX 42

2.3_Đánh giá về chất lượng tín dụng tại NHCT Thanh Xuân 51

2.3.1_Những kết quả đạt được 51

2.3.2_Hạn chế và nguyên nhân 53

Chương III_Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHCT Thanh Xuân 60

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNV&N của NHCT Thanh Xuân 60

3.2_Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

 tại NHCT Thanh Xuân 64

3.2.1_Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với DNV& 64

3.2.2_Nâng cao công tác thẩm định khách hàng và dự án vay vốn 65

3.2.3_Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 67

3.2.4_Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ 68

3.2.5_Tiếp tục đẩy mạnh công tác hiện đại hoá ngân hàng 69

3.2.6_Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo 70

3.3_Kiến nghị 72

3.3.1_Kiến nghị với Chính Phủ 72

3.3.2_Kiến nghị với NHNN 74

3.3.3_Kiến nghị với NHCT VN 75

Kết luận 76

Danh mục tài liệu tham khảo 77

 

 

 

 

 

 

 

Các bảng số liệu và biểu đồ

Bảng 1 - Bảng tiền gửi dân cư 34

Bảng 2 - Cơ cấu đầu tư 36

Bảng 3 - Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 44

Bảng 4 - Nợ có đảm bảo bằng tài sản (ĐBBTS) 45

Bảng 5- Nợ xấu 47

Bảng 6- Lợi nhuận từ HĐTD.49

BIỂU ĐỒ 1 - Biểu đồ Tồng nguồn vốn huy đồng 32

BIỂU ĐỒ 2 - Biều đồ lợi nhuận hàng năm 39

BIỂU ĐỒ 3 - Biểu đồ thể hiện tỷ trọng TDDNV&N/ Tổng dư nợ 43

BIỂU ĐỒ 4 - Biểu đồ Nợ có đảm bảo bằng tài sản 46

BIỂU ĐỒ 5_ Biểu đồ Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay.50

 

 

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4% so với năm 2004 và bằng 99% chỉ tiêu kế hoạch năm 2005. Trong đó huy động ngoại tệ quy đổi đạt 370 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và bằng 101,3% so với kế hoạch năm 2005. Năm Tổng vốn huy động (triệu đồng) 2002 2003 2004 2005 0 1108.593 2767.958 2945.000 Biểu đồ 1 - Biểu đồ Tồng nguồn vốn huy đồng 2767.958 2740.174 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến 2005) Năm 2005 là năm vô cùng khó khăn trong việc huy động vốn với các NHTM nói chung cũng như NHCT Thanh Xuân nói riêng. Trước sức ép về nhu cầu vốn, các NHTM trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động cùng với việc tăng lãi suất huy động, kết hợp với nhiều chính sách khuyến mãi khách hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất huy động giữa các NHTMCP và NHTMNN luôn ở mức rất cao từ 0,5% đến 0,9% đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với các NHTMNN trong đó có NHCT Thanh Xuân. Đặc biệt tại địa bàn quận Thanh Xuân, địa bàn hoạt động chính của Chi nhánh, tuy là một quận tập trung chủ yếu là dân lao động có thu nhập thấp và các công ty có quy mô nhỏ, nhưng trong năm qua đã có rất nhiều NHTMNN cũng như NHTMCP mở các điểm giao dịch nhằm khai thác địa bàn. Điều này đã gây ra áp lực rất lớn đối với Chi nhánh trong việc huy động vốn từ khu vực dân cư, cũng như các đơn vị sản xuất trên địa bàn. Do hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn nên các Doanh nghiệp đã tận dụng tối đa nguồn tài chính của mình đã làm cho nguồn tiền gửi của doanh nghiệp trong thời gian qua giảm đi rõ rệt. Tuy vậy bằng những biện pháp cụ thể, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động trong thời gian qua. Có được những thành quả trên là do Ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp kịp thời, phù hợp như: - Quán triệt toàn thể cán bộ nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong giao dịch văn minh, lịch sự nhằm nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng. - Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch hoạt động rộng khắp. - Điều chỉnh lại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm theo hướng tập trung vào những khu vực có tiềm năng, đông dân cư. - Mở rộng chỉnh trang lại các địa điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, trang bị máy móc thiết bị. Đặc biệt trong thời gian qua, Chi nhánh đã triển khai chương trình hiện đại hoá tới từng điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm tạo ra một nét mới trong hoạt động Ngân hàng, văn minh, hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín. Trong năm 2005, Ngân hàng đã mở lại Quỹ tiết kiệm 81, điều chỉnh địa điểm Quỹ tiết kiệm 40 và Quy tiết kiệm 79, và chỉnh trang lại toàn bộ các Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu chi trả do có sự điều chỉnh tăng lương của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội phải rút về 300 tỷ đồng, đã dẫn đến tổng tiền vay của Chi nhánh giảm đi đáng kể. Để bù đắp vào phần giảm sút trên, Chi nhánh đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp cụ thể như tăng cường mối quan hệ với những tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi lớn như: Tổng công ty Xăng dầu, Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thuỷ, Cục tần số Việt Nam. Chi nhánh đã đặc biệt chú trọng khai thác nguồn tiền gửi dân cư. Đây là một kênh huy động có tính chiến lược, ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với các chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt đồng thời kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn của NHCTVN cũng như của chi nhánh, cùng với sự phục vụ nhiệt tình chu đáo của cán bộ giao dịch. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ban quản lý dự án, bám sát chặt chẽ tiến trình triển khai các dự án khi thực hiện giải phóng mặt bằng để có kế hoạch nhằm khai thác nguồn tiền gửi. Bảng1 Bảng tiền gửi dân cư Năm2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng tiền gửi dân cư ( triệu đồng) 776.195 866.714 932.456 1007.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến 2005) Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1007 tỷ đồng tăng 214 tỷ đồng, đạt mức tăng 25,1% so với đầu năm, chiếm 66% tổng nguồn vốn. Năm 2004 bằng 106,3% năm 2003 và năm 2003 bằng 113,1% năm 2002. Trong những năm qua, đặt biệt là năm 2005, ngoài việc bám sát thị trường để có những điều chỉnh lãi suất phù hợp, các phòng nghiệp vụ đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng. Thực hiện các chương trình tặng quà khuyến mại đối với những khách hàng gửi tiền tiết kiệm...Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn huy động khan hiếm, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, những năm qua Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn thực hiện tốt hoạt động kinh doanh và giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương với số bình quân là 1200 tỷ đồng. b_Hoạt động đầu tư cho vay Với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng, các phòng nghiệp vụ tập trung rà soát, xếp hạng doanh nghiệp, thông qua phân tích tình hình tài chính, tiềm năng của từng doanh nghiệp. Qua đó có kế hoạch xác định hạn mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu. Đồng thời tích cực bám sát thị trường, mở rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng, tình hình tài chính ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt như: Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tập trung khai thac, tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả tôt để đầu tư nhằm nâng cao thị phần, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã chú trọng quan tâm đến các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, nhằm đa dạng hoá các đối tượng khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh luôn bám sát tình hình lãi suất huy động trên thị trường đặt biệt trong thời gian qua để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2005 đạt 1602,759 tỷ đồng, năm 2004 là 1250,45 tỷ đồng, năm 2003 là 1099,279 tỷ đồng và năm 2002 là 983,176 tỷ đồng. Về cơ cấu đầu tư như sau: (bảng2) Đơn vị: triệu đồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng các khoản đầu tư cho vay 983.176 1099.279 1250.450 1602.759 Dư nợ cho vay nền kinh tế 903.684 1088.740 1231.391 1594.100 Dư nợ cho vay ngắn hạn 658.436 593.187 608.912 672.600 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 244.741 459.554 622.479 921.500 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến 2005) Tuy nhiên, năm 2005 chi nhánh đã phát sinh nợ gia han là 94,9 tỷ, tăng 18 tỷ so với năm 2004 và nợ quá hạn là 53 tỷ đồng. Đây là một thách thức rất lớn đối với Chi nhánh. Xác định được những khó khăn trên, toàn Chi nhánh đã nỗ lực cùng với các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn, đồng thời thường xuyên theo dõi doanh nghiệp, bám sát từng công trình, hạng mục, dự án đầu tư, kiểm soát nguồn tài chính của doanh nghiệp để có biện pháp thu nợ. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thực hiện các biện pháp tăng cường bổ sung tài sản bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với khoản vay. Do đó, năm 2005 tỷ lệ đầu tư cho vay có tài sản bảo đảm đạt 68%, tăng 31% so với cùng kì năm 2004 Ngoài ra, công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng trong thời gian qua đã được nâng cao rõ rệt. Các cán bộ đã đi sâu kiểm tra từng công trình, dự án vay vốn, giám sát giải ngân theo tiến độ thi công từng công trình, từng hạng mục đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích. Công tác bảo lãnh chỉ phát hành khi đã xác định nguồn gốc vốn của chủ đầu tư. Năm 2005, Chi nhánh đã ký hợp đồng bảo lãnh với số lượng 228 món tăng 69 món tương ứng với số tiền bảo lãnh là 104 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2004, giải toả 251 món với tổng số tiền tương ứng là 993 tỷ đồng. Toàn bộ số dư bảo lãnh trên đều nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Trong năm 2005 chưa có trường hợp nào Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. c_Hoạt động kinh doanh đối ngoại- Tài trợ thương mại Việc các NHTMCP tăng cường đẩy mạnh phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng với những chính sách "thông thoáng" đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ vốn , mở L/C đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại của Chi nhánh. Nhu cầu ngoại tệ cung ứng rất lớn, trong khi việc huy động ngoại tệ từ nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh chủ yếu phải mua lại từ các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ của mình. Doanh số mua bán ngoại tệ đến 31/12/2005 đạt 73,8 triệu USD tăng 14% so với năm 2004. Thu lãi từ mua bán ngoại tệ đạt trên 467 triệu đồng. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100 giao dịch được thực hiện an oàn chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc gia và thông lệ Quốc tế. Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn. Năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 379 món với giá trị là 1033000 USD. Trong năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện phát hành 30 L/C nhập khẩu, giá trị trên 7,5 triệu USD. Thông báo 5 L/C Xuất- Nhập khẩu với tổng giá trị trên 8,7 triệu USD, Công tác phát hành bảo lãnh cũng được phát triển rất mạnh , đay là dịch vụ đem lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm 2005 là 228 món với số dư là 104.787 triệu USD. Các nghiệp vụ khác cũng được Chi nhánh rất quan tâm, chú trọng như nghiệp vụ Nhờ thu đến và đi. Cụ thể là đã thực hiện thông báo 40 món với giá trị trên 1,1 triệu USD, thanh toán 47 món với giá trị cũng trên 1,1 triệu USD. Công tác về thẻ tín dụng Quốc tế cũng luôn được quan tâm, phát triển, Chi nhánh đã duy trì tốt hoạt động tại các điểm chấp nhận thẻ, đặc biệt là tại Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia với doanh thu đạt 333.668 USD, góp phần tăng nguồn thu phí dịch vụ cho Chi nhánh. Tổng thu phí dịch vụ từ dịch vụ kinh doanh đối ngoại đạt 1724 triệu đồng. d_Kết quả kinh doanh . Lợi nhuận năm 2004 là 38,4 tỷ đồng; năm 2003 là 19,13 tỷ đồng và năm 2002 10,28 tỷ đồng. Hoạt động tài chính đến ngày 31/12/2005 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Lợi nhuận (chưa tính dự phòng rủi ro) đạt 40,2 tỷ đồng tăng 1,8 tỷ đồng so với năm 2004, bằng 104,1% kế hoạch Trung ương giao. Như vậy, lợi nhuận năm 2005 gấp 4,62 lần lợi nhuận năm 2002. Nămmm Lợi nhuận( Triệu đồng) 40.185 38.417 19.133 10.277 2002 2003 2004 2005 BIỂU ĐỒ 2 - BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN HÀNG NĂM (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến 2005) Tuy nhiên, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo sự chỉ đạo của NHNN và NHCT VN đối với Chi nhánh năm 2005 là 74,376 tỷ đồng. Dẫn đến lợi nhuận Chi nhánh năm 2005 là -25 tỷ đồng (lỗ 25 tỷ VNĐ). Tóm lại: Trong những năm qua, Chi nhánh luôn hoàn thành tốt những chỉ tiêu được giao. Với sự đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh của cả tập thể, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, bằng những kế hoach cụ thể như: hiện đại hoá máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ, chấn chỉnh tác phong giao dịch, nâng cao chất lương phục vụ; tập trung phát triển mạnh mẽ công tác khai thác nguồn vốn, mở rộng quan hệ khách hàng; chú trọng việc đánh giá, phân loại đối tượng khách hàng nhằm lành mạnh hoá hoạt động đầu tư tín dụng, đổi mới mô hình tổ chức đáp ứng yêu cầu công việc trọng giai đoạn mới. Những năm qua, NHCT Thanh Xuân không những đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn mở rộng được quy mô hoạt động, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao uy tín của Chi nhánh. Bên cạnh những thành quả đạt được, những năm gần đây cũng là những năm nẩy sinh nhiều khó khăn cho Chi nhánh. Do kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng, vì vậy tác động đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005, Chi nhánh phát sinh nợ quá hạn. Đây là thách thức rất lớn trong thời gian tới, Chi nhánh cần nỗ lực rất nhiều và phải xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để khắc phục. 2.2_Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT Thanh Xuân 2.2.1_Tình hình cho vay đối với DNV&N Nếu trước năm 1989 doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế quốc doanh, thì trong giai đoạn đầu những năm 90, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc sở hữu Nhà nước lại giảm đi đáng kể, từ 12.296 doanh nghiệp (năm 1989) xuống còn khoảng 4.300 doanh nghiệp (năm 1997), không kể khoảng 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành viên các tổng công ty Nhà nước. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lượng, chất lượng và ngành nghề, từ chỗ chỉ có 123 doanh nghiệp vào năm 1991 đến nay có khoảng 24.000 doanh nghiệp. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp phần lớn trong giá trị GDP mà nền kinh tế tạo ra hàng năm. Hiện trong 200.000 doanh nghiệp thì có tới 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ và đóng góp 26% GDP. Với sự gia tăng liên tục về số lượng và tính năng động của mình các DN vừa và nhỏ đã góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế và chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác. Hiện cả nước có hơn 200.000 DN và theo dự kiến sẽ thành lập thêm 320.000 DN mới để đưa tổng số lên khoảng 500.000 DN vào năm 2010. Trong số 320.000 DN mới sẽ thành lập, số lao động thu hút trong các DN nhỏ và vừa có thể lên đến 2,7 triệu người. Các DN khi mới thành lập hầu hết đều có quy mô nhỏ, sau một thời gian hoạt động sẽ lớn dần lên. Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng. Hà Nội là thủ đô và trung tâm kinh tế văn hoá lớn của Việt Nam đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư lớn. Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước. Các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp này đã tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các thành phần kinh tế với nhau, thúc đẩy và lưu thông các nguồn lực sẵn có trong xã hội như: vốn, nhân lực... Ở Hà Nội trong năm 2003 mỗi tháng có thêm trên dưới 300 DN mới ra đời. Số lượng DN vừa và nhỏ của Hà Nội năm 2004 khoảng 17.000 DN và năm 2005 là 22000. Trong khi đó, dù có rất nhiều cố gắng nhưng các dịch vụ ngân hàng vẫn rất hạn chế. Khó khăn lớn nhất của các DN vừa và nhỏ hiện nay là tình trạng thiếu vốn để sản xuất. Trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữu thấp. DN vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ  lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Số DN được vay từ nguồn vốn chính thức (ngân hàng) rất hạn chế bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một phần do các định chế từ phía  ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 khoảng 22%. Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng DNVVN do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Những tỷ lệ này cũng sát với khảo sát của phóng viên tại một số ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh: trong 100 hồ sơ vay vốn ngẫu nhiên của các DNVVN thì chỉ có khoảng từ 35 – 40 hồ sơ có thể được chấp nhận cấp vốn. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế. Trong những năm 1999, 2000 số DN vừa và nhỏ vay vốn được của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10-15%, đến nay con số đó đã tăng lên hơn 30%. Nhưng quả thực là vẫn còn quá ít. Nhu cầu về vốn còn rất lớn và không ngừng tăng lên do mỗi năm có hàng ngàn DN ra đời. Và phương pháp tốt nhất để thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đối với DNV&N là việc nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo; tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh, xây dựng DN phát triển và bền vững; thực hiện nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính nghiêm chỉnh, công khai... 2.2.2_Quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT TX Phần "Sơ lược về hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân" cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong đó có tình hình công tác đầu tư cho vay đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về hoạt động tín dụng đối với DNV&N thì chúng ta cần dựa vào một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng sau. a_Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng BIỂU ĐỒ 3 - Biểu đồ thể hiện tỷ trọng TDDNV&N/ Tổng dư nợ Tỷ Trọng ( %) 0 50 Năm 2003 2004 2005 18. 39 24. 29 30. 99 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005) Trong ba năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình của ngân hàng là 21,14% mỗi năm. Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng trung bình của hoạt động tín dụng đối với DNV&N là 37,55% mỗi năm. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động tín dụng đối với DNV&N so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung gấp khoảng 1.78 lần. Điều này cho thấy tiềm năng của khách hàng là DNV&N, ngân hàng đã chú ý hơn đến loại hình doanh nghiệp này. Năm 2005 là một năm mà NHCT Thanh Xuân có bước tiến đáng kể đối với việc cho vay các DNV&N. Dư nợ cho vay năm 2005 là 494,012 tỷ đồng gấp 1,65 lần so với năm 2004 và chiếm 30,99% tổng dư nợ. Dư nợ đối với DNV&N năm 2004 chiếm 24,29% tổng dư nơ, và năm 2003 là 18,39%. Như vậy, tỷ trọng dự nợ đối với DNV&N đang tăng lên một cách đáng kể và khá ổn định qua các năm. Mặc dù, tỷ trọng tín dụng DNV&N năm 2005 là 30,99% nhiều hơn so với cùng kì năm 2004 là 6,7%, nhưng so về con số tuyệt đối thì năm 2005 đúng là một bước đột phát của NHCT Thanh Xuân trong việc cho vay loại hình doanh nghiệp này. Điều này có được là do sự đánh giá đúng đắn của ngân hàng về vai trò cũng như tiềm năng của DNV&N trong nền kinh tế. Tuy nhiên, về số lượng thì khách hàng DNV&N mới chỉ chiếm 67,27% tổng lượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2003 2004 2005 Dư nợ DN NN vừa và nhỏ (triệu đồng) 115.126 158.526 256.411 Tỷ trọng dư nợ DNNN/Dư nợ DNV&N (%) 57,5 53,0 51,9 Dư nợ DNN QD vừa và nhỏ ( triệu đồng) 85.093 140.579 237.601 Tỷ trọng dư nợ DNNQD/Dư nợ DNV&N(%) 42,5 47,0 48,9 Tổng dư nợ DN vừa và nhỏ ( triệu đồng) 200.219 299.105 494.012 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005) Từ năm 2003 đến năm 2005, dư nợ cho vay DNV&N không ngừng tăng lên đối với cả doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần mặc dù vẫn chiếm phần lớn. Xu hướng cho thấy trong những năm tiếp theo dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ chiếm phần lớn trong tỷ trọng dư nợ DNV&N. Điều này thể hiện sự thích nghi của ngân hàng trước những biến động của môi trường kinh doanh. Hiện nay, số lượng các DNV&N ngày càng lớn, quy mô hoạt động phát triển hơn, linh hoạt và làm ăn hiệu quả hơn trước. Do vậy, đây cũng là đích nhắm tới của nhiều ngân hàng nhất là các ngân hàng ngoài quốc doanh. b_Chỉ tiêu nợ có đảm bảo Tài sản đảm bảo là điều kiện gần như bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, ngân hàng đã nới lỏng điều kiện này đối với các DNV&N trong trường hợp các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp được vay tín chấp hiện nay ở NHCT Thanh Xuân là các DNNN. Bảng 4: Nợ có đảm bảo bằng tài sản (ĐBBTS) 2003 2004 2005 Dư nợ có ĐBBTS 771.808 836.144 1172.04 Dư nợ có ĐBBTS của DNV&N 144.778 209.553 304.668 Dư nợ có ĐBBTS của DNNN(V&N) 72.048 83.717 114.077 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005) Dư nợ của DNNQD 72.73 125.836 190.591 TL nợ có ĐBBTS của DNV&N/ dư nợ DNV&N TL nợ có ĐBBTS của DNNNV&N/ dư nợ DNNV&N TL nợ có ĐBBTS của DNNQD/ dư nợ DNNQD BIỂU ĐỒ 4 - Biểu đồ Nợ có đảm bảo bằng tài sản Tỷ lệ (%) Năm 2003 2004 2005 0 100 50 85. 47 62. 58 89. 51 70. 06 72. 31 52. 81 82.74 61. 56 44 .49 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005) Như vậy, ta thấy tỷ lệ % nợ có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ tại Chi nhánh bảo tăng lên không nhiều qua các năm thậm chí năm 2004 tỷ lệ này còn giảm xuống nhưng thực tế thì dư nợ có đảm bảo bằng tài sản thì năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ bảng, biểu ta cũng thấy, dư nợ có đảm bảo bằng tài sản của các DNV&N tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ thì giảm xuống khá nhiều năm 2003 là 72,31% thì đến năm 2005 còn 61,56%. Trong đó, tỷ lệ nợ có đảm bào bằng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước thì giảm xuống khá nhiều qua các năm còn tỷ lệ này của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì không giảm nhiều thêm vào đó là năm 2004 tỷ lệ này tăng lên 89,51%. Tỷ lệ nợ có đảm bảo bằng tài sản của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2005 là 82,74%) cao hơn nhiều và gấp gần 2 lần so với tỷ lệ này của các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy trong những năm qua, ngân hàng đã linh hoạt hơn về tài sản đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng thực tế cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước được hưởng ưu đãi này nhiều hơn nhiều so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây cũng là sự e ngại chung đối với các DNV&N ngoài quốc doanh của các NHTM hiện nay vì trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước cho dù có làm ăn thua lỗ nhưng vẫn mang danh nghĩa Nhà nước nghĩa là khả năng thu hồi lại vốn tín dụng khi có rủi ro xảy ra là dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy vậy, ngân hàng nên dựa vào năng lực tài chính thực tế của các doanh nghiệp này hơn là danh nghĩa cơ quan Nhà nước của họ vì khi có rủi ro xảy ra, thì đến khi thu hồi được vốn ngân hàng cũng đã phải chịu những khoản phí rất lớn. c_Chỉ tiêu nợ xấu Bảng 5 2003 2004 2005 Nợ quá hạn 0 0 51.206 Nợ quá hạn của DNV&N 0 0 29.7 Nợ khó đòi 0 0 5.268 Nợ gia hạn 107.459 106.400 89.666 Nợ gia hạn của DNV&N 60.42 86.822 69.835 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005) Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng. Xem xét tình hình nợ quá hạn chung của ngân hàng và tình hình nợ quá hạn của DNV&N cho thấy mặc dù đến tận năm 2005 ngân hàng mới có nợ quá hạn nhưng quy mô lại khá lớn, chiếm 3,21% tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi là 5,268 tỷ đồng chiếm 0,33% tổng dự nợ và chiếm 10,29% nợ quá hạn. Đây là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp cũng như với NHTM. Nguyên nhân xuất phát từ việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Như việc hạn chế đăng kí xe máy tại các thành phố lớn đã gây ra khó khăn cho các DNV&N có dư nợ cho vay lớn tại chi nhánh như Công ty Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất và Công ty thiết bị Giao thông vận tải. Mặt khác, khách hàng DNV&N của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, tình hình kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản đang ở tình trạng "đóng băng", nợ Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực cơ bản, đặc biệt là các công trình đầu tư hạ tầng, cầu đường lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu thấp, chủ yếu hoạt động dựa vào vốn vay ngân hàng. Trong khi ngân sách Nhà nước chưa thể thanh toán được, dẫn đến các doanh nghiệp không thu được nợ để trả ngân hàng. Nợ gia hạn các năm khá cao năm 2003 chiếm 9,78% tổng dư nợ, năm 2004 là 8,64% và năm 2005 chiếm 5,62%. Như vậy, qua các năm nợ gia hạn giảm xuống cả về quy mô và tỷ trọng và giảm xuống rõ rệt vào năm 2005 nhưng đây không phải là dấu hiệu tốt đối với chất lượng tín dụng mà ngược lại sự giảm xuống của quy mô cũng như tỷ lệ nợ gia hạn vào năm 2005 là do một phần lớn nợ được gia hạn vào năm 2004 vẫn chưa trả được, và ngân hàng phải đưa chúng vào nợ quá hạn trong đó có một phần là nợ khó đòi. Điều này cho thấy một nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn trong nợ gia hạn của ngân hàng. Vì vậy, khi ngân hàng gia hạn nợ đối với các khoản cho vay của khách hàng thì cần phải đánh giá một cách thận trọng khả năng trả nợ của khách hàng và dự báo những biến động của thị trường có thể tác động đến hiệu quả sử dụng của khoản tín dụng đó trong thời gian tới. Trong chỉ tiêu về nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn của DNV&N chiếm 1,89% tổng dư nợ và chiếm 58,00% tổng nợ quá hạn. Toàn bộ nợ khó đòi là của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn trong nợ gia hạn thì nợ của DNV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5541.doc
Tài liệu liên quan