A – Mở đầu 1
B – Nội dung 2
I – Những lý luận chung về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động 2
1. Khái niệm xuất khẩu lao động ( XKLĐ) 2
1.1 Về khía cạnh kinh tế 2
1.2 Về khía cạnh chính trị 2
2. Nguyên nhân và đặc điểm của XKLĐ 3
2.1 Nguyên nhân của XKLĐ 3
2.2 Đặc điểm của các nước xuất và nhập khẩu lao động 3
2.2.1 Đặc điểm các nước nhập khẩu lao động 3
2.2.2 Đặc điểm các nước xuất khẩu lao động 4
2.3 Hình thức XKLĐ 4
2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng XKLĐ 5
2.4.1 Hiệu quả kinh tế 5
2.4.2 Hiệu quả xã hội 5
2.4.3 Công tác tổ chức và quản lý XKLĐ 5
3.Vai trò của XKLĐ 5
II – Thực trạng XKLĐ ở Việt Nam 7
1.Những kết quả đạt được của XKLĐ 8
1.1 Những kết quả về kinh tế 8
1.2 Kết quả về xã hội 11
1.2.1 Giải quyết việc làm: 11
1.2.2 Về xóa đói giảm nghèo 13
1.3. Về công tác tổ chức và quản lý XKLĐ 15
1.3.1 Công tác đào tạo 15
1.3.2 Luật lao động 16
1.3.3 Việc quản lý doanh nghiệp XKLĐ 16
1.3.4 Các chương trình tái hội nhập và hợp tác liên Quốc gia thông qua các hiệp định song phương với các nước nhập khẩu nguồn lao động 17
2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong XKLĐ ở Việt Nam 17
2.1 Những hạn chế của XKLĐ ở Việt Nam 17
2.1.1 Về kinh tế 17
2.1.2 Về xã hội 18
2.1.3 Về công tác quản lý, đào tạo 19
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 21
2.2.1 Về kinh tế 21
2.2.2 Về công tác quản lý, đào tạo 22
III - Một số kinh nghiệm từ hoạt động XKLĐ của Philippines và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.Một số kinh nghiệm từ hoạt động XKLĐ của Philippines 23
2. Quan điểm về XKLĐ và mục tiêu XKLĐ giai đoạn 2006 – 2010 25
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 25
C – Kết luận 29
32 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 số lượng ngoại tệ đã tăng đáng kể. Hiện ở Việt Nam, hàng năm số lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước số ngoại tệ khoảng 1,6 tỷ USD, xấp xỉ với số tiền thu được bằng xuất khẩu gạo cả năm, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.
Bảng : Mức gia tăng GDP, GNI từ XKLĐ
Đơn vị: triệu USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Mức gia tăng GDP từ XKLĐ
30
30
30
30
30
Số tiền lao động chuyển về nước
1250
1400
1450
1500
1600
Mức gia tăng GNI từ XKLĐ
1280
1430
1480
1530
1630
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
Chênh lệch thu nhập nhân tố với
nước ngoài
Chi trả lợi tức nhân tố ra
nước ngoài
Thu nhập lợi tức nhân tố từ
nước ngoài
= _
Số tiền lao động chuyển về nước
Mức gia tăng GDP từ XKLĐ
Mức gia tăng GNI
từ XKLĐ
= +
Việt Nam là một trong 20 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng tính theo lượng KH. KH và XKLĐ tại Việt Nam phát triển cùng chiều với thế giới, tăng nhanh từ 35 triệu USD năm 1991, 1.76 tỷ/2000, và khoảng 5 tỷ/2006, với kim ngạch tích lũy lên đến 23 USD; chiếm tỷ trọng quan trọng so với các nguồn vốn phát triển khác: 60% vốn FDI thực hiện và 137% vốn giải ngân của viện trợ phát triển (ODA).
Trên phương diện tài chánh, theo tài liệu Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế của Việt Nam do WB ấn hành tháng 12/2006, KH đã góp phần giúp cho tài khoản vãng lai của Việt Nam thặng dư trong hai năm 2005 và 2006. Sự cải thiện cán cân vãng lai, cùng với các chỉ số kinh tế tài chánh khác, như tỷ lệ nợ trên kim ngạch xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ, và các nguồn vốn đầu tư và phát triển, đã giúp nâng cao độ tin cậy tài chánh của Việt Nam trên thị trường tài chánh quốc tế; tháng 9/2006, Công ty Standard and Poor đã nâng hạng tín nhiệm ngoại tệ của Việt Nam lên một mức thành hạng BB, và nội tệ từ BB lên BB+.
Chi phí cho XKLĐ
Bộ LĐ-TB&XH vừa mới ban hành Quyết định 61/2008/QĐ-LĐTBXH về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường. Theo đó, ở hầu hết thị trường lao động, phí môi giới đều giảm ít nhất là 50 USD và nhiều nhất là 2.000 USD; chỉ có thị trường Nhật Bản, Brunei là vẫn giữ nguyên.
Tại thị trường Đài Loan, phí môi giới tối đa đối với lao động giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe đã giảm từ 1.000 xuống 800 USD; tại các thị trường Qatar, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain, Oman, phí môi giới lao động không nghề là 300 USD, lao động có nghề là 400 USD, giảm 100-150 USD so với quy định cũ; mức phí môi giới giảm nhiều nhất là Australia, chỉ còn 3.000 USD, giảm 2.000 USD.
Phí môi giới giảm đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người tham gia lao động xuất khẩu, góp phần làm tăng khoản thu nhập ròng họ gửi về nước.
- Bước đầu đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu. Hiện nay lao động Việt Nam làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ, vận tải biển và đánh bắt, chế biến hải sản
1.2 Kết quả về xã hội
1.2.1 Giải quyết việc làm:
Số lượng lao động xuất khẩu tăng
Với một nước đông dân như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những nỗ lực lớn của Chính phủ. Với hơn 82 triệu dân, trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì XKLĐ của Việt Nam là một kênh giải quyết việc làm rất có ý nghĩa cho người lao động.
Từ những năm 2001 trở về trước, Việt Nam có hai thị trường xuất khẩu lao động chính là: châu Á (Lào, Nhật Bản, Đài Loan...), chiếm khoảng 79% tổng số lao động xuất khẩu năm 2001, và thị trường các nước Đông Âu (Nga (Liên Xô cũ), Đức, Cộng hoà Séc,...), chiếm khoảng 15%. Sau sự thay đổi về chính trị - xã hội ở Đông Âu, thì kể từ năm 2001, thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam vẫn là châu Á, chiếm tới 97% năm 2004, chủ yếu trong đó là thị trường Đài Loan (chiếm khoảng 56%) và Malayxia (22%), và khi đó thị trường châu Âu chỉ còn chiếm 0,6%. Nhưng từ năm 2004, nhiều thị trường lao động mới (như châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông) đã được mở ra và các thị trường cũ (châu Âu, Trung Đông) đã được khôi phục lại. Ví dụ, như đối với thị trường châu Mỹ, năm 2004, ta đã đưa được 186 lao động sang Cộng hoà Paula (một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng) so với mức zêrô trong năm 2002 và 2003. Tương tự, thị trường châu Phi/Trung Đông cũng đã được khôi phục trong năm 2004 với số lượng lao động xuất khẩu là 607 so với mức zêrô trong năm 2003.
Bảng: số lượng lao động xuất khẩu qua một số năm
Năm
Tổng số lao động xuất khẩu (người)
Đạt chỉ tiêu kế hoạch năm
2005
70590
100,8% (590 người)
2006
78855
105% (3755 người)
2007
85.020
106% (5.020 người)
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Như vậy lao động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng liên tục và luôn vượt chỉ tiêu đề ra, giải quyết đáng kể nguồn lao động dư thừa ở Việt Nam, lượng kiều hối gửi về nước cũng liên tục tăng nhanh và duy trì ở mức 1,6 tỷ USD
Bốn thị trường lao động xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
Đơn vị tính: Lao động
Thị trường lao động
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Malaysia
24600
25324
26.704
Đài Loan
22780
23124
23.646
Hàn Quốc
12100
12123
12187
Nhật Bản
2134
3047
5517
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Tính đến nay, lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở các thị trường
Nước
Số lượng lao động
Thu nhập bình quân
Malaysia
Trên 100.000 người
150-200 USD/tháng
Đài Loan
Trên 90.000 người
300-500USD/tháng
Hàn Quốc
Trên 30.000 người
900-1000USD/tháng
Nhật Bản
Khoảng 19.000 tu nghiệp sinh
700-1.100 USD/tháng
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
3000 người
Quatar
10000 người
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Việt Nam vẫn duy trì đẩy mạnh lao động xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường lao động truyền thống vì đây là các thị trường dễ tính, không hạn chế số lượng lao động, không đòi hỏi cao về tay nghề, phù hợp với đại đa số lao động ở nông thôn. Do đó có thể thấy số lao động xuất khẩu nhiều nhất là tại Malaysia và Đài Loan.
Trong 18 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam, thị trường Malaysia vươn lên đứng đầu về số lượng. Đối với thị trường Malaixia tuy với mức lương (chỉ khoảng 150-200 USD một tháng), không cao bằng các thị trường khác, nhưng nếu khai thác tốt tiềm năng thì cơ hội xoá đói giảm nghèo sẽ đến được với nhiều người, nhiều địa phương.
Thị trường Đài Loan (đứng thứ 2 vế số lượng) đang gặp khó khăn bởi vì từ đầu năm 2005, lao động Việt Nam (chủ yếu là giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân) bỏ trốn quá nhiều (chiếm trên 10% tổng số lao động Việt Nam ở thị trường này). Hiện nay, thị trường này vẫn “đóng băng”, mặc dù nhu cầu về giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân ở thị trường này vẫn cao, chiếm tới 75-80% tổng số lao động đưa đi hằng năm.
Hàn Quốc được đánh giá là thị trường tăng trưởng mạnh về lao động trong năm 2005. Từ tháng 8/2004, Hàn Quốc đã rộng cửa đón lao động. Lao động Việt Nam được đánh giá cao và có số lượng lớn nhất trong 6 đối tác XKLĐ của Hàn Quốc, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Phillipin, Xri Lanka và Mông Cổ.
Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những điểm dừng chân đem lại thu nhập cao cho lao động VN. Chủ yếu lao động Việt Nam đưa sang Nhật Bản là dưới dạng tu nghiệp sinh với thu nhập lên tới hơn 1000 USD/tháng, được phía bạn đánh giá cao tay nghề, tính cần cù, chịu khó và khả năng tiếp thu kỹ thuật lao động mới của lao động người Việt. Nhưng yêu cầu tuyển chọn cũng không dễ dàng như thị trường Malaysia, Đài Loan hay Trung đông nên số lượng đi còn hạn chế
Chúng ta cũng đang bắt đầu triển khai kế hoạch đưa lao động sang nhiều thị trường mới như Cộng hòa Séc, Úc, Bruney, Macao
1.2.2 Về xóa đói giảm nghèo
Nguồn thu nhập từ XKLĐ được WB coi là một công cụ để đấu tranh chống nghèo đói bởi số tiền này đã góp phần trang trải chi phí học hành của trẻ em, mua sắm nhà cửa, xây dựng đường sá...Một công trình nghiên cứu của một nhóm chuyên gia WB cho thấy nếu số người XKLĐ từ các nước đang phát triển tăng trung bình 10% thì số những người có thu nhập dưới 1 USD mỗi ngày ở những nước như vậy sẽ giảm đi được 2%. Ở Việt Nam, nguồn thu từ XKLĐ cũng tác động làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương theo hướng tích cực, tăng cơ sở vật chất, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, nâng cao mức sống. Người tham gia lao động khi về nước với trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm học hỏi ở nước ngoài đã tham gia làm kinh tế hộ gia đình, đầu tư kinh doanhthúc đẩy sự phát triển của địa phương. Nhiều địa phương trong cả nước cũng đã có những ghi nhận cụ thể về lợi ích thiết thực của công tác xuất khẩu lao động.
Ông Phan Sỹ Dương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết, hiện cả tỉnh này đang có 36.000 người xuất khẩu lao động, nguồn thu nhập lao động gửi về qua các ngân hàng thương mại năm 2007 khoảng 90 triệu USD, chưa kể nguồn do lao động mang về trực tiếp, hoặc bằng con đường khác. Trước đây phần lớn các xã thuộc huyện miền núi của tỉnh Nghệ An chủ yếu là những xã nghèo. Từ khi có “phong trào” xuất khẩu lao động, nhiều gia đình trong xã đã có “của ăn của để”, nhà cửa khang trang
Từ thuần nông, xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn mở ra hướng đưa con em đi xuất khẩu lao động, và đây chính là nguồn thu nhập cao giúp cho nhiều hộ nâng cao đời sống, số hộ nghèo từ 46% (năm 2000) nay đã giảm xuống còn 17%. Trong những năm qua, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Xuân Liên đã làm được 9 km đường bê tông, đường cấp phối, 2 công trình chứa nước: Đồng Bản, Chọ Thòi. Xuân Liên trở thành xã điển hình trong xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh. Ngoài những xã có số người đi xuất khẩu lao động như Cương Gián (Nghi Xuân), Thiên Lộc (Can Lộc), Kỳ Ninh (Kỳ Anh), Xuân Liên cũng được đánh giá là xã có hướng đi đúng, phá thế độc canh, mở ra hướng phát triển kinh tế khá mới mẻ. Hiện nay, Xuân Liên có gần 700 người đang lao động ở nước ngoài có thu nhập cao. Lâm Vượng, một trong những thôn nghèo của xã, nhờ có 200 người đi lao động nước ngoài hàng tháng gửi tiền về cho gia đình phát triển kinh tế, nay đời sống đã nâng lên rõ rệt, với 10 nhà cao tầng, số hộ khá chiếm 80%, không còn hộ nghèo. Chủ tịch xã Xuân Liên Hoàng Văn Cát cho biết: thông qua các tổ chức đoàn thể, chúng tôi đã vận động nhân dân đưa con em đi lao động nước ngoài, đồng thời giúp những gia đình khó khăn vay vốn để con em họ tham gia XKLĐ. Những năm trước, đời sống nhân dân xã Xuân Liên rất nhiều khó khăn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, một số gia đình làm ngư nghiệp. Chính quyền xã đã xem xuất khẩu lao động là mục tiêu chính trong xoá đói giảm nghèo, xã vận động nhân dân thành lập từng tổ liên gia góp vốn cho em đi làm việc ở nước ngoài. Các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh đứng ra tín chấp vay vốn cho hội viên, nhiều gia đình có 5 đến 6 người đi xuất khẩu lao động.
Xã Quang Yên( Lập Thạch – Vĩnh Phúc) có trên 2.560 người trong độ tuổi lao động, phần lớn số lao động không sử dụng hết quỹ thời gian, một số người phải tìm việc làm từ bên ngoài như: xây dựng, làm dịch vụ, làm thuê ngoại tỉnh và mỗi năm xã lại có thêm vài chục lao động đến tuổi lao động cần giải quyết việc làm. Xã đã có những chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn, những năm gần đây xã đã tìm ra hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo (XĐGN), giải quyết việc làm - đó là xuất khẩu lao động.Mỗi năm Quang Yên có gần 10 tỷ đồng thu nhập từ bên ngoài gửi về góp phần tăng thu nhập bình quân từ 4,6 triệu đồng/người/năm; năm 2006 lên 5,6 triệu đồng/ người/năm; năm 2007, giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 33,9% đầu năm 2007 xuống còn 28,8% cuối năm, giảm 5,1 % số hộ nghèo, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Xã có 17 thôn đến nay đã có 16 thôn xây dựng được nhà văn hóa thôn nhờ tiền đóng góp của nhân dân. Năm 2007, bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp, và sự hỗ trợ của Nhà nước xã Quang Yên đã xây dựng được 3 km đường bê tông nông thôn, trị giá gần 3 tỷ đồng
1.3. Về công tác tổ chức và quản lý XKLĐ
1.3.1 Công tác đào tạo
Các số liệu cho biết từ năm 1998 – 2005, cả nước đưa được 360.959 lao động đi làm việc ở nước ngoài (riêng 6 tháng đầu năm 2006 là 35.171 lao động), trong đó 61.300 lao động có nghề chuyên môn, chiếm 27,5%.
Hiện nay, Nhà nước đã quy hoạch và chuẩn hóa hệ thống trường, trung tâm dạy nghề cả nước, trong đó sẽ đầu tư 7.000 tỷ đồng tập trung vào các hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành, xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trong đó có 15 trường đạt tiêu chuẩn khu vực, 3 trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ và liên thông giữa các trình độ. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên kết để đầu tư ở góc độ đào tạo nghề ở mức độ nhỏ, theo khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp. Mục tiêu cần đạt được trước nhất là phải nâng cao trình độ lao động xuất khẩu có tay nghề đạt tỷ lệ 55% đến 60% vào năm 2010.
1.3.2 Luật lao động
Từ 1/7/2007, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật Xuất khẩu lao động) đã có hiệu lực. Luật được đánh giá là thông thoáng khi quy định Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, có chính sách tín dụng ưu đãi, khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường thu nhập cao; chấp nhận nhiều hình thức đưa lao động đi (thông qua hợp đồng của doanh nghiệp, đấu thầu công trình ở nước ngoài, thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân).
Luật cũng quy định rất rõ, nếu doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động.
Đặc biệt, Luật quy định minh bạch vấn đề bảo lãnh, tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ. Theo Luật, người lao động phải nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý hợp đồng.
1.3.3 Việc quản lý doanh nghiệp XKLĐ
Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài tăng, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết.
Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng văn phòng đại diện tại các thị trường có số lượng lao động trên 100 người. Với những doanh nghiệp nhỏ, số lượng lao động ít, dưới 100, có thể kết hợp với doanh nghiệp khác thành lập chung văn phòng đại diện, có trách nhiệm quan tâm, quản lý lao dộng của doanh nghiệp mình, không được để xảy ra tệ nạn, làm ảnh hưởng đến thị trường lao động chung.
Về phía Bộ, Thứ trưởng cho biết, sắp tới Bộ sẽ thành lập Ban quản lý lao động Việt Nam tại Dubai. Chiến lược lâu dài mà Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề ra là ở đâu có lao động Việt Nam, ở đó sẽ có ban quản lý.
1.3.4 Các chương trình tái hội nhập và hợp tác liên Quốc gia thông qua các hiệp định song phương với các nước nhập khẩu nguồn lao động
Hiện, nước ta đang khai thác, mở rộng thị trường mới trên thế giới để tạo nhiều cơ hội cho nguồn lao động trong nước. Trong đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, Trung Đông là thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam và Nhà nước cũng đã có chính sách mở rộng thị trường. Mới đây, Chính phủ đã cho phép mở Đại sứ quán Việt Nam tại UAE và Bộ LĐ-TB-XH đã cử cán bộ sang quản lý lao động tại khu vực này. Riêng thị trường Qatar, đầu năm 2008, chúng ta đã ký Hiệp định về hợp tác lao động với Bộ Lao động và Xã hội Nhà nước Qatar. Theo Hiệp định này, từ nay tới năm 2010, Qatar sẽ tiếp nhận 100.000 lao động Việt Nam, trong đó riêng năm 2008 là 25.000 người. Chính phủ đã thiết lập được quan hệ chính thức với CH Séc, Ma-Cao, CH Síp, úc, Hoa Kỳ để phối hợp quản lý việc đưa lao động VN sang làm việc tại các nước này.
2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong XKLĐ ở Việt Nam
2.1 Những hạn chế của XKLĐ ở Việt Nam
2.1.1 Về kinh tế
- Chưa phát huy được hết hiệu quả và tiềm năng trong hoạt động XKLĐ
Thu nhập ròng từ XKLĐ Việt Nam so với Phillipin
và toàn vùng Nam Á, năm 2005
TT
Nước và vùng địa lý
Thu nhập ròng từ XKLĐ (tỷ USD)
GDP
(tỷ USD)
% trên GDP
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(3)/(4)
1
Philippin
7*
79,2
9*
2
Việt Nam
1,6
53
3,0
3
Khu vực Nam Á
32
814.1
3,9
Nguồn: ADB.
Chú thích: *: Số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỉ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 - 21 tỉ USD, chiếm 15%-32% GDP của nước này.
Phân tích nguồn thu nhập ròng từ XKLĐ trong năm 2005 cho thấy, so với những nước có điều kiện tương tự trong khu vực, thì tỷ lệ đóng góp vào thu nhập quốc dân của XKLĐ nước ta còn quá khiêm tốn, dưới mức bình quân chung của khu vực Nam Á (3,9% GDP), kém Philippines 3 lần (theo nguồn vốn qua kênh chính thức), và nếu tính cả những kênh không chính thức, có thể thấp hơn 5 – 10 lần (theo ước tính của ADB).
Trong một số năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippin với cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam, thì kết quả chưa đáng kể. Năm 2004, Philippin đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa nước này vượt qua Mêhicô trở thành nước XKLĐ lớn nhất thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, Ả-rập Xê út, Malaixia, Canađa, Nhật Bản... Số tiền lao động xuất khẩu của Phillipin lên đến 14-21 tỷ USD (ước tính của ADB) chiếm đến 32% GDP nước này.
- Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn yếu, số doanh nghiệp có năng lực còn ít. Trong tổng số 145 doanh nghiệp chuyên doanh hiện nay, chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động xuất khẩu mỗi năm.
2.1.2 Về xã hội
Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu
- Xuất khẩu chủ yếu lao động giản đơn hoặc có tay nghề thấp, lại phải cạnh tranh với một số nước có nguồn lao động tương tự nên tiền lương và thu nhập còn thấp. Tại thị trường lao động nước ngoài, chất lượng và kỷ luật của người lao động đang là một trong những yếu tố đáng quan tâm. Theo Tổng cục dạy nghề, những điểm yếu gây mất khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam là: “Không có tay nghề hoặc tay nghề thấp; kỷ luật lao động chưa cao; chưa có nhận thức đúng về quan hệ chủ - thợ trong cơ chế thị trường, phần lớn chưa có trình độ ngoại ngữ cần thiết”.
Chất lượng lao động xuất khẩu của ta thấp chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiếp nhận lao động, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao. Thực tế cho thấy, hiện nay, phần lớn lao động đi xuất khẩu là lao động phổ thông, trình độ văn hoá chưa cao. Số liệu tổng hợp báo cáo của 64 doanh nghiệp XKLĐ cho thấy riêng trong năm 2004, trong tổng số 95.432 lao động đang làm việc ở nước ngoài, có 17,5% tốt nghiệp tiểu học, 63,5% tốt nghiệp trung học cơ sở, còn lại 19% tốt nghiệp phổ thông trung học, số người có qua đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp là 12,8%.
Tính chung, lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 24%, trong đó lao động qua đào tạo nghề mới đạt 17%, chưa kể chất lượng đào tạo của ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và không đồng đều. Vì vậy, lượng lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thị trường đòi hỏi lao động có chuyên môn kỹ thuật cao như chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp...còn tương đối ít. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ của đa số lao động Việt Nam còn rất yếu (thậm chỉ chưa đủ trình độ cần thiết để giao tiếp với chủ sử dụng lao động trong làm việc), một số lao động chưa có tác phong công nghiệp, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức về quan hệ chủ thợ còn kém, do đó khó có khả năng làm việc độc lập như lao động của các nước khác.
Do không có tay nghề hoặc tay nghề thấp, lao động của Việt Nam chủ yếu được bố trí làm việc trong các nhóm ngành nghề không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn và tay nghề, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, thu nhập không cao. Lao động Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với lao động các nước đã đi trước và đã có chỗ đứng, có uy tín trên thị trường.
2.1.3 Về công tác quản lý, đào tạo
Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ lao động VN ở nước ngoài vi phạm hợp đồng, ra ngoài làm ăn cao hơn nhiều so với lao động từ các nước khác trong khu vực. Tại Nhật Bản, có đến 30- 40%, Hàn Quốc là 25- 30%, ĐàiLoan là khoảng gần 10% lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng, trong khi đó tỷ lệ này của lao động Trung Quốc thấp hơn nhiều.
Về phía các doanh nghiệp tham gia XKLĐ
Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi XKLĐ vẫn còn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công tác xuất khẩu lao động, nhiều thị trường mới được mở ra thì các vụ việc phát sinh liên quan đến môi giới, lừa đảo, tuyển lao động bất hợp pháp dưới danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, năm 2005, đã phát hiện 43 vụ, trong đó có 23 vụ liên quan đến tuyển lao động bất hợp pháp (15 vụ do các tổ chức, cá nhân không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động; 8 vụ liên quan đến các doanh nghiệp được cấp giấy phép); năm 2006, phát hiện 117 vụ việc, trong đó 58 vụ tuyển chọn lao động bất hợp pháp (47 vụ việc do các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội tiến hành, 11 vụ liên quan đến các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ). Riêng năm 2007, đã phát hiện 44 vụ liên quan đến tuyển chọn lao động bất hợp pháp do các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội tiến hành, 72 vụ có liên quan đến doanh nghiệp XKLĐ.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước đã dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động. Ở ngoài nước, các doanh nghiệp tăng phí môi giới, hoa hồng, giảm tiền lương và chế độ đối với người lao động để tranh giành hợp đồng cung ứng lao động. ở trong nước, nếu như các năm trước đây, việc tuyển lao động ở huyện, xã không phải mất tiền hoặc chỉ hỗ trợ khoảng 300.000 - 500.000 đồng để tuyển được 1 lao động, thì nay các doanh nghiệp tranh giành nhau, đẩy mức phí lên 700.000 đồng - 1.200.000 đồng, thậm chí có nơi đến 1.500.000 đồng để tuyển được 1 lao động, làm tăng thêm chi phí của người lao động khi đi xuất khẩu. Ngoài các chi phí theo quy định, người lao động đi các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan còn phải đóng thêm các khoản phí khác không công khai như chi phí cho tuyển chọn lao động ở một số địa phương, chi phí người môi giới, trung gian "cò mồi" trong nước để được đi XKLĐ.
Sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp XKLĐ với các cơ quan chức năng
- Việc quản lý người lao động đang làm việc ở nước ngoài chưa được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm đúng mức (chưa có bộ phận quản lý Nhà nước và cán bộ quản lý Nhà nước trong cơ quan đại diện của Việt Nam), do đó hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động và không giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động.
- Khi về nước, người lao động chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển kinh tế, bố trí làm việc trong các ngành nghề phù hợp gây lãng phí lớn nguồn lực.
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
2.2.1 Về kinh tế
Kết quả XKLĐ chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của đất nước đó là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan: các thị trường mới chưa biết nhiều về lao động của ta nên tiếp nhận với quy mô nhỏ, mặt khác còn do yếu tố chính trị. Về chủ quan: việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện chưa thật phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; các chính sách, cơ chế XKLĐ còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan. Mặt khác, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là thủ tục xuất nhập cảnh, chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động nước ngoài, nhiều khi gây khó khăn rất lớn cho người lao động, làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên nhân là do thị phần lao động của nước ta còn hạn chế. Việc tìm và phát triển thị trường XKLĐ còn gặp không ít khó khăn.
Nhà nước mới chỉ ký những hiệp định khung hoặc thông báo chung về nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước, còn việc tìm và ký kết hợp đồng cụ thể như số lượng, nơi làm việc, ngành nghề, chế độ, quyền lợi... hiện lại hầu như giao cho doanh nghiệp XKLĐ tự thân vận động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6013.doc