A. LỜI MỞ ĐẦU 3
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN, ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 5
1. Định nghĩa 5
2. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới 6
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY: 11
1. Một vài nét đặc trưng về các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ hiện nay 11
2. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp TP Cần Thơ hiện nay 14
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 18
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân ở các khu công nghiệp TP Cần Thơ 18
2. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách về việc làm và thu nhập cho công nhân ở các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ 21
3. Các chính sách bồi dưỡng, đào tạo lại, phát hiện khuyến khích phát triển tài năng trong công nhân của TP. Cần Thơ 23
4. Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tay nghề, học vấn, tác phong công nghiệp cho công nhân của các khu công nghiệp ở thành phố Cần Thơ 25
5. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp và Công đoàn ở TP. Cần Thơ 28
C. KẾT LUẬN 29
D. NHỮNG SUY NGHĨ MANG TÍNH CHẤT ĐỀ XUẤT 30
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
32 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp thành phố cần thơ hiện nay thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy nhà nước, Lê-nin nêu rơ “chuyên chính vô sản đ̣i hỏi sự bổ nhiệm những công nhân vào những chức vụ Nhà nước quan trọng nhất; nếu làm khác đi quyền lực của chính phủ công nhân sẽ mất sức mạnh, nó sẽ không c̣n được quần chúng ủng hộ”.
Như vậy, có thể nói giai cấp công nhân là nền tảng, lực lượng chính trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ đó thành công th́ì Đảng cộng sản cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân mà ra, trở lại phục vụ cho sự nghiệp giải phóng công nhân chính là nhiệm vụ của Đảng cộng sản với tư cách là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tuy nhiên quá tŕnh phát hiện, đào tào và bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công nhân lao động là cả một quá tŕnh lâu dài, khó khăn, phức tạp, đ̣i hỏi sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ, có tính kế hoạch và chiến lược của Đảng cộng sản với vai tṛ là đội tiên phong của giai cấp công nhân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY:
1. Một vài nét đặc trưng về các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, bên cạnh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế hỗ trợ đầu tư, TP.Cần Thơ đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tập trung và coi đây là trọng điểm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa TP.Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Cần Thơ hiện có 6 KCN tập trung được quy hoạch xây dựng ở các vị trí thuận tiện về giao thông đường thuỷ, đường bộ, lại nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu nông - thuỷ - hải sản, nên có triển vọng thu hút được nhiều vốn đầu tư. Đó là: KCN Trà Nóc I và Trà Nóc II, KCN Hưng Phú I, Hưng Phú II A, Hưng Phú II B và KCN Thốt Nốt.
KCN Trà Nóc I và Trà Nóc II có tổng diện tích quy hoạch là 300 ha, nằm cách trung tâm TP.Cần Thơ khoảng 10 km về phía Bắc, cặp quốc lộ 91 đi các tỉnh An Giang, Kiên Giang, và cặp bờ sông Hậu đi Campuchia và ra biển Đông, cách sân bay quốc tế Cần Thơ 2 km, cách cảng Cần Thơ 3 km.
Hình 1: KCN Trà Nóc ( nguồn: cantho.gov.vn)
Tính đến nay, KCN Trà Nóc I đã thu hút được 123 dự án, với vốn đăng ký đầu tư là 339,349 triệu USD, vốn thực hiện đạt 331,943 triệu USD (đạt tỷ lệ 91,92% vốn đăng ký). Đây là KCN có tốc độ thu hút đầu tư nhanh và tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp thuộc hàng cao nhất ở Việt Nam.
KCN Trà Nóc II đã thu hút 55 dự án đầu tư, với vốn đăng ký là 527,575 triệu USD, vốn thực hiện 233,014 triệu USD (chiếm 44,17% vốn đăng ký), lấp đầy 94,8% diện tích đất công nghiệp. Trong KCN Trà Nóc II hiện đã có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có những doanh nghiệp lớn như: Nhà máy Sản xuất ô tô Cần Thơ, Công ty cổ phần Thủy sản Cổ Chiên, Chi nhánh Công ty Pepsico Việt Nam tại Cần Thơ
Nằm bên hữu ngạn sông Hậu về phía hạ lưu, cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 4 km là các KCN Hưng Phú I, KCN Hưng Phú II A và KCN Hưng Phú II B. Cạnh bên các KCN này có khu cảng biển Cái Cui và kho chứa hàng, tiếp nhận được tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, được trang bị đầy đủ các hệ thống thiết bị bốc dỡ và dịch vụ cảng hiện đại. Đường giao thông nội bộ trong khu công nghiệp đồng bộ, có lộ giới 20 – 35 m, tải trọng lớn, nối trực tiếp tuyến đường Nam sông Hậu, ra Quốc lộ 1A chưa đầy 2 km.
Hình 2: KCN Hưng Phú ( nguồn: baomoi.com)
Điện, nước sạch, viễn thông sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đây là các KCN hỗn hợp nhiều ngành nghề, nhưng ưu tiên thu hút các ngành: chế tạo cơ khí, lắp ráp điện, điện tử, chế biến nông, thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm đông lạnh, đóng hộp; chế tạo vật liệu xây dựng, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, các ngành công nghiệp chế biến khác; giao thông vận tải và dịch vụ xuất nhập khẩu.
Trong đó, KCN Hưng Phú I có diện tích 270 ha, do Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Cần Thơ làm chủ đầu tư, hiện đã thu hút 5 dự án đầu tư, thuê 28,8 ha đất, với tổng vốn đăng ký 122,462 triệu USD, vốn thực hiện là 35,788 triệu USD, chiếm 29,22% vốn đăng ký.
KCN Hưng Phú II A có diện tích 134 ha, hiện có 4 dự án đầu tư, thuê 15,2 ha đất, lấp đầy 15,51% diện tích đất công nghiệp, với tổng vốn đăng ký 85,220 triệu USD, vốn thực hiện 20,628 triệu USD, chiếm 24,21% vốn đăng ký.
KCN Hưng Phú II B có diện tích 62,63 ha, nằm liền kề KCN Hưng Phú II A. Hiện các thủ tục pháp lý của KCN này đã hoàn thành và đã triển khai quyết định thu hồi tổng thể ra dân. Công ty TNHH MTV Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ (chủ đầu tư KCN Hưng Phú II B) đang kết hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cái Răng kiểm tra lại phương án bồi thường tổng thể cho toàn khu.
KCN Thốt Nốt có diện tích 600 ha, thuộc địa bàn phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, cách trung tâm TP.Cần Thơ 60 km về phía Bắc, nằm cạnh Quốc lộ 91 ở phía Nam, phía Bắc cặp sông Hậu, thuận tiện về giao thông thuỷ, bộ. Là nơi tiếp giáp giữa các địa phương sản xuất nông nghiệp chủ lực của cả nước: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và TP.Cần Thơ, nên KCN Thốt Nốt nằm trên vùng nguyên liệu nông thủy sản dồi dào, nhất là lúa gạo, cá tra, basa
Hình 3: KCN Thốt Nốt ( nguồn: khucongnghiep.com.vn)
Trong KCN Thốt Nốt có 9 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 125,145 triệu USD, vốn thực hiện 67,808 triệu USD, chiếm 54,18% vốn đăng ký. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Thốt Nốt chủ yếu là chế biến nông, thuỷ sản, xay xát và các ngành cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển đô thị.
Ngoài 6 KCN trên, TP. Cần Thơ đang quy hoạch xây dựng thêm KCN Ô Môn có diện tích 600 ha và KCN Bắc Ô Môn có diện tích 400 ha, cả hai KCN này đều nằm trên địa bàn quận Ô Môn, cách trung tâm TP.Cần Thơ khoảng 20 km.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp TP Cần Thơ hiện nay
Vì không tìm được một việc làm tại quê nhà nên nhiều lao động phổ thông phải đi vào các khu công nghiệp ở TP. Cần Thơ để tìm cho mình một công việc ổn định để có thu nhập nuôi sống bản thân cũng như giúp đỡ gia đình mình.
Nổi lòng xa xứ
Hình 4: Bữa cơm đạm bạc ( nguồn: yume.vn)
Nỗi nhớ nhà, thiếu tình thương, áp lực công việc lúc nào cũng căng như dây đàn khiến người công nhân ước ao có một bờ vai để chia sẻ.
Lao động vất vả
Hình 5: Giờ làm việc của công nhân dệt may ( nguồn: vietstock.vn)
Thời gian làm việc của mỗi công nhân từ 14 – 15h/1 ngày nên các công nhân có buổi cơm trưa tại công ty và có bữa ăn nhẹ vào lúc 18 giờ nhưng những bữa cơm trong công ty lại không đảm bảo về dinh dưỡng cũng như đảm bảo về vệ sinh.
Nguyện vọng của người công nhân
Hình 6: Người lao động phấn khởi khi nhận thưởng Tết ( nguồn: Hồng Vĩnh)
Nguyện vọng chung của mỗi công nhân thì ai cũng mong cho mình nhận được số lương tương xứng với sức lao động mình bỏ ra và mong sao cho tiền lương tăng cao hơn để cuộc sống bớt phần khó khăn và để có thể phụ giúp thêm cho gia đình.
Cường độ lao động cao, tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu
Hình 7: Tranh biếm hoạ về thu nhập của công nhân.
Luật Lao động nước ta quy định công nhân làm việc không quá 8h/ngày, không quá 48h/tuần, nhưng trên thực tế, thời gian làm việc của người công nhân vượt quy định nói trên. Các doanh nghiệp ngành dệt may có số lượng lao động làm việc vượt thời gian quy định bình quân mỗi người trên 200h/năm. Công nhân ngành thủy sản và da giầy cũng có cường độ làm việc không kém từ 8-12h/ngày. Cường độ làm việc cao trong khi thu nhập chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Với một khoản tiền lương được nhận hàng tháng vài triệu đồng nhưng các loại chi phí và giá cả tư liệu sinh hoạt không ngừng tăng.
Nhà ở và những khoảng trống về văn hóa
Hình 8: Nhếch nhách xóm trọ công nhân ( nguồn: diaoconline.vn)
Trong hơn 2,1 triệu lao động làm việc tại các KCN, KCX thì có đến hơn 70% là lao động ngoại tỉnh đến từ các vùng nông thôn dẫn đến sức ép về nhà ở, quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX rất cao, gặp phải nhiều khó khăn. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai chỉ mới giải quyết được khoảng 10% số công nhân có nhu cầu về nhà ở. Nhà trọ xung quanh các KCN của Đồng Nai, Bình Dương có những phòng chỉ rộng 12m2. Điều kiện vệ sinh ở các khu nhà trọ thiếu thốn, đơn điệu, cũ và xuống cấp. Một nghịch lý khác, giữa tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp và đời sống văn hóa của người công nhân. Thực tế, người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca nên không có thời gian để thư giãn, giải trí. Tại các KCN, KCX thiếu các điều kiện để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về văn hoá tinh thần, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu văn hóa, thể thao.
Lao động và cuộc sống của nữ công nhân
Hình 9: Chuyện đời long đong của các nữ công nhân ở các KCN
( nguồn: vntinnhanh.vn )
Tại hầu hết các KCN, KCX đều có tỷ lệ từ 70 - 90% nữ công nhân đang sinh sống và làm việc. Có nhiều nhà máy với hàng ngàn công nhân, nhưng tỷ lệ nam công nhân chỉ chiếm từ 2 - 3%. Các nghiên cứu gần đây về giới tính trong nữ công nhân tại các KCN, KCX cho thấy, vấn đề tình yêu, hôn nhân, sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái đều là những vấn đề thực sự lo ngại. Hầu hết nữ công nhân không có thời gian, điều kiện để giao tiếp, tìm bạn do cường độ lao động nặng nhọc. Nếu có thời gian, họ cũng không có địa điểm, môi trường để giao lưu gặp gỡ, tỏ tình. Kết cục thì đã rõ ràng, tình trạng hôn nhân tạm bợ, nạo, phá thai trở nên phổ biến và những hệ lụy về mặt xã hội thật khó lường.
Tệ nạn xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng
Hình 10: Công nhân Cần Thơ diễu hành phản đối Trung Quốc
( nguồn: anhbasam.wordpress.com )
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của người công nhân trong các KCN, KCX như cần cù, chịu khó, tiết kiệm, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội thì các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu kích động đang làm vẩn đục và hoen ố hình ảnh đẹp của người công nhân, người lao động Việt Nam ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê, môi trường sống của công nhân tại các KCN, KCX chứa đựng nhiều mặt trái như: cờ bạc, trộm cắp, ma tuý, mại dâm, bạo lực gia đình
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân ở các khu công nghiệp TP Cần Thơ
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang diễn ra trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa sâu rộng, đặt Đảng ta trước những vận hội và thách thức to lớn. Hơn bao giờ hết, để tiếp tục làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giữ vững vai trò lãnh đạo đối với dân tộc, Đảng phải tiếp tục được củng cố và hoàn thiện theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Chính vì thế, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là góp phần xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và cũng là quá trình xây dựng Đảng. V.I. Lê-nin đã từng chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản được hình thành trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng vật chất để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường dẫn lối đấu tranh.
Nhận thức rõ quy luật phát triển chung có ý nghĩa thời đại và xuất phát từ điều kiện đặc thù của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra một nguyên lý về xây dựng Đảng kiểu mới. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với không chỉ phong trào công nhân mà còn cả với chủ nghĩa yêu nước. Ở Việt Nam, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, chúng ta tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; từ chủ nghĩa yêu nước, chúng ta huy động các nguồn lực trên cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân - sức mạnh vĩ đại của cả dân tộc để Đảng làm nên mọi thắng lợi.
Phải khẳng định rằng, sau 20 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều đổi thay về căn bản. Đời sống kinh tế, cơ cấu của các tầng lớp xã hội có bước phát triển về chất, nhưng chưa bao giờ giai cấp công nhân quốc tế nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức và yêu cầu cao như hiện nay. Vì vậy, để có một định nghĩa và nhận thức chung, chuẩn xác về giai cấp công nhân, thật không đơn giản.
Theo lý luận của C.Mác, giai cấp công nhân trước hết phải là sản phẩm của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân phải gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. Với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân phải là những người thực sự có trình độ chuyên môn và năng lực trí tuệ cao, bộ phận ưu tú và là lực lượng tiên phong nhất so với các giai cấp và các tầng lớp khác của xã hội. Có thể hiểu một cách tổng quát, đó là giai cấp công nhân trí thức. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản gắn với đặc điểm của thời kỳ này, V.I.Lê-nin đã phát hiện ra quy luật đặc thù của cách mạng vô sản. Người chỉ ra rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi thậm chí ở một nước công nghiệp, chưa phát triển trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, ngay sau khi cách mạng vô sản giành thắng lợi, để thiết lập nền chuyên chính của giai cấp công nhân, xây dựng một xã hội mới, V.I.Lê-nin đã cảm nhận rất rõ, nền chuyên chính ấy không thể là của toàn bộ giai cấp công nhân nói chung, nó là của một bộ phận công nhân ưu tú và tiên tiến nhất - công nhân công nghiệp, công nhân thành thị. Người viết: Nhân tố bảo đảm thắng lợi của chuyên chính vô sản, xét đến cùng, chính là ở năng suất lao động cao và tiêu chí về một nền dân chủ kiểu mới hơn hẳn và vượt trội so với chủ nghĩa tư bản.
Ở nước ta, do đặc điểm và điều kiện lịch sử quy định, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước khi xuất hiện giai cấp tư sản Việt Nam. Mặc dù chịu sự tác động của nền đại công nghiệp Pháp, nhưng xét về căn bản, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn chưa phải là con đẻ của một nền sản xuất đại công nghiệp. Trí thức hóa phong trào công nhân chính là phương thức mà Đảng ta đã vận dụng để khắc phục hạn chế trên đây của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Suốt những năm trường kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Đảng và giai cấp công nhân đã gắn kết thành một khối vững chắc, trở thành trụ cột cho khối đại đoàn kết toàn dân, làm nên những kỳ tích. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc tự cường được hun đúc bởi một nền văn hiến trên 4.000 năm là nền tảng để chúng ta tiếp nhận chủ nghĩa Mác, đồng thời cũng chính là điểm tựa để nâng tầm giai cấp công nhân Việt Nam. Những đặc tính ưu việt mà giai cấp công nhân Việt Nam có được là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu tự hoàn thiện mình dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhận thức đúng điều này để thấy rằng, những khuyết tật mà đội ngũ công nhân nước ta hiện nay đang phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa là có những nguyên nhân lịch sử. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị cai trị bởi chế độ phong kiến và thuộc địa hà khắc, tàn bạo, tâm lý nông dân, tiểu tư sản, tư tưởng bài ngoại, vụ lợi, sản xuất nhỏ, tự phát, cục bộ là điều không tránh khỏi và rất dễ nhận thấy. Mặt trái và những hạn chế trên đây chắc chắn còn tồn tại trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thậm chí kể cả sau khi công nghiệp hóa đã hoàn thành và có những bước phát triển nhất định. Thực tế cho thấy, để nâng trình độ học vấn cho một thế hệ người lao động thông thường chỉ cần 10 năm - 20 năm, nhưng để nâng trình độ về chuyên môn, hình thành thói quen và kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là tác phong công nghiệp - phẩm chất cơ bản của thế hệ người lao động mới, chắc chắn đòi hỏi nhiều thời gian hơn nữa. Năng lực chuyên môn, thói quen nghề nghiệp, bản lĩnh và trình độ tay nghề đích thực chỉ có thể hình thành gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chịu sự ảnh hưởng và biến đổi của nền sản xuất đại công nghiệp. Quá trình này không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến và đứng trước bước chuyển biến lịch sử chưa từng có.
Loài người đang quá độ từ nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên cơ sở phát triển của khoa học - kỹ thuật là chính, sang nền kinh tế tri thức hình thành trên nền tảng cách mạng khoa học - công nghệ và tin học hóa. Chưa bao giờ cách mạng khoa học - công nghệ lại có những bước phát triển đột biến và nhảy vọt như hiện nay: cách mạng tin học gắn với viễn thông; cách mạng sinh học với những thành quả kỳ diệu về gien, đặc biệt là thành quả về sinh sản vô tính; cách mạng năng lượng với nhiều dạng năng lượng mới ngày càng phát triển; cách mạng tự động hóa, nhất là các loại rô-bốt đa năng; cách mạng về vật liệu mới, ngoài ra còn rất nhiều các lĩnh vực khác như khoa học về con người, sự khám phá về bộ não người, khoa học vũ trụ, khoa học về biển Dựa vào những thành tựu của khoa học - công nghệ, nhiều quốc gia đang tăng tốc, rút ngắn quá trình phát triển bằng việc chuyển thông tin, tri thức, thành nguyên liệu đặc biệt và yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhiều nước đã chuyển sang áp dụng mô hình công nghiệp hóa, dựa trên công nghệ chất lượng cao, giảm tiêu hao vật chất, tăng hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm. Có thể nói, đẩy mạnh và phát triển nền sản xuất theo hướng khai thác tối đa hàm lượng lao động trí tuệ là đặc trưng nổi bật nhất của xu thế toàn cầu hóa.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình về bước phát triển nhảy vọt này. Với 0,3% diện tích và 2,5% dân số thế giới, Nhật Bản ngày nay đang sử dụng tới 65% - 70% số lượng rô-bốt của toàn thế giới. Một sản phẩm vi mạch tích hợp cao, hàm lượng nguyên liệu, năng lượng chỉ chiếm từ 2% - 5%; còn lại là sự kết tinh của lao động trí tuệ và chất xám1. Do công nghệ thay đổi rất nhanh, vòng đời của công nghệ bị rút ngắn, công nghệ thế hệ mới thường xuyên thay thế công nghệ thế hệ cũ. Sức mạnh của công nghệ và năng lực lao động trí tuệ phát triển nhanh đã làm giảm thiểu tối đa và đẩy nguyên liệu tự nhiên vào vị trí thứ yếu. Rõ ràng, lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế quan trọng hàng đầu giờ đây là tiềm lực tri thức và công nghệ. Hàm lượng lao động trí tuệ gia tăng và vật hóa vào mỗi sản phẩm ngày càng nhiều, đặt ra những thách thức và đòi hỏi chưa từng có đối với giai cấp công nhân nước ta trước yêu cầu của thời cuộc.
Xây dựng được một thế hệ những người lao động mới hội đủ các điều kiện về phẩm chất, năng lực chuyên môn, tri thức và bản lĩnh chính trị đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay là trách nhiệm to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Nhận thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam đang phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 20202, “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức mới nhất của nhân loại”.
=> Như vậy, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam không tách rời định hướng phát triển mà Đảng đã xác định trên đây. Để làm tốt vấn đề này cần tập trung:
Tận dụng nhanh nhất khả năng phát triển khoa học - công nghệ và lao động với hàm lượng trí tuệ cao, nhanh chóng đào tạo giai cấp công nhân Việt Nam theo hướng hình thành đội ngũ công nhân trí thức. Phấn đấu đến năm 2020, cùng với nỗ lực phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là việc phải xây dựng được một đội ngũ giai cấp công nhân có mặt bằng tri thức ngang tầm với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp, tạo đà cho các giai đoạn phát triển cao hơn.
Ưu tiên lựa chọn một số ngành kinh tế mà thế giới có nhu cầu và Việt Nam có nhiều lợi thế để tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược không chỉ trong lĩnh vực cơ cấu lại nền kinh tế mà còn là định hướng cơ bản của quá trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng hiện đại.
Chủ động có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài, tránh bị động, chắp vá như hiện nay. Đặc biệt phải kết hợp tốt giữa phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức với việc sử dụng nguồn vốn tri thức mới nhất của nhân loại để định hướng lâu dài cho công tác đào tạo. Phải xem vấn đề “đi tắt, đón đầu” trong đào tạo là cần thiết không chỉ cho riêng giai đoạn hiện nay. “Đi tắt, đón đầu”, đào tạo một đội ngũ chuyên gia tay nghề cao làm trụ cột và nền móng cho sự phát triển của tương lai là góp phần tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của giai cấp công nhân.
Cùng với đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề cần có chiến lược phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị, thực sự là chủ nhân của quá trình đổi mới, trước hết, phải được thể hiện tập trung ở công tác xây dựng Đảng. Một đội ngũ đảng viên trưởng thành từ phong trào cách mạng của công nhân sẽ là nền tảng, là hạt nhân quan trọng bảo đảm củng cố vai trò và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
2. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách về việc làm và thu nhập cho công nhân ở các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ
Lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người công nhân
Trong thực tế, với mức lương tối thiểu vùng cao nhất hiện nay là 2,7 triệu đồng (vùng I) và thấp nhất là 1,9 triệu đồng (vùng IV), dự kiến năm 2015, mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng lên tương ứng 3,1 triệu đồng (vùng I) và 2,2 triệu đồng (vùng IV), với mức lương này theo các nghiên cứu thì chỉ mới đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu. Khi tiền lương không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không bảo đảm, công nhân khó hoàn thành định mức công việc trong 8h quy định. Về lâu dài, sẽ tạo ra lớp người nghèo mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội. Trong thời gian tới, việc nghiên cứu và đề xuất mức lương tối thiểu phải bổ sung thêm các căn cứ như: chỉ số giá tiêu dùng, đời sống lao động, sự chênh lệch mức lương giữa khu vực phi chính thức và chính thức, lương giữa doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thành lập Hội đồng nghiên cứu năng suất lao động, nhằm đảm bảo đời sống lao động và đề xuất những giải pháp cạnh tranh của lao động Việt Nam.
Chăm lo đời sống văn hóa cho công nhân trong các KCN, KCX
Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách về phát triển đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các KCN, KCX, trong đó cần đảm bảo huy động 3 nguồn lực: sự đầu tư của chính quyền địa phương; sự đóng góp của các doanh nghiệp; nguồn xã hội hóa, tổ chức công đoàn và toàn xã hội. Trong các dự án quy hoạch tổng thể các KCN, KCX, phải chú ý đến việc xây dựng và phát triển dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, khu vui chơi giải trí Để làm được việc này, trung ương và địa phương cần dành nhiều kinh phí, quỹ đất cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao phục vụ cho công nhân sau những ngày làm việc căng thẳng. Tổ chức công đoàn doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phương nơi có KCN, KCX, nên chủ động đứng ra tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, từ đó, tạo ra không khí vui tươi, thân thiện giữa chính quyền, nhân dân địa phương với tổ chức doanh nghiệp và công nhân. Các Ban Quản lý KCN, KCX cần sớm đưa vào lộ trình phát triển các vấn đề quy hoạch, nhằm có một chỉnh thể văn hóa hoàn chỉnh, cũng như tính pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một chỉnh thể văn hóa đa dạng, giàu tính tương tác, thu hút người lao động.
Phát triển nhà ở, nhân rộng mô hình nhà lưu trú cho công nhân trong các KCN, KCX
Để có thể giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương. Đó là khuyến khích xã hội hóa về nhà ở, đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, khắc phục tư tưởng thả nổi cho thị trường tự điều tiết; cần huy động sự tham gia của nhiều thành phần, sự nỗ lực của bản thân người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động, sự tạo điều kiện của Nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội. Hiện ở các KCN, KCX phía Nam có các mô hình “nhà lưu trú”, “nhà ở xã hội” trả góp giá siêu rẻ cho công nhân rất hiệu quả, mô hình này cần được nhân rộng và ứng dụng để phù hợp với từng địa phương.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, quan tâm đến lao động nữ
Cần tăng cường giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định và chế độ của người lao động nói chung và công nhân trong các KCX, KCN nói riêng. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật góp phần làm giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới, nếp sống mới trong các khu dân cư lân cận KCN, KCX. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, tổ dân phố của các khu dân cư, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đời sống của công nhân, đặc biệt là lao động nữ trong các KCN, KCX. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, luật hôn nhân và gia đình, các biện pháp phòng tránh th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nang_cao_doi_song_vat_chat_va_tinh_than_cua_cong_nhan.doc