Đề tài Nâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống hài hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá ở Việt Nam

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, thông tư số 85/2003/TT-BTC quy định hiện hành về Phân loại áp mã hàng hoá còn một số điểm hạn chế như:

Đây là Thông tư hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng trong Thông tư lại có những đề mục hướng dẫn cả về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu dẫn đến người sử dụng dễ hiểu lầm và thiếu khách quan trong phân loại, xác định cơ sở, căn cứ để phân loại không chính xác;

Thông tư chưa quy định đầy đủ, cụ thể căn cứ để phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc hướng dẫn phân loại hàng hoá trong khi làm thủ tục hải quan chưa đầy đủ nên người khai hải quan và cơ quan Hải quan vẫn gặp nhiều vướng mắc; Các căn cứ để ban hành Thông tư số 85/2003/TT-BTC hiện nay cũng đã được thay thế, bổ sung hoặc huỷ bỏ như danh mục biểu thuế AHTN và các chú giải của nó đã được điều chỉnh, bổ sung; phiên bản HS hiện nay là phiên bản 2007 chứ không còn là phiên bản 2002 nữa; biểu thuế hiện hành của Việt Nam ta cũng đã được chi tiết ở 10 chữ số, chứ không còn phân loại ở cấp độ 08 chữ số như trước đây.

Thứ hai, Sự phối hợp giữa cơ quan hải quan và các bộ ngành liên quan

Trước khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP ra đời việc ban hành và phân công thực hiện Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành được thực hiện theo Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005. Tuy nhiên, trong Quyết định số 46 không quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành trong việc chuẩn hóa các những danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, vì vậy đã gây khó khăn cho cơ quan Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong quá trình áp dụng vào thực tế.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống hài hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc sử dụng ở các nước thành viên công ước HS và kể cả Việt Nam. Danh mục này gồm 3 cột: Cột 1 Cột 2 Cột 3 Gồm các hàng hoá được sắp xếp theo thứ tự chữ cái Nêu chú giải pháp lý của Phần, Chương, Phân nhóm định vị hàng hoá Số trang của chú giải chi tiết đề cập đến hàng hoá (3i) Chú giải chi tiết HS gọi tắt là E-notes Khác với chú giải pháp lý (Legal notes), Chú giải này không phải là một bộ phận của Danh mục HS, do vậy nó không có tính bắt buộc nhưng đây lại là văn bản duy nhất giải thích chính thức cho Danh mục HS và là một phần bổ sung không thể tách rời của HS. Chú giải gồm có 4 tập và được công bố trên mạng Internet. Chú giải này thường xuyên được cập nhật qua các phiên họp của Uỷ ban HS. Về mặt nội dung, Chú giải chi tiết HS được trình bày theo thứ tự của Danh mục HS và giải thích nội dung các mặt hàng mô tả trong Danh mục, phạm vi của từng nhóm bằng cách đưa ra danh sách các mặt hàng thuộc nhóm cụ thể hay các mặt hàng loại trừ khỏi nhóm đó. Ngoài ra, chú giải cũng đưa ra giải thích về mặt bản chất hàng hoá, mô tả kỹ thuật, phương pháp sản xuất ra sản phẩm, chức năng, mục đích sản phẩm, …, các giải thích này nhằm định hướng và phân biệt các sản phẩm có cùng tên thương mại hay các sản phẩm có cùng công dụng… để đảm bảo mỗi mặt hàng có một mã số duy nhất. Nhiều trường hợp, chú giải chi tiết cũng nêu rõ vị trí của các mặt hàng cụ thể. Vì các lý do trên, khi phân loại hàng hoá, việc tham chiếu và sử dụng chú giải chi tiết là rất cần thiết, đảm bảo cho những người làm công tác phân loại có cách hiểu thống nhất đối với cùng loại hàng hoá mô tả trong HS. Chương II THựC TIễN VIệC áP DụNG Hệ THốNG HàI HOà MÔ Tả Và Mã HOá HàNG HOá ở VIệT NAM 2.1. Những quy định của Việt Nam trong việc triển khai và áp dụng hệ thống hài Hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá 2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật triển khai và áp dụng 2.1.2. Xây dựng danh mục hàng hóa và biểu thuế dựa trên HS 2.1.2.1. Xây dựng danh mục hàng hóa XKNK Kể từ khi ký kết việc triển khai áp dụng HS, Việt Nam đã xây dựng danh mục hàng hóa và thường xuyên sửa đổi đổi cho phù hợp với phiên bản HS hiện hành. Đến nay Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam mới nhất được ban hành theo quyết định của Bộ Tài Chính số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007. 2.1.2.2. Xây dựng biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt - Cấu trúc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Thực hiện theo Quyết định 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007. - Cấu trúc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Một số biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam: Biểu thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) Danh mục AHTN được xây dựng trên cơ sở của Danh mục trong công ước HS phiên bản mới nhất được ấn hành năm 2007 (HS). (2i) Biểu thuế Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc Ban hành theo quyết định số: 26 /2007/QĐ-BTC. (3i) Biểu thuế Việt Nam-ASEAN-Hàn Quốc Ngày 31 tháng 05 năm 2007 Bộ Tài chính đã có Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2007. (4i) Biểu thuế Việt Nam-ASEAN-Nhật Bản Thông tư số 83/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài chính. 1.2.3. Xây dựng biểu thuế GTGT, biểu thuế TTĐB - Biểu thuế GTGT Biểu Thuế này được xây dựng trên cơ sở thông tư số 131/2008/TT-BTC, ngày 26 tháng 12 năm 2008 - Biểu thuế TTĐB Biểu thuế TTĐB cũng không xây dựng danh mục đầy đủ theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam mà chỉ gồm 8 mặt hàng chịu thuế TTĐB gồm: thuốc lá điếu, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xăng, máy điều hoà công suất dưới 90.000 BTU, bài lá, vàng mã, hàng mã. 2.2. Thực tiễn áp dụng hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá 2.2.1. áp dụng trong phân tích, phân loại và áp mã hàng hóa XKNK Hiện nay, việc PTPL hàng hoá dựa trên HS được quy định trong thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, công tác phân loại hàng hóa XNK. Quy định của thông tư này có 3 điểm chính: Điểm thứ nhất, về nguyên tắc, khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc: Nguyên tắc phân loại chung, việc phân loại tuân thủ 6 Quy tắc tổng quát, các Chú giải bắt buộc của Công ước HS; Quy định riêng áp dụng cho một số hàng hoá nhập khẩu: Trường hợp 1: Đối với, thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ. Trường hợp hai: linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử. Điểm thứ hai, Phân loại hàng hoá trong khi làm thủ tục hải quan, Thông tư này quy định khá rõ: Đối với người khai hải quan Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu Điểm thứ ba, phân loại hàng hoá trước khi xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là phân loại trước) được áp dụng trong trường hợp người khai hải quan chưa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Trường hợp 1: Phân loại trước trong trường hợp đã có mẫu hàng Trường hợp 2: Phân loại trước trong trường hợp có mẫu hàng nhưng không thể lấy và lưu mẫu (hàng có khối lượng, kých thước lớn, hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt) Trường hợp ba: Phân loại trước trong trường hợp không có mẫu hàng. 2.2.3. áp dụng HS vào thoả thuận, đàm phán thương mại, cắt giảm thuế quan Dựa theo sự phân loại danh mục hàng hoá được xây dựng dựa trên danh mục HS, Việt Nam đã xây dựng danh mục đàm phán và cắt giảm thuế quan theo cam kết Thương mại song phương và đa phương. Biểu cam kết thuế quan gồm hai hai phần chính: • Biểu cam kết thuế quan Hàng Nông sản; • Biểu cam kết thuế quan Hàng khác (Phi-Nông sản) Ngoài ra, theo thế thức quy định về việc tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) của WTO, kèm theo biểu cam kết thuế quan còn có hai phụ lục liệt kê riêng về phạm vi và lộ trình cụ thể cắt giảm xuống 0% cho các sản phẩm ITA: • Phụ lục B - Danh mục các mặt hàng ITA; • Lộ trình xoá bỏ thuế nhập khẩu cho các sản phẩm ITA 2.2.4. áp dụng HS trong các lĩnh vực khác 2.2.4.1. áp dụng HS trong xây dựng danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành Theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/1/2006 của Chính phủ về điều hành quản lý hoạt động XNK thương mại, các bộ ngành chức năng có trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa XNK quản lý chuyên ngành theo mã số HS, trên cơ sở đó cơ quan Hải quan sẽ giải quyết thông quan cho hàng hóa. 2.2.4.2. áp dụng HS trong thống kê Khi cơ quan Hải quan thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu về số lượng, về trị giá, về xuất xứ, … việc áp dụng HS là một việc rất khoa học. 2.3. Những hạn chế trong việc áp dụng Hệ thống hài hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá và nguyên nhân 2.3.1. Hạn 1 chế Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, thông tư số 85/2003/TT-BTC quy định hiện hành về Phân loại áp mã hàng hoá còn một số điểm hạn chế như: Đây là Thông tư hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng trong Thông tư lại có những đề mục hướng dẫn cả về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu dẫn đến người sử dụng dễ hiểu lầm và thiếu khách quan trong phân loại, xác định cơ sở, căn cứ để phân loại không chính xác; Thông tư chưa quy định đầy đủ, cụ thể căn cứ để phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Việc hướng dẫn phân loại hàng hoá trong khi làm thủ tục hải quan chưa đầy đủ nên người khai hải quan và cơ quan Hải quan vẫn gặp nhiều vướng mắc; Các căn cứ để ban hành Thông tư số 85/2003/TT-BTC hiện nay cũng đã được thay thế, bổ sung hoặc huỷ bỏ như danh mục biểu thuế AHTN và các chú giải của nó đã được điều chỉnh, bổ sung; phiên bản HS hiện nay là phiên bản 2007 chứ không còn là phiên bản 2002 nữa; biểu thuế hiện hành của Việt Nam ta cũng đã được chi tiết ở 10 chữ số, chứ không còn phân loại ở cấp độ 08 chữ số như trước đây. Thứ hai, Sự phối hợp giữa cơ quan hải quan và các bộ ngành liên quan Trước khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP ra đời việc ban hành và phân công thực hiện Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành được thực hiện theo Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005. Tuy nhiên, trong Quyết định số 46 không quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành trong việc chuẩn hóa các những danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, vì vậy đã gây khó khăn cho cơ quan Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong quá trình áp dụng vào thực tế. Thời điểm ban hành các văn bản chưa tuân thủ theo thời gian được quy định tại Điều 43 Nghị định 12 về hiệu lực thực hiện từ ngày 1/5/2006 dẫn đến việc theo dõi, cập nhật và áp dụng các văn bản vào thực tế tại hải quan cửa khẩu gặp nhiều khó khăn; Việc chậm sửa đổi, bổ sung danh mục. Bên cạnh đó, một số danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành chưa được ban hành kèm theo mã số phù hợp với biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thứ ba, về cơ sở dữ liệu Việt Nam chưa xây dựng được Hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ cho công tác Phân tích, Phân loại hàng hoá. Chương trình phần mềm trợ giúp cho phân loại chưa có. Thứ tư, về đội ngũ công chức làm công tác phân loại và các máy móc thiết bị hỗ trợ Các chuyên gia còn thiếu và yếu, các trang thiết bị máy móc đã cũ hoặc không thể phân tích được các sản phẩm phức tạp hơn mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Thứ năm, về công tác phân loại của Doanh nghiệp và của các trung tâm phân tích, phân loại 2.3.2. Nguyên nhân 2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, tập trung vào tham gia các công ước quốc tế, không ngừng hội nhập kinh tế quốc tế nhưng lại chưa thực sự coi trọng khâu đào tạo con người đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Đối với Công chức hải quan, một số không thực sự am hiểu về HS, những người có hiểu biết thì chỉ có thể chuyên sâu vào một mảng nào đó của HS mà không thể bao quát toàn được cả một Danh mục hàng hoá lớn như vậy. Đối với doanh nghiệp, thực ra ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp có hiểu biết về nghiệp vụ hải quan chưa nhiều. Về phía Lãnh đạo của Tổng cục hải quan, việc đào tạo cán bộ công chức hải quan chưa xứng tầm với lượng kiến thức mà công chức hải quan hiện đại cần phải có. Thứ hai, sự liên kết giữa các cục, chi cục hải quan còn thấp. Hiện tại có sự phân loại khác nhau về cùng một loại hàng hoá ở ngay các chi cục hoặc các cục khác nhau trong cả nước. Thứ ba, sự ôm đồm của công chức hải quan. Thứ tư, sự liêm chính của công chức hải quan. Thứ năm, sự gian lận của doanh nghiệp. Thứ sáu, cơ chế quản lý bộ máy tổ chức, lãnh đạo hải quan còn phải quan tâm và ký một số văn bản mà ở các nước khác chỉ dành cho cấp thấp hơn . Thứ bảy, một số danh mục đã ban hành có mô tả hàng hóa chưa rõ ràng, không cụ thể khó khăn trong việc áp mã dẫn đến việc mức độ chi tiết về mã số giữa các danh mục là không đồng nhất có trường hợp chỉ chi tiết đến cấp độ 4 số hoặc 6 số hoặc chỉ được phân loại chính xác khi mang mẫu đi phân tích phân loại tại các Trung tâm phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan. 2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, về điểm xuất phát. Việt Nam chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu. Thứ hai, sự phát triển của công nghệ điện tử nhanh chóng dẫn đến các sản phẩm mới ra đời rất nhanh và các sản phẩm cũ mất đi cũng nhanh chóng. Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc trang thiết bị. Thứ tư, về cơ sở pháp lý, hiện nay các văn bản hướng dẫn thực hiện phân tích phân loại hàng hoá về cơ bản đã khá hoàn chỉnh song vẫn có những điểm chưa hợp lý. Thứ năm, về quy trình áp mã, thực tế có chuyện áp dụng không đầy đủ hoặc không hoàn toàn tiêu chuẩn phân loại. Thứ sáu, việc phân loại hàng hóa tại các khu vực tư nhân, hàng hóa trao đổi quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN vẫn có sự khác nhau. Thứ bẩy, do bản thân công ước HS phiên bản chính thức bằng tiếng Anh và tiếng Pháp nên quá trình biên dịch có thể có sự không chính . Thứ tám, HS được xây dựng với các thuật ngữ phức tạp và chuyên môn, thuật ngữ kỹ thuật nên gây khó khăn cho việc phân loại rất nhiều với các công chức không có kiến thức về lý hoá. Thứ chín, thiếu thông tin, việc hàng hoá về đến chờ làm thủ tục hải quan, 2.4. Kinh nghiệm áp dụng HS của một số nước 2.4.1. Kinh nghiệm áp dụng HS của Hải quan Hàn Quốc Về phân loại trước Về phân tích phân loại theo yêu cầu của cơ Hải quan Tất cả các mẫu yêu cầu phân tích phân loại của các cơ quan hải quan đều được gửi về các phòng thí nghiệm hải quan. Hải quan Hàn Quốc không quy định gửi mẫu đến các cơ quan giám định bên ngoài. Toàn bộ công tác PTPL đều được thực hiện trong ngành. Để tiến hành PTPL thì yêu cầu về Hồ sơ PTPL là: Tờ khai hải quan, vận tải đơn, hoá đơn, packing list, C/A. Những khiếu nại về kết quả PTPL được tái giám định tại các phòng thí nghiệm hải quan sau đó Tổng cục hải quan hoặc Bộ tài chính sẽ ra quyết định xử lý cuối cùng. Về Phòng thí nghiệm Hải quan Trung ương Đây là cơ quan cao nhất, có trách nhiệm phân tích phân loại các mẫu khó do các phòng thí nghiệm hải quan vùng gửi lên. Nhiệm vụ chính của phòng thí nghiệm này là: Thực hiện phân loại trước theo yêu cầu của cơ quan hải quan; Đào tạo kỹ thuật phân tích phân loại cho các cán bộ của các phòng thí nghiệm hải quan vùng; Nghiên cứu xây dựng các phương pháp phân tích chuẩn để áp dụng thống nhất trong ngành; Trao đổi ý kiến phân loại với Uỷ ban phân loại và tiêu ban kỹ thuật của WCO và Hợp tác đào tạo về kỹ thuật phân tích với các phòng thí nghiệm hải quan nước ngoài. Hệ thống phòng thí nghiệm của hải quan Hàn Quốc gồm có 5 Trung tâm.Trong đó phải kể đến mô hình tổ chức của Hải quan Busan, đây là một mô hình khá thành công tại Hàn quốc. 2.4.2. Kinh nghiệm áp dụng HS của Hải quan Trung Quốc Hải quan Trung Quốc bắt đầu áp dụng công ước HS từ 1/1/1992. Biểu thuế XNK của Trung Quốc và Danh mục hàng hóa XNK được ban hành tháng 6/1992, lấy Danh mục HS làm cơ sở cho việc phân loại hàng hóa. Cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ về công tác PTPL: Hiện nay, tại Trung Quốc công tác PTPL được chia thành các cấp: Tổng cục Hải quan, Cục thuế xuất nhập khẩu, trong đó có Cơ quan Phân loại hàng hóa Bắc Kinh, 4 trung tâm PTPL trên toàn quốc là Trung tâm Quảng Châu, Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên; ngoài ra còn có Uỷ ban kỹ thuật về PLHH bên cạnh Cục thuế XNK. Tổng cục Hải quan Trung quốc là cơ quan quản lý cao nhất về vấn đề phân loại hàng hóa. Các trung tâm này tiến hành PTPL hàng hóa thuộc tất cả các chương của Danh mục HS theo yêu cầu của hải quan cơ sở, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn cho hải quan toàn quốc về vấn đề phân loại mã số hàng hóa theo những chương HS được phân công. Uỷ ban kỹ thuật phân loại bên cạnh cục thuế có chức năng chính là tiến hành nghiên cứu phân loại hàng hóa đang có vướng mắc, hàng hóa mới; phân loại trước đối với các hàng hóa; giải quyết trường hợp hàng hóa khó phân loại, hàng nhạy cảm. Cơ quan Phân loại hàng hóa Bắc Kinh thuộc Cục thuế XNK có nhiều chức năng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý đối với công tác PTPL trên toàn quốc; xử lý các vấn đề tranh chấp; chịu trách nhiệm hợp tác giữa các ban ngành trong chính phủ, các doanh nghiệp... để giải quyết vấn đề tồn tại trong phân loại theo HS; căn cứ vào công ước HS, chịu trách nhiệm hiệu chỉnh, hướng dẫn quy tắc PLHH và xây dựng danh mục hàng hóa thống nhất trong toàn quốc; giám sát chất lượng của thông báo kết quả PTPL của các trung tâm PTPL; xác định các điểm xảy ra độ rủi ro cao; thu thập và phát hành các dữ liệu thống kê về độ rủi ro, nhầm lẫn trong công tác phân loại; xác định hàng hóa nhạy cảm, hàng hóa mới, hàng hóa dễ có gian lận thương mại và đưa ra ý kiến phân loại. Hải quan Trung Quốc có trang Web quản lý toàn bộ công tác PTPL. Một số quy định về phân tích phân loại hàng hóa: Trong công tác PTPL, Hải quan Trung Quốc không quy định thời hạn trả lời kết quả PTPL. Mẫu yêu cầu PTPL chỉ lưu trong 3 tháng, sau 3 tháng sẽ huỷ mẫu lưu và mẫu chỉ được lưu tại các trung tâm PTPL, không lưu tại các đơn vị có mẫu yêu cầu PTPL. Đối với công tác phân loại trước, quyết định phân loại có hiệu lực trong vòng 1 năm. Đối với hàng hóa nhạy cảm là các mặt hàng có thuế suất cao, hàng hóa chịu sự quản lý đặc biệt của Nhà nước qua từng thời kỳ còn được các trung tâm PTPL tiến hành trao đổi, giải thích tuyên truyền với chủ hàng, nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên tắc trong phân loại mã số hàng hóa. 2.4.3. Bài học kinh nghiệm Từ nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn áp dụng Công ước HS của Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng HS như sau: - Xác định mô hình quản lý Hải quan hiện đại cần vận dụng HS - Xây dựng và đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp, nòng cốt phục vụ cho công tác quản lý dựa trên HS; - Triển khai áp dụng HS phải theo một quy trình chặt chẽ và khoa học; - Xác định trọng điểm để tổ chức triển khai thí điểm, phân tích kết quả và hạn chế, nguyên nhân để từ đó làm cơ sở để nhân rộng mô hình ra toàn ngành; - Tổ chức thực hiện áp dụng HS một cách đồng bộ; - Không ngừng hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng; - Tuyên truyền, phổ biến cho các cán bộ Hải quan nắm bắt được nội dung, yêu cầu, mục đích của việc áp dụng HS; Tóm lại, là nước đi sau, trên cơ sở kế thừa thành tựu của những nước đã áp dụng thành công quản lý hàng hoá bằng HS, Hải quan Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các mục tiêu trên với xuất phát điểm về điều kiện cơ sở vật chất và con người còn có nhiều hạn chế, Việt Nam cần có những nghiên cứu để áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Chương 3 MộT Số GIảI PHáP NÂNG CAO HIệU quả áP DụNG HS ở VIệT NAM 3.1. Xu hướng và định hướng áp dụng HS Trong xu thế toàn cầu hoá của thương mại toàn thế giới, việc áp dụng HS sẽ ngày càng mở rộng bởi vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và mong muốn sản xuất sản phẩm để xuất khẩu. Mã số HS sẽ tồn tại như một ngôn ngữ chung trong thương mại quốc tế chừng nào còn có hoạt động trao đổi thương mại và có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ giữa các quốc gia trên thế giới. Chương trình hiện đại hoá hải quan Việt Nam với đơn vị chủ trì là Vụ giám sát quản lý, Ban cải cách hiện đại hoá, trung tâm PTPL hàng hoá xuất nhập khẩu và đơn vị phối hợp là các đơn vị có liên quan có ba nội dung chính và cũng là những định hướng chính trong việc triển khai áp dụng HS ở VN trong thời gian tới: Thứ nhất, rà soát và đơn giản việc phân loại, áp mã hàng hoá theo HS Thứ hai, đảm bảo việc áp dụng phân loại áp mã dễ dàng và thuận lợi Thứ ba, nâng cao kỹ năng và kiến thức kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên hải quan và các chủ thể có liên quan đến phân loại hàng hóa. Ngăn chặn và làm giảm các vụ gian lận áp mã HS Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác PTPL hàng hoá; tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin về hàng hoá, cung cấp kịp thời cho các bộ phận nghiệp vụ để đưa ra những quyết định hợp lý; kiểm tra, kiểm soát hải quan những đối tượng trọng tâm, trọng điểm; Góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền và các lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, chống các tệ nạn xã hội; Tăng tỉ lệ phát hiện, xử lý các vụ gian lận áp mã hàng hoá trong tổng số các vụ phát hiện, xử lý hàng vi phạm pháp luật Hải quan. Nghiên cứu sâu hơn nữa về HS và nghiên cứu về khả năng vận dụng HS cho các mục đích mới. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công ước HS ở Việt Nam Để nâng cao hiệu quả áp dụng công ước HS ở Việt Nam trong thời gian tới, cần có rất nhiều giải pháp từ tổng thể, bao quát đến những giải pháp có tính chất hết sức đặc thù của HS bao gồm : 3.2.1. Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho triển khai áp dụng công ước HS 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý quốc tế Đó chính là công ước HS, nên chăng cần chuẩn hoá đội ngũ phân tích, phân loại hàng hoá thông thạo ngoại ngữ và sẽ áp dụng công ước HS phiên bản tiếng Anh trong phân loại hàng hoá. 3.2.1.2. Cơ sở pháp lý của Việt Nam Nhanh chóng đổi mới, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp lý nói chung, hệ thống khuôn khổ pháp lý vận dụng theo công ước HS: (1) Cần rà soát, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật hiện hành. (2) Phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế để thay đổi các bất cập hiện có. 3) Xây dựng lộ trình và tầm nhìn trong việc áp dụng công ước. (4) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin về hàng hoá cần áp mã số HS. (5) Tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp trong quá trình tự áp mã hàng hoá đảm bảo trung thực, chính xác. (6) Cần phải có sự ban hành thống nhất các văn bản luật liên quan đến hoạt động phân tích, phân loại hàng hoá. (7) Sửa đổi, bổ sung các thông tư mới cho phù hợp với tình hình hiện nay. 3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu mạnh cho công tác phân tích, phân loại hàng hoá Việc thực hiện hiện đại hoá hoạt động phân tích, phân loại hàng hoá, kiểm soát, thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên nền tảng số hoá, tự động hoá trên cơ sở áp dụng các kỹ thuật hiện đại đòi hỏi sự tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mà trước hết là phải xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ trong nội bộ cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động phân tích, phân loại hàng hoá là cơ quan Hải quan với các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tiếp theo là khả năng tích hợp các dữ liệu sẵn có, phát triển và thu thập các dữ liệu cần thiết ; là việc xác định đúng đắn mức độ và lộ trình tập trung xử lý dữ liệu, cơ chế vận hành và can thiệp của các phần mềm hỗ trợ quản lý. 3.2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về hàng hoá trên cơ sở các tiêu chí đã xác định Việc phân loại hàng hoá chính xác và thống nhất được dựa trên càng nhiều số liệu thống kê càng tốt. Trong thời gian tới, để xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu, ngành Hải quan cần tiến hành đánh giá lại toàn bộ thông tin, cơ sở dữ liệu về hàng hoá hiện có, bao gồm cả các thông tin trong ngành Hải quan từ các cơ sở dữ liệu các cấp hiện hành và các thông tin quản lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan; nghiên cứu cách triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về hàng hoá theo kinh nghiệm của Hải quan quốc tế để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của Hải quan Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện các quy định nghiệp vụ đảm bảo cập nhật, xử lý và lưu trữ các thông tin về hàng hoá ; xây dựng cơ chế phối hợp và hệ thống kết nối với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin hàng hoá. Ưu tiên các dự án trao đổi thông tin với các cơ quan trong Bộ và các cơ quan quản lý nhà. Xây dựng quy chế thu thập, cập nhật và khai thác thông tin từ hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đối với các đơn vị trong toàn Ngành và các Ngành khác có liên quan. 3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống phần mềm liên quan đến quản lý hàng hoá Thực tế, việc thực hiện phân loại hàng hoá đòi hỏi phải có chương trình phần mềm để nắm tình hình đối với từng lô hàng một cách đầy đủ. Do vậy, Ngành Hải quan cần phải xây dựng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng về phân loại hàng hoá, về công nghệ thông tin hoàn chỉnh và đồng bộ cả phần cứng, phần mềm hỗ trợ qua chương trình quản lý; xây dựng hệ thống phần mềm có các chức năng cơ bản và được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan. Tích hợp các hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đã triển khai thành một hệ thống thống nhất đa chức năng, nhiều tiện ích, hoạt động ổn định trên mạng diện rộng. 3.2.2.3. Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu về hàng hoá phù hợp Tác giả xin đề xuất 3 mô hình cơ sở dữ liệu sau: Mô hình 1: mô hình dữ liệu mã vạch hàng hoá Bằng các nghiệp vụ như thu thập dữ liệu, thu thập thông tin về hàng hoá trong đó có mã vạch hàng hoá, cơ quan quản lý sẽ sắp xếp dữ liệu sao cho mỗi mã HS thì có thể có các mã vạch tương ứng. Mô hình 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu hình ảnh Mô hình 3: Sự kết hợp của hai mô hình trên, nghĩa là xây dựng cả dữ liệu mã vạch hàng hoá cùng với cơ sở dữ liệu về hình ảnh. 3.2.2.4. Phát triển công nghệ phân loại thông minh Dựa trên đội ngũ kỹ thuật viên hiện đại, tìm tòi nghiên cứu thuật toán cũng như ứng dụng thuật toán với công nghệ thông tin phát triển một hệ thống phân loại thông minh nhằm gia tăng sự tham gia của máy móc vào quá trình phân tích, phân loại hàng hoá giảm dần nhân sự trong lĩnh vực này. 3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài ngành để thu thập thông tin về hàng hoá 3.2.3.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong ngành Hải quan Vấn đề trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng như phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong nội bộ từng đơn vị, cũng như các đơn vị trong toàn ngành Hải quan với nhau có vai trò quan trọng, nhằm kiểm tra, hỗ trợ lẫn nhau trong thực tiễn áp dụng HS. Theo Hải quan thế giới thì có 4 quy mô khác nhau áp dụng cho các cấp Hải quan khác nhau. Đó là: Tiên tiến (Advanced), Chuẩn (Standard), Cơ bản (Basic), Tối thiểu (Minimum). Từ thực tiễn Việt Nam và theo các chuẩn mực của Hải quan thế giới Tác giả đề xuất mô hình các trung tâm PTPL theo vùng. Cấp Cơ bản thì áp dụng với các khu vực cửa khẩu có lưu lượng hàng hoá lớn và có những hàng hoá đặc thù nhiều. Các cơ quan này đều trực thuộc Tổng cục Hải quan và đồng thời cũng chịu sự quản lý của địa phương nơi nó đặt trụ sở. Tổng cục Hải quan sẽ là cơ quan quản lý cao nhất về vấn đề phân loại hàng hóa. Các chuyên viên nhiều kinh nghiệm sẽ chuyên sâu từng mảng trong HS tập trung vào các chuyên ngành sau: Các chuyên n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống hài hoà mô tả và Mã hoá hàng hoá ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan