Đề tài Nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh Đài phát thanh huyện Thái Thụy

Mục lục

 

Phần mở đầu 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .2

3. Mục tiêu nghiên cứu. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

5. Phương pháp nghiên cứu. 3

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3

7. Cấu trúc của đề tài. 4

Chương I: 5

Phát thanh địa phương vấn đề thính giả và vấn đề cơ cấu tổ chức của Đài. 5

1.1. Đài phát thanh cũng là một tờ báo nói 5

1.2. Quá trình xây dựng và phát triển của Đài phát thanh huyện Thái Thụy. 6

1.3. Chức năng nhiệm vụ và hoạt động sự nghiệp của Đài. 8

1.4. Hiệu quả của chương trình phát thanh cấp Huyện. 10

1.5. Vấn đề thính giả của Đài phát thanh huyện Thái Thụy. 13

Chương II: 15

Những vấn đề ngôn ngữ phát thanh cấp huyện. 15

2.1. Đặc điểm tình hình người nghe ở điạ phương: 15

2.2. Vai trò của Đài phát thanh cấp huyện. 15

2.3. Truyền thông phát thanh là truyền thông bằng âm thanh. 17

2.4. Những vấn đề về ngôn ngữ phát thanh và phương pháp sử dụng. 19

2.5. Hình thức thể hiện giọng đọc hay tin, bài tốt có sức thu hút thính giả nghe đài. 21

Chương III: 25

Một số giải pháp cải tiến chương trình phát thanh 25

Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 32

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11424 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh Đài phát thanh huyện Thái Thụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành chính, quản trị phục vụ của đài huyện. Trải qua bao nhiêu biến cố và đổi thay hiện nay Đài phát thanh huyện Thái Thụy luôn luôn là công cụ tuyên truyền quan trọng , là tờ báo nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thái Thụy. 1.3. Chức năng nhiệm vụ và hoạt động sự nghiệp của Đài. Cùng với từng bước phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, sự nghiệp phát thanh truyền thanh huyện Thái Thụy cũng từng bước phát triển. Hai mặt hoạt động của đài đã tác động trực tiếp lẫn nhau. Nội dung phát thanh, truyền thanh đặt ra yêu cầu phát triển cơ sở kỹ thuật để hiệu quả ngày càng rộng càng sâu.Ngược lại cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển lại đòi hỏi nội dung phát thanh truyền thanh được nâng cao, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của bạn nghe đài cũng như yêu cầu của lãnh đạo huyện.Đài đã và đang thực hiện được sự nghiệp của mình và phát triển không ngừng. Ngày 20/3/2000 Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình đã ra quyết định số 58QD/PT-TH về việc hướng dẫn về tổ chức hoạt động của các đài phát thanh huyện. Kể từ khi có hướng dẫn này Đài phát thanh huyện đã xác định được rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Đài trong giai đoạn hiện nay. Hàng ngày tiếp âm và phát các chương trình thời sự của Đài Trung ương và Đài Tỉnh. Biên tập tuyên truyền giới thiệu các chủ chương, biện pháp chỉ đạo các cấp ủy chính quyền huyện và phản ánh về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Với đội ngũ phóng viên của Đài huyện gồm năm đồng chí là lực lượng nòng cốt trong công tác biên tập chương trình. Các phóng viên của Đài đã tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, làm tốt công tác quản lý, xây dựng mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên trong toàn huyện để nội dung chương trình thêm phong phú và hấp dẫn. Với bốn chuyên mục: '' An ninh quốc phòng", "Khuyến nông", "Dân số kế hoạch hóa gia đình và tìm hiểu pháp luật". Đài huyện đã phát ba buổi trong mỗi ngày: sáng, trưa, chiều, kể cả thứ bẩy, chủ nhật và ngày lễ. Hàng năm Đài luôn đạt kế hoạch và chỉ tiêu đề ra. Thường xuyên có tin bài và các phóng sự gửi Đài Thái Bình nhất là làm kịp thời các tin hình của Huyện gửi phát trên sóng truyền hình Thái Bình. Các chuyên mục ngày càng rộng hơn và phong phú hơn như biểu dương các gương người tốt việc tốt, các trang thể thao văn hóa và sức khỏe đời sống, phòng chống các tệ nạn xã hội.v.v... 1.4. Hiệu quả của chương trình phát thanh cấp Huyện. Đài phát thanh huyện Thái Thụy mỗi ngày xây dựng một chương trình phát thanh gốc 30 phút kể cả ngày lễ và chủ nhật, phát 3 buổi trong ngày vào các giờ phù hợp: - Sáng phát vào lúc 6h30' đến 7h - Trưa phát lúc 13h đến 13h30' - Chiều phát lúc 16h30' đến 17h (đó là những thời điểm phù hợp nhất với bạn nghe đài của huyện). Một tuần Đài xây dựng 5 chương trình thời sự tổng hợp bao gồm: Trang tin thời sự, chuyên mục, chuyên đề như: Chuyên mục: An ninh quốc phòng phát vào thứ ba và thứ sáu. Sau trang tin thời sự. Chuyên mục: Dân số gia đình và trẻ em phát vào thứ hai và thứ năm hàng tuần sau trang tin thời sự . Chuyên mục: Khuyến nông phát vào thứ tư, thứ bẩy hàng tuần. Sau trang tin thời sự. Ngoài ra có thêm chuyên đề doanh nhân trẻ tuổi trong cuộc sống hôm nay phát vào chủ nhật hàng tuần. Sau những chuyên mục này là mục tìm hiểu pháp luật. Đặc biệt vào ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đài xây dựng chương trình phát thanh với nội dung phong phú, đa dạng hơn và mang tính chất phát thanh, nhẹ nhàng hơn: Chủ yếu phù hợp với ngày nghỉ cuối tuần gia đình xum họp, sau một tuần làm việc mệt nhọc để bàn chuyện gia đình, vấn đề chăm sóc sức khỏe và các vấn đề về khoa học đời sống. Trong hai chương trình này đài xây dựng với một nội dung như sau: - Trang văn hóa gia đình hoặc văn hóa thể thao. - Trang sức khỏe đời sống: Gồm những thông tin về sức khỏe đời sống và tiết mục cùng bạn đi tìm cây thuốc vị thuốc quanh ta. - Trang tin nông nghiệp hàng tuần với những thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, giống cây trồng mới... Như vậy mỗi ngày Đài phát thanh huyện Thái Thụy xây dựng một chương trình thời sự tổng hợp, phát vào giờ phát sóng cố định trong ngày vào buổi sáng, trưa và chiều. Không sử dụng phát lại nguyên văn cả chương trình mà chỉ là những bài đinh ( tức bài chủ) phục vụ cho tuyên truyền theo dòng thời sự có sử dụng phát lại và phát lại nguyên văn. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu người nghe ở huyện và đáp ứng dòng thời sự của nhiệm vụ tuyên truyền. Đài còn xây dựng thêm những chương trình phát thanh đặc biệt như: Dịp bầu cử, tết nguyên đán, kỷ niệm những ngày lễ lớn, ngày khai trường,...có thể trong những ngày đó có khi làm từ hai đến ba chương trình phát thanh. Song đều có sử dụng phát lại những bài đinh của chương trình phát thanh trước trong ngày. Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài gồm: 6 đồng chí. - Đồng chí Trưởng Đài đồng thời là tổng biên tập phụ trách chung. 01 đồng chí tổ trưởng tổ biên tập, kiêm cả phóng viên và 01 biên tập viên. - 02 phóng viên kiêm phát thanh viên. - 02 phóng viên kiêm phóng viên truyền hình và quay camera. Với đội ngũ như trên: Tổ biên tập phát thanh của đài có 02 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành báo chí, 02 đồng chí sắp tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, 01 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và 01 đồng chí có trình độ trung cấp báo chí. Ngoài ra đài còn có đội ngũ cộng tác viên thường xuyên viết tin bài cộng tác cho Đài. Với đội ngũ phóng viên và biên tập như trên Đài có sự phân công rất cụ thể: - Đồng chí tổ trưởng làm công tác biên tập kiêm phóng viên phụ trách khối Đảng và 03 ngành, đoàn thể trong huyện. - 01 đồng chí phát thanh viên kiêm phóng viên phụ trách khối văn xã và 03 ngành, đoàn thể trong huyện. - 01 đồng chí phát thanh viên, kiêm phóng viên phụ trách khối nội chính và quay camera. - 01 đồng chí phóng viên, kiêm phóng viên truyền hình phụ trách 03 ngành, đoàn thể trong huyện. - 01 phóng viên (mới nhận công tác) phụ trách 02 ngành đoàn thể + khối cơ quan xí nghiệp. * Nội dung chương trình phát thanh có: - 20% thời lượng (6 phút) phát các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh và của huyện ủy, HĐND, UBND huyện. - 60% thời lượng (15 phút) phát tin, bài về các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong huyện. - 15% thời lượng đưa các tin trong huyện. - 5% là thời lượng âm nhạc xen kẽ. - Qua khảo sát các chương trình phát thanh trong năm 2008 và 10 tháng năm 2009, tính trung bình mỗi chương trình sử dụng 5 đến 7 tin, 1 đến 2 bài với thời lượng tin bài khoảng 1 đến 1,5 phút, bài từ 2 đến 3 phút. Tổng thời lượng phát tin, bài khoảng 15 đến 16 phút. Thời gian còn lại là phát các văn bản, thông tư, các bài phản ánh, các điển hình tiên tiến mới xuất hiện ở địa phương. Điều đặc biệt trong năm 2009 đài có tăng thời lượng tin bài phát thanh có thu thanh. Trung bình một chương trình có một tin và một bài có thu thanh tiếng nói của nhân chứng. *Tổng hợp chương trình phát thanh năm 2008 và 10 tháng năm 2009. Trong năm 2008 và 10 tháng 2009 đài phát thanh huyện Thái Thụy xây dựng 683 chương trình phát thanh. Tổng có 3800 tin, 590 bài trong đó có 280 bài người tốt việc tốt, 300 văn bản luật và 970 tài liệu khác được tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng qua sóng phát thanh. Nội dung các chương trình phát thanh phản ánh sinh động các sự kiện, các mặt diễn ra trên địa bàn. Người nghe tiếp nhận những tin tức mới nhất, những thông tin trung thực, từ khách quan cuộc sống. Đáng chú ý nhất là những chỉ thị, nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện được tuyên truyền kịp thời, phục vụ cho công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhờ hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, các văn bản quan trọng đến với nhân dân kịp thời và được triển khai thực hiện nhanh chóng. Đài góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đạt một số mục tiêu đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20 nhiệm kỳ 2006-2010. Các chương trình đã được tiếng nói của người dân cơ sở, những vướng mắc trong công việc triển khai các nhiệm vụ tại các xã, thị trấn, để lãnh đạo các cấp, các ngành trong huyện và các xã kịp thời có những quyết sách tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn. 1.5. Vấn đề thính giả của Đài phát thanh huyện Thái Thụy. Đài phát thanh huyện Thái Thụy với chức năng thông tin, tuyên truyền, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, cơ quan lãnh đạo ở địa phương. Nhằm phục vụ tác động tốt đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như sự tiến bộ của xã hội: Là thông tin giáo dục - giải trí. Sự hấp dẫn chủ yếu của những thông tin, thông qua đó tuyên truyền tới thính giả về quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng - pháp luật của Nhà nước. Các chương trình phát thanh đóng góp vào phần nâng cao dân trí, mở mang tầm hiểu biết cho thính giả. Các chương trình phát thanh của Đài huyện Thái Thụy đã có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống nhân dân. Theo số liệu điều tra năm 2008 của ban tuyên giáo huyện ủy và phòng văn hóa thông tin huyện Thái Thụy. Với 32 xã, thị trấn trong huyện với số lượng phiếu phát là 1870 phiếu cho các khu vực phân chia theo vùng dựa trên số dân của xã. Về nội dung điều tra: số lượng người nghe đài và số lần nghe đài trong ngày, chất lượng của chương trình phát thanh... Kết quả với số phiếu thu về là 1637 phiếu, qua phân tích và thống kê cho thấy tỷ lệ người nghe đài thường xuyên là 82,5%. 75% số người cho rằng chất lượng của chương trình phát thanh phù hợp. Trong khi đó khảo sát bạn đọc báo tỷ lệ lại thấp hơn. Chương II: Những vấn đề ngôn ngữ phát thanh cấp huyện. 2.1. Đặc điểm tình hình người nghe ở điạ phương: Hệ thống phát thanh và truyền thanh từ huyện đến cơ sở ở Thái Thụy đã tồn tại suốt nhiều năm qua. Chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Thái Bình, Đài phát thanh huyện được tiếp sóng và phát trên hệ thống thông tin đại chúng có nề nếp, đảm bảo tính định kỳ, có sự ổn định vững chắc. Chương trình phát thanh của đài phát thanh huyện Thái Thụy duy trì ổn định thời lượng đã tạo lượng thính giả thường xuyên và ổn định khoảng 80 đến 82% lượng người nghe. Với đặc điểm là huyện nông nghiệp, 90% số dân làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế. song không vì thế mà số lượng người nghe đài ít đi. Họ rất quan tâm đến những thông tin thời sự hàng ngày đài đưa. Điều này khiến người nghe của huyện Thái Thụy tập trung nghe đài rất lớn. Thông qua hệ thống thông tin đài địa phương người dân Thái Thụy có điều kiện tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của lãnh đạo huyện một cách nhanh nhất. Đặc biệt hơn cả thông tin trên hệ thống này họ được học tập những kinh nghiêm làm ăn giỏi, phương pháp chăm sóc và phòng trừ sâu sâu hại cho các loai cây trồng ngay tại thực tế tại địa phương mình đang sống. Nhờ hệ thống thông tin này giúp cho sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện ủy - UBND được thuận lợi. Thông qua đó trình độ dân trí của nhân dân cũng được nâng cao. Những kinh nghiệm sản xuất, điển hình tiên tiến được phổ biến rộng rãi để nhân dân học tập làm theo, từ đó góp phần giảm nhanh những hộ đói nghèo. 2.2. Vai trò của Đài phát thanh cấp huyện. Đài phát thanh huyện Thái Thụy với thiết bị kỹ thuật hiện đại, cộng với việc cán bộ phóng viên của đài được tập huấn nghiệp vụ báo chí và biên tập, xây dựng chương trình, đài phát thanh huyện đã làm tốt nhiệm vụ tiếp sóng đài cấp trên, vừa xây dựng nội dung chương trình để phát sóng tuyên truyền, đáp ứng sự chỉ đạo của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện. Trong suốt 24 năm qua đài duy trì liên tục các chương trình phát sóng phát thanh hàng ngày, phản ánh sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP, diễn ra trên địa bàn. Đài là chiếc cầu nối, vừa tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh sinh động từ thực tiễn cuộc sống trên sóng phát thanh, thông qua các thể loại báo chí như phóng sự, tin tường thuật, bài phản ánh... phát hàng ngày. Đài huyện là nơi tiếp nhận đầu tiên thông tin phản hồi của nhân dân về những vướng mắc của họ vơí chính quyền hoặc với cá nhân tổ chức xã hội khác. Đài thường xuyên sử dụng tin bài của đội ngũ cộng tác viên. Họ là những nông dân, cán bộ, viên chức của các cơ quan. Cộng tác viên thường xuyên phản ánh các sự kiện diễn ra bằng những tin bài nêu gương các điển hình tiên tiến và những vấn đề bức xúc trên địa bàn. Thực tế cho thấy cùng với việc tiếp sóng, tiếp âm đài cấp trên như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Thái Bình, đồng thời duy trì lịch sản xuất để phát sóng chương trình địa phương định kỳ, đảm bảo công tác thông tin, tuyên truyền, giữ vững mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với quần chúng nhân dân của Đài phát thanh huyện Thái Thụy là không thể thiếu trong những năm qua và cả trong thời gian tới. Chính vì vậy khi người biên tập chuẩn bị làm chương trình của đài cần nhớ rằng mình đang nói với cá nhân từng người nghe, chứ không phải nói với đám đông. Các chương trình được biên tập sao cho có liên quan với cá nhân từng người nghe, thậm chí ngay cả khi những người nghe này tập trung thành một nhóm quanh một chiếc loa công cộng. Vì vậy đài được coi là một phương tiện của cá nhân, đồng thời là phương tiện thông tin đại chúng... 2.3. Truyền thông phát thanh là truyền thông bằng âm thanh. Nguyên lý của truyền thông phát thanh là sử dụng âm thanh, tác động vào cơ quan thính giác của con người, âm thanh trong phát thanh gồm ngôn ngữ nói ( Voice), tiếng động ( sound) và âm nhạc (music) trong đó ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ đứng giữa văn viết và lời nói giao tiếp thông thường. Điều này được xuất phát từ đặc tính hướng tới thính giả của phát thanh (đối tượng tiếp nhận là người nghe) nó quy định phương pháp viết cho phát thanh là viết cho người nghe, viết là để nói chứ không để đọc bằng mắt. Xuất phát từ ba đặc tính của phát thanh, tính hướng tới khán giả tính quảng bá, tính cùng lúc (đồng thời) các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Hiện nay trong thời đại cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà thực hành phát thanh. Khi tìm hướng đi để phát thanh đến với đông đảo công chúng thường nhắc tới đặc tính ngôn ngữ thu hút đối tượng. Chúng ta đều biết công chúng của phát thanh chia ra từng nhóm đối tượng theo các tiêu chí và lứa tuổi, giới tính, trình độ, học vấn, nghề nghiệp.v.v...khả năng thu hút nằm trong sự thân mật biểu cảm, thuyết phục thể hiện lời nói của phóng viên, biên tập viên, ở giọng đọc của phát thanh viên. Chính điều đó mới tạo ra tiếng nói chung với người nghe. Phong cách trình bầy để đạt được hiệu quả của truyền thông bằng lời nói. Trước hết phải là sự nhiệt thành trong giọng nói và cách diễn đạt của phát thanh viên. Sự nhiệt thành có thể và trở thành sự trợ giúp to lớn để truyền thông điệp từ người phát đến người nhận. Sau đó là tính thân mật. Nếu phát thanh viên coi người nghe như một người bạn và giọng nói của họ có chứa đựng sự thân thiện, họ cũng sẽ được coi như người bạn của thính giả và sự tương đồng về tư tưởng và quan điểm....Do đó cơ hội để tiến hành truyền thông có hiệu quả nhiều hơn, thì ngôn ngữ cần đơn giản, nhưng lại có khả năng biểu đạt cao những sắc thái tình cảm, những trạng thái tâm lý hoặc giản đơn. Mô tả chính xác sự sống động của sự kiện ttrong cuộc sống hàng ngày, kết hợp và vận dụng được tất cả những yêu cầu trên quả đó là một nghệ thuật - nghệ thuật thuyết phục và lôi cuốn người nghe. Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với loại hình báo chí khác, lời nói trong phát thanh có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như: - Lời nói phát thanh viên (là giọng đọc chuẩn, chất lượng giọng tốt) - Lời nói của phóng viên (là người chứng kiến sự kện, lựa chọn và thẩm định sự kiện, đồng thời là người tái hiện sự kiện ấy). Lời nói của nhân chứng (ý kiến của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề cập). Ở một khía cạnh khác người ta chia phương thức biểu hiện của lời nói trong báo phát thanh ra thành hai dạng: - Độc thoại: Được hiểu là cách nói một chiều do một hay nhiều người thực hiện. Ví dụ: 2 phát thanh viên cùng đọc bản tin. - Đối thoại: Được hiểu với ý nghĩa là có sự đối đáp, tương tác giữa 2 người. Ví dụ: Người dẫn chương trình đối thoại với nhau hoặc đối thoại với các nhân chứng - kể cả đối thoại trực tiếp (trong các chương trình phát thanh trực tiếp) và đối thoại gián tiếp (đã được thu băng từ trước). Nếu xem lời nói trong phát thanh là phương tiện thứ nhất, thì âm nhạc là phương tiện thứ hai của người làm báo phát thanh. Tuy không trực tiếp chuyển tải thông tin bằng những con số, lời phân tích...Bất kỳ chương trình nào cũng không thể thiếu vắng được, xử lý âm nhạc thế nào cho hợp lý, nhạc phát thanh du dương để cho người nghe tập trung, trong âm nhạc có lời nói và không lời, có âm nhạc làm nền cho tiếng nói. Sử dụng nhạc hợp lý hài hòa phản ánh trình độ của người làm chuơng trình. Tiếng động là phương tiện thứ ba: Tiếng động có thể coi là tín hiệu thông tin, những thông điệp sát thực nhất về những sự kiện, hiện tượng xẩy ra trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Việc sử dụng tiếng động cũng phải có mục đích, trình bày sinh động, đặc biệt là tiếng động hiện trường như mô tả chim hót, người hú (dùng nghệ thuật biểu đạt ở mỗi vị trí khác nhau). Tiếng động trong tự nhiên như suối reo, sấm chớp... Tiếng động tự tạo như máy chạy kêu, tiếng động lưỡi liềm mùa thu hoạch. người làm biên tập cần khai thác và biết sử dụng bởi tiếng động là một nghệ thuật của báo phát thanh. Có thể nói lời nói - tiếng động - âm nhạc là ba màu cờ cơ bản của bức tranh âm thanh mà phát thanh tạo ra, nhằm khởi thức và tạo ra khả năng liên tưởng của thính giả.Lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú có thể kết hợp với nhau một cách vô cùng năng động để tạo nên một bức tranh âm thanh. Một chương trình phát thanh là sự phối hợp với mức độn khác nhau của ba màu cơ bản này. 2.4. Những vấn đề về ngôn ngữ phát thanh và phương pháp sử dụng. Như đã nói ở phần trên ngôn ngữ sử dụng trong phát thanh (lời nói, âm nhạc, tiếng động) là một trong những hình thức được thường xuyên thể hiện trong chương trình. Cùng với sự bố cục chương trình, ngôn ngữ thực hiện đã tạo nên một chương trình phát thanh mang bản sắc riêng của loại hình báo nói. - Lời nói của phát thanh viên được sử dụng hầu như phần lớn thời lượng trong những chương trình thường nhật. - Lời nói của nhân vật được ghi âm trong các chương trình tin thu thanh, tường thuật thu thanh, tin có tiếng động. - Âm nhạc thường sử dụng trong chương trình là nhạc cắt, nhạc nền, bài hát mình chọn. Mỗi bản nhạc khi sử dụng phù hợp với kết cấu, ý đồ cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Âm nhạc thường xen kẽ với tiếng động hiện trường. Không sử dụng âm nhạc một cách tùy tiện mà phải phù hợp với nội dung tác phẩm. - Tiếng động được sử dụng bao gồm tiếng động hiện trường sinh động, có hiệu quả trong cuộc sống. Việc sử dụng phải đúng cường độ, đúng lúc. Nhằm minh họa bổ sung cho những điều phóng viên tả hoặc kể, giúp người nghe cảm nhận được tốt hơn quang cảnh bối cảnh của sự kiện. Trong chương trình phát thanh đài huyện Thái Thụy phần lớn tin bài của phóng viên và cộng tác viên viết. Qua khảo sát khảo sát một tháng chương trình phát thanh gần nhất với 170 tin, bài viết của phóng viên và cộng tác viên cho thấy. Văn bản viết của phóng viên viết có trình độ chuyên môn cao hơn, ngắn gọn hơn và mang tính chất chuyên ngành. Văn bản viết của cộng tác viên thì còn hạn chế nhiều kể cả về ngôn ngữ thể hiện hoặc cấu trúc câu. Cho đến nay Đài phát thanh huyện Thái Thụy đã tăng cường sử dụng những tin bài ngắn gọn hơn, tin khoảng 100 đến 150 từ, bài khoảng 300 từ. Trước những bài đinh theo dòng thời sự có thu thanh thì có thể lên tới 5 đến 7 phút. Việc sử dụng câu đã có những cải tiến mới, sử dụng câu đơn và câu một mệnh đề. Về vấn đề tin tức liên quan đến quốc tế và báo in đều ít sử dụng và có sử dụng chỉ ở phần chuyên mục khuyến nông hoặc trong văn hóa gia đình. Nếu những tin khuyến nông hoặc bài viết về những phương pháp ứng xử trong gia đình ... thì phiên âm để dễ đọc mà người nghe cũng dễ hiểu. Song tuy nhiên có những bài vẫn phải giữu nguyên dạng tên thuật ngữ chuyên môn hoặc ký hiệu khoa học, thuốc bảo vệ thực vật.v.v... Ví dụ như các giống lúa lai VK1, VK2, Giống lạc L15, L18, cà chua VL2000, VL2001, VL2004. Thuốc trừ cỏ: Gnamoxome hoăc phân bón lá KOMIX-CF. Có như vậy thì người nông dân mới biết loại để chọn dùng: Thứ nhất là đúng giống cây trồng để đạt hiệu quả và năng suất cao, thứ nữa là chọn đúng loại thuốc bảo vệ thực vật để trừ đúng bệnh có hiệu quả trừ bệnh cao. Tuy việc sử dụng tin bài quốc tế có mặt hạn chế, thính giả nghe khó hiểu, có phiên âm thì sự hiểu sai lệch. Nhưng có những điểm mạnh riêng đó là người nông dân nghe một lần không hiểu, nghe lần nữa và ghi lại rồi chọn loại đúng tên, đúng hướng dẫn để đưa vào sản xuất, áp dụng ngay tại thực tế. Cho đến nay đài phát thanh huyện Thái Thụy vẫn áp dụng phương pháp này. Thực tế đã có nhiều thính giả gửi thư về Đài đề nghị phát lại những tin bài đó. Hoặc đến tận cơ quan xin chụp văn bản gốc để rồi học tập và làm theo. 2.5. Hình thức thể hiện giọng đọc hay tin, bài tốt có sức thu hút thính giả nghe đài. Để đi sâu vào lòng người thì giọng đọc hay của phát thanh viên là điều quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Một tác phẩm hay mà giọng đọc của phát thanh viên không tốt, diễn đạt không hay dễ dẫn đến người nghe hiểu sai lệch, mất tác dụng không mang lại hiệu quả tuyên truyền tốt. Hiện nay Đài phát thanh huyện Thái Thụy chưa có phát thanh viên chuyên, mà là phóng viên kiêm phát thanh viên. Hơn thế nữa đội ngũ này lại chưa được qua một lớp đào tạo nào về phát thanh viên hoặc kỹ thuật đọc. Cho đến nay vẫn chỉ là học tập đồng nghiệp, học qua sách vở tự tìm hoặc tự mua để trau dồi thêm. Qua khảo sát và tìm hiểu trao đổi với phát thanh viên Đài huyện Thái Thụy thì tốc độ đọc trung bình 1 phút từ 160 đến 170 tiếng. - Phát thanh viên nam: Giọng thanh, đọc chậm trung bình 150 đến 160 tiếng. Tuy nhiên có nhiều tiếng như vi rút, kể cả, bồng bềnh...còn mang chất giọng địa phương, nhầm âm "rút", "dút". - Phát thanh viên nữ: Giọng đọc trầm, đọc nhanh trung bình 170 đến 180 tiếng 1 phút. Đôi khi còn ngọng bởi âm "n" và "l", "r" và "gi", "ch" và "tr". - Bên cạnh đó người làm biên tập phải xác định được những việc cụ thể, có tính định hướng dư luận, viết những cái gì cần nêu ra trong từng thời điểm, giai đoạn. Cần biết sáng tạo trên cơ sở của tác giả, tác phẩm để nâng cao giá trị bài viết, cũng như phản ánh trung thực nhằm động viên kịp thời những bài viết tốt, viết hay, viết đúng. Thực tế ở đài phát thanh huyện Thái Thụy đang duy trì tốt phương thức này.Từ việc biên tập định hướng, phóng viên bám sát chủ đề viết, có như vậy sản phẩm mới có tính thời sự, chuyên sâu tác động đúng tâm lý người nghe theo từng giai đoạn thời điểm, mang hiệu quả tác động qua lại với thính giả ngày càng cao. Thời gian phát sóng cũng là một vấn đề quan trọng, bao giờ cũng có tiêu chuẩn nhất định. Có như vậy công chúng quen rồi mới thấy quan trọng, nhớ và đến và thấy không thể thiếu được. Chính vì vậy Đài cần chọn buổi phát sóng cho phù hợp, cách bố trí chuyên mục đúng lúc, đúng thời điểm được nhiều người nghe nhất, tạo thói quen phản xạ khi đến giờ cho những thính giả nghe đài, như câu nói " luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Đặc biệt trong chương trình phát thanh có lồng ghép thêm tính chất giải trí, văn nghệ; tạo ra không khí nhàm chán, không đơn điệu mà có ý nghĩa gắn liền với nhu cầu cuộc sống xung quanh xã hội. Luôn tìm tòi những vấn đề mới, thể hiện được những giọng đọc thay đổi cá tính phù hợp với nội dung bài viết, với ý tưởng của tác giả sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao thu hút được đông đảo khán thính giả nghe đài. Điều cuối cùng là sự thông báo, thông tin cùng với sự cảm ơn đóng góp của cộng tác viên về chương trình phát thanh của báo mình. Đồng thời tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía thính giả góp ý về cách xây dựng nội dung chương trình, chất lượng của chương trình, về giọng đọc của phát thanh viên. Ví dụ như: Thính giả Văn Hiếu ở xã Thụy Thanh có thư gửi ban biên tập như sau: ( trích đoạn). ..."Thời gian qua chương trình phát thanh của Đài huyện Thái Thụy, đóng góp rất nhiều trên lĩnh vực tuyên truyền đường lối, chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước và huyện đã gúp chúng tôi nắm bắt kịp thời những thông tin đó. Đặc biệt là những thông tin thời sự hoạt động trên các lĩnh vực tại huyện và cơ sở. Góp phần động viên, khích lệ tinh thần đối với chúng tôi những người cao tuổi. Tuy nhiên nếu Đài khắc phục được một số những thiếu sót sau đây thì tôi tin tưởng rằng chương trình phát thanh của đài huyện sẽ hay và hấp dẫn hơn. Tăng cường thêm bài viết về hoạt động chăm sóc ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả chương trình phát thanh Đài phát thanh huyện Thái Thụy.doc