Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng trong tiến trình hội nhập”

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương I: 6

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 6

1. Các khái niệm về chất lượng sản phẩm. 6

2. Phân loại chất lượng sản phẩm. 7

2.1 Chất lượng sản phẩm thiết kế: 7

2.2 Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn: 7

2.3 Chất lượng sản phẩm thực tế: 7

2.4 Chất lượng sản phẩm cho phép: 7

2.5 Chất lượng sản phẩm tối ưu: 8

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 8

3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp: 8

3.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp 9

4. Vai trò, tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. 11

4.1. Đối với doanh nghiệp: 11

4.2 Đối với xã hội 12

4.3 Đối với người tiêu dùng 12

II. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 12

1. Khái niệm. 12

2. Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm. 13

2.1 Đối với doanh nghiệp: 13

2.2 Đối với Nhà nước và xã hội 13

2.3 Đối với người tiêu dùng: 13

3. Các nguyên tắc trong quản lý chất lượng sản phẩm. 14

4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 14

4.1 Xây dựng chính sách chất lượng 14

4.2 Xây dựng mục tiêu chất lượng 15

4.3 Quản lý chất lượng trong đào tạo 15

4.4 Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm 16

5. Giới thiệu sơ lược về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 18

5.1 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 18

5.2 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 năm 2000 19

5.3 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 19

6. Một số công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm. 20

 

Chương II: 22

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HIỆN NAY TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 22

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 22

1.1 Quá trình hình thành. 22

1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty: 22

2. Tình hình sản xuất- kinh doanh của Công ty trong những năm qua. 24

2.1 Tình hình sản xuất-kinh doanh của Công ty những năm qua. 24

2.2 Một số chỉ tiêu về tài chính. 25

3. Một số đặc điểm kinh tế của Công ty Cao su Sao Vàng. 27

3.1 Thị trường tiêu thụ 27

3.2 Đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng nguyên vật liệu: 27

3.3 Một số chính sách của Nhà nước hiện nay ảnh hưởng đến Công ty. 29

4. Mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới. 29

5. Các chiến lược của Công ty. 29

5.1 Chiến lược chung của toàn Công ty. 30

5.2 Chiến lược cạnh tranh: 30

6. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. 30

7. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng. 33

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HIỆN NAY. 34

1. Thực trạng chất lượng sản phẩm. 34

2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm. 35

2.1 Mục tiêu, phương hướng quản lý chất lượng của Công ty 35

2.2 Chính sách chất lượng của Công ty Cao su Sao Vàng. 35

2.3 Quản lý chất lượng trong đào tạo 36

2.4 Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm. 36

2.5 Các công cụ thực hiện. 38

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 38

1. Những thành tích mà Công ty đã đạt được. 38

1.1 Đối với chất lượng sản phẩm. 38

1.2 Đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 39

2. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm 40

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 41

 

 

Chương III: 43

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

I. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 43

1. Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 43

1.1 Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong toàn Công ty. 43

1.2 Thành lập nhóm chất lượng. 43

1.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 44

2. Nâng cao công tác quản lý chất lượng 45

2.1 Giải pháp về phát triển sản phẩm, phát huy sáng kiến. 45

2.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu 46

2.3 Nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất 47

2.4 Nhóm biện pháp về thị trường. 50

3. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 51

II. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 53

1. Đối với chính sách thuế. 53

2. Đối với chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm. 54

3. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực. 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

BẢN CAM KẾT 58

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng trong tiến trình hội nhập”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tiêu về tài chính. Ø Cơ cấu vốn và nguồn vốn š Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn hợp lý là yếu tố quan trọng vì cơ cấu vốn có liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức độ rủi ro. Điều này không có nghĩa là cơ cấu vốn luôn cố định, mà nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua Công ty Cao su Sao Vàng luôn tìm cách để tăng nguồn vốn để đầu tư đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng sản xuất. Nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn như: vay vốn tín dụng thương mại, vay của cán bộ công nhân viên, thu hút đầu tư nước ngoài, tự tích luỹ kết quả kinh doanh. Trong những năm tới Công ty sẽ thực hiện việc huy động vốn thông qua bán cổ phần. Bảng 3: Tình hình vốn và cơ cấu vốn trong bốn năm (2002-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Mức % Mức % Mức % Mức % S vốn 362.909 100 430.954 100 537.000 100 525.500 100 VLĐ 182.978 50,42 214.141 49,69 260.176 48,45 245.198 46,66 VCĐ 179.931 49,58 216.813 50,31 276.824 51,55 280.302 53,34 Nguồn: Báo cáo tài chính (phòng Tài chính-Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn hàng năm của Công ty tăng mạnh, năm 2002 có 362.909 triệu thì đến năm 2004 tăng lên 537.000 triệu (tăng 147,97%). Và lượng vốn cố định ngày càng tăng lên do trong những qua Công ty liên tục tiến hàng đầu tư mới xây dựng nhà xưởng cũng như dây chuyền công nghệ. Điều này được thể hiện qua mức đầu tư mới hàng năm: Bảng 4: Tình hình đầu tư mới của Công ty trong bốn năm Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Đầu tư mới 140 145 150 156 Nguồn:Báo cáo công tác đầu tư đổi mới (Phòng xây dựng cơ bản) š Cơ cấu nguồn vốn: Ta có cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2004 như sau: Vốn chủ sở hữu (VCH) là 192,252 tỷ đồng, vốn vay là 341,778 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu phải chiếm từ 40-50% thì mới an toàn. Nhưng ở đây ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân là do Công ty trong những năm vừa qua huy động vốn cho đầu tư mới, mà vốn tự có chỉ có giới hạn.Vì vậy, Công ty phải huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức chủ yếu là vay tín dụng thương mại. Ø Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Để đánh chính xác tình hình sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp ngoài việc phân tích một số chỉ tiêu (mục 2.1) cũng cần phải phân tích một số chỉ tiêu về tài chính. Trong đó việc đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Dựa vào dữ liệu bảng 2 và 3 ta có bảng phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty những năm qua: Bảng 5: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (2002 – 2005) Năm Chỉ tiêu Cách tính 2002 2003 2004 2005 Vòng quay VLĐ DT/VLĐ 2,02 2,03 2,04 2,6 Hệ số sử dụng tài sản DT/S TS 1,02 1,008 0,98 1,2 Sức sinh lời của VLĐ LN/VLĐ 0,0045 0,0039 0,0031 0,0032 HS đảm nhiệm VLĐ VLĐ/DT 0,494 0,493 0,491 0,39 Sức sinh lợi của VCĐ DT/VCĐ 2,06 2,0 1,92 2,24 Nguồn: Báo cáo tài chính (Phòng Tài chính - Kế toán) Vòng quay của vốn lưu động cho một đơn vị vốn lưu động bỏ ra thu được bao nhiên đơn vị doanh thu. Vậy nó càng lớn thì khả năng tạo doanh thu của một đơn vị vốn lưu động là lớn. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay vốn lưu động của Công ty tăng hàng năm nhưng nó là rất nhỏ, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay chưa hiệu quả. Hệ số sử dụng tài sản: hệ số này phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, giống như vòng quay vốn lưu động hệ số này càng cao càng tốt. Nhìn vào số liệu phân tích ở trên ta thấy hệ số sử dụng tài sản của Công ty thấp và tăng giảm không theo chu kỳ. Mặc dù Công ty đầu tư lớn cho máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại. Nguyên nhân có thể do mới đầu tư nên chưa đào tạo được đội ngũ công nhân đứng máy có trình độ phù hợp, do đó chưa sử dụng hết công suất thiết kế của máy. Sức sinh lời của vốn lưu động cho biết một đơn vị vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Vì vậy chỉ số này cao là tốt. Nhưng ở đây ta thấy sức sinh lợi của vốn lưu động của Công ty liên tục giảm. Nó cho thấy Công ty đã sử dụng nhiều vốn lưu động nhưng lợi nhuận thu được là rất thấp. Công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời cho những năm tới để tăng hiệu quả vốn lưu động. 3. Một số đặc điểm kinh tế của Công ty Cao su Sao Vàng. 3.1 Thị trường tiêu thụ Trong những năm qua, Công ty nhận thức được tầm quan trọng của thị trường, nên luôn tìm kiếm những bạn hàng cho mình không chỉ trong mà còn cả bạn hàng nước ngoài. Ø Thị trường trong nước: Do lợi thế về việc ra đời sớm nhất và là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành công nghiệp cao su. Chính vì vậy mà cho đến nay Công ty đã có một mạng lưới các đại lý trên toàn quốc (hơn 500 đại lý). Nhưng thị trường tập trung phần lớn ở miền Bắc. Những năm qua, Công ty đã tiến hành thành lập các văn phòng đại diện ở các miền để thuận tiện cho việc quản lý và bán hàng, quản lý các đại lý. Các văn phòng đại diện hiện nay gồm: - Tại thành phố HCM: 63 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 - Tại Quy Nhơn: 172-Đường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn-Bình Định - Tại Nghệ An: Nguyễn Trãi, TP.Vinh - Tại Đà Nẵng: 102- Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Đà Nẵng. Ø Thị trường nước ngoài: Trước những năm 1990, sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất sang một số nước CNXH như Cuba, Anbani, Mông Cổ… Nhưng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ thì những thị trường này cũng không còn. Trong những năm qua, Công ty đã chuyển hướng sang các thị trường mới có tiềm năng hơn. Các khách hàng của Công ty trong những năm qua bao gồm một số nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia, và một số nước châu Âu. Công ty đã không ngừng khuếch trương thương hiệu của mình, cũng như đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước bạn để bảo vệ thương hiệu. 3.2 Đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng nguyên vật liệu: Ø Đối thủ cạnh tranh: Những năm trong nền kinh tế tập trung bao cấp Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh săm lốp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam ngoài săm lốp mang nhãn hiệu “SRC” thì cũng có rất nhiều hãng khác cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả doanh nghiệp trong nước lẫn công ty nước ngoài. Bảng 6: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Sản phẩm Các đối thủ cạnh tranh Săm lốp xe đạp Công ty cao su (CTCS) Đà Nẵng, CTCS miền Nam, Săm lốp của các hãng Thượng Hải - Trung Quốc. Săm lốp xe máy CTCS Đà Nẵng, CTCS miền Nam, hãng GENDA, liên doanh của VMVT tổng CTCS, INOUE Việt Nam (IRV), hàng Thái Lan, KENDA Đài Loan, Beston. Săm lốp ô tô CTCS Đà Nẵng, IAOCOH AMA, hàng nhập Ấn Độ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, Beston. Nguồn: Báo cáo thực hiện hệ thống quản lý chất lượng (Phòng Tiếp thị bán hàng) Ø Nhà cung ứng nguyên vật liệu: Do trình độ công nghệ, công nghiệp hoá chất nước ta chưa phát triển đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nên trong nước mới chỉ cung cấp được một số chất phụ gia, cao su thiên nhiên. Hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào cũng như một số loại hoá chất phục vụ cho sản xuất, thí nghiệm của Công ty đều phải nhập từ nước ngoài. Cụ thể như sau: Bảng 7: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính Tên nguyên vật liệu Nơi cung cấp Cao su tổng hợp Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan Cao su thiên nhiên CTCS Kon Tum, Chi nhánh CS Quảng Bình, Tây Ninh, Bình Phước. Vải mành Đài Loan, Thượng Hải (70%), Nhật. Vải phin Công ty Dệt CN Hà Nội. Thép tanh Hàn Quốc (80%), Malayxia. Hoá chất chính Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bỉ. Van Đài Loan, Thái Lan, Nga, Trung Quốc, Indonsea. Chất độn: CaCO3 CT HC Vinh Thịnh, CT hoá chất Ba Nhất, Hà Nội Chất chống lão hoá Trung Quốc Than đen Nhật Bản, Hàn Quốc Axít Stearic Nhật Bản Nguồn: Báo cáo đánh giá nội bộ (Trung tâm chất lượng) 3.3 Một số chính sách của Nhà nước hiện nay ảnh hưởng đến Công ty. Quyết định số 480/QĐ-TĐC ngày 04/01/1999 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành quy định về việc tổ chức công tác chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Quyết định số 49/QĐ-TĐC ngày 13/01/2001 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành quy định nội dung và thủ tục chứng nhận và cấp dấu chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2003 quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ công nghiệp. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần. Quyết định số 3025/QĐ-BCN ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về xác định giá trị Công ty Cao su Sao Vàng thuộc tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. 4. Mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới. Giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, Công ty Cao su Sao Vàng luôn đặt mục tiêu tăng lợi nhuận và ngày càng phát triển ổn định. Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể thực hiện trong ba năm tới. Mục tiêu phát triển trong ba năm tới Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 690.820 794.443 913.609 Nộp ngân sách 16.744 17.500 18.500 Lợi nhuận trước thuế 7.500 8.000 10.000 Thu nhập bình quân 1,6 1,6 1,7 Nguồn: Kế hoạch kinh doanh (Phòng Tài chính- Kế toán) Đối với cụ thể từng lĩnh vực Công ty sẽ tập trung như sau: Ø Trong lĩnh vực kinh doanh: Công ty sắp xếp ổn định lại theo hướng chuyên môn hoá, hạ giá thành sản phẩm. Từ đó có thể hạ giá bán nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Ø Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: Tiếp tục đầu tư dây chuyền đắp lốp, trang bị máy móc mới phục vụ hoạt động sản xuất. Ø Trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường: Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học đưa vào ứng dụng như: thiết kế, pha chế, công nghệ, công tác thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật và công tác lắp đặt thiết bị. Ø Trong lĩnh vực tiêu thụ: Củng cố hệ thống bán hàng trên cả nước. Đào tạo cơ bản và nâng cao trình độ cán bộ công tác thị trường. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng hậu mãi, bảo hành chất lượng sản phẩm phù hợp với xu thế chung và tạo sự gắn kết của khách hàng với Công ty. 5. Các chiến lược của Công ty. 5.1 Chiến lược chung của toàn Công ty. Dựa vào tình hình thực tế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình, cơ hội thách thức từ môi trường, Công ty đã đưa ra chiến lược cụ thể trong sản xuất kinh doanh trong những năm qua và năm sắp tới. Chiến lược chung toàn Công ty là chiến lược tăng trưởng, nó thể hiện qua các hoạt động thực tế những năm qua của Công ty như sau: - Tạo ra nhiều sản phẩm săm lốp các loại (đa dạng hoá sản phẩm) để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. - Đầu tư mở rộng tăng (thể hiện qua lượng vốn đầu tư mới hàng năm tăng bảng 4), đào tạo lao động, tuyển mới. - Phát triển mạnh mẽ công nghệ (đổi mới công nghệ sản xuất tại một số xí nghiệp, trong đó xí nghiệp sản xuất lốp xe máy được đầu tư 80% máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu). - Phát triển mạnh mẽ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002, sau đó tiếp cận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000). - Từ năm 1998 đến 2000 liên tiếp sát nhập các đơn vị thành viên: chi nhánh cao su Thái Bình, Chi nhánh cao su Nghệ An (chi nhánh tách khỏi Công ty tháng 5 năm 2005), chi nhánh luyện Xuân Hoà. 5.2 Chiến lược cạnh tranh: Để phối hợp với chiến lược chung, Công ty đã và đang thực hiện chiến lược cạnh tranh của mình. Chiến lược cạnh tranh của Công ty đang áp dụng chiến lược thích ứng, vì trong những năm qua và năm tới với tiến trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ và việc Việt Nam đang cố gắng để tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO thì chiến lược này là phù hợp. Một số công việc đã làm chứng tỏ Công ty đang theo đuổi chiến lược cạnh tranh này: Công ty thực hiện bảo vệ thị trường hiện có của mình bằng cách mở thêm các đại lý bán hàng trong cả nước, thành lập văn phòng đại diện mới. Để mở rộng mạng lưới đại lý Công ty đã công khai về những chính sách ưu đãi đặc biệt cho những cá nhân tổ chức muốn trở thành đại lý của Công ty. Cùng với việc củng cố thị trường Công ty không ngừng tìm kiếm các thị trường mới, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện báo chí, pano, áp phích, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ triển lãm. Lập danh sách để theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình và tìm cách để phản ứng thông qua các kế hoạch ngắn hạn. 6. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. Để phù hợp với tính chất kinh doanh của mình Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này giúp cho sự giải quyết vấn đề được nhanh chóng thuận lợi, tránh chồng chéo. Và cơ cấu này sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu Giám đốc Công ty thực hiện việc uỷ quyền hợp lý. Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty trang bên. Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cao su Sao Vàng GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.GĐ phụ trách nội chính P.GĐ phụ trách sản xuất - kinh doanh P.GĐ phụ trách CNCSTB P.GĐ phụ trách đầu tư - XDCB P. KTCS TTCL P.KTCN XN CS số 2 XN CS số 3 CN CSTB P.TC-KT P. XDCB P. QTBV P. An toàn P. TCL ĐTL P. KHVT P. TTBH P. HC P. ĐN-XNK P. Kho vận XNLXH XN NL XN CĐ Xưởng KTBB XN CSKT ĐẠI DIỆN CỦA LÃNH ĐẠO XN CS số1 Nguồn: cặp tài liệu sổ tay chất lượng tại Trung tâm chất lượng. Sơ đồ các phòng/ Xí nghiệp lưu tại các phòng/XN và phòng hành chính. Phần trong đường không thuộc đối tượng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. - Giám đốc Công ty: Lãnh đạo chung toàn bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng cơ bản. - Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - kinh doanh: Phụ giúp Giám đốc về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách nội chính: phụ giúp Giám đốc trong các lĩnh vực nội bộ của Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh Cao su Thái Bình: phụ giúp Giám đốc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Cao su Thái Bình. - Phòng tổ chức lao động tiền lương: chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, đào tạo, quản lý nhân sự. - Phòng kỹ thuật cao su: chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật công nghệ mới. - Trung tâm chất lượng: Chịu trách nhiệm về thí nghiệm, thử nghiệm các tính năng cơ - lý - hoá của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. - Xí nghiệp cao su kỹ thuật: chuyên sản xuất BTP cao su kỹ thuật. - Phòng kỹ thuật cơ năng: phụ trách hoạt động cơ khí, năng lượng, động lực. - Phòng kế hoạch vật tư: tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và theo dõi việc thực hiện mua bán vật tư, thiết bị cho sản xuất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. - Phòng hành chính: chịu trách nhiệm về công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, điều động xe con phục vụ công tác. - Phòng kho vận: quản lý vật tư, hàng hoá trong kho, vận chuyển hàng hoá vật tư phục vụ cho sản xuất. - Phòng tiếp thị bán hàng: lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mại, giới thiệu và tiêu thụ sản xuất cho Công ty. - Phòng xây dựng cơ bản: tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc điều hành công tác đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, quản lý tài sản cố định. - Phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc là đã sản xuất nhưng chất lượng không đảm bảo yêu cầu. - Phòng Tài chính - Kế toán: có chức năng giúp Giám đốc Công ty trong quản lý vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn toàn Công ty. Tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ. - Phòng quản trị bảo vệ: bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá trong Công ty. - Xí nghiệp cao su số 1 tổ chức sản xuất các mặt hàng: săm xe đạp, săm lốp xe máy, săm yếm ô tô. - Xí nghiệp cao su số 2 tổ chức sản xuất các mặt hàng: lốp xe đạp, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được Công ty giao. - Xí nghiệp cao su số 3 tổ chức sản xuất các mặt hàng: lốp ô tô, gia công cao su bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được Công ty giao. - Chi nhánh cao su Thái Bình: sản xuất săm lốp xe đạp - Xí nghiệp năng lượng: sản xuất hơi nóng, khí nén, nước và điều phối điện phục vụ toàn Công ty. - Xí nghiệp luyện Xuân Hoà: sản xuất cao su bán thành phẩm các loại. - Phòng an toàn: chịu trách nhiệm về an toàn trong toàn Công ty. - Xí nghiệp cơ điện: chịu trách nhiệm về cung cấp điện phục vụ cho toàn Công ty. - Xưởng kiến thiết bao bì: chịu trách nhiệm sản xuất bao bì, nhãn mác đóng gói sản phẩm. 7. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng. Trong những năm qua Công ty Cao su Sao Vàng đã từng bước xây dựng một hệ thống tài liệu mô tả công việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng làm phương tiện để đảm bảo mọi hoạt động, sản phẩm của Công ty phù hợp hơn và thực hiện đúng mục tiêu chất lượng của Công ty đã đề ra. Mô hình cấu trúc của hệ thống này là: Mô hình: Hệ thống quản lý chất lượng STCL QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA TỪNG SẢN PHẨM TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ - QUỐC GIA - TC CƠ SỞ HỒ S Ơ CHẤT L ƯỢNG Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 Nguồn: Trung tâm chất lượng ( QT 17-01sổ tay chât lượng) Tầng 1: Sổ tay chất lượng (STCL) Sổ tay chất lượng gồm: mô tả hệ thống quản lý chất lượng, chính sách chất lượng, cam kết của ban lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của tất cả thành viên trong Công ty. Tầng 2: Quy trình. Tất cả các quy trình dùng để hướng dẫn vị trí thực hiện các công việc, các hoạt động nhằm làm đúng ngay từ đầu, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và chính sách chất lượng của Công ty. Tầng 3: Hướng dẫn công việc và kế hoạch chất lượng. Mô tả chi tiết cách tiến hành quy trình nhằm hỗ trợ việc thực hiện quy trình chất lượng. Ngoài ra còn có kế hoạch chất lượng và một số loại tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam dùng tham khảo. Tầng 4: Hồ sơ chất lượng: Bằng chứng chứng tỏ việc thực hiện phù hợp với những yêu cầu, gồm: báo cáo đánh giá nội bộ, các biên bản hiệu chính, biều mẫu và sổ sách báo cáo, kết quả thử nghiệm, biên bản các cuộc họp của lãnh đạo, hồ sơ đào tạo, hồ sơ quy trình và hướng dẫn công việc (tầng 2,3) quy định. II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HIỆN NAY. 1. Thực trạng chất lượng sản phẩm. Trong những năm vừa qua cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, Công ty cũng đã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào (nguyên vật liệu trước khi nhập kho), quá trình thiết kế, sản xuất cũng như bán hàng và dịch vụ. Kết quả đạt được là: Bảng 8: Chất lượng sản phẩm qua của Công ty những năm qua 2001 2002 2003 2004 2005 Lốp xe đạp Loại I (%) Loại phế (%) 98 2,0 98,3 1,7 98,5 1,5 98,5 1,5 98,81 1,19 Săm xe đạp Loại I (%) Loại phế (%) 97,5 2,5 97,8 2,2 97,8 2,2 98,0 2,0 98,2 1,8 Lốp xe máy Loại I (%) Loại phế (%) 98,9 1,0 99,0 0,9 99,1 0,8 99,3 0,6 99,3 0,5 Săm xe máy Loại I (%) Loại phế (%) 98,1 1,9 98,4 1,6 98,6 1,4 98,5 1,5 98,7 1,3 Lốp ô tô Loại I (%) Loại phế (%) 97,2 2,8 97,5 2,5 97,8 2,2 98,0 2,0 98,2 1,8 Săm ô tô Loại I (%) Loại phế (%) 97,5 2,5 97,6 2,4 97,7 2,3 98,0 2,0 98,3 1,7 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng (Trung tâm chất lượng) Trong số các sản phẩm trên thì lốp xe máy có tỷ lệ phế phẩm là nhỏ nhất. Kết quả này có được là do sự đầu tư 80% cho dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến hiện đại, nhập từ nước ngoài. Nhờ đó làm cho chất lượng lốp xe máy được nâng cao, ngoại hình đẹp, lốp không bị lắc đảo nữa. Những nguyên nhân sai hỏng gây ra phế phẩm chủ yếu là do thiếu cao su, tạp chất, hở chân van, phồng mối nối…Tất cả các sản phẩm của Công ty đều được kiểm tra 100% trước khi dán nhãn nhập kho. Đối với lốp xe máy, ô tô hàng tháng sẽ được rút mẫu chạy lý trình không tải và có tải để kiểm tra độ bền tính năng của sản phẩm. Mặc dù việc kiểm tra, giám sát liên tục, sát sao nhưng không thể tránh khỏi những sai sót xảy ra dẫn đến sai hỏng và tạo ra phế phẩm. Điều này đã gây ra tổn thất không nhỏ về tài chính cho Công ty. Do vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần càng phải được nâng cao hơn nữa để chi phí sản xuất là tối ưu và giảm tỷ lệ phế phẩm. 2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm. 2.1 Mục tiêu, phương hướng quản lý chất lượng của Công ty Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Những năm qua, Công ty Cao su Sao Vàng đã xác định mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm: “Quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp”. Và để làm tốt công tác này Công ty đã đề ra kế hoạch mục tiêu chất lượng: “Năng động, sáng tạo nhanh nhậy trong sản xuất và kinh doanh dể sản phẩm của Công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu”. Ngoài ra, Công ty luôn đề ra mục tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm hàng năm. Việc xác định mục tiêu chất lượng căn cứ vào định hướng phát triển Công ty và kết quả hoạt động kiểm soát: quá trình thiết bị, quản lý nguồn lực, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, kết quả đánh giá nội bộ. Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tiêu chuẩn áp dụng hỗ trợ Các tiêu chuẩn hỗ trợ khi áp dụng ISO 9001:2000 Sổ tay chất lượng ISO 10013 Đánh giá chất lượng ISO 10011-1 Quản lý đo lường ISO 10012-1 HQKT của chất lượng ISO 10014 Chất lượng chuyên gia đánh giá ISO 10011-2 Kiểm soát đo lường ISO 10012-2 Giáo dục và đào tạo ISO 10015 Quản lý đánh giá ISO 10011-3 Đăng ký ISO 10016 Nguồn: Tài liệu sổ tay chất lượng (Trung tâm chất lượng) Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là vẫn tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Nâng cao trách nhiệm của mọi thành viên của Công ty đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm cũng như đối với chất lượng sản phẩm. Thiết lập mối quan hệ, trách nhiệm trong quản lý chất lượng sản phẩm của các phòng ban một cách cụ thể, hiệu quả hơn. Công ty tiếp tục khắc phục những nhược điểm trong việc quản lý chất lượng sản phẩm thực tế ở Công ty. Thực hiện tốt các yêu cầu về đánh giá của BVQI và của Quacert để giúp Công ty phát hiện kịp thời những sai sót trong công tác quản lý. 2.2 Chính sách chất lượng của Công ty Cao su Sao Vàng. Chính sách chất lượng là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nó cho biết các hoạt động của Công ty, trong đó cho thấy đường lối định hướng phát triển của Công ty trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng cần thiết đối với mọi thành viên của Công ty cũng như khách hàng và các bên liên quan. Trong những năm qua Công ty Cao su Sao Vàng luôn đề ra chính sách chất lượng và công bố rộng rãi tới từng cán bộ công nhân viên và khách hàng. Công ty xây dựng các quy trình, hướng dẫn cần thiết phục vụ cho quản lý chất lượng sản phẩm. Nó giúp phát huy mọi nguồn lực đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo theo yêu cầu chất lượng. Nội dung chính sách đã đưa ra nhằm quy định việc thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm, biện pháp phòng ngừa kịp thời liên quan tới chất lượng sản phẩm. Đưa ra cam kết việc thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm phải được tiến hành liên tục, quản lý theo quá trình. Trong Công ty cũng đã thực hiện việc động viên cán bộ công nhân tích cực cải tiến công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng như sáng kiến về cải tiến cách thức quản lý. Tất cả nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng. 2.3 Quản lý chất lượng trong đào tạo Trong lĩnh vực tuyên truyền giáo dục: Công ty đã tổ chức tuyên truyền phổ biến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công tác tiến hành này sẽ do các phòng ban, bộ phận cử người đại diện đi học, sau đó về phổ biến lại cho các thành viên trong bộ phận của mình. Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm theo quy định riêng của từng công việc Công ty đã tiến hành đào tạo lại bắt buộc đối với người lao động. Đối với những vị trí công việc không nhất thiết phải đào tạo lại Công ty có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho người lao động tự nâng cao trình độ của mình. Trong công tác tuyển dụng: Công ty thực hiện việc tuyển dụng nhân viên mới để bổ sung cho những vị trí người lao động đã về hưu hoặc thuyên chuyển công tác. Việc tuyển dụng lao động sẽ do phòng tổ chức lao động tiền lương lập kế hoạch và thực thi kế hoạch khi có sự thông qua của giám đốc Công ty. Trong chính sách tuyển dụng lao động của Công ty có quy định việc ưu tiên con em cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công ty. Chính điều này là một trong những hạn chế khiến Công ty không thu hút được nhiều lao động có trình độ tay nghề giỏi. 2.4 Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm. Ø Quản lý chất lượng trong thiết kế và phát triển sản phẩm: Công tác thiết kế và phát triển sản phẩm của Công ty được thực hiện bởi phòng Kỹ thuật cao su. Để thực hiện tốt công tác thiết kế Công ty đã quy định rõ trách n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0052.doc
Tài liệu liên quan