Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - Tỉnh Bắc Giang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THUẾ GTGT VÀ HIỆU QUẢ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 3

1.1.1.Vị trí, vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) trong nền kinh tế quốc dân: 3

1.1.1.1.Vị trí, vai trò của doanh nghiệp NQD: 3

1.1.1.2.Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD: 4

1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 6

1.1.2.1. Thất thu thuế và các hình thức thất thu thuế: 6

1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT. 9

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT: 9

1.2.1.1. Khái niệm thuế GTGT: 9

1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: 9

1.2.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam: 10

1.2.2.1. Phạm vi áp dụng: 10

1.2.2.2. Căn cứ tính thuế: 12

1.2.2.3. Phương pháp tính thuế GTGT: 13

1.2.2.4. Quy định về hoá đơn, chứng từ: 15

1.3. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( NQD). 15

1.3.1.Một số quy định chung của quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp: 15

1.3.1.1. Đối tượng quản lý thuế: 15

1.3.1.2. Các đơn vị chính tham gia quy trình: 16

1.3.2. Nội dung của quy trình: 16

1.3.2.1.Đăng ký thuế: 16

1.3.2.2. Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế: (Biểu 4). 20

1.3.2.3. Quản lý thu nợ thuế: 21

1.3.2.4.Hoàn thuế: 22

1.3.2.5. Quyết toán thuế: 23

1.3.2.6. Xử lý miễn, giảm thuế: 24

1.4.Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam: 25

1.4.1.Ưu điểm của thuế GTGT: 25

1.4.2. Điều kiện áp dụng của thuế GTGT: 26

1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG. 29

2.1. Những đặc điểm kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh ngiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang: 29

2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang. 29

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ở các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang. 32

2.1.3. Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 33

2.1.3.1. Vài nét sơ lược về chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 33

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chi cục thuế Hiệp Hoà: 35

2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang. 37

2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT): 37

2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế: 41

2.2.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ: 41

2.2.2.2. Tình hình kê khai nộp thuế GTGT: 46

2.2.3. Quản lý việc thu nộp thuế GTGT: 48

2.2.4. Quản lý quyết toán thuế: 51

2.2.5. Công tác thanh tra và kiểm tra: 54

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT của chi cục thuế Hiệp Hoà đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà-Bắc Giang. 55

2.3.1.Những thành tích đã đạt được. 55

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 56

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG 60

3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thế GTGT trong thời gian tới. 60

3.2.Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới. 61

3.2.1.Mục tiêu tổng quát. 61

3.2.2.Mục tiêu cụ thể: 61

3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- Bắc Giang. 62

3.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 62

3.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế. 62

3.3.3. Quản lý doanh thu: 63

3.3.4. Quản lý công tác thu nộp thuế: 65

3.3.5.Một số giải pháp khác: 65

3.3.5.1. Tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối với ĐTNT. 65

3.3.5.2. Quan tâm đến chế độ thi đua khen thưởng. 67

3.3.5.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ thuế. 67

3.4. Một số kiến nghị. 68

PHẦN KẾT LUẬN 71

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang. Hiệp Hoà là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá trình đô thị hoá, với sự mọc lên của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo thành các cụm công nghiệp, nhờ có sự hình thành các cụm công nghiệp và việc mở rộng kinh tế tới các địa bàn lân cận, với định hướng sẽ trở thành đô thị loại III trong vài năm tới, do đó kinh tế xã hội phát triển mạnh, cuộc sống của nhân dân cũng trở nên sôi động hơn; cũng nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế nói chung và ở khu vực kinh tế NQD nói riêng phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau: Ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành thương nghiệp, ngành vận tải, ngành nông, lâm nghiệp... được tổ chức, hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân, HTX, xí nghiệp, và các loại hình doanh nghiệp khác nhưng trong đó số lượng Công ty TNHH vẫn chiếm đa số. Tính đến 31/12/2005 số doanh nghiệp hoạt động thuộc khu vực kinh tế NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà do chi cục thuế Hiệp Hoà quản lý như sau: Tình hình quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh: (biểu 1). S TT Loại hình doanh nghiệp Tổng quản lý Không kinh doanh Đang hoạt động 1 Công ty cổ phần 3 - 3 2 Công ty TNHH 25 2 23 3 Doanh nghiệp tư nhân 3 - 3 4 HTX 2 - 2 5 Xí nghiệp 1 - 1 Tổng 34 2 32 Nguồn: Chi cục thuế Hiệp Hoà. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tập trung ở 25 xã và 01 thị trấn của huyện, và được phát triển lên từ các hộ kinh doanh cá thể, do đó việc áp dụng sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, nhận thức về pháp luật thuế còn hạn chế. Tổng thu thuế các loại theo phân cấp năm 2005 đạt 420 triệu, chiếm 20% tổng số thu ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với doanh NQD trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ, theo số liệu thống kê của chi cục thuế Hiệp Hoà thì số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin đóng mã số thuế, bỏ kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại danh nghĩa, trốn thuế Nhà nước; vi phạm Luật lao động về mua BHXH cho người lao động. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp NQD nói chung mà quan trọng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này là chiến lược mang lại nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của huyện nên Hiệp Hoà đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong tỉnh. 2.1.3. Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 2.1.3.1. Vài nét sơ lược về chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. Chi cục thuế huyện Hiệp Hoà được thành lập cùng với hệ thống thuế cả nước. Thực hiện Nghị định số 281/ HĐBT ngày 7/ 08/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314/ TCQĐ- TCCB ngày 21/ 08/ 1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngày 1/10/1990 chi cục thuế Hiệp Hoà thuộc tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang) được thành lập trên cơ sở sát nhập của 3 bộ phận đó là thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp và thuế quốc doanh. Căn cứ vào Quyết định số 1682/TCT-QĐ-TCCB ban hành ngày 14/11/2003, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế; Và Quyết định số 4181/TCT-TCCB ngày 21/11/2003, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các tổ, đội thuộc Chi cục thuế. Chi cục thuế Hiệp Hoà dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo song trùng của Cục thuế tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Hiệp Hoà. Toàn chi cục có tổng số 57 cán bộ trong đó 42 cán bộ công chức và 15 lao động hợp đồng. 42 cán bộ công chức hiện đã được xếp vào ngạch: - Ngạch chuyên viên: 03 đồng chí. - Ngạch kiểm soát viên: 37 đồng chí. - Các ngạch khác: 02 đồng chí( lái xe + bảo vệ). Đảng bộ Chi cục thuế Hiệp Hoà gồm 29 đ/c, trực thuộc Huyện uỷ Hiệp Hoà. Công đoàn Chi cục thuế là công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ Cục thuế tỉnh Bắc Giang. Tổ chức nữ công có 7 đồng chí là tổ chức nữ công cơ sở trực thuộc Hội phụ nữ Cục thuế tỉnh Bắc Giang. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức trong những năm qua đã được Chi cục quan tâm và thường xuyên cải cách, đổi mới; bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực và tiến trình cải cách thuế: năm 1997 số cán bộ công chức có trình độ đại học và cao đẳng vào khoảng 12%; trình độ trung cấp chiếm 87,33%; trình độ sơ cấp chiếm 0,67%. Cùng với sự cố gắng của toàn ngành, Chi cục thuế Hiệp Hoà với mục tiêu đào tạo, mở rộng toàn diện và chuyên sâu thì hiện nay, (tính đến tháng 6/2006) Chi cục thuế Hiệp Hoà được biên chế 42 cán bộ công chức, trong đó: trình độ cao học có 01 đồng chí, chiếm 2,3%; đại học và cao đẳng có 11 đồng chí, chiếm 26%; trình độ trung cấp có 28 đồng chí, chiếm 67%; còn lại là sơ cấp có 2 đồng chí, chiếm 4,7%. Ngoài ra còn có 2 đồng chí được cử đi học lớp trung cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, Chi cục thuế Hiệp Hoà còn thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, học tập trao đổi kinh nghiệm công tác, tổ chức phát động phong trào thi đua làm việc, thi đua học tập, phát huy sáng kiến... Từ đó chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị ngày càng tốt hơn. Trong suốt những năm qua, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, ngoài việc thực hiện tốt chỉ đạo của Cục thuế Tỉnh, Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện Hiệp Hoà, tập thể lãnh đạo, công chức trong Chi cục thuế Hiệp Hòa luôn sáng tạo áp dụng các biện pháp, sáng kiến mới, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế đến các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế. Công tác hỗ trợ tổ chức và cá nhân người nộp thuế được thông qua bằng nhiều hình thức như: Tổ chức tập huấn, toạ đàm đối thoại và giải đáp thắc mắc kịp thời, đúng quy định. Các tổ chức đoàn thể trong đơn vị thường xuyên tổ chức phát động phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến cách quản lý và các biện pháp thu, góp phần hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu ngân sách của đơn vị. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chi cục thuế Hiệp Hoà: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi cục thuế huyện Hiệp Hoà có thể khái quát qua sơ đồ sau: Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Tổ hành chính nhân sự tài vụ. Tổ xử lý dữ liệu. Tổ nghiệp vụ tuyên truyền hỗ trợ thuế. Tổ thanh tra kiểm tra. Đội QLDN, thu khác và trước bạ. Đội thuế liên xã, thị trấn. * Chi cục trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, có nhiệm vụ lãnh đạo chung, có trách nhiệm tham mưu, tổ chức quản lý cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của chi cục mình. * Các chi cục phó: Cùng với chi cục trưởng, chi cục thuế huyện Hiệp Hoà có 2 chi cục phó giúp đỡ, hỗ trợ chi cục trưởng phụ trách các tổ, đội và chịu trách nhiệm trưởng về hoạt động của các tổ, đội do mình phụ trách. Cụ thể: - Một đồng chí chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế NQD, phần nhiệm vụ tính thuế và các đội thuế liên xã trên địa bàn. - Một đồng chí chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế quốc doanh, vấn đề hành chính, trước bạ, kiểm tra, thanh tra. Tuy nhiên việc phân chia công việc như vậy cũng chỉ mang tính tương đối vì giữa các chi cục phó thường xuyên có sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện công việc nhằm đạt kết quả cao nhất. * Tổ hành chính nhân sự tài vụ: Gồm 5 đồng chí cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác văn thư hành chính, quản trị, tài vụ và quản lý cán bộ của chi cục thuế Hiệp Hoà. * Tổ xử lý dữ liệu: Gồm 6 đồng chí cán bộ, chịu trách nhiệm tính thuế, kế toán, thống kê, dự toán thuế và quản lý ấn chỉ. * Tổ nghiệp vụ- tuyên truyền và hỗ trợ thuế: Gồm 3 đồng chí cán bộ, giúp Chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn nghiệp vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ, đội của chi cục; tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. * Tổ thanh tra, kiểm tra: Gồm 4 đồng chí cán bộ, giúp Chi cục trưởng chi cục thuế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế và các cơ quan tổ chức được uỷ nhiệm thu; thanh tra, kiểm tra nội bộ cơ quan thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế, các chế độ quản lý, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định của pháp luật. * Đội quản lý doanh nghiệp, thu khác và trước bạ: Gồm 8 đồng chí cán bộ, có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thuế khấu trừ và các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất đai, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của chi cục thuế huyện Hiệp Hoà. * Đội thuế liên xã, thị trấn: Chi cục thuế Hiệp Hoà gồm 3 đội thuế liên xã, thị trấn: thực hiện nhiệm vụ thu thuế trên 25 xã và 1 thị trấn thuộc địa bàn huyện Hiệp Hoà, chia thành 3 khu vực: Thượng huyện, hạ huyện và trung tâm huyện. - Đội 1: gồm 01 đội trưởng, 01 đội phó và 04 đồng chí cán bộ phụ trách 8 xã thượng huyện: Đồng Tân, Thanh Vân, Hoàng Vân, Hoàng Lương, Ngọc Sơn, Hoàng An, Thái Sơn, Lương Phong. - Đội 2: Gồm 01 đội trưởng, 01 đội phó và 05 đồng chí cán bộ phụ trách 9 xã hạ huyện: Mai Đình, Hương Lâm, Châu Minh, Bắc Lý, Xuân Cẩm, Mai Trung, Đông Lỗ, Quang Minh, Hoà Sơn. - Đội 3: Gồm 01 đội trưởng, 01 đội phó và 04 đồng chí cán bộ phụ trách 9 xã còn lại thuộc trung tâm huyện: Thị Trấn Thắng, Đức Thắng, Đoan Bái, Danh Thắng, Hùng Sơn, Thường Thắng, Hợp Thịnh, Hoàng Thanh, Đại Thành. 2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang. 2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT): Trong công tác hành chính thuế, công tác quản lý ĐTNT đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua công tác này cơ quan thuế nắm được ĐTNT, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của ĐTNT, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT. Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được ĐTNT. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT. Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý ĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, 100% các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang và phân về cho chi cục thuế Hiệp Hoà quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh. Chi cục thuế Hiệp Hoà đã có nhiều phương pháp quản lý ĐTNT khác nhau như: Quản lý theo địa bàn, quản lý theo cán bộ quản lý doanh nghiệp NQD, quản lý theo thuế môn bài, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức quản lý tiêu biểu mà chi cục thuế hiệp hoà đã và đang áp dụng: * Quản lý ĐTNT theo thuế môn bài: Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài theo bậc, tuỳ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của đơn vị đó. Bảng báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc của doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà: (biểu 2). (Đơn vị tính: đồng) Bậc Năm 2004 Năm 2005 So sánh Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền A (3tr) 5 15.000.000 8 24.000.000 3 9.000.000 B (2 tr) 12 24.000.000 14 28.000.000 2 4.000.000 C(1,5 tr) 8 12.000.000 6 9.000.000 -2 -3.000.000 D (1tr) 7 7.000.000 6 6.000.000 -1 -1.000.000 Tổng 32 58.000.000 34 67.000.000 2 9.000.000 Nguồn: chi cục thuế Hiệp Hoà. * Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, việc quản lý ĐTNT theo thuế môn bài của Chi cục thuế Hiệp Hoà: Về số lượng doanh nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2 doanh nghiệp, làm cho số thuế môn bài thu được cũng tăng lên 9.000.000(đ). Sự tăng lên đó là do sự tăng lên của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng bậc thuế môn bài. Số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh ở bậc A và B, số tiền thuế môn bài thu được cũng tăng cao ở 2 bậc này, số tăng tương ứng là 9.000.000đ và 4.000.000đ. * Quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp: Tính đến ngày 31/12/2005 đội thuế quản lý doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế Hiệp Hoà quản lý tổng số 34 doanh nghiệp NQD, trong đó đang hoạt động là 32 đơn vị, nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 2 đơn vị, trong đó doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có công văn là 1 đơn vị và nghỉ không có công văn 1 đơn vị. Ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng báo cáo dưới đây: Bảng báo cáo tình hình quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp của đội QLDN: (biểu 3). STT Loại hình DN Số DN đang hoạt động Số DN tạm nghỉ kinh doanh Nghỉ có CV Nghỉ không CV 1 Công ty cổ phần 3 - - 2 Công ty TNHH 23 1 1 3 Doanh nghiệp tư nhân 3 - - 4 HTX 2 - - 5 Xí ngghiệp 1 - - Tổng 34 32 1 1 Nguồn: chi cục thuế Hiệp Hoà. Trong 32 đơn vị đang hoạt động và 2 đơn vị đã nghỉ kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp phát sinh tăng trong năm là do được cấp mã số mới và từ nơi khác chuyển về. Trong năm 2005, Cục thuế Bắc Giang đã cấp 2 đối tượng mà được chuyển về thuộc quản lý của Chi cục thuế Hiệp Hoà có 1 đối tượng là doanh nghiệp và 1 đối tượng là công ty TNHH; đồng thời cũng đã đóng cửa 1 đơn vị. So với năm 2004 thì số lượng doanh nghiệp được cục thuế Bắc Giang cấp mã số thuế trong năm 2005 là ít hơn. Chi cục thuế Hiệp Hoà, mà trực tiếp là đội quản lý doanh nghiệp, chỉ với 3 cán bộ và 1 đội trưởng phụ trách chung thì việc quản lý 34 doanh nghiệp, hoạt động rộng khắp trên 25 xã và 1 thị trấn đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Chi cục thuế Hiệp Hoà thì đội quản lý doanh nghiệp cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý ĐTNT. Nhìn chung, công tác quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Hiệp Hoà là tương đối tốt. Trong năm 2005, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội quản lý doanh nghiệp chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Năm 2005, chi cục đã đưa thêm vào diện quản lý 228 đối tượng, tính chung cho cả khu vực kinh tế NQD. Đó chính là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội quản lý doanh nghiệp đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý. Bên cạnh những thành tựu kể trên cũng phải kể đến những tồn tại trong công tác quản lý ĐTNT như: Vẫn còn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của ĐTNT. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều đi lên từ những hộ kinh doanh cá thể cho nên hoạt động vẫn mang tính tự phát, nhận thức về công tác thuế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, các đối tượng đều không ý thức được việc báo cáo cho cơ quan thuế quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; mặt khác, cán bộ thuế quản lý ít với số lượng doanh nghiệp hoạt động phức tạp và không có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế: Quản lý căn cứ tính thuế luôn là vấn đề phức tạp, nan giải, vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Còn ở góc độ quản lý, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN. Công tác quản lý căn cứ tính thuế được thể hiện ở các nhiệm vụ sau: 2.2.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ: a) Công tác kế toán doanh nghiệp: Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì nó là một phần trong cơ chế giám sát doanh nghiệp, từ đó có thể điều hành hoạt động sản xuất cũng như đề ra phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp. Đứng trên quan điểm của nhà quản lý thuế: Thuế và kế toán có mối quan hệ khăng khít, biện chứng cho nhau. Kế toán phản ánh, ghi chép đúng, chính xác, khoa học sẽ tạo điều kiện cho việc tính đúng, tính đủ số thuế. Ngược lại, kế toán phản ánh, ghi chép không đúng, không chính xác, không khoa học thì không thể tính đúng, tính đủ số thuế; không có điều kiện để xử lý tranh chấp thuế nảy sinh. Hay nói cách khác, nếu số liệu kế toán không chính xác sẽ dẫn đến công tác quản lý thuế kém hiệu quả, công cụ thuế sẽ không phát huy hết chức năng điều chỉnh, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Mặc dù rất quan trọng nhưng phần lớn các doanh nghiệp có tâm lý ngại thực hiện sổ sách kế toán, nếu có cũng chỉ là chống đối, không đúng thực tế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán. Theo thống kê, trong số hơn 180.000 doanh nghiệp hiện nay, có đến 70% là doanh nghiệp dân doanh mới thành lập theo Luật doanh nghiệp. Phần đông trong số đó thuộc doanh nghiệp nhỏ, nên chủ yếu chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán. Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà cũng không nằm ngoài đặc điểm chung của phần lớn đó. Tuỳ theo quy mô, năng lực, trình độ nhận thức mà công tác tổ chức kế toán được thực hiện là khác nhau. Ta có thể nhận thấy các sai phạm trong công tác kế toán của một số doanh nghiệp, đó là: Đưa vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế; kê khai trùng, lặp thuế GTGT đầu vào... Ví dụ: Trong quý 4 năm 2005, chi cục thuế Hiệp Hoà đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH xây dựng Thành An, mã số thuế: 0101284617, thuộc xã Mai Trung- huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang ; đã vi phạm: - Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, không đúng quy định của chế độ kế toán. - Sửa chữa, tẩy xoá sổ sách kế toán không đúng quy định. Chi cục thuế Hiệp Hoà đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo Nghị định số 158/NĐ-CP, số tiền phạt là 200.000đ. Theo báo cáo: Năm 2004: Số quyết định xử phạt là 16 quyết định; tổng số tiền phạt là 41.402.671đ, trong đó truy thu thuế là 22.919.923đ, phạt hành chính là 18.482.748đ; Năm 2005: Số quyết định xử phạt là 18 quyết định; tổng số tiền phạt là 51.791.380đ, trong đó truy thu thuế là 20.885.668đ; phạt hành chính là 30.905.712đ. * Nhận xét: Có thể nhận thấy công tác kế toán không phải là công tác được các doanh nghiệp quan tâm. Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán ngày càng tăng, mà tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng, dịch vụ ăn uống, vận tải. Mà nguyên nhân một phần là do nhận thức của các doanh nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác là do đặc thù của ngành kinh doanh không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ kế toán còn có nhiều hạn chế. Ngược lại, với Chi cục thuế thì việc kiểm tra sổ sách ngày càng được chú trọng, quản lý ngày càng chặt chẽ, việc xử lý sai phạm ngày càng nhiều và kiên quyết hơn đối với các doanh nghiệp thực hiện không tốt chế độ kế toán. b) Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ: Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ được thực hiện theo Nghị định số 89/NĐ- CP ngày 07/11/2002. Việc tổ chức hạch toán trong các khâu sản xuất- lưu thông- tiêu dùng cũng như việc sử dụng hoá đơn, chứng từ trong việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và đối với cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế GTGT. Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nộp thuế ngày càng nghiêm túc hơn, tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê. Trên địa bàn huyện Hiệp Hoà toàn bộ các doanh nghiệp NQD đang hoạt động đều thực hiện việc mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng tăng nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ vẫn luôn tồn tại. Điều này có thể thấy ở tất cả các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu ra. + Đối với các loại hoá đơn đầu vào: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau để hợp pháp hoá việc khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá, chữa ngày, tháng để kê khai thuế đầu vào, từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hiệp Hoà, năm 2005 đã vi phạm: - Kê khai khấu trừ thuế đầu vào. - Các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị bán, tổng số thuế GTGT đầu vào đã kê khai là 6.259.835đ. Chi cục thuế Hiệp Hoà đã truy thu số thuế GTGT đầu vào là 6.259.835đ. + Đối với hoá đơn đầu ra: Chủ yếu là bán hàng hoá mà không lập hoá đơn; ghi giá trị trên hoá đơn thấp hơn so với giá trị thực tế thanh toán nhằm làm giảm thuế GTGT đầu ra; sử dụng hoá đơn không phải do Bộ tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in nhưng chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong năm 2005, chi cục thuế Hiệp Hoà đã tiến hành kiểm tra hoá đơn bán hàng của 06 đơn vị xăng dầu, qua kiểm tra đã phát hiện một số sai sót nhưng không đáng kể nên chỉ nhắc nhở và rút kinh nghiệm chung; Chi cục đã phối hợp với Công an huyện Hiệp Hoà kiểm tra xác minh, truy tìm và xử lý 01 trường hợp báo mất hoá đơn, xử lý truy thu và phạt tiền: 4.600.000đ; xử lý truy thu và phạt số đối với 01 trường hợp vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ kèm theo, số tiền phạt là 459.000đ. *Nhận xét: Chi cục thuế Hiệp Hoà đã thực hiện tốt công tác quản lý hoá đơn, chứng từ. Các đối tượng mua mới phải đảm bảo đúng điều kiện, đồng thời cũng tiến hành theo dõi quy trình hoạt động kinh doanh để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với các trường hợp mua, bán hoá đơn trước đây, chi cục đã rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho đúng theo quy định. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt và quản lý một cách phù hợp, không để xảy ra tình trạng kinh doanh hoá đơn. Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh và tình hình kê khai thuế, chi cục thuế Hiệp Hoà đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hoá đơn, lập hoá đơn khống, chi cục đã tập trung phối hợp kiểm tra, làm rõ và ngăn chặn kịp thời. Ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thủ tục ban đầu để mua hoá đơn, chi cục đã chỉ đạo tổ XLDL phối hợp chặt chẽ với đội thuế, tổ thanh tra, kiểm tra nghiên cứu và xem xét kỹ nhằm phát hiện những hiện tượng lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp và các quy định về bán hoá đơn để mua hoá đơn sử dụng bất hợp pháp. Chi cục đã phối hợp liên ngành với các cơ quan như công an, quản lý thị trường....để kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hoá đơn, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào, bán ra để tìm ra những đối tượng kinh doanh không lành mạnh và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn. Chi cục thuế Hiệp Hoà luôn tăng cường công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu hoá đơn: Bảng báo cáo kết quả xác minh hoá đơn đến ngày 31/12/2005: (biểu 4). Hoá đơn gửi đi xác minh Chưa nhận 31/12/2004 Số gửi đi trong năm 2005 Đã nhận trả lời Chưa nhận 31/12/2005 Số PH Số HĐ Số PH Số HĐ Số PH Số HĐ K.quả xử lý chênh lệch (ĐV: đồng) Số PH Số HĐ 5 12 9 32 3 8 2.470.850 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5611.doc
Tài liệu liên quan