Tiêu đề
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN HÀNG
I,Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và công tác tạo nguồn hàng nói riêng
1. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
2. Vai trò của công tác tạo nguồn hàng trong xuất khẩu
2.1.Khái niệm nguồn hàng xuất khẩu
2.2.Tạo nguồn hàng trong xuất khẩu
2.3.Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
2.4. vai trò của công tác tạo nguồn hàng trong xuất khẩu
II, Phân loại nguồn hàng và các hình thức tạo nguồn hàng
1.Phân loại nguồn hàng
2.Các hình thức tạo nguồn hàng
III, Nội dung của công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
1.Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
2.Tổ chức hệ thống thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
3.Ký kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
4.Xúc tiến khai thác nguồn hàng
5.Tiếp nhận bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu
VI. Các nhân tố ảnh hương tới tạo nguồn hàng xuất khẩu
1.Khả năng nghiên cứu và tiếp cận thị trường của Công ty
2.Khả năng tài chính và uy tín của Công ty
3.Đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia tạo nguồn hàng xuất khẩu
4.Sự cạnh tranh trong thu mua
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng tại công ty xuất nhập khẩu Thanh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động, thị trường ... Để giải quyết được những khó khăn trên Công ty phải nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh với từng bước đi cụ thể . trước hết tập trung sức lực xây dựng một số mô hình kinh doanh mới. Sắp xếp lao động hợp lý mạnh dạn tinh giảm biên chế. Đội ngũ cán bộ được sàng lọc tuyển mới những cán bộ, nhân viên vững về chuyên môn, vững về nghiệp vụ ngoại thương. Tổ chức tiếp thị tới thị trường xác định ngành hàng, nguồn hàng xuất khẩu. Do đó Công ty đã từng bước tạo được chỗ đứng trên thị trường, vị thế của Công ty ngày càng được nâng cao được nhiều khách hàng nước ngoài biết tới.
Trụ sở giao dịch cũ của Công ty là tại 15 phố Quán Thánh sau đó chuyển về 18 phố Nguyễn Trung Trực - Quận Ba Đình-Hà Nội. Nay trụ sở chuyển về 122-124/M2 Láng Trung- Đống Đa-Hà Nội.
Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có tư cách pháp nhân. Có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý. Công ty có con dấu, tài sản và các quỹ theo quy định. Công ty hoạt động theo phương thức tự cân đối thu chi trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội(VIET COM BANK). Như vậy thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng. Công ty Thanh Hà đã có những bước đi và định hướng, những thay đổi phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triền của Công ty ngày càng vững mạnh.
2.Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty.
2.1.Chức năng của Công ty.
Công ty Thanh Hà được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm, thổ sản và dược liệu...
Chức năng chính của Công ty là: Tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh các mặt hàng: may mặc, thủ công mỹ nghệ, sơn mầu, dược liệu, khoáng sản... tạo nguồn hàng xuất khẩu kích thích sản xuất trong nước.
Làm dịch vụ khách sạn, trang trí nội thất, xây dựng mới cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty và các sản phẩm liên doanh, liên kết, đại diện, đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
Nhập khẩu kinh doanh vật tư, nguyên liệu, phương tiện, hàng tiêu dùng. Phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty và nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
2.2.Nhiệm vụ của Công ty.
-Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu, kinh doanh thương mại, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước đã ban hành.
-Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu theo kế hoạch mục tiêu chiến lược của Nhà nước.
-Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách cũng như quyền về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực của Nhà nước. Thực hiện hạch toán kế toán, bảo tồn và phát triển nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
-Thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
-Quản lý toàn diện, đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao động theo quyền lợi của từng thành viên trong Công ty theo điều lệ của Công ty đã quy định.
-Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
2.3.Quyền hạn của Công ty.
-Kinh doanh theo đúng mục đích thành lập doanh nghiệp và theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh .
-Chủ động trong sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước.Về hợp đồng đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
-Được giao quyền quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn lực. Được huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Được tiếp thị, tham gia triển lãm, hội chợ , quảng cáo tham gia các cuộc hội thảo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
-Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và phải đạt hiệu quả. Quản lý và sử dụng đội ngũ lao động áp dụng các hình thức trả lương làm đòn bẩy tăng năng suất lao dộng theo đúng chính sách và quy định của Nhà nước.
-Được quyền tố tụng khiếu nại trước cơ quan pháp luật về các vụ việc vi phạm chế độ chính sách Nhà nước làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước.
2.4. Các mối quan hệ với thị trường.
Những năm qua Công ty đã thiết lập cho mình một hệ thống các mối quan hệ tốt với nhiều thị trường khác nhau, Công ty được nhiều khách hàng tín nhiệm và có mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài.
Công ty cũng luôn chú ý tới việc củng cố và duy trì thị trường thông qua các sản phẩm có uy tín, do đó luôn được khách hàng tín nhiệm và thị trường khá ổn định.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Được thành lập từ năm 1976 với cơ sở là liên hiệp sản xuất ngành song, mây, tre đan trực thuộc Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Hà Nội. Khi đó Công ty mới chỉ có 3 phòng đó là: Phòng kế hoạch, Phòng xuất nhập khẩu và Phòng tài vụ với tổng số biên chế là 14 người.
Đến năm 1993, sau 16 năm hoạt động kinh doanh. Công ty đã đổi tên thành Công ty chế biến nôn lâm sản xuất khẩu với tổng số cán bộ công nhân viên là 20 người. Cơ cấu tổ chức bộ máy mới chỉ bao gồm 4 phòng là: Phòng kinh tế tài vụ, Phòng xuất nhập khẩu I, Phòng xuất nhập khẩu II, Phòng tổ chức hành chính.
Đến nay, sau 26 năm cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty đã có nhiều thay đổi tính đến hết năm 2001 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty đã tăng lên 515 người cùng với nó là sự mở rộng địa bàn hoạt động. Trước đây địa bàn hoạt động của Công ty chỉ chủ yếu bó hẹp quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nhưng cho đến nay địa bàn hoạt động đã trải rộng hầu hết mọi miền đất nước thông qua 3 chi nhánh ở 3 miền đó là ở Lào Cai, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn thông qua sơ đồ sau.
Phòng
KT-TC
Phòng
Thị trường
Phòng
XNK
Chi
nhánh
TPHCM
Chi
nhánh
LC
Xí nghiệp
Sản xuất
Khăn bông
Chi
nhánh
ĐN
Giám Đốc
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
*Giám Đốc Công ty : Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên và toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm hoạt động đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các chính sách đã quy định của Nhà nước. Giám đốc có toàn quyền quyết định các phương án kinh doanh của Công ty cũng như tham gia vào sắp xếp tuyển chọn nhân lực theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
*Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý Công ty về mặt nhân lực, đôn đốc mọi người lao động thực hiện điều lệ, kỷ luật lao động. Đề xuất giải quyết những chính sách chế độ cho người lao động theo quy định. Tiếp nhận bàn giao xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị trong và ngoài ngành.
*Phòng kế toán tài chính:
-Kế toán trưởng: làm công tác tổng hợp các số liệu, các chi phí các khoản nộp ngân sách, các quỹ, các báo cáo hàng năm, hàng quý của Công ty.
-Kế toán thanh toán: Theo dõi các koản thanh toán thu chi tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, công nợ và khách mua bán hàng, thường xuyên thanh quyết toán với kế toán bán nhằm đối chiếu kiểm tra và thanh toán kịp thời tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanh.
-Kế toán mua bán: Phản ánh tình hình xuất nhập khẩu các loại hàng hoá của Công ty theo hoá đơn, chứng từ, đối tượng mua bán. Cùng với kế toán thanh toán các kho hàng, chi nhánh theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán công nợ đồng thời phát hiện những lãng phí nhằm đề xuất các phương án giúp cho Công ty hoạt động có hệu quả hơn.
-Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt theo phiếu thu chi đã ký duyệt. Nhận tiền khách hàng trả, nhận tiền ở ngân hàng, làm báo cáo thông kê hàng tháng đối với cấp trên.
*Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh cũng như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như những mặt hàng nông lâm sản, khoáng sản, hàng dệt may, hàng điện lạnh...
*Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời phòng thị trường có nhiệm vụ tìm kiếm các mặt hàng phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu của Công ty. Ngoài ra phòng thị trường còn phải tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới cũng như cơ hội kinh doanh và các mặt hàng mới.
*Các chi nhánh tại Lào Cai, Đà Nẵmg, thành phố Hồ Chí Minh:
Là đại diện của Công ty có chức năng trực tiếp hoặc gián tiếp ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng trong và ngoài nước.
*Xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu: Căn cứ vào hợp đồng Công ty đã ký tổ chức thu mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất theo đúng nội dung hợp đồng đã ký.
Chúng ta cũng có thể hiểu dõ hon cơ cấu lao động của Công ty thông qua bảng sau.
Bảng 2.1
Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị tính:Người
Năm
1998
1999
2000
2001
Tổng số
348
420
435
515
Sau đại học
2
3
5
6
Đại học
92
126
129
157
Trung cấp
242
275
286
335
PTTH
12
17
15
17
II.thực trạng hoạt động thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu THANH Hà.
Việc xác định các mặt hàng kinh doanh của Công ty căn cứ vào giấy phép quy định và điều quan trọng hơn là phải tìm được thị trường đầu ra. Thị trường xuất khẩu của Công ty đã có sự thay đổi và xác lập cụ thể. Sự thay đổi này trước hết phải nói tới sự tác động do sự thay đổi chính sách của Nhà nước. Mà đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nến kinh tế nhỏ, phân tán nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu là nguồn hàng sơ cấp, hàng nông lâm thổ sản phải thu gom từ nhiều cơ sở sản xuất.
1.Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty.
Sau khi củng cố hoàn chỉnh lại tổ chức, chiến lược kinh doanh của Công ty được xây dựng lại mang tính khả thi. Thị trường xuất khẩu của Công ty trong thời gian đầu có nhiều biến động nhưng về sau đã ổn định dần và ngày càng được mở rộng. Do sự thay đổi chính sách của Nhà nước với việc đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ và thiết lập mối quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia có thể chế chính trị khác nhau cũng như là với các tổ chức kinh tế quốc tế.
Cho đến nay Công ty đã có 26 bạn hàng ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, Anh... tuy nhiên cũng có một điều đáng nói là mối quan hệ kinh tế của Công ty với các bạn hàng ở các nước trong khối ASEAN còn ở mức rất khiêm tốn.
Công ty đã tập trung vào những thị trường xuất khẩu là những nước có nền kinh tế phát triển. Thị trường lớn lại chuyên nhập khẩu nguyên liệu để chế biến thành thành phẩm xuất khẩu sang nước khác hoặc tiêu dùng trong nước. Khi đã có thị trường xuất khẩu Công ty củng cố tổ chức thu mua nguồn hàng như hạt tiêu, quế, lạc, long nhãn... đặc biệt là chè đen. Mặt hàng chè đen là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản của Công ty. Được Công ty xác định là mặt hàng chủ lực. Cho nên ban lãnh đạo của Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển việc xuất khẩu chè cả về chiều sâu và bề rộng. Công ty đã mở rộng liên doanh, liên kết với các nông trường chè trong cả nước. Đặc biệt là khu vực phía bắc. Đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, máy móc cũng như tiền vốn vào các nhà máy chè.
Cụ thể Công ty đã có mối quan hệ với các đơn vị sản xuất chè ở các tỉnh có nguồn chè lớn như: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ... và cụ thể như tại Yên Bái Công ty dã có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy chè như: Nhà máy chè Trần Phú, Nhà máy chè đen Yên Bái...
Sự đầu tư và hợp tác này là nhằm để nắm chắc nguồn hàng với giá cả hợp lý và đảm bảo tiến độ xuất khẩu. thông qua đó tạo điều kiện cho người lao động có việc làm về các mặt hàng khác như gỗ, long nhãn, quế, lạc. Công ty cũng có mối quan hệ truyền thống với các bạn hàng ở các tỉnh có nguồn nguyên liệu khá chặt chẽ như quế ở Yên Bái. Lạc, long nhãn ở các tỉnh như Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Công ty đã rất chú trọng tới việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thêm bạn hàng. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: Chia nhỏ khối lượng, xuất khẩu từng container, bán hàng theo đúng mẫu, đa dạng hoá bao bì...
Ngoài hình thức xuất khẩu hàng hoá theo hình thức thương mại như trên. Hiện nay Công ty còn có một xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu đặt tại Đức Giang-Gia Lâm. Nhiệm vụ chính của nó là sản xuất khăn bông xuất khẩu theo hợp đồng Công ty đã ký kêt với khách hàng nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Được thành lập từ năm 1997 cho đến nay xí nghiệp khăn bông đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty.
Về đầu vào để sản xuất khăn bông là sợi chủ yếu Công ty nhập từ ấn Độ và Trung Quốc và một số nguồn trong nước như: Nhà máy rệt 8/3, Công ty sợi Nha Trang, Công ty rệt Nghĩa Hưng (Phú Thọ), Tổng Công ty bông Việt Nam.
Việc nghiên cứu thị trường mua cũng như bán đầu tiên Công ty nghiên cứu thị trường đầu ra xem cầu hàng hoá là bao nhiêu sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu lượng cung hàng hoá sản xuất ở trong nước cũng như nghiên cứu khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
Công ty dựa và doanh số bán hàng của từng loại hàng hoá để có chiến lược cụ thể cho từng mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh.
Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài Công ty tiến hành thu thập thông tin theo các tài liệu đã được thống kê, qua báo trí, tin tức truyền hình, radio... cũng như qua các cuộc họp, triển lãm, báo cáo thị trường nước ngoài về nhu cầu thị hiếu của họ trong hiện tại cũng như tương lai.
Bên cạnh đó Công ty cũng cho cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường đi nghiên cứu ở nước ngoài cũng như những vùng nguyên liệu để thu thập những thông tin chính xác nhất.
Chi phí cho nghiên cứu thị trường của Công ty luôn ổn định. Các nhân viên thị trường đều có phương tiện đi lại thuận lợi. Cán bộ về thị trường không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn.
Chúng ta có thể xem xét hiệu quả công tác tạo nguồn hàng một phần thông qua bảng sau.
Bảng 2.2
Bảng danh số mua vào của một số hàng hoá
Đơn vị tính:1000VND
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng số
84.587.680
111.518.184
131.881.860
174.949.212
Trong đó
Chè
Quế
Lạc
Long nhãn
Lốp ôtô
Hoá chất
Sợi
Hàng hoá khác
8.634.742
7.513.043
13.724.414
4.321.684
4.578.324
6.789.431
3.915.000
35.111.042
13.219.078
6.593.309
14.547.420
8.872.920
13.158.221
10.941.459
4.455.000
39.487.727
48.661.850
4.180.407
13.914.166
2.983.407
5.843.961
2.552.011
6.615.000
47.124.933
56.784.786
3.810.784
15.784.214
9.540.720
14.200.780
8.540.217
10.150.000
56.137.620
Biểu 2.2
1998 1999 2000 2001
Đơn vị tính:1000VND
2.Về dự trữ hàng hoá.
Do đặc thù, một số hàng hoá kinh doanh của Công ty mang tính thời vụ cao như: chè, hạt tiêu, long nhãn... Để đảm bảo có hàng hoá xuất khẩu thường xuyên. Do đó, Công ty phải tiến hành công tác dự trữ hàng hoá. Việc dự trữ hàng hoá phải đảm baỏ không để hàng xuống cấp, hạn chế đến mức thấp nhất hư hỏng, mất mát. Nếu việc dự trữ hàng hoá quá nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng vốn hoặc thị trường biến động giá mua xuống thì hàng hoá bán ra sẽ bị lỗ, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, về măt dự trữ hàng hoá đối với chè Công ty có một tổng kho đặt tại Đông Anh chuỷên làm công việc dự trữ đồng thời tái chế, đóng gói trước khi xuất khẩu.
Còn đối với các mặt hàng nông lâm sản và khác và dược liệu cho đến Công ty vẫn chưa có kho chứa mà thực hiện việc xuất khẩu mỗi khi thu gom hàng đủ cho một container.
Đối với mặt hàng khăn bông xuất khẩu thì việc dự trữ hàng hoá không cần phải đòi hỏi kho bãi quá lớn mà chủ yếu là sản xuất đến đâu xuất khẩu hết đến đó hoặc nếu có dự trữ thì cũng với khối lượng rất nhỏ điều này có thể thực hiện ngay tại xưởng sản xuất.
Do đã có kinh nghiện kinh doanh trong cơ chế thị trường nên Công ty luôn tuân thủ các quy luật khách quan như: trung thực với nhà cung ứng. Nên tạo lòng tin trong kinh doanh. Đối với khách hàng Công ty luôn giữ “chữ tín” trong kinh doanh chính vì vậy thị trường của Công ty khá ổn định trong mấy năm vừa qua.
Cũng nhờ thực hiện tốt những điều trên đã làm cho Công ty tiết kiệm được một phần chi phí kho bãi vì hàng hoá chủ yếu được cung ứng đầy đủ và kịp thời từ phía nhà cung ứng.
3.Về công tác tổ chức cán bộ.
Do làm tốt công tác tổ chức. Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và năng lực khá rất linh hoạt trong công tác mở rộng và phát triển thị trường lấy thị trường làm hiệu quả kinh doanh và cũng là mục tiêu để phấn đấu. Năng động trong tìm kiếm khách hàng và nguồn hàng.
Hiện nay trong tổng số hơn 500 cán bộ công nhân viên của Công ty sau một thời gian đổi mới thì hiện tại. Công ty 100% cán bộ quản lý đã tốt nghiệp đại hạc, cao đẳng và sau đại học. Còn tại xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu thì số cán bộ quản ly chiếm khoảng 7% đều đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc sau đại học, 90% công nhân tham gia sản xuất là công nhân kỹ thuật đã được qua đào tạo. Còn lại khoảng 3% là lao động phổ thông.
Mỗi người lao động đều xác định rõ. Muốn đời sống được ổn định và cải thiện thì phải gắn bó với Công ty và làm việc vì sư phát triển của Công ty. Vì Công ty có phát triển thì đời sống mới được nâng cao.
Bảng 2.3
Thu nhập bình quân tháng của Công ty
Năm
Số lao động (Người)
Thu nhập bình quân tháng(1000VND)
%tăng so vơi năm trước
1998
348
480
1999
420
510
6.25
2000
435
540
5.88
2001
515
610
12.9
Thu nhập bình quân của người lao động năm 1998 là 480.000VND thì đến năm 2001 đã đạt 610.000VND điều này cho thấy bước phát triển không ngừng của Công ty và đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. Công ty đã tạo được những bước phát triển như vậy giúp cho chỗ đứng của nó trên thương trường ngày càng được củng cố.
Với những cố gắng trên trong 4 năm qua đã từng bước củng cố và phát triển thị trường. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hợp lý và đạt được kết quả về một số mặt hàng bán ra như sau.
Bảng 2.4
Doanh số bán ra của một số mặt hàng
Đơn vị tính:1000VND
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
93.488.640
121.957.780
151.101.412
194.121.670
Trong đó
Chè
Quế
Lạc
Long nhãn
Lốp ôtô
Hoá chât
Khăn bông
Hàng hoá khác
7.718.384
8.714.324
13.725.316
4.524.324
4.324.345
6.790.324
12.150.000
35.311.653
13.323.678
6.601.309
14.604.324
9.013.768
13.728.223
11.262.324
14.850.000
39.824.154
48.921.232
4.280.532
14.014.166
301.268
5.904.594
2.603.015
14.500.000
47.864.744
56.196.213
7.991.231
15.804.273
9.546.831
14.230.250
8.546.217
29.000.000
56.200.673
Biểu2.3
Doanh số bán ra
194121670
151101412
121957780
93488640
Doanh số
Năm
1998 1999 2000 2001
Đơn vị tính:1000VND
4.Tình hình tài chính hiện tại ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn hàng.
Do mặt hàng kinh doanh mang tính thời vụ, giá trị lớn nên Công ty phải thường xuyên vay vốn ngân hàng, lúc cao điểtm lên tới 40 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh như vậy yêu cầu đặt ra đối với Công ty là phải kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. Để trang trải được chi phí quản lý và hàng loạt các chi phí khác, cũng như đủ để trả tiền lãi ngân hàng.
Mặt khác Công ty cũng vận động cán bộ công nhân viên tham gia góp vốn kinh doanh và thực hiện tốt công tác mua hàng trực tiếp của khách hàng không thông qua khâu trung gian để nâng cao lợi nhuận xuất khẩu và giảm chi phí. Thanh toán kịp thời sằng phẳng với khách hàng, sẵn sàng xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác...
Chính do hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên khi mới tái thành lập tổng nguồn vốn của Công ty chỉ mới khoảng gần 8 tỷ VND cho đến nay nguồn vốn bổ sung từ hoạt động kinh doanh cũng như nguồn vốn ngân sách cấp bổ sung đã nâng tổng nguồn vốn của Công ty lên là 51.310.000.000VND.
Do đó trong những năm qua Công ty luôn chủ động trong cân đối cung cầu về vốn. Đảm bảo được nhu cầu vốn kinh doanh, giữ vũng quan hệ buôn bán với khách hàng trong và ngoài nước.
Qua số liệu về tình hình tài chính của Công ty trong 4 năm từ 1998 đến 2001 ta có bảng sau.
Bảng 2.5
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Đơn vị tính:1000VND
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
93.488.640
121.957.780
151.101.412
194.121.670
Lợi nhuận
194.287
261.450
250.178
380.976
TổngTSCĐ
3.548.124
3.670.568
4.010.901
4.650.780
Tổng nguồn vốn
35.670.784
42.784.213
48.078.000
51.310.000
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
0,055
0,071
0,062
0,082
Số vòng quay của vốn
2,6
2,85
3,14
3,78
Doanh lợi của vốn KD
0,0054
0,0061
0,0052
Lợi nhuận
Biểu 2.4
Lợi nhuận
380.976
250.178
261.45
194.287
1998 1999 2000 2000
Đơn vị tính:1000VND
1998
1999
2001
2000
Năm
Kết quả trên cho thấy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, tài sản, lợi nhuận đều tăng. Mặc dù việc tăng chưa hợp lý tuyệt đối và không có sự đồng đều giữa các năm.
Nhưng đó là một kết quả đáng mừng vì lợi nhuận là mục tiêu chính trong kinh doanh.
Tài sản cố đinh bình quân cũng như tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong những năm qua luôn tăng cao do Công ty đầu tư xây dựng một xí nghiệp sản xuất khăn mặt. Chắc chắn trong các năm tới hiệu quả kinh doanh của Công ty còn tăng cao hơn nữa.
Tuy phải đứng trước những khó khăn chung về biến động trên thị trường quốc tế cũng như những khó khăn. Nhưng Công ty đã có những biện pháp khắc phục kịp thời, có đầy đủ vốn phục vụ cho kinh doanh. Nhất là vốn bắng tiền mặt phục vụ cho việc thu mua hàng nông lâm sản. Luân chuyển và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, nhà cung ứng cũng như với ngân hàng. Giữ được “chữ tín” trong vay và trả vốn ngân hàng. Đã làm tốt công tác quản lý vốn trong kinh doanh không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn mặc dù Công ty phải ứng tiền trước cho người bán và bán hàng thu tiền sau.
5.Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong khoản thời gian từ 1998 trở lại đây tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu diễn ra ngày càng gay gắt.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong lĩnh vực xuất khẩu chè là mặt hàng chủ đạo của Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Tổng Công ty chè Việt Nam (VINATEA). đây là một đối thủ khá mạnh cả về vốn, thị phần cũng như kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này trung bình trong vài năm trở lại đây VINATEA thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Mặc dù vậy tỷ trọng của Công ty trong thị trường này vẫn đạt ở mức cao. Trong những năm gần đây theo báo cáo của Công ty thì thị phần của Công ty trong tổng khối lương chè xuất khẩu của cả nước luôn ở mức trên dước 30%.
Chẳng hạn như trong năm 2001 theo báo cáo tổng số chè thương phẩm của cả nước đạt khoản trên 70.000 tấn thì khối lượng chè của Công ty xuất khẩu được là 20.000 tấn.
Để đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt của VINATEA trong công tác thu mua tạo nguồn hàng thì Công ty đã thực hiện một số giải pháp như: Thu mua với giá cao hơn, thực hiện đầu tư vào những cơ sở sản xuất chế biến chè hoặc đặt trước cho người sản xuất ...
Còn đối với các mặt hàng khác như mây tre đan hiện Công ty đang gặp phải sư cạnh tranh từ phía PAROTEX (Tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre đan). Còn các mặt hàng nông lâm thổ sản khác cũng đang gặp phải sự cạnh tranh của NAFORIMEX (Tổng Công ty xuất nhập khẩu nông lâm thổ sản), Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, cũng như các Công ty xuất nhập khẩu tại các tỉnh... Đối với những mặt hàng này chiếm tỷ trong không lớn trong tổng doanh thu của Công ty, hơn nữa thị phần của Công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước về các mặt hàng này không lớn thường là dưới 5% nên sẽ không có sức mạnh trong công tác tạo nguồn hàng. Hơn nữa về mặt hàng nông lâm thổ sản thì các Công ty xuất nhập khẩu ở các đại phương thường thuận tiện hơn trong việc thu mua hàng hoá. Chính vì vậy trong thời gian qua Công ty đang có những biện và chính sách như: Cử cán bộ có kinh nghiệm đi khảo sát các vùng nguyên liệu, thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị sản xuất cũng như với các Công ty xuất nhập khẩu tại địa phương đó... Nhằm nâng cao thị phần cũng như tạo ra sức mạnh trong công tác thu mua tạo nguồn hàng các mặt hàng này.
Ngoài ra đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản thì tình trạng không được Nhà nước tổ chức quản lý chặt chẽ dẫn tới tình trạng “tranh mua- tranh bán” làm cho đầu vào nhiều lúc giá cao không đúng với thực tế.
Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có những chính sách phù hợp đối với việc thu mua cũng như chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản như chính sách trợ giá, mua dự trữ.
Đối với mặt hàng khăn bông xuất khẩu mặc dù sản lượng và doanh thu trong những năm gầy đây liên tục tăng cao. Nhưng hiện giờ đầu vào là sợi chủ yếu Công ty phải nhập khẩu từ ấn Độ, Trung Quốc hoặc thông qua các Công ty trong nước như: Nhà máy rệt 8/3, Công ty sợi Nha Trang, Công ty bông Việt Nam... nên đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0378.doc