LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2
I . Lịch sử hình thành Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. 2
II. Chức năng và nhiệm vụ 3
III. Cơ cấu tổ chức hoạt động của SGDI-Ngân hàng công thương Việt Nam. 4
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGDI-NHCTVN NĂM 2006 7
1. Hoạt động huy động vốn 7
2. Hoạt động đầu tư và cho vay.9
3. Một số hoạt động khác 10
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 10
3.2. Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. 11
3.3. Kết quả hoạt động thu chi tiền mặt: 11
3.4. Kết quả hoạt động thanh toán thẻ : 11
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 12
I. Khái niệm về bảo đảm tiền vay 12
II. Thực trạng hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại Sở Giao Dịch I – NHCTVN 13
1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay 14
2. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay 15
III. Nhận xét và kiến nghị 15
KẾT LUẬN 17
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
23 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL OF VIET NAM TRANSACTION OFFICE.NO1 .
Trong hoạt động kinh doanh của mình, Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đổi mới phong cách phục vụ; Xây dựng chính sách khách hàng; Thực hiện phương châm của Ngân hàng công thương Việt Nam: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”.
II. Chức năng và nhiệm vụ
1. Chức năng
Giống như các Ngân hàng thương mại khác, chức năng chính của Sở giao dịch I- NHCTVN là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế để cho vay. Ngoài các hoạt động cho vay thông thường, đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong những năm qua.
2. Nhiệm vụ
- Huy động vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản séc, tài khoản vãng lai. Tiền gửi của khách hàng thường chia làm hai loại: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Với lãi suất và kỳ hạn hợp lý sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi cho phép phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra còn phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi (phiếu nợ ngắn hạn dưới 12 tháng) để vay tiền trong dân cư; Phát hành trái phiếu, phiếu nợ trung hạn và dài hạn tạo nguồn vốn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân... theo quy chế tín dụng của NHNN và quy định của NHCT.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh ngân hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ, giúp cho khách hàng có được loại ngoại tệ cần thiết để phục vụ cho việc thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ NH như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối.
- Nghiệp vụ ngân quỹ: Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán.
- Hiện nay còn có thêm một số loại hình dịch vụ khác như: Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ: thẻ ATM, thẻ Visacard, Mastercard; Dịch vụ tư vấn tài chính...v...v..
III. Cơ cấu tổ chức hoạt động của SGDI-Ngân hàng công thương Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nói chung của Ngân hàng nói riêng, nó là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp, của Ngân hàng đó.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng khách hàng số 1
Phòng khách hàng số 2
Phòngkhách hàng cá nhân
Phó giám đốc
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 2
Phó giám đốc
Quản lý rủi ro
Phòng thông tin điện toán
Phòng thẻ
Phó giám đốc
Phòng Kế toán giao dịch
Phòng Kế toán tài chính
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổng hợp tiếp thị
Chức năng các phòng ban
- Phòng khách hàng số 1: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn, các đơn vị lớn để khai thác vốn bằng VND & các ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ.
- Phòng khách hàng số 2: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượng hoạt động. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Phòng khách hàng cá nhân: Bao gồm hai phòng giao dịch số 1 và phòng giao dịch số 2. Là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ, cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Có chức năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương chính sách của NHNN và các quy định của ngành. Cho vay, thu nợ các cá nhân.
- Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ; mở tài khoản cho khách hàng và thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công tác kế toán; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN.
- Phòng tổng hợp và tiếp thị: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Thống kê số liệu.
- Phòng quản lý rủi ro: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động nhân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước.
- Phòng thông tin điện toán: Quản lý và xử lý các dữ liệu kế toán, kết nối các mạng nội bộ. Đồng thời còn thực hiện việc bảo dưỡng, lắp đặt các máy phục vụ cho việc tổng hợp, cân đối sao kê cho mạng máy tính phòng kế toán.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiệt kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng thẻ: Là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát thẻ giữa NHNT với các thành viên và các tổ chức thẻ quốc tế.
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Chương II
Tình hình Và kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI-NHCTVN năm 2005-2006
Kinh tế thế giới 2006 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định vững chắc. Thiên tai thảm họa xảy ra liên tiếp gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và phát triển. Hòa nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đạt được những thành tích đáng kể: kiểm soát lạm phát và ổn định đồng tiền, tăng huy động vốn từ nền kinh tế, tăng cho vay các thành phần kinh tế... Và mặc dù vẫn còn có những khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt trong cung ứng và các dịch vụ ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng, sự mất cân đối về kỳ hạn giữa cung và cầu vốn đầu tư, SGDI- NHCT đã chủ động nắm bắt các cơ hội để đạt được những kết quả kinh doanh sau.
1. Kết quả huy động vốn
Bảng 1: Tình hình và kết quả huy động vốn của sở giao dịch I - NHCTVN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
Chỉ tiêu
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
S Ng vốn huy động
14.026.830
100
16.071.321
100
2.044.491
+14,5
I. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi doanh nghiệp
9.918.034
70,8
10.399.421
64,7
481.387
+4,8
2. Tiền gửi dân cư
3.398.261
24,2
3.908.069
24,3
509.808
+15
3. Tiền gửi khác
710.535
5
1.763.831
11
1.053.296
+148,2
II. Phân theo loại TTệ
1.VNĐ
11.950.734
85,2
13.709.113
82,1
1.758.379
+14,7
2. Ntệ quy VNĐ
2.076.096
14,8
2.362.208
17,9
2.86.112
+13,8
III. Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn
8.455.223
60,3
9.231.392
57,5
776.169
+9,2
2.Có kỳ hạn
5.571.607
39,7
6.839.929
42,5
1.268.322
+22,7
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn trong các nền kinh tế thị trường, nhưng nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch I luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tình hình kinh doanh tiền tệ của SGDI-NHCT năm 2006 diễn biến thuận lợi trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổn định. Tính đến ngày 31/12/2006, tổng huy động vốn của SGDI-NHCT đã đạt được 16.071.321 triệu đồng, vượt 6% so với kế hoạch.
Tình hình huy động vốn ở Sở giao dịch I được phân theo đối tượng, phân theo loại tiền tệ, phân theo kỳ hạn. Về cơ cấu phân theo đối tượng, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao và giảm dần qua các năm từ 70,8% xuống còn 64,7%. Nhưng bên cạnh đó tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng, tuy nhiên không tăng lên nhiều lắm từ 24,2% lên 24,3% tương ứng với 3.398.261 triệu đồng lên 3.908.069 triệu đồng. Nguyên nhân là do Sở đã tận dụng được ưu thế về địa điểm, uy tín của mình để có thể cạnh tranh được với ngân hàng khác trong việc huy động tiền gửi từ dân cư.
Về cơ cấu phân theo đơn vị tiền tệ thì tiền gửi bằng ngoại tệ còn thấp chỉ chiếm 14,8%-17,9%. Trong khi đó tiền gửi bằng đồng Việt Nam thì chiếm tỷ trọng khá cao hơn 80%. Nguyên nhân chính là vì lãi suất huy động VNĐ cao hơn lãi suất huy động USD.
Về cơ cấu phân theo kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn có kỳ hạn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2005 tỷ trọng nguồn không kỳ hạn là 60,3%, năm 2006 là 57,5%. Sở dĩ như vậy là do chi phí trả lãi không kỳ hạn thấp. Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 6.839.929 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,5% trong năm 2006, tăng 22,7% so với năm 2005.
2. Hoạt động đầu tư và cho vay
Bảng 2: Tình hình và kết quả dư nợ cho vay của sở giao dịch I NHCTVN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
I. Tổng dư nợ cho vay
2.414.964
100
2.788.528
100
373.564
+15,5
I/ Phân theo thời hạn
Ngắn hạn
915.192
37,9
987.713
35,4
72.521
+7,9
Trung và dài hạn
1.499.772
62,1
1.800.815
64,6
301.093
+20
II/ Phân theo TPKT
Kinh tế quốc doanh
1.931.467
79,9
2.066.732
74,1
729.265
+6,9
Kinh tế ngoài quốc doanh
483.497
20,1
721.796
25,9
238.299
+49,3
III/ Phân theo tiền tệ
VNĐ
1.887.021
78,2
2.024.512
72,6
137.491
+7,3
Ngoại tệ quy đổi
527.934
21,8
764.016
27,4
236.082
+44,7
( Nguồn: phòng tổng hợp tiếp thị)
Căn cứ vào bảng trên ta thấy cơ cấu dư nợ của SGD I đang có những chuyển biến tích cực. Tổng dư nợ đạt 2.788.528 triệu đồng, tăng 15.5% so với năm 2005.
Về cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn. Qua hai năm 2005-2006 đều chiếm trên 60%. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2006 giảm hơn so với năm 2005 từ 37,9% xuống còn 35,4%. Vì Sở giao dịch là trung tâm của hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Công thương ở miền Bắc, ở đây chuyên phụ trách các món vay lớn, các khách hàng lâu năm.
Về cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Dựa vào bảng trên ta thấy khách hàng chủ đạo của SGD I là các đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, luôn chiếm tỷ trọng hơn 70%, nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần. Năm 2005 tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp quốc doanh chiếm 79,9%, đến năm 2006 tỷ trọng đó giảm xuống còn 74,1%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo trên tổng dư nợ. Như vậy dư nợ các doanh nghiệp quốc doanh giảm thì tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ngày một tăng lên. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Sở đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây là khu vực kinh tế còn non trẻ, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về cơ cấu dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ: Dư nợ bằng đồng Việt Nam năm 2006 đạt 2.024.512 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,6% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 137.491 triệu đồng so với năm 2005.
Năm 2005 dư nợ bằng đồng ngoại tệ là 527.934 triệu đồng, chiếm 21,8%, năm 2006 đạt 764.016 với tỷ trọng 27,4% tăng 236.082 tương ứng với tỷ lệ tăng 44,7%. Tuy dư nợ bằng đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với đồng Việt Nam nhưng đang có xu hướng tăng mạnh.
3. Một số hoạt động khác
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 3 - Tình hình kinh doanh ngoại tệ thời điểm 2005 - 2006
tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số ngoại tệ mua vào
Quy USD
192.848.743
254.168.562
Doanh số ngoại tệ bán ra
Quy USD
194.761.180
250.076.875
Thu từ KD ngoại tệ
Triệu VNĐ
759.959
1.374.301
Chi cho KD ngoại tệ
Triệu VNĐ
648.544
1.090.000
Lãi từ KD ngoại tệ
Triệu VNĐ
111.415
284.301
(Nguồn: báo cáo của Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam)
Qua bảng trên ta thấy số lượng các loại ngoại tệ mua trong các năm 2005 - 2006 tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam bao gồm nhiều loại như USD, EUR, JPY để tiện cho việc xem xét số lượng ngoại tệ mua vào bán ra được quy đổi thành USD.
3.2. Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Bảng 4 : Kết quả thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị: Ngàn USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số thanh toán quốc tế
153.823
188.228
+ Hàng nhập
86.323
79.681
+ Hàng xuất
3.948
8.704
+ Thanh toán T/T
63.552
99.843
+ Phí dịch vụ thu được
(Triệu đồng)
6.500
7.551
(Nguồn: báo cáo của Sở giao dịch I)
Doanh số TT Quốc tế năm 2005 là 153.823 ngàn USD. Tới năm 2006 doanh số TT Quốc tế đã tăng lên 188.228 ngàn USD, tăng là 122,3%.
3.3. Kết quả hoạt động thu chi tiền mặt:
Những năm gần đây, công tác thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ của khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế được Sở giao dịch I tổ chức thu kịp thời không để xảy ra tình trạng tồn đọng để khách hàng phải chờ đợi, đặc biệt bảo đảm an toàn khi quỹ không để xảy ra trường hợp nhầm lẫn mất mát. Thực hiện tốt việc bảo quản cất giữ hồ sơ bảo đảm vốn vay, ngoài ra sở còn quan tâm tổ chức học tập và đào tạo tại chỗ kỹ thuật kiểm đếm phân biệt tiền thật, tiền giả, nhất là đồng ngoại tệ như USD, EURO, bảng Anh...
Tổng thu tiền mặt 490.640 triệu đồng bằng 89% năm 2005.
Tổng chi tiền mặt : 491.003 triệu đồng bằng 110% năm 2005.
3.4. Kết quả hoạt động thanh toán thẻ :
Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam mấy năm qua cũng được mở rộng, doanh số thanh toán thẻ tăng bình quân trên 25% qua các năm từ năm 2005 đến 2006. Phát hành thêm nhiều loại thẻ với các tính năng đa dạng, tiện ích, phổ biến dễ sử dụng.
Chương III
Thực trạng công tác đảm bảo tiền vay tại Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam
I. Khái niệm về bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho đối tác (người vay), nếu đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Ngân hàng cho vay.
Ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến mất vốn. Như vậy, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán với việc hàng loạt người gửi tiền đến rút tiền ra khỏi ngân hàng, buộc ngân hàng phải đóng cửa hay tuyên bố phá sản. Hậu quả từ sự đổ vỡ của ngân hàng đến nền kinh tế là rất nặng nề nên an toàn trong cho vay là vấn đề được ngân hàng thương mại rất quan tâm và coi trọng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong cho vay, các ngân hàng cho vay thường yêu cầu khách hàng của mình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Mục đích của việc thực hiện các biện pháp đó là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay; phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước; phòng ngừa gian lận.
Với tầm quan trọng của vấn đề an toàn trong ngân hàng như vậy thì đảm bảo an toàn trong cho vay không chỉ là trách nhiệm riêng của Ngân hàng thương mại mà còn là trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương và nhiều cơ quan quản lý khác. Để thực hiện tốt công tác an toàn trong ngân hàng thì các ngân hàng cần phải quan tâm nhiều đến công tác bảo đảm tiền vay vì bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro của các tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức bảo đảm thích hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và biện pháp xử lý các bảo đảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
II. Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Sở Giao Dịch I – NHCTVN
Trong hoạt động cho vay của mình thì Sở giao dịch I luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu đó thì hiện nay ngân hàng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP là thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra đảm bảo tiền vay còn được thực hiện bằng uy tín, tín nhiệm của khách hàng. Đó là bảo đảm phi tài sản (bằng tín chấp).
Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay có phân theo tính chất bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I trong những năm 2005-2006. Từ đó, phân tích xu hướng phát triển của Sở trong những năm tới.
Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức cho vay
Năm 2005
Năm 2006
Năm 06/05
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
Đảm bảo bằng TS
1.016.282
42,1
1.113.326
39,9
97.044
109,5
Đảm bảo bằng uy tín của khách hàng vay
1.398.682
57,9
1.675.202
60,1
276.520
119,8
Tổng dư nợ
2.414.964
100
2.788.528
100
373.564
115,5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Quan bảng 5, ta có thể thấy tổng dư nợ, năm 2006 tăng 373.564 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 15,5%. Dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đảm bảo năm 2006 tăng 97.044 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 9,5%. Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo từ 42,1% năm 2005, nay chỉ chiếm 39,9%, có giảm đôi chút. Điều này chứng tỏ rằng Sở giao dịch I đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các đối tượng cho vay không có tài sản đảm bảo, tức là cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Đó cũng là xu thế chung của Ngân hàng các nước phát triển. Đó là hướng phát triển thuận lợi để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Hiện nay, Sở giao dịch I đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vay vốn có sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay khác nhau.
1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay là một hình thức phổ biến mà các ngân hàng thường áp dụng để bảo đảm cho các món cho vay của mình. Đây là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình.
Sở giao dịch I chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thế chấp. Hình thức này chiếm khoảng 70% trong tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Bảng 6: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay tại Sở giao dịch I
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
Tổng số
Tỷ trọng(%)
Tổng số
Tỷ trọng(%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
Tổng dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo
1.016.282
100
1.113.326
100
97.044
+9,5
1. Bằng tài sản thế chấp
691.459
68
834.995
75
143.536
+20,7
Nhà cửa
392.119
38,6
531.05
47,7
138.937
+35,4
Quyền sử dụng đất
299.340
29,4
303.939
27,3
4.599
+1,5
2. Bằng tài sản cầm cố
324.823
32
278.331
25
-46.492
-14,3
Máy móc, dây chuyền công nghệ
123.968
12,2
130.259
11,7
6.291
+5
Giấy tờ có giá và tài sản đảm bảo khác
200.855
19,8
148.072
13,3
-52.783
-26,3
( Nguồn: báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại sở giao dịch I)
Qua bảng 6 cho ta thấy các tài sản thế chấp, cầm cố có biến đổi dao động nhưng không lớn . Tài sản thế chấp năm 2005 là 691.459 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68%, đến năm 2006 đạt 834.995 triệu đồng chiếm 75%, tăng 143.536 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 20,7% so với năm 2005.
Còn tài sản cầm cố năm 2005 chiếm 32% đến năm 2006 chỉ còn chiếm 25%, giảm 46.492 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 14,3%.
2. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay (tín chấp)
Bảng 7: Tổng dư nợ bằng tín chấp (không có tài sản đảm bảo)
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
Tổng dư nợ không có tài sản đảm bảo(tín chấp)
1.398.682
100
1.675.202
100
276.520
+19,8
- Tổ chức kinh tế
797.248
57
857.703
51,2
60.455
+7,6
- Cán bộ công nhân viên
3.356
0,24
1.842
0,11
-1.514
-46,3
- Dân cư
598.078
42,8
815.657
48,7
217.579
+36,4
(Nguồn: báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại SGDI)
Qua bảng 7 cho ta thấy: Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay ở Sở giao dịch I chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở. Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là dân cư và các tổ chức kinh tế. Đối với tầng lớp dân cư dư nợ cho vay bằng tín chấp năm 2005 chiếm 42,8%, năm 2006 chiếm 48,7%. Đối với các tổ chức kinh tế cho vay bằng tín chấp cũng chiếm với tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Năm 2005 là 797.248 triệu đồng chiếm 57%; Năm 2006 có tổng số 857.703 triệu đồng, nhưng tỷ trọng giảm chiếm 51,2%. Tăng 60.455triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,6%.
III. Nhận xét và kiến nghị
Trong những năm 2006, mặc dù môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp song nhờ có những định hướng kinh doanh rõ nét được quán triệt thống nhất trong toàn hệ thống nên SGDI- NHCTVN vẫn đạt được những kết quả rất tốt: nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng cao, dư nợ tín dụng tăng trưởng bền vững với chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ tồn đọng tiếp tục được xử lý tích cực, các hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ duy trì được tốc độ phát triển và đạt được những kết quả khả quan như trên, nhưng SGDI nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung vẫn cần phải có những chiến lược hoạt động để ổn định sự phát triển:
- Làm tốt công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Khi cho vay, công tác bảo đảm tín dụng có hiệu quả hay không, rủi ro có được hạn chế hay không đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo một cách chính xác, khách quan.
- Mở rộng các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Tích cực, khuyến khích khách hàng và mở rộng hình thức cho vay có bảo đảm bàng thương phiếu, sổ tiết kiệm do các hình thức này thủ tục vay đơn giản gọn nhẹ và nhanh chóng.
- Để thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc sử dụng hình thức cho vay tín chấp (không có bảo đảm bằng tài sản) do tổ chức tín dụng tự lựa chọn và cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy chế một cách đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể.
-Rèn luyện và đào tạo cán bộ tín dụng có nghiệp vụ tinh thông, phẩm chất tốt.
Kết luận
Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương là một đơn vị xuất sắc trong nhiều năm liền của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đó là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng hết mình trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường ra những khu vực mới, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã trở nên năng động hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong thành công đó phải kể đến vai trò của công tác bảo đảm tiền vay. Hoạt động bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra, buộc khách hàng vay vốn phải có ý thức trả nợ và ý chí kinh doanh hơn nữa. Do đó, để tránh các tổn thất, có thể thu hồi được nợ đúng hạn và đầy đủ thì ngân hàng luôn phải chú trọng đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay.
Qua thời gian nghiên cứu đề tài và thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương đã giúp em hiểu thêm kiến thức thực tế về thực tiễn hoạt động của Sở Giao Dịch I nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Đó là nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán, ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ và một số hoạt động khác. Ngoài ra em còn được tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bảo đảm tiền vay tại SGD I – NHCTVN cũng như vai trò quan trọng của công tác này.
Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ tín dụng của Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bảng kê chữ viết tắt
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHCT VN : Ngân hàng công thương Việt Nam
SGDI- NHCT VN : Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam
TPKT: Thành phần kinh tế
TT: Thanh toán
KĐ : Kinh doanh
VNĐ : Việt Nam Đồng
USD: Đồng đô la Mỹ
EUR: Đồng Euro
JPY: Đồng yên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV634.doc