Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 01

1. LÝ DO CỦA VIỆC CHỌN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 01

2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 02

3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 03

4. HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03

4.1 Tiếp cận theo chiều dọc 03

4.2 Tiếp cận theo chiều ngang 03

5. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 04

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 04

Chương I:

TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 05

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 05

1.1.2 Các loại tín dụng ngân hàng 05

1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay 05

1.1.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng 06

1.1.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng 06

1.1.2.4 Căn cứ vào phương thức cho vay 06

1.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ 06

1.1.2.6 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 06

1.1.2.7 Căn cứ vào đối tượng tín dụng 06

1.1.3 Xác định lãi suất tín dụng 07

1.1.4 Qui trình tín dụng 09

1.1.5 Bảo đảm tín dụng 09

1.2 TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 10

1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân 10

1.2.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân 10

1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân đối với NHTM 10

1.3 CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 11

1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích kết quả tín dụng 11

1.3.1.1 Doanh số cho vay 11

1.3.1.2 Dư nợ cho vay 11

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng 11

1.3.2.1 Các vấn đề về chất lượng tín dụng 11

1.3.2.1.1 Đối với vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ổn định của ngân hàng cấp tín dụng. 13

1.3.2.1.2 Đối với vấn đề sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng 14

1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng 15

1.3.2.2.1 Nợ quá hạn 15

1.3.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ 16

1.3.2.2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động 16

1.3.2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 16

1.3.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 17

Chương II:

KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK-SGD TP HCM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP AN BÌNH – SDG HCM 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ABBANK-SDG HCM 18

2.1.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 18

2.1.1.2 Giới thiệu NHTMCP An Bình - SGD TPHCM 21

2.1.2 Sơ đồ hoạt động, cơ cấu SGD TPHCM 22

2.1.3 Nội dung hoạt động chính 22

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP AN BÌNH SGD TPHCM 22

2.2.1 Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 22

2.2.1.1 Nguyên tắc cho vay 23

2.2.1.2 Điều kiện cho vay 23

2.2.1.3 Lãi suất cho vay 25

2.2.1.4 Giới thiệu mô hình hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 25

2.2.1.5 Giới thiệu Quy trình thực hiện cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM 28

2.2.1.6 Sản phẩm TDCN tại NHTMCP An Bình – SGD TPHCM 33

2.2.1.6.1 Cho vay tiêu dùng tín chấp (YOU-MONEY) 33

2.2.1.6.2 Cho vay tiêu dùng có thế chấp (YOU-SPEND) 34

2.2.1.6.3 Cho vay sản xuất kinh doanh (YOU-SHOP) 34

2.2.1.6.4 Cho vay mua xe ô tô (YOU- CAR) 34

2.2.1.6.5 Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà (YOU-HOUSE). 34

2.2.1.6.6 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết 35

2.2.1.6.7 Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết 35

2.2.1.6.8 Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN 35

2.2.1.6.9 Cho vay du học (YOU-STUDY) 36

2.2.1.6.10 Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản 37

2.2.1.6.11 Cho vay bổ sung vốn SXKD dịch vụ (YOU-SHOP PLUS) 37

2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK –SGD TPHCM thời gian vừa qua 39

2.2.2.1 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK 39

2.2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK 43

 Chỉ tiêu về doanh số cho vay

2.2.2.2.1 Phân tích doanh số, lợi nhuận cho vay 43

2.2.2.2.2 Phân tích dự nợ cho vay cá nhân 46

2.2.2.2.2.1 Phân tích theo sản phẩm tín dụng 46

2.2.2.2.2.2 Phân tích theo tài sản đảm bảo 48

2.2.2.2.2.3 Phân tích theo kì hạn vay 49

2.2.2.2.2.4 Phân tích theo loại tiền vay 51

 Chỉ tiêu về chất lượng tín dụng

2.2.2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng 52

2.2.2.2.4 Thống kê dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của ABBANK 55

2.2.2.2.5 Phân tích lợi nhuận trên tổng dự nợ tín dụng cá nhân 57

2.2.2.2.6 Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay đối với TDCN trên vốn huy động 58

2.2.2.2.7 Chỉ tiêu cơ cấu tài sản trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng tại ngân hàng: 58

2.2.3 Nhận định hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ABBANK – SGD TP HCM 59

2.2.3.1 Về qui trình tín dụng tại ngân hàng: 60

2.2.3.2 Về những mặt yếu kém thể hiện qua số liệu hoạt động: 60

2.2.3.3 Hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng 60

Chương III:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK – SGD TP HCM

3.1 MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI 62

3.1.1 Vị trí của ABBANK cuối năm 2009 62

3.1.2 Kế hoạch năm 2010 63

3.1.2.1 Kế hoạch toàn ngân hàng 63

3.1.2.2 Kế hoạch cho ABBANK – SGD TPHCM 65

3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐÓNG GÓP NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 67

3.2.1 Phát huy những mặt mạnh, thành quả đã đạt được 67

3.2.2 Khắc phục khó khăn 69

3.2.2.1 Cải cách các mô hình 69

3.2.2.1.1 Mô hình phê duyệt tín dụng cần được thay đổi theo hướng đơn giản hóa và đề cao trách nhiệm cá nhân 69

3.2.2.1.2 Cải cách mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại ngân hàng theo hướng ngày càng chuyên môn hóa qui trình xử lý công việc 71

3.2.2.1.3 Xây dựng qui trình xử lý nợ và thu hồi nợ chặt chẽ 72

3.2.2.2 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ 73

3.2.2.2.1 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản phẩm tín dụng mà khách hàng vay cần phải đáp ứng 73

3.2.2.2.2 Thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm tín dụng của ngân hàng 74

3.2.2.2.3 Kết hợp tiếp thị sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán chéo khác 74

3.2.2.3 Xây dựng cẩm nang về khách hàng 75

3.2.2.3.1 Giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng 75

3.2.2.3.2 Xếp hạng khách hàng 75

3.2.2.3.3 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng 75

3.2.2.4 Xây dựng cẩm nang về tín dụng và chính sách tín dụng 77

3.2.2.4.1 Xây dựng cẩm nang tín dụng với nhận thức chính xác về các khái niệm tín dụng và chất lượng tín dụng 77

3.2.2.4.2 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp áp dụng đối với từng giai đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào sự thay đổi của thị trường mục tiêu 77

3.2.2.5 Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng 78

3.2.3 Đối với các định hướng trong năm 2010 ngân hàng cần đề xuất một số phương án cụ thể nhằm thực hiện được chỉ tiêu 78

3.2.4 Các đề xuất khác 79

3.3 MỘT VÀI KIẾN NGHỊ 80

3.3.1 Về phía ngân hàng 80

3.3.2 Về phía nhà nước 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là CB.CNV thuộc tập đoàn EVN có thời gian công tác tính tới thời điểm xét cho vay trên 12 tháng. Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại các địa phương có CN/PGD của ABBANK. Có độ tuổi trên 18 tuổi và thời hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với Nam, 55 tuổi đối với Nữ. Có sự bảo lãnh trả nợ thay/ Cam kết chuyển lương/ hỗ trợ thu hồi nợ từ Đơn vị nơi khách hàng công tác. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Có tài sản đảm bảo là Bất động sản được ABBANK chấp thuận thế chấp hoặc chính cổ phần dự định mua. Chưa phát sinh nợ nhóm 3 trở đi tại ABBANK và các tổ chức tín dụng khác. Đặc điểm: Lãi suất : 11%/năm Phương thức cho vay:cho vay từng lần hoặc cho vay theo Hạn mức tín dụng. Phương thức trả nợ vay: Lãi: Trả hàng tháng hoặc một lần vào cuối kỳ Nợ gốc: Trả hàng tháng/ hàng quý Trường hợp khách hàng trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ thì thời hạn vay không vượt quá 12 tháng. Ân hạn: Thời gian ân hạn không vượt quá 24 tháng. Tài sản đảm bảo: Là BĐS có giấy chủ quyền hợp lệ thuộc sở hữu hợp pháp của người vay, hoặc thuộc sở hữu của người thân khách hàng. Là chính cổ phần dự định mua, cổ phần có thể đã được hoặc chưa được phát hành chứng nhận sở hữu cồ phần có thể chuyển nhượng và không bị bất kỳ hạn chế nào. Mức cho vay: Trường hợp TSĐB là cổ phần dự định mua: Trường hợp TSĐB là BĐS: Mức cho vay tối đa sẽ không vượt qua 70% giá trị định giá của TSĐB nhưng không quá 85% nhu cầu vốn đầu tư. Thời hạn cho vay tối đa là 120 tháng. Trường hợp khách hàng vay theo hạn mức tín dụng hoặc trả vốn gốc vào cuối kỳ thì thời gian vay tối đa không quá 12 tháng. Mức giá xử lý: là 70% của giá đấu giá thành công bình quân nếu giá này thấp hơn hoặc bằng mệnh giá mức giá xử lý bằng 105 % mệnh giá Không áp dụng đối với trường hợp vay góp vốn vào các công ty cổ phần công trình diện có vốn chiếm đa số của EVN 2.2.1.6.9. Cho vay du học (YOU-STUDY) Sản phẩm cho vay du học Youstudy nhằm đáp ứng nhu cầu: Chứng minh tài chính du học Cho vay thực sự Thời gian vay Chứng minh tài chính: tối đa 60 tháng. Cho vay thực sự: tối đa 120 tháng Lãi suất Chứng minh tài chính/ Cho vay thực sự : 15%/năm. Mức cho vay Chứng minh tài chính: tối đa 100% học phí và/hoặc sinh hoạt phí Cho vay thực sự: tối đa 90% học phí và/hoặc sinh hoạt phí. Tài sản bảo đảm: tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và/hoặc bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách hàng vay; Phương thức trả nợ Trả lãi: hàng tháng Trả nợ gốc: hàng tháng/ hàng quý/ cuối kỳ 2.2.1.6.10. Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản Loại tiền vay: VND Thời gian vay: Được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay. Lãi suất: Lãi suất trên sổ tiết kiệm + 0.35%/tháng Mức cho vay: Dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố Tài sản đảm bảo: Sổ tiết kiệm, Số dư tài khoản, giấy tờ có giá do ABBANK và các ngân hàng khác nằm trong danh mục “Các ngân hàng phát hành” được ABBANK chấp thuận. Phương thức trả nợ: Trả lãi: hàng tháng, cuối kỳ Trả nợ gốc: cuối kỳ. 2.2.1.6.11. Cho vay bổ sung vốn SXKD dịch vụ (YOU-SHOP PLUS) Loại tiền vay: VND Thời gian vay: Tối đa 12 tháng Lãi suất:12%/năm Mức cho vay: Phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng Tài sản bảo đảm: BĐS, Động sản, sổ tiết kiệm và chứng từ có giá Phương thức trả nợ Trả lãi: hàng tháng Trả nợ gốc: cuối kỳ Sản phẩm đặc trưng của ABBANK Nếu như Ngân hàng Đông Á mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế , ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mạnh về huy động tiền gửi và vay đầu tư chứng khoán thì Ngân hàng TMCP An Bình lại mạnh về cho vay mua nhà. Khách hàng vay mua nhà tại ABBANK được ưu đãi về lãi suất và thủ tục. ABBANK cho khách hàng vay mua nhà với mức lãi suất thấp hơn và thời hạn vay dài hơn các sản phẩm tín dụng cá nhân khác. Thời hạn vay mua nhà ở ABBANK lên tới 20 năm thay vì 5 năm hay 10 năm như các ngân hàng khác. - Các sản phẩm của ABBANK đều được ký hiệu bắt đầu từ chữ YOU - “là chính bạn”. ABBANK luôn “ Trao giải pháp, nhận nụ cười” - tôn vinh khách hàng là trên hết. - Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khác hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên. Về tính cạnh tranh của sản phẩm tín dụng so với các đối thủ cạnh tranh Sản phẩm tín dụng cá nhân của ABBANK hiện nay tương đối đa dạng, ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống còn có những sản phẩm mới được nghiên cứu phát triển phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên hiện nay ABBANK chưa có sản cho vay thấu chi, cho vay thông qua thẻ tín dụng... vốn là những sản phẩm rất được nhiều đối tượng khách hàng cá nhân quan tâm và ưa chuộng hiện nay. Bảng 2.2: So sánh danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân giữa ABBANK, VPBANK, EAB ABBANK VPBANK EAB DANH MỤC SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN - Cho vay tiêu dùng tín chấp (YOU-MONEY). - Cho vay tiêu dùng có thế chấp ( YOU-SPEND). - Cho vay sản xuất kinh doanh ( YOU-SHOP). - Cho vay mua xe ô tô (YOU- CAR). - Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà ( YOU-HOUSE). - Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết. - Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết. - Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN. - Cho vay du học ( YOU-STUDY). - Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản. - Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ ( YOU-SHOP PLUS) - Cho vay đầu tư kinh doanh vàng. - Cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dùng. - Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà. - Cho vay hỗ trợ du học. - Cho vay trả góp mua ô tô. - Cho vay cầm cố cổ phiếu các ngân hàng thương mại. - Cho vay tín chấp. -Vay mua nhà. - Vay xây dựng sửa chữa nhà. - Vay mua xe máy. - Vay tiêu dùng trả góp. - Vay tiêu dùng sinh hoạt. - Thấu chi tài khoản thẻ. - Vay du học. - Vay cầm cố sổ tiết kiệm. - Vay kinh doanh chứng khoán. - Vay trả góp chợ (tiểu thương). - Vay đầu tư máy móc thiết bị. - Vay sản xuất kinh doanh. - Vay sản xuất nông nghiệp, nôn thô . (Nguoàn: www.abbank.com.vn, www.vpb.com.vn, www.eab.com.vn) Qua bảng so sánh ở trên có thể thấy sự đa dạng về sản phẩm tín dụng của ABBANK so với các ngân hàng bạn. ABBANK cũng đã tận dụng, khai thác cổ đông chiến lược với việc sử dụng chính sách ưu đãi đối với công nhân viên EVN. Ngoài ra, các qui định về sản phẩm của ABBANK có tính cạnh tranh hơn những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn. Đơn cử như sản phẩm cho vay mua nhà của ABBANK có thể cho vay với thời gian tối đa là 20 năm. Trong khi đối với các sản phẩm cho vay mua nhà cùng loại, thời gian tối đa phổ biến mà các NHTM trên địa bàn TPHCM hiện nay có thể cho vay là 15 năm, thậm chí một số ngân hàng như VPBANK chỉ cho phép thời gian cho vay tối đa là 10 năm (đối với khách hàng vay trả góp mua nhà theo đất đã được qui hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà thì thời gian tối đa chỉ là 5 năm). Chính sự đa dạng trong việc phát triển sản phẩm mới đã làm tăng sự hài lòng của khách hàng trong quan hệ với ABBANK, tăng khả năng bán chéo sản phẩm ngân hàng, đồng thời cũng làm tăng hiệu quả tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBANK. 2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK –SGD TPHCM thời gian vừa qua 2.2.2.1 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK Giai đoạn từ 2006-2009, ABBANK đã liên tục tăng vốn điều lệ từ 2300 tỷ đồng (2007), sau đó là 2.705,882 tỷ đồng (2008) và cuối cùng là 3.482,513 tỷ đồng (2009). Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, ABBANK đã thể hiện được vị thế cũng như uy tín của mình đối với khách hàng. Vừa phải nỗ lực cạnh tranh, vừa phải cố gắng ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK trong gian đoạn 2006-2009 là khá tốt. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2006-2009 Đơn vị:triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 so với 2008 2006 2007 2008 2009 1 Tổng tài sản 3.113.898 17.174.117 13.393.838 26.518.084 +98% 2 Vốn điều lệ 1.131.950 2.300.000 2.705.882 3.482.513 +29% 3 Dư nợ cho vay 1.130.930 6.878.134 6.538.980 12.882.962 +97% 4 Huy động 1.871.811 6.776.279 7.145.068 15.001.842 +110% 5 Lợi nhuận trước CPDPRRTD 94.233 275.276 90.431 486.511 +438% 6 CPDPRRTD 13.473 44.510 25.018 73.896 +195% 7 Lợi nhuận trước thuế 80.760 230.766 65.413 412.645 +531% 8 Thuế TNDN 22.613 69.017 16.066 105.730 +558% 9 Lợi nhuận sau thuế 58.147 161.749 49.407 306.885 +521% 10 ROE 7.1% 10.03% 2.4% 11.84% 11 ROA 2.6% 1.34% 0.49% 1.56% (Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK) Từ các chỉ số tài chính được thống kê giai đoạn 2006-2009 của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, ta nhận thấy các chỉ số quan trọng hầu như tăng liên tục qua từng năm, đánh dấu một giai đoạn hoạt động khá thành công của ABBANK. Tổng tài sản năm 2009 là 26.518.084 triệu đồng, tăng đến 98% so với năm 2008 ( 13.393.838 triệu đồng). Vốn điều lệ năm 2009 là 3.482.513 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2008 (2.705.882) Lợi nhuận trước thuế đạt 412.645 triệu đồng, tăng đến 531% so với năm 2008 (65.413) triệu đồng. Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của ABBANK Đvị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng 1.130,93 6.858,13 6.538,98 12.882,962 Tỷ lệ tăng/giảm 178% 506% (4,56%) 97% (Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK) Dư nợ tín dụng tăng giảm không đều. Từ 2006 sang 2007 dư nợ tăng mạnh 506% so với 2006. Tuy nhiên từ 2008 trở đi thì dư nợ có giảm do suy thoái kinh tế nhưng không nhiều (giảm 4,56% so với 2007), sang 2009 thì lại tiếp tục tăng (97% so với 2008), điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp thời gian này khá lớn. ° Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009: Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009 Đvị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Nợ ngắn hạn 695.939 3.532.854 3.391.161 7.654.404 Nợ trung – dài hạn 434.991 3.325.280 3.147.819 5.228.558 Tổng 1.130.930 6.858.134 6.538.980 12.882.962 (Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK) Tổng dư nợ cho vay trong năm 2009 là 12.882.962 triệu đồng, tăng 97% so với năm 2008 ( 6.538.980 triệu đồng ), nghĩa là gần gấp đôi. Trong đó nợ trung-dài hạn năm 2009 chiếm 40,6% tổng dư nợ, vẫn thấp hơn nợ ngắn hạn (chiếm 59,4%), còn so với nợ trung-dài hạn năm 2008 thì tăng 66,1%. Đối với nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 125,7% so với nợ ngắn hạn năm 2008. Nhìn chung dư nợ tín dụng tăng mạnh vào 2009, nhưng tập trung vào nợ ngắn hạn nhiều hơn. Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ABBANK năm 2009 Đvị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng/giảm(%) 1.Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 13.494.125 26.518.084 96,52 a. Vố điều lệ và các quỹ 3.902.753 4.273.355 9,5 b. Các khoản nợ chính phủ 37.023 c. Vốn huy động và vốn vay 9.307.953 21.336.045 129,22 d. Vốn đầu tư tài trợ và uỷ thác 9.564 15.000 56,8 e.Các khoản phải trả 221.094 636.578 187,92 f. Các công cụ TCPS 4.002 g. Lợi nhuận chưa phân phối 52.761 216.081 309,55 2. Sử dụng vốn 13.494.125 26.518.084 96,52 a. Dư nợ vay 6.538.980 12.882.962 97,02 b. Dự phòng rủi ro -81.229 -142.460 75,38 c. Gửi tại NHNN và các TCTD 3.038.914 9.063.751 198,25 d. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 173.943 193.424 11,20 e. Đầu tư vào chứng khoán nợ 2.034.699 3.053.329 50,06 f. Góp vốn đầu tư dài hạn 769.478 335.759 (56,37) g. Các TSCĐ đã trừ hao mòn 432.123 430.850 1,82 h.TSCĐ vô hình 57.392 624.195 16,04 (Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK) Huy động vốn: đến 31/12/2009, tổng vốn huy động và vốn vay ( bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá ) của Ngân hàng An Bình đạt 21.336.045 triệu đồng, 129,22 % so với năm 2008. Tỷ lệ tổng huy động trên vốn điều lệ là 612,66%. Nguồn huy động từ khách hàng chiếm 15.001.842 triệu đồng, tương đương chiếm 70,19 % tổng huy động, tăng 8.328.098 triệu đồng, tương đương tăng 125% so với 2008 và vượt hơn 35% so với kế hoạch. Cơ cấu tiền gửi như sau: tiền gửi không kỳ hạn là 4.886.829 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn là 9.483.567 triệu đồng, tiền gửi ký quỹ là 271.446 triệu đồng. Hoạt động cho vay: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2009 đạt 12.882.962 triệu đồng, trong đó cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân 12.557.475 triệu đồng, cho vay khác là 305.487 triệu đồng. So với 2008, tổng dư nợ tăng 97%, hơn 23% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động vào 31/12/2009 là 60,38%, trong đó cho vay 5.870 khách hàng pháp nhân với dư nợ 9.294.732 triệu đồng, 12.022 khách hàng thể nhân với dư nợ 3.442.692 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập chính của ngân hàng còn lệ thuộc vào tín dụng, chưa khai thác được hết thu hập từ các lĩnh vực dịch vụ khác tương ứng, cụ thể, thu nhập từ lãi năm 2009 chiếm 82,28% trên tổng thu nhập toàn hàng cả năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 412.615 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 347.201 triệu đồng ( chiếm 530,77%), vượt kế hoạch đề ra cả năm 2009 khoảng 4%. Trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành đều không thể đạt kế hoạch, thì ABBANK đã hopàn thành vượt kế hoạch. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ của Ban điều hành cũng như toàn thể Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP An Bình. *Toàn ngân hàng: Đến 31/12/2009: Cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng rộng khắp các tỉnh thành và cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank hỗ trợ quản trị rủi ro và vận hành hiệu quả. Tổng tài sản đạt 26.518 tỷ đồng tăng 96,5% so với cuối 2008 Vốn huy động đạt 15.002 tỷ đồng tăng 125% Dư nợ cho vay đạt 12.883 tỷ đồng tăng 97% Lợi nhuận trước thuế đạt 412,6 tỷ đồng (Tăng 531% so với 2008) Nợ xấu: 1.47% (giảm 2,69% so với cuối 2008) Mạng lưới 86 chi nhánh và phòng giao dịch, trên 28 tỉnh/TP lớn trong cả nước; tăng 20 điểm so với cuối 2008. Để đạt kết quả nói trên, HĐQT, Ban điều hành đã có những chính sách hết sức linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế và bám sát quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; đặc biệt là công tác đánh giá, dự báo tình hình đã được tăng cường và cải thiện về chất lượng. *Khối khách hàng cá nhân Cho vay cá nhân năm 2009 đạt 3.479 tỷ đồng, tăng 71% so với 2008, đóng góp 28,5% vào tổng dư nợ toàn ngân hàng. Số khách hàng cá nhân đạt gần 18.000 khách hàng, tăng 3.000 khách hàng so với 2008, tỷ lệ tăng 20%. Năm 2009, mặc dù có những điều kiện tốt hơn năm 2008 nhưng vẫn tiếp tục không phải là một năm thuận lợi cho hoạt động cho vay cá nhân (chủ yếu vay tiêu dùng) vì các chính sách của Nhà nước tập trung khuyến khích phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó mặc dù có tăng trưởng khá ấn tượng so với 2008 nhưng họat động cho vay cá nhân chỉ đạt 91% chỉ tiêu kinh doanh. Hoạt động huy động cá nhân năm 2009 đạt 92% kế hoạch, với gần 22.000 khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Các hoạt động phục vụ khách hàng cá nhân khác như dịch vụ tư vấn, thu hộ tiền điện tại quầy, chuyển tiền nhanh, thu hộ cước viễn thông. Phát hành thẻ chỉ đạt 39% kế hoạch, tỉ lệ thẻ hoạt động gần 51%, cao so với trung bình ngành vào khoảng 40%. Số máy ATM được lắp đặt là 66 máy trên khắp các điểm giao dịch. 2.2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK Chỉ tiêu về doanh số cho vay 2.2.2.2.1 Phân tích doanh số, lợi nhuận cho vay Bảng 2.7 Tình hình huy động vốn qua các năm Huy động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số ( trđ) Tỉ trọng ( %) Doanh số ( trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số ( trđ) Tỉ trọng (%) KHCN 188.031 90.24 187.785 88.30 231.087 74.31 KHDN 20.326 9.76 24.874 11.70 79.905 25.69 Tổng 208.357 100.00 212.659 100.00 310.992 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Bảng 2.8 Bảng so sánh tăng trưởng huy động vốn Huy động So sánh 2007 – 2008 So sánh 2008 – 2009 Tuyệt đối(trđ) Tương đối(%) Tuyệt đối(trđ) Tương đối(%) Khối KHCN -246 -0.13 43.302 23.06 Khối KHDN 4.548 22.38 55.031 100.00 Tổng 4.320 2.06 98.333 46.24 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Qua bảng số liệu ta thấy doanh số huy động vốn tập trung vào khối KHCN. Mặc dù những khoản huy động từ khối KHCN là nhỏ, lẻ nhưng các sản phẩm dành cho cá nhân đa dạng, linh hoạt, số lượng khách hàng phong phú hơn khối KHDN nên huy động được nhiều hơn. Ngược lại, khối KHDN huy động ít hơn vì doanh số huy động chủ yếu là các doanh nghiệp kí quĩ tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch như bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở LC,… Ta thấy trong năm 2008 tình hình huy động vốn của ngân hàng có phần khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguồn huy động của khối KHCN giảm đáng kể do lạm phát tăng, thất nghiệp trên diện rộng, đời sống gặp khó khăn nên người dân không dư ra một khoản tiết kiệm nào để gửi ngân hàng. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng tiền khiến người dân chuyển sang nắm giữ tài sản khác (vàng) chứ không gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nữa. Ta thấy tốc độ tăng nguồn huy động của khối KHDN có tăng nhưng không cao, cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Năm 20008 là năm khốn đốn của doanh nghiệp khi lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sang năm 2009 thì tình hình khả quan hơn đặc biệt là sự tăng rõ rệt của khối KHDN, doanh số cho vay khối KHDN tăng 100.00% năm 2009, trong khi năm 2008 chỉ tăng 22.38%. Năm 2009 là giai đoạn hậu khủng hoảng, kinh tế dần hồi phục, ổn định và tăng trưởng nên hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra sôi nổi do đó nguồn huy động của khối KHDN tăng cao. Bảng 2.9 Doanh số cho vay qua các năm Doanh số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Khối KHCN 625.124 28.26 641.446 28.53 725.605 24.38 Khối KHDN 1.587.251 71.74 1.606.871 71.47 2.250.085 75.62 Tổng 2.212.375 100.00 2.248.317 100.00 2.975.690 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Bảng 2.10 Bảng so sánh tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm Doanh số So sánh 2007 – 2008 So sánh 2008 – 2009 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Khối KHCN 16.322 2.61 84.159 13.12 Khối KHDN 19.620 1.24 643.214 40.03 Tổng 35.942 1.62 727.373 32.35 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Qua bảng số liệu ta thấy: Thứ nhất, số lượng KHDN tuy ít hơn số khách hàng cá nhân nhưng lại có nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn gấp nhiều lần khối KHCN nên qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của khối KHDN luôn cao hơn doanh số cho vay của khối KHCN. Thứ hai, năm 2008 tốc độ tăng không cao lí do 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất cao làm sản xuất gặp nhiều khó khăn do đó DN e ngại vay vốn mở rộng sản xuất vì phải tính đến chi phí lãi vay và lợi nhuận doanh nghiệp nhận được, khối KHCN thắt chặt chi tiêu nên những khoản vay cũn bị hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước. Sang năm 2009- giai đoạn hậu khủng hoảng, tình hình khả quan hơn, doanh số cho vay của cả khối KHCN và KHDN đều tăng. Nắm bắt được dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, ngân hàng đã đưa ra chiến lược chủ động đề nghị những khoản vay cho khách hàng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi. Trong đó doanh số cho vay khối KHDN là rõ rệt hơn cả (40.03%). Một phần do doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, một phần do chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu chính phủ. Bảng 2.11 Lợi nhuận cho vay qua các năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) KHDN 2.980,5 59.31 4.187 57.76 4.632,5 59.03 KHCN 2.044,5 40.69 3.063 42.24 3.215,75 40.97 Tổng 5.025 100.00 7.250 100.00 7.848,25 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay của khối KHDN cao hơn khối KHCN. Trong thời gian qua ngân hàng được nhận nhiều khoản hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp, những khoản này chủ yếu tập trung vào cho vay đối với DN. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu đáng kể từ những khoản hỗ trợ này. Khối KHDN còn thu lợi nhuận từ các phí dịch vụ như bảo lãnh thanh toán, mở LC, tài trợ xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó qui mô khoản vay của DN cao lớn hơn khoản vay dành cho cá nhân nên lợi nhuận từ cho vay KHDN luôn cao hơn KHCN. 2.2.2.2.2 Phân tích dự nợ cho vay cá nhân 2.2.2.2.2.1 Phân tích theo sản phẩm tín dụng Bảng 2.12 Dư nợ cho vay qua các năm Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 năm 2009 Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỉ trọng ( %) Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Cầm cố CK 1.994 2.30 2.592 2.10 1.152 0.70 Nhân viên 496 0.60 821 0.70 1.694 1.00 YOU-STUDY 667 0.80 800 0.70 1.167 0.70 YOU-SPEND 11.060 12.60 16.370 13.50 19.035 11.20 YOU-SHOP 5.935 6.80 7.181 5.90 9.020 5.30 YOU-HOUSE (Mua nhà) 36.070 41.10 50.927 42.10 81.682 48.20 YOU-HOUSE (Sửa chữa nhà) 2.975 3.40 4.093 3.40 6.995 4.10 YOU-SHOP 10.520 12.00 10.728 8.90 15.780 9.30 Cầm cố sổ TK 4.310 4.90 5.893 4.90 8.663 5.10 Mua CP chưa niêm yết 11.528 13.10 16.486 13.60 20.636 12.20 Vay bổ sung vốn SXKD 55 0.10 42 0.10 61 0.10 YOU-CAR 859 1.00 988 0.80 1.057 0.60 Khác 1.363 1.60 3.988 3.30 2.607 1.50 Tổng 87.831 100 120.908 100.00 169.548 100 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Dựa vào bảng thống kê ta thấy dư nợ cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng cao nhất trong các sản phẩm hiện có của ABBANK – SGD TPHCM và sản phẩm này tiếp tục tăng qua các năm. Có thể nói cho vay mua nhà vẫn là một trong những sản phẩm chiến lược ở mảng KHCN, dự kiến duy trì mức đóng góp sẽ càng tăng trong những năm tới. Hiện nay ABBANK không có chủ trương tài trợ cho những nhà kinh doanh bất động sản mà chủ yếu hỗ trợ cho khách hàng cá nhân mua, sửa chữa nhà, song song đó là nâng cao các điều kiện cho vay kèm theo. Bảng 2.13 Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo sản phẩm giữa các năm Sản phẩm Chênh lệch 2008-2007 Chênh lệch 2009-2008 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Cầm cố CK 598 30 -1.440 -56 Nhân viên 325 66 873 106 YOU-STUDY 133 20 367 46 YOU-SPEND 5.310 48 2665 16 YOU-SHOP 1.246 21 1.840 26 YOU-HOUSE (Mua nhà) 14.857 41 30.755 60 YOU HOUSE (Sửa chữa nhà) 1.118 38 2.902 71 YOU-SHOP 208 2 5.052 47 Cầm cố sổ TK 1.583 37 2.770 47 Mua CP chưa niêm yết 4.957 43 4.150 25 Vay bổ sung vốn SXKD -13 -24 19 45 YOU-CAR 129 15 69 7 Khác 2.625 193 -1.381 -35 Tổng 33.077 38 48.640 40 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Qua bảng so sánh, ta thấy tổng dư nợ cho vay tại ABBANK – SGD TPHCM tăng trưởng cao các năm, nhất là khoản cho vay dành cho nhân viên, mua, sửa chữa nhà. Phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp là một điểm sáng trong thị trường bất động sản thời gian qua. Vì vậy ngân hàng đã đẩy mạnh các khoản vay dành cho mua nhà. Cũng qua bảng số liệu ta thấy sự tăng đáng kể của sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, từ mức tăng 2% vào năm 2008 so với 2007 lên tới 47% vào năm 2009 so với 2008. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều tổ chức tín dụng hướng tới. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, ngân hàng đã tích cực triển khai sản phẩm này khá rầm rộ, đẩy mạnh một kênh tín dụng còn mới mẻ trên thị trường tài chính. Từ ngày 1/2/2009, ngân hàng TMCP An Bình đã triển khai chương trình “Cho vay kích cầu” với tổng giá trị 8 tỷ đồng dành cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2009 với sự hỗ trợ từ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Nắm bắt xu thế chung của thị trường tín dụng cả nước, đội ngũ PFC đã tích cực hoạt động, khác với trước đây chỉ ngồi một chỗ đợi khách hàng đến với mình, với giải pháp này ngân hàng đã chủ động tìm và mời khách hàng đến vay tiền, công tác tiếp thị được thực hiện sâu, rộng, và linh hoạt hơn. Qua bảng so sánh ta cũng thấy sự giảm sút của sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán trong năm 2009, điều này được giải thích do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Trong năm 2010 thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau khi thị trường vàng đóng cửa. Tuy nhiên, trên thực tế, dù một số sàn giao dịch vàng đã đóng cửa được khá lâu nhưng thị trường chứng khoán vẫn hoạt động chưa sôi nổi như kỳ vọng thậm chí còn lên xuống bất thường gây tâm lý e ngại trong nhà đầu tư. Nhận thấy nhiều rủi ro trong sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán nên ngân hàng siết chặt những khoản vay dành cho sản phẩm này. Bên cạnh đó đối với những khoản vay được xét duyệt thì danh mục cổ phiếu nhà đầu tư được cầm cố để vay vốn kinh doanh cổ phiếu phải nằm trong danh mục được ngân hàng lựa chọn, với các mã chứng khoán thanh khoản cao. Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán được áp dụng như lãi suất tín dụng khách hàng cá nhân. 2.2.2.2.2.2 Phân tích theo tài sản đảm bảo Bảng 2.14 Dư nợ cho vay theo TSĐB Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ (trđ) Tỉ tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIDUNG~1.DOC
  • docMuc luc hoan chinh.doc
  • docTrang bia.doc
  • docTRANGP~1.DOC
Tài liệu liên quan