Lời mở đầu 1
Chương I
Khái quát về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 2
1.1.Thanh toán quốc tế và tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế 2
1.1.1.Hoạt động xuất nhật khẩu và xu hướng hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây 2
1.1.2. Thanh toán quốc tế và vai trò của nó trong hoạt động kinh tế đối ngoại 3
1.2.Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế 7
1.2.1.Phương thức chuyển tiền 8
1.2.2.Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) 9
1.2.3.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary of Credit) 11
1.3.Tín dụng chứng từ-Một phương thức quan trọng trong thanh toán quốc tế 13
1.3.1.Thư tín dụng (Letter of credit-L/C) là công cụ chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 14
1.3.2.Các yêu cầu của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 17
1.3.3.Một số nhận xét về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 19
Chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà nội 22
2.1.Đôi nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội 22
2.1.1.Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Hà nội 22
2.1.2.Tình Hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Hà nội đến cuối năm 2002 24
2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo &PTNT Hà nội trong những năm gần đây. 27
2.2.1.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 27
2.2.2. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu. 31
2.2.3.Kết quả thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán thư tín dụng 35
2.2.4.Một số nhận xét về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 37
Chương III
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo &PTNT Hà Nội 41
3.1.Định hướng phát triển công tác thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo &PTNT Hà Nội 41
3.2.Một số kiến nghị và giải pháp 42
3.2.1.Kiến nghị đối với cấp lãnh đạo nhà nước 42
3.2.2.Giải pháp đối với ngân hàng 43
Kết luận 51
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ
1.3.3.1.Ưu điểm
-Trong giao dịch thương mại, thông thường người bán cho phép hàng hoá chuyển về phía người mua song vẫn có quyền định đoạt đối với hàng bằng cách giữ chứng từ sở hữu hàng hoá; người mua khi mua hàng lại muốn trả tiền cho người bán sau khi đã nhận được hàng đầy đủ đúng như đã ký kết trong hợp đồng. Do vậy, con đường hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này là sử dụng một bên thứ ba độc lập có thể đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Trong khi các phương thức thanh toán khác không giải quyết được mâu thuẫn này một cách trọn vẹn và hợp lý nhất để lựa chọn là thông qua phương thức tín dụng chứng từ. Theo phương thức này, tín dụng chứng từ là cam kết trừu tượng độc lập của ngân hàng mở đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay cả trong trường hợp người mua không muốn hoặc không có khả năng thanh toán; thông qua phương thức này, quyền lợi của người nhập khẩu cũng được bảo về vì nếu người xuất khẩu xuất trình đầy đủ giấy tờ, anh ta mới có thể được ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán.
-Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng đóng vai trò là người cầm cân nảy mực cho cả hai bên tham gia do vậy không bên nào có thể lợi dụng được trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cả hai bên không được mắc sai sót trong bộ tín dụng chứng từ, nếu không thiệt hại có thể xảy ra cho bất kỳ bên nào.
-Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Do vậy, đây là một phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi cho cả hai bên Xuất nhập khẩu.
-Trong phương thức tín dụng chứng từ có một hình thức tín dụng chứng từ được người nhập khẩu sử dụng là phương thức dùng L/C trả chậm. Theo phương thức này, người nhập khẩu vẫn có thể nhập được những loại hàng hoá có giá trị lớn hơn và thời gian hoàn vốn chậm mà chưa phải thanh toán ngay với người xuất khẩu. Trong khi đó, người bán vẫn được ngân hàng đảm bảo thanh toán sau một thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng và được ghi vào trong thư tín dụng chứng từ trả ngay, ngân hàng vẫn có thể đứng ra trả tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện khi có hàng người nhập khẩu thanh toán đầy đủ cho ngân hàng và khi đó người nhập khẩu mới có hàng.
-Do tính an toàn cao mà phí để sử dụng cho phương thức tín dụng chứng từ lại không quá cao, do vậy phương thức này được cả hai bên xuất và nhập khẩu có thể chấp nhận được.
-Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đã tham gia vào thanh toán một cách chủ động vì vậy nếu người mua không muốn trả tiền cho người bán mà các chứng từ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người bán. Do đó phương thức này là sự cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người bán, là cơ sở khá chắc chắn để người bán giao hàng cho người mua một cách dứt khoát.
-Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ các thủ tục phí liên quan đến L/C và lãi suất từ việc cho vay để thanh toán hoặc từ cho vay ứng trước.
1.3.3.2.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, phương thức này vẫn còn một số nhược điểm sau:
-Phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi cả hai bên Xuất nhập khẩu phải thực hiện đúng hầu như không được có sai sót những nguyên tắc đã được nêu trên. Những sai sót trong các chứng từ của bộ tín dụng chứng từ có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và uy tín của các công ty và cả ngân hàng.
-Do thư tín dụng độc lập hoàn toàn với hợp đồng ngoại thương mà hai bên Xuất nhập khẩu đã ký kết. Trong trường hợp hàng hoá được chuyển giao cho người nhập khẩu, nếu đúng với thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền, nhưng nếu số hàng này lại không phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã được ký kết thì người mua phải chịu và điều này không nằm trong sự điều chỉnh của phương thức tín dụng chứng từ mà hai bên xuất và nhập khẩu sau đó sẽ phải làm việc với nhau.
-Do phương thức tín dụng chứng từ quá phụ thuộc vào bộ chứng từ, nên trong một số trường hợp sai sót, nếu không thương lượng được, người ta lại đổi sang các phương thức thanh toán khác như phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
-Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng đứng ra thanh toán trực tiếp, trong một số trường hợp ngân hàng bên mua chưa giao tiền cho ngân hàng thông báo nhưng bộ chứng từ thanh toán L/C là một bộ chứng từ hoàn hảo. Nếu người hưởng lợi muốn có tiền ngay, ngân hàng thông báo sẽ tuỳ theo yêu cầu của người hưởng lợi có thể hưởng lợi chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho người hưởng lợi vay với điều kiện thế chấp bộ chứng từ. Như vậy, người hưởng lợi sẽ bị giảm sút lợi nhuận do vừa phải trả chi phí liên quan đến L/C và chi phí chiết khấu bộ chứng từ hoặc trả lãi vay ngân hàng.
Chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà nội
2.1.Đôi nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội
2.1.1.Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Hà nội
Theo quyết định số 51 ngày 27/6/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội (NHNo &PTNT Hà nội) là một chi nhánh cấp 1, loại 1 thuộc NHNo &PTNT Việt Nam, đóng vai trò tạo lập vốn cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình giải pháp của Thống đốc ngân hàng nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo &PTNT Việt Nam và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chi nhánh NHNo &PTNT Hà nội có tên giao dịch quốc tế Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Hanoi Branch. Trụ sở số 77 Lạc Trung – Quận Hai Bà Trưng – Hà nội
Tháng 9 năm 1991, Quốc hội yêu cầu tách tỉnh và quy hoạch 7 huyện thành cấp tỉnh, NHNo &PTNT Hà nội được giao quản lý 5 huyện: Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm. Với chức năng quản lý này, vai trò phát triển nông nghiệp và nông thôn bị eo hẹp, ngân hàng chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn.
Năm 1995, NHNo &PTNT Việt Nam đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lý theo mô hình hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Các chi nhánh cấp huyện chịu sự quản lý của NHNo &PTNT Việt Nam, NHNo &PTNT Hà nội chỉ quản lý chi nhánh ở các quận, huyện nội thành (chi nhánh ngân hàng cấp III). Hoạt động thí điểm này đã tạo nên một bước ngoặt trong hình thức quản lý của NHNo &PTNT Hà nội: từ chủ yếu tập trung kinh doanh ở ngoại thành chuyển về tập trung kinh doanh ở nội thành với một cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban và ngân hàng cấp III.
Chi nhánh NHNo &PTNT Hà nội là một chi nhánh khá lớn mạnh với số cán bộ công nhân viên tại trụ sở chính là gần 200 người, tại các chi nhánh quận là hơn 200 người, trong đó 100% cán bộ ngân hàng có trình độ Đại học và trên Đại học.
Hiện tại, NHNo &PTNT Hà nội có 9 phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng thanh toán quốc tế, phòng hành chính, phòng tổ chức cán bộ-đào tạo, phòng vi tính và phòng kiểm soát. Ngoài ra, NHNo &PTNT Hà nội có 8 chi nhánh trực thuộc đặt trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa và khu vực Tam Trinh.
2.1.2.Tình Hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Hà nội đến cuối năm 2002
2.1.2.1.Về nguồn vốn (công tác huy động vốn)
Khi mới thành lập tháng 6 năm 1988, nguồn vốn của NHNo &PTNT Hà nội chỉ có 16 tỷ đồng, đến tháng 12/2002 nguồn vốn đạt hơn 6000 tỷ đồng, tăng ổn định và vững chắc với tốc độ bình quân từ 20 – 25%/năm. Trong điều kiện cạnh tranh sôi động của rất nhiều loại hình tổ chức tín dụng, với nguồn vốn tự huy động dồi dào như vậy đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn thủ đô, đặc biệt là chuyển về trung tâm điều hành Trung ương và cân đối vốn phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cả nước, đơn vị được hưởng lợi.
Đơn vị: tỷ.VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn
3346
4.257
7.152
Với kết cấu nguồn vốn trung dài hạn chiếm tới 40% NHNo &PTNT Hà nội có khả năng đáp ứng đầy đủ kịp thời các nguồn vốn trung dài hạn lớn góp phần hiện đại hoá công nghiệp Thủ đô.
2.1.2.2.Về công tác sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến tháng 12/2002 đạt 2.100 tỷ đồng so với khi thành lập chỉ là 12 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15%-20%/năm
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Cho vay
1.327
1.572
2.100
Với doanh số cho vay hàng nghìn tỷ đồng năm, vốn tín dụng của NHNo &PTNT Hà nội đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và từ nhân phát triển sản xuất và kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh chế biến lương thực, phân bón, thuốc trừ sâu phụcv ụ nông nghiệp và nông thôn trên đại bàn thủ đô và trong phạm vi cả nước.
2.1.2.3.Về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo &PTNT Hà nội
Chi nhánh NHNo &PTNT Hà nội được phép hoạt động thanh toán quốc tế (theo quyết định số 234/HĐQT-08 ngày 25/05/1999 của Chủ Tịch hội đồng quản trị NHNo ban hành quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo Việt Nam hoặc theo văn bản chấp thuận của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam. Chi nhánh có trách nhiệm:
-Trực tiếp giao dịch với khách hàng. Lập xử lý chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng quy định.
-Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
-Chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu (trả ngay, trả chậm). Sở giao dịch NHNo là đơn vị đầu mối thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo. Các chi nhánh trực thuộc NHNo &PTNT Việt Nam đều thực hiện qua đầu mối đó.
Mọi quy trình của nghiệp vụ Thanh toán quốc tế đều được thực hiện theo quyết định số 447/QĐ-NHNo-QHQT ngày7/6/2001 của Tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt Nam và “bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” của phòng thương mại quốc tế năm 1993 số 500 (UCP 500).
Sau một thời gian hoạt động với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chi nhánh đã được một số đáng khích lệ như sau
Biểu 1
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
I
Nhập khẩu
Số món
Trị giá
Số món
Trị giá
Số món
Trị giá
1a
Mở L/C
559
130.600
743
103.546
870
97.245
1b
Thanh toán L/C
605
99.178
736
107.652
890
89.119
2
Thanh toán nhờ thu
103
3.108
201
5.341
300
4.272
3
Thanh toán T.Tr
632
19.325
904
26.300
1150
35.704
II
Hàng xuất
1
Gửi chứng từ đòi tiền
92
2.349
110
2.678
72
1.830
2
Thu tiền
93
2.643
104
2.359
67
1.589
III
Phí dịch vụ
136
187
187
189
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000, 2001, 2002)
Trong năm 2002, hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo &PTNT Hà nội được thực hiện một cách nhanh chóng kịp thời. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 129 triệu USD giảm 7,32%, hàng xuất khẩu đạt 1,8 triệu USD giảm 32% so với năm 2001. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch điện với nước ngoài qua SWIFT, Telex và Fax cũng tăng tương đối lớn: 4200 điện, tăng gấp 2 lần so với năm 2001 và phí dịch vụ năm 2002 cũng tăng hơn so với năm 2001 đạt 189.000 USD (tương đương 2.900.000.000 VND). Đó là kết quả từ việc tận thu phí từ nghiệp vụ thanh toán.
Hoạt động thanh toán qua biên giới đồng nhân dân tệ (CNY) và đồng bản tệ (VND) với Trung Quốc qua các chi nhánh NHNo bạn tại biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh cũng tăng nhanh. Đặc biệt tháng 8/2002, NHNo &PTNT Hà nội đã ký kết hợp đồng đại lý nhân dân tệ với NHNo Quảng Ninh nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán biên giới trong năm 2003.
Năm 2002 cũng là năm hoạt động thanh toán được triển khai ở tất cả các chi nhánh Quận, đặc biệt là NHNo &PTNT Chương Dương.
2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo &PTNT Hà nội trong những năm gần đây.
2.2.1.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu
Cùng với sự phát triển của hoạt động Xuất nhập khẩu thì yêu cầu mở và thanh toán thư tín dụng hàng nhập khẩu qua hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam ngày càng gia tăng. Khả năng của chi nhánh trong việc cung ứng nguồn vốn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán của hệ thống được củng cố và tăng cường dưới nhiều hình thức như: mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, khai thác sử dụng nguồn tín dụng tài trợ của các tổ chức nước ngoài, cộng với một quy trình thanh toán hợp lý và trình độ chuyên môn cao giúp làm tăng thêm số lượng khách hàng và uy tín của NHNo &PTNT Hà nội.Đặc biệt kể từ khi mạng thanh toán của NHNN và PTNT Việt Nam chính thức hoà nhập vào mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng thế giới SWIFT thì khối lượng ,tốc độ và hiệu quả mở cũng như thanh toán thư tín tại chi nhánh tăng liên tục.Chất lượng các L/C mở được nâng cao với đủ chủng loại mặt hàng ,cho người hưởng lại ở nhiều nước trên thế giới .
Qui trình thanh toán thư tín dụng nhập khấu :
2.2.1.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Đây là khâu quan trọng làm căn cứ để NH xem xét chấp nhận mở L/C cho người xuất khẩu giao hàng. Hồ sơ bao gồm:
+Đơn xin mở L/C (Thư yêu cầu mở L/C ) theo mẫu. Sau khi đã được NH đồng ý mở thì đơn này trở thành một khế ước dân sự giữa người nhập khẩu và NH .Cơ sở pháp lý và nội dung của thư yêu cầu mở L/C là hợp đồng mua bán được ký kết giữa người nhập khẩu và nguời xuất nhập khẩu.
+Bản sao có xác nhận sao y bản chính của khách hàng (ký ,đóng dấu ). Khác hàng chịu trách nhiệm pháp lý về việc sao y từ văn bản chính:
-Hợp đồng nhập khẩu
-Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với ngành nhập khẩu có điều kiện ).
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số Xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).
+Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của ngân hàng như thủ tục bảo lãnh, luận chứng kinh tế kỹ thuật, khế ước vay ngoại tệ, uỷ nhiệm chi... (dùng trong trường hợp khách hàng vay ngoại tệ).
Chi nhánh chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc trong phạm vi hạn mức gia tăng (nếu có) theo quy định của NHNo &PTNT Việt Nam trong mối quan hệ điều khiển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mức phán quyết trong cho vay hay bảo lãnh theo quy định.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng phương thức L/C nếu không có tiền ký quỹ hay mức ký quỹ dưới 100% thì trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hoặc vay vốn (thông qua phòng kinh doanh), cam kết sử dụng vốn hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
Để nâng cao trách nhiệm của chi nhánh, giảm bớt thủ tục phiền hà, chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn chế mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán là do Giám đốc chi nhánh ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, tài sản thế chấp... và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý. Khi có nhu cầu cần bổ sung hoặc trao đổi phải được thông báo bằng văn bản.
2.2.1.2.Mở và phát hành L/C
Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã hội đủ các điều kiện, thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở L/C qua mạng máy vi tính trên tập tin MT700. Để nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi và ngân hàng của họ trong quá trình thiết lập và kiểm tra chứng từ có quy định thu phí các sai sót trong bộ chứng từ ngay trong L/C. Sau khi hoàn thiện nhập dữ liệu, thanh toán viên cần phải kiểm soát lại nội dung của L/C trước khi ghi lại và thực hiện các bước tiếp theo để chuyển L/C đã mở về Sở Giao dịch để chuyển tiếp cho người hưởng đồng thời lưu hồ sơ và hạch toán theo quy định chung.
2.2.1.3.Tu chỉnh và tra soát
Theo thông lệ quốc tế, không có văn bản chính thức về quy tắc tu chỉnh L/C. Tuy nhiên tu chỉnh L/C là một nghiệp vụ không thể thiếu trong quá trình mở và thanh toán thư tín dụng. Việc tu chỉnh L/C, ngân hàng chỉ được thực hiện khi có đề nghị chính thức bằng văn bản có đủ tính chất pháp lý của người mở L/C. Bản tu chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của L/C. Khi tiếp nhận được yêu cầu tu chỉnh L/C của khách hàng, các thanh toán viên của ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu chỉnh, nếu hợp lý thì tiến hành nhập dữ liệu tu chỉnh vào tập tin MT707 để chuyển về Sở giao dịch NHNo &PTNT như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát liên quan đến L/C nhưng không phải là tu chỉnh cũng phải được nhập vào tập tin MTN99 và chuyển về sở giao dịch qua mạng truyền tin. Khi nhận được yêu cầu sửa đổi đối với điều chỉnh giá trị cũng như các điều chỉnh khác phải đủ các yêu cầu sau:
-Thư yêu cầu điều chỉnh của khách hàng (1 bản)
-Văn bản chứng minh sự đồng ý của các bên liên quan (1 bản)
Tất cả mọi sự điều chỉnh và sửa đổi hay huỷ bỏ đều phải thông báo cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận nếu có. Các điều khoản không bị sửa đổi có giá trị như cũ.
2.2.1.4.Nhận, kiểm tra chứng từ thanh toán
Sau khi đã nhận được L/C và các sửa đổi liên quan, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi cho chi nhánh thông qua ngân hàng của họ, chi nhánh có trách nhiệm nhận, kiểm tra, thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định.
Trường hợp thanh toán khi nhận gấy chứng từ.
Ngay khi nhận được bộ chứng từ bưu điện, chi nhánh phải vào sổ theo dõi đồng thời kiểm tra nội dung của bộ chứng từ. Chi nhánh có khoảng thời gian làm việc tối đa 5 ngày để kiểm tra kể từ khi nhận chứng từ, ngoài thời gian này mọi khiếu nại liên quan đến chứng từ không có gía trị hiệu lực.
Trong khoảng thời gian cho phép nếu kiểm tra thấy sự sai sót về số lượng hay nội dung chứng từ phải lập tức thông báo bổ sung các sai sót. Sau khi liểm tra nếu thấy chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến chấp nhận thanh toán của người nhập khẩu trong trường hợp chứng từ có sai sót thì chi nhánh cần phải:
+ Thực hiện thanh toán ngay cho khách hàng theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay.
+ Thông báo chấp nhận thanh toán và đến ngày hạn thanh toán nếu là L/C thanh toán có thời hạn hoặc thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp thuận và chỉ dẫn ngay trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ.
+Giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán đuọc thực hiện trên máy vi tính thông qua tập tin MTN99.
*Trường hợp thanh toán khi nhận điện đòi tiền.
Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C, chi nhánh phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo nội dung quy định trong L/C, đồng thời phải xác thực bức điện thông qua sở GD hoặc ngân hàng có kiên quan trong bức điện. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã được xác thực, lập bảng kê thanh toán cho ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được chứng từ, trước khi giao cho khách hàng, chi nhánh vẫn phải tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng, thông báo sai sót cho ngân hầng gửi chứng từ như trường hợp trên hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối thanh toán.
Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ sai sót trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải giữ lại chứng từ khi nhận được để thông báo và chờ các chỉ dẫn từ ngân hàng gửi chứng từ hoặc chỉ dẫn từ Sở GD NHNo &PTNT Việt Nam. Ngân hàng chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng khi nhận được bộ chứng từ nếu có văn bản chấp thuận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể cả khi bộ chứng từ có sai sót.
2.2.2. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu.
Tuy phát hành và thanh toán L/C trong lĩnh vực nhập khẩu vẫn là điểm mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế, việc thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu cũng đã thu được những kết quả đáng mừng và đang được tích cực triển khai trên toàn hệ thống. Việc thanh toán L/C xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức thương lượng và chiết khấu bộ chứng từ.
Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu:
2.2.21.Nhận thông báo và xác nhận L/C xuất khẩu.
Chi nhánh được phép nhận thông báo L/C và các tu chỉnh liên quan cho khách hàng của mình khi nhận được thông báo L/C từ Sở giao dịch NHNo &PTNT hoặc khi nhận được thông báo L/C đã được xác nhận từ ngân hàng khác trong nước.
Trước khi thông báo cho khách hàng , L/C và các tu chỉnh liên quan đến L/C phải đảm bảo tính xác thực thông qua ký hiệu mật đã thoả thuận hoặc chữ ký của ngân hàng thông báo đầu tiên. Việc xác nhận L/C chỉ được thực hiện thông qua Sở giao dịch NHNN.
Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch thương lượng chiết khấu L/C hàng xuất khẩu thì chi nhánh chỉ được nhận thương lượng chiết khấu thanh toán hoặc cho vay ứng trước thế chấp bộ chứng từ khi L/C chỉ định có giá trị thương lượng, chiết khấu thanh toán tại bất cứ ngân hàng nào hoặc tại chính chi nhánh.
Để đảm bảo quyền lợi của mình và khách hàng cán bộ thanh toán NHNo và PTNT Hà Nội trong quá trình tiếp nhận và thông báo L/C luôn xem xét cụ thể, chi tiết từng điều khoản, điều kiện trong thư tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của mình cùng với các đơn vị xuất khẩu, xem xét các điều kiện trong L/C có phù hợp với lợi ích của đơn vị xuất khẩu không, đồng thời tư vấn cho các đơn vị có những giải pháp thích hợp nhất như yêu cầu huỷ bỏ hoặc sửa đổi điều khoản trong trường hợp các điều kiện đảm bảo quyền lợi cho đơn vị xuất khẩu.
2.2.2.2. Sửa đổi tín dụng.
Khi có những đề nghị sửa đổi thư tín dụng, với trách nhiệm của ngân hàng thông báo, thanh toán viên phải thông báo ngay lập tức điều chỉnh L/C cho đơn vị xuất khẩu và nếu có điểm vướng mắc nào thì liên hệ với ngân hàng mở để yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết. Việc sửa đổi L/C phải làm bằng văn bản và có sự xác nhận của ngân hàng mở L/C. Văn bản sửa đổi đã trở thành của L/C và huỷ bỏ những nội dung cũ có liên quan.
Điều cần lưu ý là những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị hiệu lực nếu việc sửa đổi tiến hành trong thời hạn hiệu lực của L/C và trước thời hạn giao hàng. Đồng thời các nội dung giao dịch có liên quan dến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được tiến hành bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín, telex có mã khoá ... tất cả các giao dịch này có thể tiến hành trực tiếp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, song kết quả cuối cùng phải có sự xác nhận của ngân hàng L/C.
Theo điều 11, 12 của UCP(1993) nếu chỉ nhận được chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để sửa đổi thư tín dụng thì chi nhánh có thể thông báo sơ bộ cho người hưởng lợi biết. Thông báo sơ bộ này phải được nói rõ chỉ có tác dụng là một thông báo đơn thuần và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm.
2.2.2.3. Nhận chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ.
Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, đơn vị xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm công văn nhờ gửi chứng từ tới ngân hàng nước ngoài tới NHNo và PTNT Hà Nội. Theo quy định trong điều 14 UCP 500, chi nhánh khi được uỷ quyền của ngân hàng phát hành để trả tiền hoặc cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu khi chứng từ được xuất trình xét bề ngoài phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng.
Chính vì vậy, ngay sau khi nhận được chứng từ của khách hàng, cán bộ thanh toán yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C và sửa đổi gốc liên quan, đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và chắc chắn L/C còn giá trị chưa thanh toán để có thể thương lượng ở bất cứa một ngân hàng nào (đối với L/C thanh toán và giao hàng từng phần). Giá trị thanh toán, thương lượng tại chi nhánh phải đúng với giá trị thanh toán của lần giao hàng cần thanh toán. Trước khi thương lượng thanh toán và gửi chứng từ đòi tiền cần kiểm tra số lượng, loại chứng từ đối chiếu với bảng kê chứng từ của khách hàng và quy định trong L/C, kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ đảm bảo khớp đúng với các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C và sự thống nhất giữa các loại chứng từ không do người hưởng lập như chứng từ vận chuyển, chứng từ bảo hiểm, các loại giấy chứng nhận, sau đó kiểm tra những chứng từ được lập bởi người hưởng lợi như hối phiếu, hoá đơn thương mại...
Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau:
-Hối phiếu (Draff)
-Hoá đơn thương mại (Comercial invoice)
-Vận đơn (Bill of lading/Airway bill)
-Bảng kê chi tiết (Detailed packing list)
-Chứng từ bảo hiểm (Insurrance policy)
-Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng đóng gói, (Certificate of weight/ Quality/Packing)
-Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Orgin)
-Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection certificate)
Ngoài ra còn có các loại chứng từ khác tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá, giá cả, điều kiện thoả thuận giữa các bên. Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp với các điều kiện sau:
+Loại, số chứng từ xuất trình
+Thời hạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36741.doc