Lời nói đầu . 01
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NHTM . 02
I. Tín dụng Ngân hàng thương mại . 02
I.1. Sự ra đời và phát triển . . 02
I.2. Khái niệm về tín dụng . 03
I.3. Đặc điểm tín dụng . . 04
I.4. Một số vấn đề cơ bản của tín dụng . 05
I.5. Tầm quan trọng 07
II. Hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng . 09
II.1. Hiệu quả tín dụng . . 09
II.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng . 10
II.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HÀ TÂY .
21
I. Lịch sử hình thành và phát triển . 21
I.1. Các năm 1988 – 1991 . 21
I.2. Các năm 1991 – 1996 27
I.3. Các năm 1996 – 2003 . 33
II. Cơ cấu tổ chức . . 39
II.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Tây . 39
II.2. Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT . 42
III. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNTHT . 50
III.1. Nhìn ra thế giới . 50
III.2. Tình hình trong nước . 51
III.3. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2002 và 2003 . 53
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNTHT . 68
I. Mục tiêu công tác tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2004 . 68
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây . 68
II.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng . 68
II.2. Phân loại khách hàng . 69
II.3. Thẩm định dự án tín dụng . 70
II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay . 71
II.5. Xử lý nợ xấu 72
II.6. Nâng cao chất lượng nhân sự . 73
II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 74
III. Những kiến nghị nhằm thực hiện các biện pháp . 74
III.1. Đối với NHNo & PTNT Hà Tây . 74
III.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ 75
Kết luận . . 77
Tài liệu thao khảo . . 78
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lớn. Qua kiểm tra 12 huyện đã xuất hiện một số trường hợp như: vay vốn sử dụng sai mục đích không trả được nợ. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng không trả nợ; hoặc sản xuất thua lỗ không trả nợ được.
Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây thực thi các mặt công tác trong tình có thuận lợi hơn so với năm 1992. Trong việc huy động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới bàn tiết kiệm, một hình thức huy động vốn các loại gắn với cho vay hộ. Mở rộng việc đa dạng hoá các hình thức huy động nhất là kỳ phiếu. Mở rộng mạng lưới các đến các khu vực tạo điều kiện thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ món nhỏ đến món lớn. Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp có 90 điểm giao dịch, tăng 45 điểm so với năm 1992.
Về công tác tín dụng, năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây kiên quyết không đầu tư vào các đơn vị kinh tế quốc doanh còn thua lỗ (kể cả những đơn vị được tổ chức lại). Do vậy, từ chỗ trước đây cho 117 đơn vị vay nay chỉ còn 39 đơn vị. Những đơn vị chưa tổ chức lại thì kiên quyết thu hồi cho đến khi hết nợ. Đối với kinh tế tập thể, Ngân hàng chỉ đầu tư vào khâu dịck vụvf chỉ đưa vốn vào những đơn vị còn có khả năng quản lý tốt và chỉ đầu tư vốn lưu động. Đối với hộ sản xuất, vốn được tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất và chế biến nông sản, những hộ kinh doanh có hiệu quả.
Chỉ đạo “ Đi vay để cho vay” là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống điều hành kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây. Từ cấp uỷ Đảng, sơ quan, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công của ngành đều tập trung vào việc giáo dục, động viên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên, đoàn viên trong cơ quan thi đua phấn đấu cho hoạt động chủ yếu này.
Về hoạt động tín dụng, chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 1993, tổng doanh số cho vay là 217 tỷ, trong đó hộ sản xuất là 144 tỷ, gấp 2 lần so với năm 1992. Dư nợ cho vay hộ sản xuất lên 135 tỷ, bình quan đầu người là 153 triệu đồng, tăng 62 triệu so với đầu năm.
Phát huy công tác chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong hai năm 1992 – 1993, bước sang năm 1994, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây tiếp tục nâng cao hiệu quả trong việc thực hện nhiệm vụ “đi vay để cho vay”. Ngày 21/01/1994, Ban giám đốc Ngân hàng ra công văn số 62/NHNo-KH về vệc quy định tạm thời khoán tài chính đến từng nh Nông nghiệp huyện, thị, Phòng giao dịch, Bàn tiết kiệm, cửa hàng kinh doanh dịch vụ và người lao động. Nội dung và phương pháp khoán, bản quy định tạm thời chỉ rõ 3 vấn đề:
Khoán các chỉ tiêu hạch toán nội bảng để tính thu nhập và chi phí.
Khoán các chỉ tiêu tính toán ngoại bảng.
Xác định quỹ tiền lương được hưởng.
Năm 1994, kết quả tín dụng khá nổi bật: Dư nợ tăng trưởng đều đặn, vững chắc ổn định. Cơ cấu dư nợ chuyển đổi mạnh mẽ, thể hiện rõ khối lượng vốn tập trung vào thị trường chính của Ngân hàng Nông nghiệp mà trực tiếp là đầu tư cho hộ sản xuất. Việc đầu tư phát triển ngầnh nghề truyền thống được coi trọng và tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Phương hướng đầu tư của Ngân hàng đã chuyển cơ bản từ trực tiếp (nhỏ) tăng dần đầu tư qua các tổ chức trung gin đoàn thể, xã hội nhất là nhóm phụ nữ làm kinh tế (Phát triển mô hình VIE), đồng thời nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư trung hạn để phát triển năng lực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần, từ chỗ chiếm 16% tổng dư nợ (1991) đến giữa 1994 còn 9,1% so với tổng dư nợ.
Về tài chính, từ năm 1992 trở về trước, Ngân hàng luôn bị thua lỗ, nhưng đến năm 1993 lãi kinh doanh đạt 1, 2 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 1994, mức lãi đã vượt hơn cả năm 1993.
Qua 5 năm, màng lưới giao dịch của Ngân hàng từ 28 điểm (1991) lên 42 điểm (1992), 105 điểm (1993) và 119 điểm (1995). Tổng số cán bộ giảm từ 1.181 người (1991) xuống còn 842 người (1995). Chất lượng cán bộ ngày một tăng. Đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, vi tính để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, năm 1991 có 161 đồng chí thì năm 1995 là 194 người. Số cán bộ trung cấp từ 568 (1991) lên 580 (1995). Cán bộ biết sử dụng vi tính từ 02 người (1991) lên 267 người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn chi nhánh được tăng cường.
Do những cố gắng lớn nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 5 năm 1991 – 1995 tăng nhanh. Tổng thu tiền mặt là 2.931 tỷ. Tổng chi tiền mặt 2.890 tỷ, bội thu 41 tỷ. Ngân hàng đã thực hiện tốt quy định về an toan kho quỹ, góp phần đáng kể vào thực hiện ổn định tiền tệ, kềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ.
Các năm 1996 - 2003
Năm 1997 là năm đầu chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây chuyển đổi tên gọi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Dười sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ban giám đốc Ngân hàng đã quán triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo là: “Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, huy động và cho vay vốn có hiệu quả … Tổ chức tốt hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Có biện pháp đồng bộ để giảm dần lãi suất, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển”.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lànn thứ VIII trong tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm 1993 – 1996 luôn đạt hiệu quả cao, là lá cờ đầu của ngành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đã tích luỹ được những kinh nghiệm quan trọng về các mặt kinh doanh dịch vụ, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo để dân giầu nước mạnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây phần lớn là lao động nữ (526/842), có tới 235 đồng chí có trình độ đại học, 565 đồng chí có trình độ trung học. Từ năm 1997, Công đoàn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp được tách ra từ Công đoàn các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, để trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngay từ đầu năm 1997, Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh đã chỉ đạo toàn chi nhánh chuyển mạnh hơn sang kinh doanh thương mại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với củng cố hoàn thiện hệ thống mạnh lưới nh ở các vùng trong tỉnh; Thực hiện từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ trên những khâu chủ yếu của quá trình kinh doanh; Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và hiện đại hoà hoạt động ngân hàng; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán tài chính tới nhóm và người lao động; Phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, phát động phong trào thi đua nhằm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch năm 1997.
Những giải pháp trên, mỗi giải pháp có bước đi cụ thể. Trong việc sắp xếp lại lao động Ban giám đốc đã gắn củng cố bộ máy, hoàn thiệ mạng lưới kinh doanh ở các vùng nông thôn. Trong củng cố bộ máy, cùng với các phòng: Nghiệp vụ kinh doanh, Kinh tế kế hoạch, Kế toán tài vụ – thanh toán và ngân quỹ, Kiểm soát, Tổ chức cán bộ và đào tạo, Hành chính pháp chế, Giao dịch kinh doanh tổng hợp, Ban giám đốc ngân hàng đã tổ chức thêm Văn phòng Công đoàn. Các Ngân hàng lưu động thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh. Trong năm 1997, Ban giám đốc đã bổ nhiệm, điều chuyển 9 đồng chí ở cương vị Trưởng, Phó các phòng chuyên môn.
Để củng cố mạng lưới, trong 3 ngày từ 12 đến 14/05/1997, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây đã tổ chức Hội nghị giám đốc Ngân hàng lưu động toàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả sau 9 tháng hoạt động theo mô hình màng lưới Ngân hàng lưu động, đồng thời tiền tệập huấn về phương pháp xây dựng và thẩm định dự án đầu tư đầu tư, phương pháp phân tích nợ hàng tháng. Đây là một hội nghị quan trọng, một sự chỉ đạo đúng và phù hợp với công tác quản lý và cạnh tranh trên thị thị trường tiền tệ, mặt khác cũng làm cơ sở để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh đi vào chiều sâu của kinh tế thị trường. Hội nghị tập trung thảo luận về công tác kiểm tra, kiểm soát, củng cố và nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thu chi tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tiền tệ của hệ thống mạng lưới.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây trong năm 1997 có nhiều khó khăn do việc sản xuất kinh doanh của các thành phàn kinh tế có chiều hướng chững lại, tốc độ luân chuyển hàng hoá chậm, tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 4%, giá đô la Mỹ tăng cao. Nhiều doanh nghiệp vốn tự có thấp, vốn Ngân hàng chiếm 80 – 90%. Điều đó dẫn đến khi có biến động của nền kinh tế dễ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Mặt khác, đối tựng đầu tư vốn chủ yếu của Ngân hàng là kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhưng trong năm 1997, sản xuất nông nghệp gặp thiên tai úng lụt làm cho 33.000 ha bị ngâp, trong đó 15.000 ha bị ngập trắng, giảm gần 6 vạn tấn lương thực. Nông dân nợ Ngân hàng hơn 27 tỷ đồng, người vay khó trả được nợ.
Song nhờ có những gải pháp chỉ đạo cụ thể, lại được cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể liên quan như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hỗ trợ, cùng với việc tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào các hoạt động Ngân hàng, đồng thời khai thác được nguồn uỷ thác của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng người nghèo Trung ương nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây vẫn đạt hiệu quả cao. Toàn chi nhánh có 150 máy vi tính đã áp dụng tốt chương trình mạng LAN (đến Ngân hàng loại 4) giao dịch trực tiếp với khách hàng khi họ đến giao dịch về tiền vay, tiền gửi, thanh toán chuyển tiền nội ngoại tỉnh, thực hiện sao kê tính lãi và làm các loại báo cáo thống kê đếu đảm bảo kịp thời. Chính vì vậy năng suất lao động cao, giải phóng khách hàng nhanh, hạch toán chính xác luân chuyển vốn nhanh, nâng cao khả năng quản lý, góp phần chuyển 70 cán bộ gián tiếp sang lao động trực tiếp, tạo được uy tín cao đối với khách hàng.
Tình hình kinh doanh trong hai năm 1998 – 1999 có những khó khăn mới. Lĩnh vực tài chính tiền tệ không ổn định. Giá đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế diễn biến phức tạp. Chỉ số lạm phát 1998 lên 9.2% cao hơn mức của hai năm 1996 – 1997. Nền kinh tế đất nước đang có sự chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước. Năng lực về vốn công nghệ trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các xí nghiệp và tư nhân còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động đan xen trên khắp địa bàn tỉnh trong lĩnh vực huy động vốn và mở rộng cho vay. Do tốc đọ tăng trưởng kinh tế giảm sút trên thị trường xuất hiện hiện tượng giảm phát, sức mua giảm, hàng hoá tiêu thụ chậm và ứ đọng cao. Tình trạng lao động thiếu việc làm, nạn cờ bạc, số đề, hui họ…hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Tất cả những điều đo đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ những khó khăn trên, cấp uỷ, Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhạy bén, kịp thời để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngay từ đầu năm 1998, Ban giám đốc đề ra phương châm chỉ đạo của toàn chi nhánh là: “chất lượng, an toàn và hiệu quả”. Theo phương châm đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây đã xây dựng và triển khai 9 đề án công tác lớn đó là:
Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống mạng lưới.
Bổ sung quy trình điều hành lề lối làm việc cho phù hợp.
Nâng cao chất lượng Tín dụng và những biện pháp phòng chống rủi ro trong công tác tín dụng.
Tổ chức đổi miền công tác đối với 100% cán bộ tín dụng.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ.
Sắp xếp lại lực lượng lao động và quy hoạch cán bộ đến năm 2000
Tự kiếm tra và kiểm soát nội bộ.
Tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
Quản lý và sử dụng hiệu quả chương trình ứng dụng trên máy vi tính.
Ngày 05/05/1998, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã tổ chức hội nghị về một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thấp nợ quá hạn.
Năm 1999, toàn tỉnh có 68 điểm giao dịch, bao gồm 14 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện, thị. 45 Ngân hàng loại 4 và 9 Ngân hàng lưu động tại thị xã Hà Đông. Nhiều chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây thực hiện có hiệu quả về sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Ngân hàng 2 huyện Thường Tín và Hoài Đức đã thực hiện tốt việc làm thí điểm phối hợp với các đoàn thể theo đề án cho vay hộ sản xuất qua tổ, nhóm tín chấp được nhân dân đồng tình ủng hộ, tổ chức Hội Nông dân và Phụ nữ đánh giá rất cao. Cán bộ, nhân viên toàn ngành tích cực tham gia phong trào thi đua, nhất là trong các hội thi do Ngân hàng phát động.
Năm 1999 hoạt động tín dụng với tổng dư nợ 809, 8 tỷ đồng, tăng 83, 2 tỷ so với năm 1998, đạt 100% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng đạt 11,4% năm, dư nợ bình quân 940 triệu /cán bộ. Trong đó nợ quá hạn là 8.640 triệu đồng, bằng 1,06% tổng dư nợ, tăng 1.640 triệu so với (12/1998).
Tính đến ngày 31/12/2000, tổng nguồn vốn quản lý và huy động của Ngân hàng là 1.735 tỷ đồng. Trong đó vốn huy động tại địa phương là 1.572 tỷ đồng, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 229, 5 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng là 18%, bình quân nguồn vốn đạt 1.740 triệu /cán bộ. Tổng dư nợ cho vay là 1.031tỷ, đạt 106% kế hoạch, tăng 221 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng là 27,3%, bình quân dư nợ 1.186 triệu /cán bộ. Dư nợ cho vay hộ nghèo là 138 tỷ đồng, tăng 21 tỷ so với đầu năm. Tổng doanh số cho vay cả năm là 1.053 tỷ, tăng 268 tỷ so với năm 1999. Doanh số thu nợ 932 tỷ, đã đầu tư cho 102.269 lượt hộ và 139 doanh nghiệp được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Số hộ còn dư nợ chiếm 39% số hộ trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng chưa cao còn ở những chừng mực nhất định, nên hạn chế quả trình phản ánh và kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động kinh tế của các khách nợ.
Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động là 2.007tỷ đồng, tăng 495 tỷ so với năm 2000. 9 tháng đầu năm 2002 nguồn vốn đã đạt 2.338 tỷ đồng tăng hơn 2001 là 337 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng trưởng cao và ổn định ở cả 14 Ngân hàng và huyện thị, tăng cao nhất là: Hà Đông 106 % kế hoạch, Chương Mỹ 172%, Mỹ Đức 188%... Tổng doanh số cho vay năm 2001 đạt 1.544 tỷ, tăng 437 tỷ so với năm 2000. Năm 2002, tính đến ngày 30/09, toàn tỉnh có 320 doanh nghiệp, có quan hệ tín dụng với dư nợ là 540 tỷ, tăng 225 tỷ, chiếm tỷ trong 28% tổng dư nợ, tăng 6% so với đầu năm. Thông qua tổ nhóm tín chấp, toàn tỉnh có 19, 8 vạn hộ còn dư nợ, chiếm 40% số hộ trong tỉnh. Việc cho vay ưu đãi hộ nghèo, cùng với vốn của Trung ương, Ngân hàng đã đầu tư 72.500 hộ, dư nợ 186 tỷ, tăng 15 tỷ so với đầu năm. Hai Ngân hàng, Chương Mỹ và Ba Vì tích cực thu giảm nợ quá hạn.
Tóm lại, 16 năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những thành quả đáng phấn khởi. Suốt từ năm 1994 – 2002 Ngân hàng luôn là đơn vị giành lá cờ đầu trong khu vực và toàn quốc. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây xứng danh là đơn vị anh hùng lao động do Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng. Ngân hàng đang vững bước tiến vào kinh doanh thương mại trong thế kỷ XXI, goáp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Tây
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, do vậy để thấy rõ cơ cấu bộ máy của NHNo & PTNT Hà Tây chúng ta cùng xem xét sơ đồ 1 và 2 dưới đây:
Phòng kinh tế kế hoạchP
Phòng tín dụngP
Phòng kế toánP, ngân quỹ
Phòng vi tínhP
Phòng hàng chínhP
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng thanh toán quốc tếP
Phòng giao dịchP
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT cấp 1
Phòng thanh toán quốc tếP
Phòng kế hoạch kinh doanhP
Phòng kế toán ngân quỹP
Phòng tổ chức hành chính
Tổ kiểm tra kiểm yóan nội bộT
Phòng giao dịchP
Phó giám đốc
Giám đốc
Chi nhánh NHNo & PTNT cấp I
Chi nhánh loại 2, loại 3
Chi nhánh loại 1
Phó giám đốc
Giám đốc
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT cấp 2, cấp 3
Phòng tín dụng P
Phòng kế toán ngân quỹP
Phòng hàng chính nhân sựP
Tổ kiểm tra kiểm yóan nội bộ
Phòng giao dịchP
Chi nhánh cấp 2
Chi nhánh NHNo loại V
Chi nhánh lNHNo loại IV
Phó giám đốc
Giám đốc
Chi nhánh cấp 3
Giám đốc
Giám đốc
Tổ tín dụng
Tổ kế toán ngân quỹ
Tổ tín dụng
Tổ kế toán ngân quỹ
Lưu ý:
Chi nhánh NHNo & PTNT loại I: các chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh, thành phố có một số chi nhánh quận, huyện trực thuộc: sở giao dịch NHNo & PTNT I, II, III; chi nhánh Hà Nội và chi nhánh NHNo & PTNT 50 Bến Chương Dương.
Chi nhánh NHNo & PTNT loại II: chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Đà Nẵng, chi nhánh NHNo & PTNT Dâu – Tơ - Tằm; chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ; các chi nhánh NHNo quận, huyện, thị xã là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
Chi nhánh NHNo & PTNT loại III: các chi nhánh NHNo quận, huyện, thị xã.
Chi nhánh NHNo & PTNT loại IV: các chi nhánh NHNo & PTNT phường, xã, hoặc liên phường liên xã.
Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT
Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT loại I, II có nhiệm vụ, quyền hạn như sau
Trực tiếp điều hàng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT loại I, II chỉ đạo, điều hàng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNo về các quyết định của mình.
Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc thuộc chi nhánh NHNo nhưng không được trái với quy chế này.
Đề nghị Tổng giám đốc NHNo:
+ Quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các chi nhánh NHNo loại III trực thuộc trên địa bàn.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Phó giám đốc, Trưởng phòng Kế toán – ngân quỹ. Kiểm tra chi nhánh NHNo loại I, II.
Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo:
+ Quản lý toàn diện: bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách, chế dộ đối với cán bộ, nhân viên thuộc biên chế của chi nhánh NHNo, trừ cán bộ có mức lương ở ngạch kỹ thuật viên cấp ba trở lên và các chức danh thuộc diện Tổng giám đốc NHNo quản lý.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng nghiệp vụ (trừ các chức danh thuộc diện Tổng giám đốc NHNo quản lý) thuộc chi nhánh NHNo loại I, II; Giám đốc, pdg chi nhánh NHNo loại III, IV và các chức danh còn lại thuộc các chi nhánh NHNo trên địa bàn.
+ Ký quyết định, hợp đồng tuyển dụng cán bộ, nhân viên sau khi được NHNo thông báo chỉ tiêu định biên lao động.
+ Cử cán bộ, nhân viên đi học các khoá đào tạo trong nước theo quy chế đào tạo của NHNo.
Được ký các hợp đồng: tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quyết định.
Thực hiện quy chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ phù hợp với quyết định của Nhân hàng Nhà nước, NHNo.
Đại diện Tổng giám đốc NHNo khời kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụngtrước toà án liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo trên địa bàn.
Thay mặt Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo làm viếc với các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương và các khách hàng nước ngoài đến làm việc có liên quan đến NHNo khi được uỷ quyền.
Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tà chính, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quyết định khác của NHNo.
Chấp hàng chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh NHNo; lập báo cáo các định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về ngân hàng theo quy định.
Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo trên địa bàn; khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung.
Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT loại III, IV có nhiệm vụ, quyền hạn như sau
Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh NHNo loại III, IV.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giám đốc chi nhánh về các quyết định của mình.
Đề nghị các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, cán bộ đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc chi nhánh NHNo loại I, II xem xét và quyết định theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo.
Thực hiện quy chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, NHNo hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.
Tổ chức việc hạch toán kế toán, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài chính và quyết định khác của NHNo.
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ và đột suất các hoạt động của chi nhánh NHNo cấp trên theo quy định.
Phân công cho Phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo; khi dg đi vắng trên một ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung.
Phó giám đốc các chi nhánh NHNo & PTNT có nhiệm vụ, quyền hạn như sau
Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi giám đóc vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của Giám đốct) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.
Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng kinh tế kế hoạch
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định kinh doanh của NHNo.
Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh và quyết toán khách hàng đến các chi nhánh NHNo trên địa bàn.
Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định.
Thực hien các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao.
Phòng tín dụng
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàngnhằm mở rộng thoe hướng đầu tư tín dụng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay dự án tín dụng phân theo cấp uỷ quyền .
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệp trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn.
Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao.
Phòng kế toán ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kêvf thanh toán theo quy định của NHNo.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh NHNo tren địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quyết định của NHNo trên địa bàn.
Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liẹu về kế hoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao.
Phòng vi tính
Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liêu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu theo, thông tin quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
Làm dịch vụ tin học.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao.
Phòng hành chính
Xây dựng chương trình công tác h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0186.doc