.Mục Lục.
Lời mở đầu: 3
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 5
I. Tổng quan về kinh doanh hàng nhập khẩu 5
1. Khái niệm và vai trò nhập khẩu hàng hoá 5
2. Các hình thức nhập khẩu: 6
3. Nội dung qui trình nhập khẩu 9
3.1. Nghiên cứu thị trường: 9
3.2. Giao dịch và đàm phán ký hợp đồng trong nhập khẩu: 13
3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 17
3.4. Đánh giá kết quả kinh doanh hàng hoá nhập khẩu: 22
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu. 22
4.1. Lợi nhuận: 22
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn; 24
4.3. Năng suất lao động 25
Chương 2. Phân tích thực trạng kinh doanh hàng nhập khẩu của Công Ty Thiết Bị 1 26
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
1. Sự ra đời của công ty 26
2. Ngành nghề kinh doanh: 27
3. Cơ cấu tổ chức của công ty: 28
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty 31
1. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty 31
2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu: 35
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công ty 37
4. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty 40
4.1 Những thành tựu và thuận lợi: 41
4.2. Các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian tới : 43
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhâp khẩu của Công Ty. 48
I. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 48
1. Mục tiêu cổ phần hoá: 48
2. Phương án cổ phần hoá: 48
3. Cơ cấu vốn cổ phần : 51
4. Phương án đầu tư phát triển sau cổ phần hoá: 51
4.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty: 51
4.2. Định hướng về kế hoạch, kết quả kinh doanh và sản xuất trong năm tới: 53
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 55
1. Nghiên cứu thị trường: 55
2. Giảm thiếu các chi phí khác trong kinh doanh hàng nhập khẩu: 56
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 57
4. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá NK. 58
4.1. Tăng cường các hoạt động Marketing cho bán hàng nhập khẩu: 58
4.2. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: 61
4.3. Hỗ trợ đội ngũ bán hàng: 62
5. Mở rộng và phát triển thị trường, ngành nghề, mặt hàng mới: 63
6. Đào tạo và nâng cao đội ngũ cán bộ kinh doanh nhập khẩu: 64
7. Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. 65
Kêt luận: 67
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công Ty Thiết Bị 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội cấp:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước và đại lý mua bán: các loại máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, thi công cơ giới, sản xuất công nghiệp va nông nghiệp, phương tiện vẩn tải, dây chuyền sản xuất, thiết bị toàn bộ, phôi thép, thép thông dụng, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, phụ tùng ôtô, các loại hàng, hàng công nghiệp, điện tử, tiêu dùng, nông sản
- Tổ chức sản xuất gia công lắp giáp; sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy ,thiết bị, phương tiện vẩn tải
- Sản xuất, gia công và kinh doanh da giầy
- Đại lý bán xăng dầu
- Thực hiện các dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thiết bị:
Giám đốc
PGĐ KD
PGĐ tổ chức
P. Tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoach và đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Các cửa hàng
Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về.
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính, quản trị, thanh tra bảo vệ, quân sự, thực hiện mọi chính sách, chế độ với người lao động, đảm bảo đúng pháp luật.
Triển khai thực hiện các phong trào thi đua, tiết kiệm, đảm bảo các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo phương hướng, mục tiêu của Công ty
Mối quan hệ: Phòng tổ chức hành chính là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc công ty, chựu sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành của Giám đốc. Mọi chỉ thị, mệnh lệnh đối với Phòng phải do giám đốc hoặc phó giám đốc (được uỷ quyền) đưa ra.
Mối quan hệ giữa phòng TCHC với các Phòng, Ban, Cửa hàng trong công ty là quan hệ ngang cấp, bình đẳng về mọi mặt, hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh doanh:
Chức năng: Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong các lĩnh vực quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế quản lí XNK của nhà nước .
Xây dựng chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh XNK và kinh doanh tạo nguồn vốn cho công ty.
Triển khai các phương án kinh doanh đã dược giám đốc ký phê duyệt.
Mối quan hệ: Phòng kinh doanh là phòng trực thuộc công ty, chựu sự chỉ đạo, điều hành của giám đốc. Mọi mệnh lệnh chỉ thị đối với phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (uỷ quyền) đưa ra.
Mối quan hệ giữa các bộ phận khác là ngang cấp bình đẳng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phòng kế hoạch đầu tư:
Chức năng: Phòng kế hoạch và đấu tư là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý điều hành trong lĩnh vực kế hoạch, thống kê, tổng hợp tình hình kinh doanh, sản xuất của công ty, xây dựng cơ bản và hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, theo phương hướng, mục tiêu của công ty
Mối quan hệ: Phòng KH&ĐT là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Công ty, chựu sự điều hành và chỉ đạo của Giám đốc. Mọi chỉ thị và mệnh lệnh của phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyến đưa ra.
Mối quan hệ với các phòng nghiệp vụ khác và các cửa hàng trong Công ty là ngang cáp bình đẳng về mọi mặt, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phòng tài chính kế toán:
Chức năng: Phòng TCKT là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lí tài chính và thực hiện công tác tài chính, kế toán trong Công ty nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Công ty, thực hiện nghĩa vụ thhu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ TCKT nhà nước quy định. Hướng dẫn và tổ chức chấp hành các chính sách, các quy định nghiệp vụ của cấp trên, của nhà nước về TCKT theo đúng luật định
Mối quan hệ: Mối quan hệ với các phòng ban, của hàng là bình đẳng ngang cấp, cùng giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiẹm vụ được giao.
Phong TCKT chựu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc. Moi chỉ thị, mệnh lệnh đối với phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc(được uỷ quyền) đưa ra
Các cửa hàng:
Chức năng: Các cử hàng là đơn vị tổ chức kinh doanh hoạch toán phụ thuộc để trực tiếp thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty
Mối quan hệ: Cửa hàng là đơn vị tổ chức kinh doanh trực thuộc Công ty, chựu sự chỉ đạo điều hành trực tiép của Giám đốc. Mọi chỉ thị, mệnh lệnh đối với cử hàng phải do Giám đốc, hoặc phó Giám đốc (được uỷ nhiệm) đưa ra.
Mọi quan hệ giữa Cửa hàng với các phòng, Ban nghiệp vụ trong Công ty là quan hệ ngang cấp, bình đẳng về mọi mặt, hợp tác giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
1. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
Để tìm hiểu tình hình NK của công ty ta đánh giá kim ngạch NK qua các năm thể hiện ở bảng sau:
Bảng1: Kim ngạch NK của công ty ( Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm2004
Năm2005
Tông kim ngạch NK
17,25
13,8
17,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm và báo cáo kinh doanh hàng nhập khẩu
về công ty
Qua bảng 1 ta thấy tình hình tổng kim ngạch NK bình quân 3 năm 2003-2005 đạt 16,08333 triệu USD, riêng năm 2004 Tổng kim ngạch NK giảm còn 13,8 triệu USD tương ứng giảm 24,9% so với năm 2003, nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được 0,97% cao nhất trong 3 năm gần đây, năm 2003 chỉ đạt 0,3% . Qua đó cho thấy công ty có một chiến lược kinh doanh đúng khi nhập khẩu cơ cấu mặt hàng phù hợp với nhu cầu trong nước và bán được giá, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Công ty Thiết Bị là một kinh doanh chủ yếu NK hàng hoá từ nước ngoài về và bán trong nước, ta đi xem xét cơ cấu mặt hàng NK qua các năm để biết được mặt hàng chủ lực của công ty thể hiện qua bảng2 sau:
Bảng2: Cơ cấu, tỷ trọng giá trị các mặt hàng NK của công ty(Đơn vị: USD)
Măt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Phôi thép
12.295.071
60,08
9.860.000
71,5
13.570.027
79
Nguyên vật liệu
3.185.863
22,84
3.309.600
24
3.579.442
21
Máymócthiết bị, phụtùng, phương tiện vẩn tải
1.732.224
16,81
620.550
4,5
0
0
Mặt hàng khác
45.277
0,27
0
0
0
0
Tổng KNNK
17.258.435
100%
13.790.000
100%
17.149.469
100%
Nguồn: Báo cáo mua bán nguồn hàng kinh doanh trong năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm.
Qua Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng NK của công ty ta thấy mặt hàng chủ lực NK chính của công ty là các sản phẩm thép, trong đó phôi thép là mặt hàng NK đứng vị trí số1 bình quân 3 năm: 2003, 2004, 2005 Nhập Khẩu được 11,88 triệu USD. Năm 2003 NK 12,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 60,08% trong tổng kim nghạch NK, nhưng đến năm 2004 chỉ NK được 9,86 triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2003 là do Phôi thép trên thị trường thế giới biến động làm giá cả tăng lên, đồng thời nhu cầu thép ở một số nước mà công ty mua phôi thép (Nga và Trung Quốc) tăng lên dẫn đến giá thép NK tăng lên cao, làm cho nhu cầu mua thép cho xây dựng ở Việt Nam chững lại, đồng thời đầu vào của các nhà máy sản xuất thép cao nên họ giảm quy mô sản xuất tạm thời chờ đợi để qua cơn sốt giá, đến năm 2005 Tổng kim nghạch NK tăng lên 17,15 triệu USD là do mặt hàng Phôi thếp NK tăng lên đạt 13,57 triệu USD, tương ứng tăng trên 20% so với năm 2004 là do thị trường thế giới ổn định lại, giá phôi thép giảm nên nhu cầu mua Phôi thép của các doanh nghiệp trong nước tăng.
Mặt hàng NK đứng vị trí thứ 2 là các nguyên vật liệu, trong đó các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất (các loại giấy, nhựa PVC, ….) và vật liệu xây dựng (nguyên vật liệu từ thép), NK bình quân qua 3 năm (2003-2005) đạt 3,37 triệu USD, tỷ trọng NK qua các năm đạt từ 21% đến 24% tổng kim nghạch NK.
Mặt hàng đứng ở vị trí thứ 3 là máy móc thiết bị phụ tùng và phương tiện vẩn tải là một trong các mặt hàng truyên thống của công ty từ thời bao cấp và kế cận sau này, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty phải hạch toán độc lập, thì mặt hàng này không còn khả năng cạnh tranh và không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp nên công ty đã chuyển hướng Nk sang các mặt hàng khác có hiệu quả kinh tế, thể hiện qua giá trị NK mặt hàng máy móc thiết bị liên tục giảm trong 3 năm gần đây năm 2003 đạt trên 1,7 triệu U SD chiếm tỷ trọng 16,8%, đến năm 2004 NK trên 600 nghìn USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch NK, nhưng đến năm 2005 thì không NK mặt hàng này
Qua Bảng 2 và phân tích ta thấy công ty đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, để giảm rủi do, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, đặc biệt công ty NK các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trương trong nước và đem lại lợi nhuận cao cho cao cho công ty
Cơ cấu thị trường nhập khẩu: Công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 20 đối tác trên thế giới như: Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Tây Ban Nha, Singapo, Ấn Độ, Phần Lan, Hàn Quốc……..nhưng bạn hàng cung ứng truyền thống với khối lượng lớn là Nga và Trung Quốc, cung ứng các loại hàng phương tiện vẩn tải, máy móc thiết bị….và phôi thép chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty, thể hiện bảng sau
Bảng3: Cơ cấu giá trị NK theo thị trường
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Nga
7.933.188
45,97%
6.515.775
47,25%
2.136.981,83
12,37%
Trung Quốc
4.273.344
24,76%
3.326.148
24,12%
7.770.232,87
44,98%
Đài Loan
1.268.824
7,35%
885.318
6,42%
332.005,23
2%
TâyBan Nha
1.168.618
6,77%
1.137.675
8,25%
133.098
0,77%
Belarut
1.356.930
7,86%
1.042.524
7.56%
Nhật
2.421.077,16
14%
Hồng Kông
1.919.249,4
11,11%
Singapo
1.865.858
10,8%
Thái lan
462.026,34
2,675%
Cácnước khác
7,29%
10,96%
3,095
Tổng
17.258.435
100%
13.790.000
100%
17.149.649
100%
Nguồn: Báo cáo hàng nhập về trong năm –Phòng kinh doanh 2
Qua Bảng 3 ta thấy thị trường NK chính là Nga và Trung Quốc, hai thị thường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá tri NK của công ty. Năm 2003 chiếm trên 75% nhưng đến năm 2004 giảm đôi chút chiếm tên 71%, đến năm 2005 giảm suống còn trên 57% , trong khi đó một số thị trường mới có giá trị NK tăng lên như Nhật Bản NK được gần 2 triệu USD tương ứng chiếm 14% tỷ trọng trong tổng Kim ngạch NK của công ty và vươn lên đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị NK, tiếp theo là 2 thị trường đứng vị trí thứ 3,4 là Hồng Kông và Singapo, tương ứng chiếm 11,11% và 10,8% (Bảng3)..
Trong các năm qua giá trị NK của các thị trường biến đổi và công ty NK từ các nước mới điều đó chứng tỏ rằng công ty luôn tìm nguồn cung ứng mới, không phụ thuộc vào một số nhà cung ứng ở thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho công ty chủ động được nguồn hàng NK và mua được hàng hoá NK với giá thấp và cạnh tranh.
Đầu ra cho sản phẩm nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu về đều bán ở nội địa trong nước cho các doanh nghiệp sản suất và xây dựng là bạn hàng quen thuộc như: Cty LD SX thép Việt-Úc, Cty SX thép UCSSE, Tổng Cty CTGT I, Tổng Cty CTGT II, Cty TNHH SaNa, Cty in và văn hoá phẩm, Cty sun co….đây là các bạn hàng truyền thống, lâu năm, nên công ty phải đặc biệt quan tâm đến họ, cho họ hưởng ưu đãi như giá cả, thanh toán, tín dụng…hợp lý để duy trì mối quan hệ bạn hàng.
2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu:
Trong 3 năm 2003-2005 công ty đạt được kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu thể hiện ở bảng sau:
Bảng4: kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu trong 3 năm ( 1000 VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu Nk(Rnk)
364.449.465
215.045.753,4
262.699.040
Tổng chi phí khập khẩu(Cnk)
364.062.921
213.450.378,3
262.095.188,1
Lợi nhuận
386544
1.595.375,136
603.851,9637
Nguồn: Tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng kinh doanh 2
Doanh thu nhập khẩu: Là doanh thu bán được hàng hoá nhập khẩu của công ty ở thị trường trong nước sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, triết khấu, hàng bán bị trả lại….Doanh thu bán hàng nhập khẩu là chỉ tiêu cho ta biết quy mô hoạt động NK của công ty, và sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả bán hàng NK.
Qua biểu đồ1 và Bảng4 ta thấy doanh thu bình quân qua 3 năm 2003-2005 đạt trên 280 tỷ VNĐ là một con số khá lớn thể hiện khả năng kinh doanh, uy tín của công ty. Trong năm 2004 doanh thu giảm 41% so với năm 2003 là do trong năm 2004 do ảnh hưởng của thị trường, trong đó đặc biệt là mặt hàng các sản phẩm thép biến động nên công ty chỉ nhập khẩu thực hiện 13,8 triệu USD, trong đó phôi thép chiếm 71,5% tổng kim ngạch NK, nhưng sang năm 2005 thì kim ngạch NK tăng lên đạt 17,149 triệu USD nên doanh thu bán hàng NK năm 2005 đạt 262,7 triệu VNĐ tăng 22,16% so với năm 2004. Qua đó cho chúng ta thấy quy mô kinh doanh hàng Nk của công ty là lớn, công ty có kinh nhiệm lâu năm, có các đối tác bạn hàng làm ăn lâu năm, đặc biệt là ngân hàng, ngân hàng cho công ty vay cho ngắn hạn trong việc thanh toán hợp đồng Nk là một thuận lợi lớn cho công ty để có khả năng nhập khẩu các mặt hàng có giá trị lớn.
Lợi nhuận nhập khẩu: Lợi nhuận là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá để đánh giá hiệu quả bán hàng Nk, Trong các năm 2003-2005 công ty nhập khẩu trực tiếp là chính, lên công ty thu được lợi nhuận cao thể hiện biểu đồ sau:
Qua bảng 4 và biểu đồ2 ta thấy lợi nhuận bình quân qua 3 năm 2003-2005 đạt 862 triệu VNĐ. Năm 2003 đạt trên 386 triệu VNĐ, đến năm 2004 lợi nhuận đạt 1,6 tỷ VNĐ tăng 312,7% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 lợi nhuận đạt trên 603,85triệu VNĐ tăng trên 56,2% so với năm 2003, nhưng so với năm 2004 thì giảm 62,15%. Hai năm 2004-2005 lợi nhuận đếu tăng so với năm 2003, nhưng năm 2004 lợi nhuận đột ngột tăng mạnh đạt 1,6 tỷ VNĐ là do công ty có một chiến lược kinh doanh phù hợp trong cơ chế thị trường, hướng kinh doanh vào các mặt hàng có lợi nhuận cá biệt cao, giảm những mặt hàng lợi nhuận thấp, vòng đồi ngắn.
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công ty
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu của công ty thì ngoài doanh thu, lợi nhận ta cần sử dung tỷ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty thể hiện ở bảng sau:
Bảng5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu:
Chỉ tiêu
Đơnvị
Năm2004
Năm2005
Lợi nhuận kinh doanh NK
DT(Rnk)-Chi phí(Cnk)
1000vnđ
1.595.375,136
603.851,9637
I. Hiệu quả sử dụng vốn LĐ
1.Tốc độ vòng quay vốn(V)
2.Số ngày thực hiện 1 vòng (N)
3.Mức đảm nhiệm vốn(M)
1000vnđ
Vòng
Ngày
52.354.865,73
4,10746452
89
0,24346
72.249.051,03
3,63602063
101
0,275
II. Tỷ suất lợi nhuận
1. Tỷ suất lợi nhuận của chi phí
2. Tỷ suất lợi nhuận của DT
3. Tỷ suất lợi nhuận của vốn LĐ
%
%
%
%
0,747422
0,7418771
0,243459194
0,2303941
0,2298645
0,275025942
III. Năng suất lao động kinh doanh hàng NK(Wlđ)
VNĐ
30.720.821.916
26.269.904.004
Nguồn: Tổng kết cuối năm PKD2- Phòng tài chính kết toán
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động chiếm khoảng 80 đến 90% tông vốn của doanh nghiệp nên có một vị trí quan trọng, ta nên đi xem xét sử dụng vốn lưu động trong 2 năm 2004-2005.
Từ Bảng5 ta thấy tốc độ vòng quay của vốn lưu động bình quân 2 năm 2004-2005 là 3,87 vòng là tốt, năm 2004 là 4,1 vòng, năm 2005 là 3,6 vòng , tương ứng số ngày thực hiện một vòng quay là 89 và 101 ngày một vòng . Mức sinh lời của vốn lưu động bình quân tronng 2 năm 2004-2005 là 0,015236, tức là một đồng vốn lưu động bình quân làm ra 0,015236 đồng lợi nhuận.
Trong điều kiện cạnh tranh gay rắt trên thị trường thì mức sinh lợi của vốn lưu động trên là con số nói lên hiệu quả sử dụng vốn rất tốt của công ty trong thời gian qua
Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhưng chỉ đánh giá giá trị tuyệt đối của lợi nhuụân thì chưa đủ, ta phải đi đánh giá xem các tỷ suất lợi nhuận kinh doanh hàng nhập khẩu trong các năm gần đây để nhận biết được công ty thu về lợi nhuận có hiệu quả không.
Bảng5a: Tỷ suất lợi nhuận bán hàng nhập khẩu trong 3 năm 2003-2005
Tỷ suất lợi nhuận của của chi phí
0,001061751
0,00747422
0,002303941
Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu
0,001060624
0,007418771
0,002298645
Nguồn:Phòng tài chính kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm- PKD2
Từ bảng5a ta thấy trong 3 năm 2003-2005 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí bình quân trong 3 năm 2003-2005 đạt 0,36133%, tức là một đồng chi phí bỏ ra thu về 0.361335% đồng lợi nhuận, năm 2003 đạt 0.106%, đến năm 2004 được 0.747% tăng 604% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.23%, tăng gấp trên 2 lần so với năm 2003, nhưng so với năm 2004 giảm gấp trên 3 lần.
Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 được 0,36%, tức là một đồng doanh thu bán hàng nhập khẩu thu về 0,36% đồng lợi nhuận. Năm 2003 được 0.106% , đến 2004 là 0,7418% tăng gấp trên 6 lần so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.2299% tăng 116.7% so với năm 2003, nhưng giảm 69% so với năm2004.
Mặc dù trong 3 năm 2003-2005 tỷ suất có sự biến động, đặc biệt là năm 2004 là do chiến lược kinh doanh của công ty đúng đắn, tận dụng được cơ hội kinh doanh trên thị trường, sau một năm 2003 đầy biến động trên thị trường như: phôi thép , xe KAMAZ.. biến động lớn về giá cả, các yếu tố của thị trường vốn, lãi suất và tỷ giá không ổn định nên nên năm 2004 công ty kinh doanh bán hàng NK đạt tỷ suất lợi nhuận cao ( thể hiện ở bảng 5). Nhìn chung thì trong 3 năm trên doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh bán hành nhập khẩu là tốt, ổn định.
Năng suất lao động kinh doanh nhập khẩu: (w)
Doanh thu bán hàng nhập khẩu(DT)
Tổng số lao động kinh doanh hàng nhập khẩu
W=
Trong 3 năm 2003-2005, thì năm 2004 trở đi thì công ty sát nhập 2 phòng kinh doanh vào là một, năm 2003 có 2 phòng kinh doanh 1 và 2 có cùng chức năng nhiệm vụ như nhau, cả hai phòng có 14 công nhân, nhưng đến năm 2004 thì chỉ có một Phòng kinh doanh 2 đảm nhiệm, năm 2004 có 7 người, năm 2005 có 10 người kinh doanh trực tiếp hàng NK. Qua bảng 5 ta thấy năng suất lao động bình quân trong 2 năm 2004-2005 được 28,5 tỷ VNĐ, tức là mỗi một người một năm bán được bình quân 28,5 tỷ VNĐ, đây là con số rất khả quan, năng suất cao trong kinh doanh hàng nhập khẩu, đặc biệt năm 2004 năng suất đạt trên 30,7 tỷ VNĐ.
4. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty
Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty ở phẩn trên cho một đánh giá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, giúp ta nhìn nhận được thành công, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, để từ đó cho ta một cái nhìn toàn diện về công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, để có những biện pháp khắc phục những hạn chế, giảm rủi do, phát huy điểm mạnh hạn chế điểm yếu để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
4.1 Những thành tựu và thuận lợi:
Qua phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị nói chung ta thấy công ty có nhưng thành công đạt được rất khả quan trong những năm qua:
Doanh thu bình quân kinh doanh hàng nhạp khẩu trong 3 năm 2003-2005 đạt trên 280 tỷ VNĐ, đem về tổng lợi nhuận cho công ty trong 3 năm 2003-2005 là trên 2,58 tỷ VNĐ, với doanh thu lớn như vậy ta thấy được tầm vốc của công ty có quy mô kinh doanh lớn và ổn định, đồng thời lợi nhuận từ kinh doanh hàng nhập khẩu rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 được 0,36%, tức là một đồng doanh thu bán hàng nhập khẩu thu về 0,36% đồng lợi nhuận. Năm 2003 được 0.106% , đến 2004 là 0,7418% tăng gấp trên 6 lần so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.2299% tăng 116.7% so với năm 2003.
Trong những năm qua công ty có mối quan hệ làm ăn Nk hàng hoá với trên 20 nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Singapo, Tây Ban Nha, Phần Lan….trong đó có những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nga, hai nước này cung ứng các mặt hàng truyền thồng như phôi thép, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (thể hiện ở bảng 3)
Có trên 30 mặt hàng nhập khẩu từ hơn 20 nước là: các nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá trong nước, đặc biệt là các ngành sản xuất thép (Phôi thép), giao thông vẩn tải , xây dựng( các sản phẩm thép, các phương tiện máy móc)(Thể hiện ở bảng 2) , các mặt hàng này đều nhập khẩu trực tiếp nên đem lại lợi nhuận cao cho công ty, và chứng tỏ rằng công ty có có một lợi thế trong Nk các các mặt hàng và công ty nghiên cứu kỹ nhu cầu trong nước: cung, cầu trong nước, giá cả , cạnh tranh nên công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty thiết bị là công ty thuộc Bộ Thương Mại hạch toán độc lập, với những thuận lợi là doanh nghiệp nhà nước nên công ty có thể vay vốn của ngân hàng để phục vụ kinh doanh rất thuận lợi so vói nhiều doanh nghiệp khác như các công ty TNHH, các công ty tư nhân…Trong khi đó thì đối với doanh nghiệp thương mại vốn lưu đông rất lớn, đặc biệt là công ty thiết bị nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như phôi thép, trang thiết bị vẩn tải, các nguyên vật liệu phục vụ xây dựng…nên vốn lưu động là rất lớn trong khi đó vốn CSH của công ty ít chỉ khoảng 17 đến 18 tỷ VNĐ. Để hàng năm nhập khẩu 17,25 triệu USĐ năm 2003, và 13.8 triệu USĐ năm 2004, và 17,2 triệu USĐ năm 2005 (Báo cáo kinh doanh cuói năm PKD2 ) thì công ty phải vay ngân hàng tiền để NK hàng hoá. Năm 2003 vay ngắn hạn trên 81 tỷ VNĐ, năm 2004 vay trên 73 tỷ VNĐ, năm 2005 ước 75 tỷ VNĐ(Phòng tài chính kế toán)
Với khả năng đa dạng về mặt hàng, về khách hàng điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có quy mô lớn trong kinh doanh Nk, có một bề dày kinh nhiệm lâu năm và uy tín trên thị trường kinh doanh NK, có các bạn hàng tin cậy.
Ngoài ra công ty tuân thủ các quy định kinh doanh nhập khẩu của nhà nước, trong các năm qua công ty không vi phạn các quy định như nộp thuế Nk, Gia trị gia tăng…và nộp đầy đủ đúng hạn, thể hiện qua các năm 2003-2004 nộp các khoản đối với nhà nước tương ứng được 36,142tỷ, 14,481 tỷ VNĐ.
Các thành tựu riêng kinh doanh nhập khẩu đạt được và thành tựu của công ty nói riêng là công ty tuân thủ nguyên tắc kinh doanh hai bên cùng có lợi, làm ăn lâu dài tin tưởng lẫn nhau và tuân thủ quy định của nhà nước, của công ty, và có sự phối hợp nhịp giữa các bộ phận chức năng và sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo.
4.2. Các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian tới :
Để đánh giá và cho ta cái nhìn đúng về các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu mà ta đã phân tích, ta đi xem xét đánh giá các nhân tố cấu thành lên hiệu quả như: Doanh thu, Chi phí, Vốn lưu động, Con người… để từ đó có những biện pháp nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu.
Doanh thu:
Doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 đạt 280 tỷ VNĐ là một con số lớn nhưng nó vẫn chưa nói lên được nhiều điều vì trong khi đó lợi nhuận bình quân chỉ đạt 862 triệu VNĐ đây là một con số không tương xứng với doanh thu, ta đi xem xét các yếu tố hạn chế tác động đến doanh thu dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian qua như :
- Ta xem xét đến cơ cấu mặt hàng nhập khẩu(Bảng2). Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ở bảng 2 thì ta thấy mặt hàng chính của doanh nghiệp vẫn là phôi thép và các sản phẩm thép chiếm đa số trong doanh thu, mặt hàng này là mặt hàng giá trị cao nên kim ngạch NK cao là bình thường, trong khi đó các mặt hàng truyền thống như trang thiết bị máy móc phụ tùng, ôtô, là mặt hàng kinh doanh thế mạnh về cơ sở kỹ thuật hạ tầng là thế mạnh của công ty trước đây nay có có xu hướng giảm mạnh, thận chí năm 2005 không nhập khẩu. Qua đó ta thấy cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp không được đa dạng và cơ cấu nhập khẩu không hợp lý đặc biệt là mặt hàng trang thiết bị máy móc, phụ tùng đòi hỏi phải đồng bộ và có các dịch vụ đi kèm thì công ty hầu như không có, hoặc có thì quá đơn giản, không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác được.
- Trong nghiên cứu thị trường nội địa công ty chưa chú trọng, thậm chí không quan tâm trong việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường, hiện tại công ty chưa có phòng chuyên làm nhịêm vụ nghiên cứu thị trường độc lập, như phòng Marketing để nghiên cứu nhận biết nhu cầu của khách hàng ở từng thời điểm, từng mùa vụ trong năm, nên công ty không lắm bắt được nhu cầu của khách hàng, của thị trường ở hiện tại và tương lai như: Nhu cầu về sản phẩm, Giá cả, tính đồng bộ của sản phẩm, khối lượng mua, thời gian mua, địa điểm mua, khoảng cách mua để từ đó công ty xây dựng một kế hoạch mua hàng hoá hợp lý khoa học, đáp ứng nhu cầu liên tục thưòng xuyên cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Chính những yếu kém này đã làm mất đi tính năng động của công ty, mất đi cơ hội kinh doanh trên thị trường, mất đi lợi thế của công ty trong kinh doanh mặt hàng kỹ thuật máy móc ôtô thiết bị, làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Hầu hết các đơn đặt hàng của khách hàng trong nước hiện nay đều là khách hàng công nghiệp, bạn hàng truyền thống của doanh nghiệp, họ đặt hàng với doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp đặt hàng nhập khẩu mua về bán cho họ, chính cách làm như vậy làm cho công ty làm ăn luôn bị động, công ty không nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước nên không có một cơ cấu chủng loại mặt hàng nhập khẩu, không mở rộng được thị trường và mặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đã làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian qua.
- Trong hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32397.doc