A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
Chương 1: Cơ sở khoa học về nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.1: XKLĐ là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, mang lại lợi ích về nhiều mặt. 3
1.2: Các đặc điểm, hình thức và tầm quan trọng của XKLĐ. 5
1.2.1- Khái niệm, nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm, các hình thức XKLĐ. 5
1.2.2- Tầm quan trọng XKLĐ với Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế. 7
1.3: Các chỉ tiêu, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 8
1.3.1- Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ. 8
1.3.2- Nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ. 10
1.3.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của xuất khẩu lao động. 10
1.3.3.1: Các nhân tố bên ngoài. 10
1.2.3.2: Các nhân tố bên trong. 12
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ Việt Nam. 14
2.1: Quá trình hình thành thị trường XKLĐ ở Việt Nam. 14
2.2: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ 15
2.2.1- Những kết quả đạt được. 15
2.2.2- Những tồn tại và hạn chế. 18
2.2.3- Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế. 19
Chương 3:Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của 22
XKLĐ ở một số nước. 22
3.1- Tổng quan kinh nghiệm XKLĐ ở 1 số nước. 22
3.1.1. Philippins. 22
3.1.2. Hàn Quốc. 23
3.2- Bài học kinh nghiệm có thể tham khảo và áp dụng ở Việt Nam. 24
C- KẾT LUẬN 27
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội của xuất khẩu lao động Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam có nguồn LĐ dồi dào và trẻ, giá nhân công tương đối thấp, đây là lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được, là tiềm năng quan trọng cho XKLĐ. XKLĐ là quá trình tham gia và hội nhập thị trường LĐ quốc tế nhằm khai thác tối ưu yếu tố ngoại lực, cho phép sử dụng yếu tố so sánh về nhân công để di chuyển một bộ phận LĐ Việt Nam ra nước ngoài vừ giải quyết việc làm, vừa tạo khoáng trống đưa công nghệ có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao vào sản xuất.
Hai là, XKLĐ góp phần tạo công an việc làm cho người LĐ, giảm thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 vạch rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dânĐẩy mạnh XKLĐ, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn LĐ, đưa LĐ ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín người LĐ Việt Nam ở nước ngoài”.
Ba là, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là năng lực sinh thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với kỹ năng lao động theo nghề nghiệp của người có năng lực LĐ ở một nước, một địa phương. Mặt khác, người LĐ được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, buộc họ phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp, đó cũng chính là quá trình rèn luyện tác phong cho người LĐ theo tiêu chuẩn của người công nhân hiện đại.
Bốn là, XKLĐ tạo thu nhập cho người LĐ tăng nguồn thu cho Nhà Nước, tăng tích lũy và đầu tư.
Thực tiễn cho thấy một người LĐ đi làm việc ở nước ngoài với thời hạn 36 tháng, khi trở về nước họ tích lũy được ít nhất là 150 triệu VNĐ. Với số tiền đó không chỉ họ thoát nghèo mà còn có khả năng đầu tư để sản xuất kinh doanh theo sở trường và khả năng của mình.
XKLĐ làm tăng thu nhập quốc gia GNI bằng cách làm tăng GDP thông qua các khoản thu dịch vụ tăng như phí dịch vụ XKLĐ, tiền bán vé máy bay và làm tăng thu nhập yếu tố thuần thông qua khoản thu nhập của LĐ xuất khẩu gửi về nước.
Năm là, XKLĐ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ xã hội theo yêu cầu của CNH-HĐH, kinh tế tri thức và kinh tế thị trường.
Sáu là, XKLĐ góp phần tiếp cận, khám phá và thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tiến trình CNH-HĐH.
Bảy là, tăng cường hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế và hình thành cộng đòng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả XKLĐ là yêu cầu khách quan đối với quá trình CNH-HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đem lại lợi ích đa dạng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3: Các chỉ tiêu, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.1- Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ.
* Khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ:
Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của XKLĐ với các nguồn lưc để tạo ra nó nhằm thực hiện mục tiêu: giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người LĐ, tăng nguồn thu và dự trữ ngoại tệ, phát triển nguồn nhân lực, khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.
Khi xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ phải xem xét trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong sự kết hợp lợi ích cá nhân và gia đình người LĐ với lợi ích của Nhà Nước.
*Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ:
Thứ nhất, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của XKLĐ.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động của XKLĐ về mặt kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu kiệu quả kinh tế thường được xem xét qua 2 chỉ tiêu cụ thể:
+ Hiệu quả kinh tế tuyệt đối của XKLĐ: là hiệu số giữa tổng thu từ XKLĐ trừ đi chi phí đầu tư cho XKLĐ trong một thời kỳ nhất định.
Es = T – C
Trong đó:
Es : là hiệu quả kinh tế tính bằng tiền
T : là tổng thu từ XKLĐ bằng tiền
C : là tổng chi phí đầu tư cho XKLĐ tính bằng tiền
+ Hiệu quả kinh tế tương đối của XKLĐ : là tỷ lệ tính bằng phần trăm giữa tổng thu tương ứng với tổng chi phí đầu tư cho XKLĐ trong một thời kỳ nhất định.
Er (%) = R / C x 100%
Trong đó:
Er (%) : là hiệu quả kinh tế tương đối tính bằng %
T : là tổng thu từ XKLĐ bằng tiền
C : là tổng chi đầu tư cho XKLĐ bằng tiền
Thứ hai, chỉ tiêu hiệu quả xã hội của XKLĐ.
Là chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trong các vấn đề xã hội như:giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự công bằng xã hộido XKLĐ mang lại trong từng thời kỳ nhất định.
Hiệu quả xã hội của XKLĐ được đánh giá qua các nội dung sau:
Tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp.
Góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao thu nhập và đời sống cho cá nhân và gia đình người đi XKLĐ.
Hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
1.3.2- Nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ.
Một là, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong XKLĐ
Hai là, kết hợp hài hòa giữa lợi ích Nhà Nước với lợi ích người đi XKLĐ.
Ba là, kết hợp hài hòa lợi ích người đi XKLĐ với doanh nghiệp XKLĐ và cơ sở đào tạo lao động cho xuất khẩu.
Bốn là, giải quyết đúng đắn giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích Nhà Nước trong XKLĐ .
Năm là, giải quyết hợp lý về lợi ích của nước XKLĐ với nước tiếp nhận LĐ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của xuất khẩu lao động.
1.3.3.1: Các nhân tố bên ngoài.
a) Cung cầu của thị trường lao động quốc tế.
Đối với lĩnh vực XKLĐ đó là thị trường LĐ quốc tế.Cung cầu của thị trường LĐ quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định giá cả, số lượng cũng như cách thức cung ứng hoặc tuyển dụng LĐ của các doanh nghiệp XKLĐ. Cung cầu của thị trường LĐ thế giới có tác động tới hoạt động XKLĐ như sau:
Thứ nhất, khi có sự khan hiếm lao động ở lĩnh vực hay một quốc gia nào đó, ngay lập tức giá cả (tiền lương) được trả cao hơn để thu hút LĐ vào làm việc.Đồng thời khi đó không chỉ tiền lương của người LĐ mà cả lợi nhuận của DN cũng tăng lên nên cũng thu hút nhiều DN hơn quan tâm tới việc cung ứng LĐ vào khu vực này.
Thứ hai, cung cầu trên thị trường LĐ quốc tế sàng lọc những LĐ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường LĐ. Những LĐ có chất lượng kém sẽ không được lựa chọn vào “nguồn dự trữ” của các DN. ĐIều này thúc đẩy người LĐ tự giác rèn luyện, đào tạo tay nghề để tự nâng cao “chất lượng sức LĐ” của mình, tạo cơ hội cho mình trong quá trình tuyển chọn của các DN.
Thứ ba, cung cầu trên thị trường LĐ thế giới cũng sàng lọc những doanh nghiệp XKLĐ không đảm bảo uy tín trong cung ứng dịch vụ của mình trên thị trường LĐ.
b) Sự cạnh tranh giữa các quốc gia.
Sự cạnh tranh trong XKLĐ không chỉ diễn ra giữa các DN XKLĐ mà còn giữa các quốc gia thể hiện ở chính sách của chính phủ nhằm đẩy mạnh XKLĐ.Khi đó cạnh tranh xuất hiện giữa các quốc gia, để nâng cao hiệu quả XKLĐ, tạo điều kiện hơn cho các DN XKLĐ trong cạnh tranh quốc tế, các chính phủ không còn ở ngoài cuộc đối với hoạt động của DN mà ngày càng can thiệp mạnh mẽ hơn về mặt quản lý Nhà Nước theo hướng đưa hoạt động XKLĐ đi vào khuôn khổ pháp luật.
c) Quan hệ chính trị, kinh tế của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Kinh tế giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các Quốc Gia đó.Đặc biệt trong lĩnh vực XKLĐ, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về mặt chính trị, tôn giáo giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu LĐ thì không thể có sự di chuyển sức LĐ bởi sức LĐ gắn với con người cụ thể. Có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.
d) Phong tục, tập quán của các nước nhập khẩu LĐ.
Yếu tố phong tục tập quán của nước nhập khẩu LĐ thường có ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người lao động trong quá trình sinh sống ở nước ngoài. Ảnh hưởng này tác động tới khả năng làm việc của người LĐ bởi thông thường người LĐ phải tuân thủ theo những thói quen và yêu cầu của các phong tục tập quán đó. Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn hơn cho người LĐ và đôi khi gây ra những mâu thuẫn giữa chủ sử dụng LĐ và người làm thuê. Trong trường hợp này, vai trò của quản lý Nhà Nước về hoạt động XKLĐ là rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ định hướng cho người LĐ những sự khác biệt đó để chuẩn bị trước khi xuất cảnh sao cho hạn chế tới mức thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra.
e) Luật pháp của nước nhập khẩu LĐ.
Luật pháp của nước nhập khẩu LĐ là một trong những yêu cầu khắt khe và thường xuyên cũng là yếu tố nhạy cảm dễ bị vi phạm. Mỗi Quốc Gia có một hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau, hoặc quá khắt khe đối với người LĐ. Hoặc cũng có khi là phi lý. Tuy nhiên, là một nước XKLĐ chúng ta phải chấp nhận những quy định và hoạt động XKLĐ phải được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật đó. Tìm hiểu về pháp luật của nước nhập khẩu LĐ để hoạt động XKLĐ được chủ động hơn trong các cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng.
1.2.3.2: Các nhân tố bên trong.
a) Quan điểm của Nhà Nước về hoạt động XKLĐ.
Với mỗi cách nhìn khác nhau về vai trò của hoạt động XKLĐ sẽ dẫn tới cách quản lý khác nhau. Ở nước ta trước đây hoạt động XKLĐ thường không mang ý nghĩa kinh tế, kinh doanh vì vậy các DN XKLĐ không phải là cơ quan kinh doanh mà là cơ qun hành chính thực hiên các nhiệm vụ được giao của Nhà Nước mà chủ yếu là nhiệm vụ chính trị. Nhưng đến nay, khi bước vào cơ chế thị trường quan điểm về vai trò của hoạt động XKLĐ đã được thay đổi dẫn đến việc hình thành hàng loạt các DN XKLĐ hoạt động độc lập về tài chính, có doanh thu, chi phí và lợi nhuận.Chính vì quan điểm này nên hoạt động XKLĐ đã trở nên sôi động hơn và trở thành mootj trong nhũng yếu tố quan trọng thúc đẩy XKLĐ phát triển.
b) Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề.
Chất lượng và số lượng LĐ ảnh hưởng tới định hướng và cách thức quản lý Nhà Nước về XKLĐ của Chính Phủ. Chất lượng kém, số lượng ít, cơ cấu không phù hợp sẽ buộc các chính sách và biện pháp quản lý Nhà Nước đề ra phải tập trung mạnh hơn vào công tác tạo nguồn LĐ thông qua hệ thống đào tạo, tuyển chọn và cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước để đảm bảo sao cho lực lượng LĐ nguồn có chất lượng và cơ cấu phù hợp với nhu cầu của thị trường LĐ. Một lý do thông thường là các nước XKLĐ không có cơ hội lựa chọn thị trường mà chính là thị trường chọn họ.Vì vậy, việc chuẩn bị lực lượng LĐ xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của thị trường LĐ ở các nước khác nhau sẽ tạo cơ hội tốt hơn trong việc mở rộng và phát triển thị trường.
c) Luật pháp trong quản lý.
Luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhất của Nhà Nước. Khi có một hệ thống luật pháp đầy đủ, việc quản lý Nhà Nước sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Nguyên nhân của những tồn tại này, hạn chế của XKLĐ thường tập trung ở chỗ chưa có được một hệ thống pháp luật thống nhất và bao quát cũng như các pháp chế để tổ chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc. Đôi khi luật pháp đã được ban hành song pháp chế, chế tài chưa nghiêm thì các chính sách, luật pháp cũng không thể phát huy tác dụng có hiệu quả.
d) Vai trò của Chính phủ trong XKLĐ.
Đối với lĩnh vực XKLĐ, Chính phủ là cơ quan quản lý vĩ mô, ban hành các cơ chế thông thoáng, chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho các DN XKLĐ hoạt động. Các cơ chế, chính sách được Chính phủ ban hành càng hoàn thiện, sát thực tế hơn thì hiệu quả hoạt dộng của các DN XKLĐ càng cao.
Chương 2
Thực trạng về hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ Việt Nam.
2.1: Quá trình hình thành thị trường XKLĐ ở Việt Nam.
Năm 1975, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi; nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn cả về kinh tế, xã hội, ngoại giao. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp( khoảng 2,3 %/năm), hàng triệu LĐ không có việc làm, vốn đầu tư cho phát triển thấp, đất nước bị cấm vận, nhu cầu giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người LĐ để phát triển kinh tế, xây dựng lại đất nước hết sức cấp bách.
Ngày 29/11/1980, Chính Phủ ra quyết định số 362/CP về việc đưa một bộ phận LĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhằm giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên ta, thông qua hoạt động hợp tác nhờ các nước anh em đào tạo đội ngũ LĐ có tay nghề vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nước ta sau này.
Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986, chủ trương: Mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài kết hợp với việc đào tạo tay nghề cho thanh niên và nâng cao trình độ chuyên gia, lựa chọn người đúng tiêu chuẩn, bố trí co cấu ngành nghề hợp lý, quản lý chặt chẽ về tổ chức và tư tưởng.
Đại Hội Đại Biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991)xác định: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm hướng vào việc phát triển một số ngành và địa bàn trọng điểm, tạo được nhiều việc làmxây dựng kết cấu hạ tầng, mở mang các ngành dịch vụ XKLĐ.
Ngày 02/04/2002, quốc hội khóa XKLĐ, kỳ họp thứ 11 tiếp tục thông qua việc sửa đổi, bổ sung 56 nội dung của Luật LĐ 1994 nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường LĐ trong nước và tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh XKLĐ. Ngày 17/7/2003, chính phủ ban hành nghị đinhj số 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật LĐ về XKLĐ. Ngày 11/11/2005, chính phủ tiếp tục ban hành nghị định số 141/2005/NĐ-CP về việc Quản lý người LĐ có thời hạn ở nước ngoài.
2.2: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của XKLĐ
2.2.1- Những kết quả đạt được.
2.2.1.1- Về hiệu quả kinh tế của XKLĐ.
Thứ nhất, mức sinh lời của XKLĐ.
Thực tế cho thấy mức sinh lời của lao động làm việc ở nước ngoài so với làm việc ở trong nước theo từng nhóm ngành là gấp 3 lần đối với nông nghiệp, 8 lần với ngành công nghieepjchees biến và xây dựng, gấp 12 lần đối với dịch vụ gia đình và xã hội.
Thứ hai, tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm cho người lao động
Bảng 1- Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm giai đoạn 2000-2008.
Năm
Số lao động XK(người)
Suất đầu tư(TRđ/ người)
Khoản tiết kiệm(trđ)
2000
12.560
_
_
2001
18.470
56,055
1.035.336
2002
12.240
19,548
239.269
2003
21.810
15,969
348.284
2004
31.500
38,055
1.198.733
2005
36.000
13,120
478.460
2006
46.122
17,745
818.435
2007
75.000
110.071
8.255.325
2008
67.447
15,810
1.066.337
Bình quân/năm
1.680.022
Nguồn: Bộ LĐ Thương Binh và Xã Hội
Số liệu trên biểu cho thấy tuy số lượng LĐ ra nước ngoài làm việc chưa nhiều nhưng bình quân hàng năm XKLĐ đã tiết kiệm được gần 1.700 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội để tạo việc làm. Lượng vốn này có thể dùng để đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn, công nghệ cao đẩy mạnh tốc độ CNH-HĐH. Như vậy xét trên góc độ tiết kiệm vốn đầu tư, XKLĐ là hoạt động mang lại lợi ích kép vừa tạo việc làm trong nước, vừa tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm trong nước cho người lao động.
Thứ ba, tăng nhập cho doanh nghiệp tăng thu nhập quốc gia.
XKLĐ góp phần hình thành một nghề kinh doanh mới, nghề dịch vụ giới thiệu giới thiệu việc làm ngoài nước và tạo nên hệ thống doanh nghiệp hoạt động XKLĐ và phục vụ XKLĐ. Hàng năm các doanh nghiệp XKLĐ đóng góp đáng kể vào việc làm tăng GDP thông qua dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ phụ trợ cho XKLĐ.
Bảng 2- Mức tăng GDP, GNI từ XKLĐ.
Đơn vị: Triệu USD
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Mức gia tăng GDP từ XKLĐ
30
30
30
30
30
Số tiền LĐ chuyển về nước
1.250
1.400
1.450
1.500
1.600
Mức gia tăng GNI từ XKLĐ
1.280
1.430
1.480
1.530
1.630
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Như vậy, hàng năm XKLĐ góp phần làm tăng GNI thêm gần 1,5 tỷ USD.
Thứ tư, tích lũy từ XKLĐ trong tổng tích lũy của nền kinh tế.
Bảng 3- Tỷ trọng tích lũy từ XKLĐ trên tổng số tích lũy của nền kinh tế.
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng tích luỹ (Tỷ VNĐ)
130.771
150.033
177.983
217.434
253.686
Tổng tích luỹ (Triệu USD)
9239
10.147
11.676
14.051
16.154
Tích luỹ từ XKLĐ (Tr. USD)
1.250
1.400
1.450
1.500
1.600
Tỷ trọng
13,53%
13,8%
12,42%
10,68%
9,9%
Tỷ giá TB
14.155
14.785
15.244
15.475
15.704
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng tiết kiệm từ XKLĐ chiếm xấp xỉ 10% tổng tích lũy của nền kinh tế.
Thứ năm, thu ngoại tệ cho đất nước với số lượng lớn và hệ số xuất khẩu ròng cao.
Những năm qua, XKLĐ là hoạt động mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện cán cân thương mại luôn thâm hụt.
Bảng 4- Tổng trị giá xuất – nhập khẩu giai đoạn 2004-2008.
Đơn vị: Triệu USD
XK hàng hoá
NK Hàng hoá
Chênh lệch
XKLĐ
Cân đối
2004
14.482,7
15.636,5
-1.153,8
1.250
96,2
2005
15.029,2
16,217,9
-188,7
1.400
122,3
2006
16.706,1
19.745,6
-3.039,5
1.450
-1.589,5
2007
20.149,3
25.555,8
-5.106,5
1.500
-3.606,5
2008
26.504,2
31.953,9
-5.449,7
1.600
-3.849,7
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Thứ sáu, tăng nhanh tích lũy và vốn đầu tư khu vực tư nhân.
NGười đi lao động ở nuocs ngoài có thu nhập cao hơn từ 6-10 lần lao động làm việc trong nước, người lao động tích lũy được một nguồn vốn tối thiểu để tự đầu tư hoặc liên kết đầu tư dưới hình thức các công ty cổ phần nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên do lao động VIệt Nam chủ yếu là lao động đơn giản, trình độ chuyên môn thấp nên thu nhập chưa caoso với lao động các nước khác cùng làm việc hoặc lao động nước sở tại.
Thứ bảy, tạo ra các khoảng trống lao động, khám phá và tiếp nhận các công nghệ tiên tiến hiện đại, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH_-HĐH.
2.2.1.2- Về hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động.
Thứ nhất, tạo việc làm, giảm thất nghiệp.
Hiệu quả của XKLĐ thể hiện trước hết thông qua các chỉ tiêu: số việc làmđược giải quyết ở nước ngoài biểu hiện ở số lao động hàng năm, tỷ trọng lao động xuất khẩu trong tổng số lực lượng lao động xã hội và tỷ trọng lao động xuất khẩu trên tổng số lao động thất nghiệp.
Thứ hai, góp phần xóa đói giảm nghèo
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ tư, mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế, hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2.2.2- Những tồn tại và hạn chế.
Kết quả đạt được chưa tương xưng với tiềm năng, số LĐ đưa đi còn ít, thị trường chỉ tập trung ở một số nước châu Á.
Số LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bình quân hàng năm chiếm khoảng 0,09% lưc lượng LĐ, trong khi tỷ LĐệ này của Philippines là 22,3%và In đônễia là 3,2%. Lao động đi làm việc ở nước ngoài chiếm khoảng 3%số LĐ được giải quyết việc làm mới hàng năm.
Thị trường chủ yếu tập trung ở Đông Á với quy mô nhỏ và làm việc trong các ngành công nghệ cao ít. Đến nay mới chỉ khai thác được 4,5% thị trường LĐ Nhật Bản, 16% thị trường LĐ Hàn Quốc, 30% thị trường LĐ Đài Loan, và 4,1% thị trường LĐ Malayxia; các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ có tiềm năng lơn nhưng chưa tiếp cận được hoặc mới ký được hợp đồng nhỏ le
Thu nhập của người Việt Nam thấp hơn, phí môi giới phả trả cao hơn, và khoản tiền gửi về nước thấp hơn các nước khác.
Các doanh nghiệp XKLĐ cạnh tranh bằng cách nâng phí môi giới, hạ thấp đơn giá tiền lương và điều kiện làm việc của người LĐ để giành giật hợp đồng, gây hỗn loạn giá cả sức LĐ và chi phí trên thị trường LĐ, làm cho thu nhập của LĐ Việt Nam thấp hơn LĐ các nước khác.
3. Chất lượng LĐ xuất khẩu thấp, LĐ qua đào tạo ít, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về xã hội và pháp luật kém, tỷ LĐệ vi phạm hợp đồng và pháp luật nước sở tại cao.
Tỷ trọng LĐ có nghề bình quân khoảng 35,5% tổng số lao động xuất khẩu, hiểu biết pháp luật hạn chế và ý thức tổ chức kỷ luật kém, tác phong nông nghiệp kết hợp với động cơ làm giàu nhanh nên LĐ nước ta dễ vi phạm hợp đồng và pháp luật nước sở tại.
Theo số liệu thống kê, năm 2004 tỷ lê LĐ Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản là 34%, chiếm 42,1% tổng số LĐ nước ngoài bỏ trốn tại nước này, trong khi nước có tỷ lệ lao động trốn nhiều thứ hai là Indonexia cũng chỉ chiếm 5,58% tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản. Tại Đài Loan tỷ lỵ này xấp xỉ 10% làm cho Chính quyền Đài Loan phải đóng cửa thị trường LĐ dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp XKLĐ còn thấp.
Tiềm lực tài chính và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp XKLĐ, nhất là doanh nghiệp kiêm XKLĐ chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường LĐ quốc tế. Vì vậy, trong 112 doanh nghiệp hiện nay chỉ có 3 doanh nghiệp được trên 10.000 lao động, 8 doanh nghiệp xuất khẩu được trên 5.000 lao động.
Một số doanh nghiệp XKLĐ vi phạm chính sách, pháp luật chậm được phát hiện và XKLĐử lý, một số cá nhân lừa đảo hoặc tuyển mộ đào tạo đưa người LĐ đi nước ngoài bất hợp pháp vẫn còn tồn tại và có xu hướng gia tăng làm cho hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ bị giảm sút.
Tổ chức tuyển chon và đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài thiếu công khai, minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, ách tắc, gây phiền hà và tồn thời gian, tiền bạc của người LĐ.
Quản lý lao động ở nước ngoài còn thiếu nhiều bất cập, yếu kém, chưa xu lý và ngăn chặn tình trạng LĐ bỏ trốn, vi phạm hợp đồng LĐ, chưa bảo vệ kịp thời và đầy đủ lợi ích chính đáng của người LĐ làm việc ở nước ngoài, chưa có hình thức tổ chức thích hợp để tập hợp LĐ Việt Nam ở từng nước.
Việc chuyển tiền về nước của người LĐ mang tính tự phát, khoản tiền chuyển về nước chưa được sử dụng có hiệu quả.
Khi về nước người LĐ chưa được hướng dẫn kỹ, hỗ trợ phát triển kinh tế, bố trí làm việc trong các ngành nghề phù hợp gây lãng phí lớn nhân lực.
Vai trò XKLĐ đối với xóa đói giảm nghèo còn mờ nhạt
2.2.3- Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
2.2.3.1- Nhận thức về hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ xòn hạn chế và quan điểm thiếu đồng nhất.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ chậm được làm rõ về mặt lý luận, thiếu đánh giá tổng kết thực tiễn, nên chưa đạt được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Chậm hoạch định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch XKLĐ, bước đi phù hợp gắn với phát triển kinh tế- xã hội của từng thời kỳ đất nước. Hoạt động XKLĐ chưa được quan tâm chỉ đạo, đầu tư nhân tài, vật lực đúng mức trên các mặt: khai thác và mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu.
Quan điểm cho rằng XKLĐ chỉ nhằm mục tiêu giải quyết việc làm thì chạy theo số lượng LĐ đưa đi, không quan tâm tới chất lượng LĐ xuất khẩu, việc tuyển chọn và đào tạo qua loa đã gây hậu quả to lớn về kinh tế khi xảy ra sự cố.
Quan điểm chỉ coi trọng hiệu quả kinh tế của XKLĐ thuần túy thì nhằm mục tiêu kiếm tiền thật nhanh bằng mọi giá, coi làm việc ở nuocs ngoài là thiên đường. Hậu quả của quan điểm này là tệ nạn lừa đảo người LĐ đi nước ngoài có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn QuốcNgười LĐ đi làm việc ở các nước này coi lợi ích cá nhân là trên hết bỏ trốn hợp đồng, sống và làm việc bất hợp pháp ở nước sở tại.
2.2.3.2- Quản lý Nhà Nước về XKLĐ còn hạn chế.
Hệ thống, cơ chế, chính sách về XKLĐ ban hành chậm, không đủ, không đồng bộ, một số vấn đề chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời theo yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là đảm bảo tính bình đẳng của chủ thể tham gia XKLĐ.
Trong tổ chức thực hiện thiếu một cơ quan điều phối quốc gia về XKLĐ đủ mạnh đảm bảo sự phân phối chặt chẽ giữa các cơ quan từ trung ương tới địa phương, ở trong nước cũng như nước ngoài. Thiếu những quy định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, ngành và UBND các cấp trong quá trình tổ chức XKLĐ.
2.2.3.3- Đầu tư các nguồn lực cho XKLĐ chưa tương xung yêu cầu.
Chính sách và cơ chế đầu tư các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tài chính cho nghiên cứu và triển khai thị trường, cho đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ quản trị XKLĐ. Đầu tư cho XKLĐ chưa được bố trí trong kế hoạch Ngân Sách Nhà Nước hàng năm từ Trung Ương đến địa phương.
2.2.3.4- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về XKLĐ chưa được thực hiện sâu rộng và có hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của cán bộ Đảng viên và nhân dân.
2.2.3.5- Doanh nghiệp XKLĐ nhiều nhưng không mạnh, thiếu sự đồng thuận và cạnh tranh không lành mạnhđể giành giật đối tác nước ngoài cũng như nguồn lao động trong nước.
Để giành giật đối tác nước ngoài doanh nghiệp XKLĐ hạ thấp tiền lương, phúc lợi và các điều kiện khác của người LĐ trong ký kết hợp đồng với phía nước ngoài. Để giành giật nguồn LĐ trong nước doanh nghiệp tìm mọi cách quảng cáo không đúng sự thật và hối lộ chính quyền cơ sở để tạo ra các vùng độc quyền tuyển LĐ gây thiệt hại cho người LĐ.
2.2.3.6- Công tác nghiên cứu dự báo thị trường lao động nước ngoài còn yếu làm cho việc đào tạo nguồn LĐ chưa đáp ứng kịp nhu cầu XKLĐ, nhất là những ngành thị trường LĐ quốc tế đang thiếu hụt.
2.2.3.7- Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng còn hạn chế, s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6018.doc