Lời nói đầu 1
Chương I 3
Lí luận chung về quản lí và sử dụng lao động 3
I. Một số khái niệm: 3
1. Lao động: 3
2. Tổ chức lao động: 4
3. Quản lí lao động: 5
II. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÍ LAO ĐỘNG: 9
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: 10
1. Ý nghĩa về mặt kinh tế: 10
2. Ý nghĩa về mặt xã hội: 11
IV. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: 12
1. Cơ cấu lao động: 12
2. Tuyển dụng và sử dụng lao động: 14
2.1 Tuyển dụng đội ngũ lao động: 14
a.Nguyên tắc tuyển chọn: 14
b.Nội dung tuyển chọn: 15
c.Nguồn tuyển dụng: 16
d.Các bước tuyển dụng: 17
2.2 Sử dụng lao động: 20
a.Sử dụng số lượng lao động: 20
b.Sử dụng chất lượng lao động: 21
c.Sử dụng thời gian lao động: 21
3. Công tác đào tạo nâng cao trình độ: 23
4. Định mức lao động: 25
a.Ý nghĩa của định mức lao động: 25
b.Định mức lao động trong doanh nghiệp: 26
5. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với CBCNV: 27
Chương II 31
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG. 31
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng: 31
1.1 Quá trình hình thành: 31
1.2 Quá trình phát triển: 32
2. Phạm vi hoạt động và lĩnh vực kinh doanh: 35
2.1 Phạm vi hoạt động: 35
2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : 35
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí: 37
3.1 Vốn sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật: 37
3.2 Đặc điểm lao động: 39
4. Cơ cấu tổ chức: 40
4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí: 40
4.2 Chức năng của từng bộ phận: 40
5. Qui trình công nghệ sản xuất: 44
6. Kết quả hoạt động kinh doanh: 46
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÍ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: 48
1. Cơ cấu lao động: 48
2. Số lượng lao động và chất lượng lao động: 49
3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của đội ngũ lao động: 52
4. Tuyển dụng lao động: 53
5. Định mức lao động : 54
6. Vấn đề lương, thưởng-thu nhập của người lao động: 58
CHƯƠNG III. 63
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG. 63
I. Đánh giá chung: 63
1. Kết quả công tác quản lí lao động: 63
2. Khó khăn, tồn tại: 66
3. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2002: 67
3.1 Quan điểm, mục tiêu: 68
3.2 Các mục tiêu phấn đấu năm 2002: 68
3.3 Biện pháp chủ yếu do công ty đề ra: 69
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: 71
1. Công tác tuyển dụng: 71
1.1 Nguồn tuyển dụng: 71
1.2 Phương pháp tuyển chọn: 72
2. Đào tạo nâng cao chất lượng lao động: 73
3. Tăng cường công tác quản lí sử dụng thời gian lao động: 75
4. Chế độ đãi ngộ lao động: 76
4.1 Tiền lương: 77
4.2 Tiền thưởng: 79
4.3 Phúc lợi: 81
5. Định mức lao động: 83
Kết luận 86
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng lao động ở công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo tự động đường ngang không có người gác, thiết bị phát thanh, thiết bị báo hiệu trên tàu, dưới ga v.v...
Sản phẩm của công ty là kết quả của chất xám mà hiện vật của nó là hồ sơ, tài liệu, là kết quả tính toán, đo đạc, điều tra, khảo sát. Khi đó, sản phẩm đưa ra phải thi công được, chế tạo được, giá thành hợp lí nhất, dễ thi công bằng công nghệ đơn giản nhất và sản phẩm cuối cùng (kết quả của quá trình chế tạo và thi công) phải có độ bền cao nhất.
Quá trình phát triển xã hội, trong đó có quá trình phát triển kinh tế (xây dựng các công trình kinh tế nói chung, xây dựng và phát triển ngành đường sắt nói riêng) đã và đang hứa hẹn một thị trường lớn. Trong thị trường này, giai đoạn tư vấn và xây dựng là giai đoạn mở đầu, nhất thiết phải có và phải được thực hiện đầu tiên. Đặc biệt là Thủ tướng chính phủ vừa kí Quyết định số 06/2002 ngày 07/01/2002 phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải Đường sắt Việt Nam đến năm 2002 trong đó có nhiều hạng mục liên quan đến tư vấn Đường Sắt. Khối lượng trên mở ra một thị trường tư vấn rất lớn và chính Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng thuộc Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam là đơn vị chủ đạo trong thị trường này.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí:
3.1 Vốn sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật:
a.Vốn sản xuất:
Vốn là máu của một doanh nghiệp. Một ý tưởng dù hay đến đâu cũng cần phải có tiền để biến ý tưởng đó thành lợi nhuận. Cần phải có đủ vốn để tổ chức một doanh nghiệp, đảm bảo các công trình xây dựng cần thiết, máy móc thiết bị, mua nguyên vật liệu, đáp ứng những chi phí quảng cáo và tiêu thụ, chi trả công nhân trang trải vô số những chi phí khác phát sinh trong quá trình hình thành. Mặt khác, cũng cần có đủ vốn để tiến hành kinh doanh cho đến khi đạt mục tiêu mong muốn và không ngừng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng là một đơn vị trực thuộc của Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước khác, vốn kinh doanh của công ty là do ngân sách Nhà nước cấp. Tính đến đầu năm 2001, tổng số vốn kinh doanh của công ty là:
4.956.149.137 đồng.Trong đó:
-Vốn cố định: 4.597.189.561 đồng
-Vốn lưu động: 358.959.576 đồng
Bảng1: Cơ cấu vốn của công ty
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ trọng
1.Vốn cố định:
4.597.189.561
92,75%
-Vốn ngân sách
2.593.914.181
56,42%
-Vốn tự bổ sung
2.003.275.380
43,58%
2.Vốn lưu động:
358.959.575
7,24%
-Vốn ngân sách
358.959.575
100%
-Vốn tự bổ sung
0
0%
Nguồn:Báo cáo tổng kết tài chính năm 2001
b.Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Hiện nay, để đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất, công ty có hai nguồn tài trợ chính đó là do ngân sách Nhà nước cấp và tự tài trợ. Đối với những tài sản cố định do ngân sách cấp, công ty phải trích khấu hao hàng năm để nộp lên cho ngành cấp trên còn tài sản cố định do công ty tự bỏ tiền ra mua thì công ty trích một phần khấu hao để tái đầu tư và sửa chữa lớn.
Do đặc điểm của công ty là một công ty tư vấn với những sản phẩm là những bản vẽ, văn bản tư vấn... nên hầu hết những máy móc thiết bị cần thiết chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của công ty là máy móc thiết bị dùng trong văn phòng như: máy tính, máy in, máy vẽ, máy photo...Số còn lại hầu hết là máy móc phục vụ quản lí như: máy điều hoà, điện thoại...Ngoài ra còn có một số tài sản cố định như: phương tiện đi lại, nhà cửa kiến trúc...
Bảng 2: Một số máy móc thiết bị dùng trong sản xuất
STT
Tên máy móc thiết bị
Đơn vị
Số lượng
1
Máy vi tính
chiếc
176
2
Máy vi tính xách tay
chiếc
13
3
Máy in
chiếc
41
4
Máy vẽ
chiếc
6
5
Máy điều hoà
chiếc
59
6
Máy photo copy (Toshiba,canon..)
chiếc
9
7
Máy khoan (YB50M,YPB-3AM)
chiếc
8
8
Máy kinh vĩ-khảo sát
chiếc
25
9
Máy móc thiết bị NCTN
chiếc
12
10
Máy móc thiết bị khác
chiếc
14
Nguồn: Biên bản kiểm kê tài sản cố định của công ty năm 2001
Phần lớn, máy móc thiết bị của công ty là những máy móc hiện đại của các nước tiên tiến như: Nhật , Mĩ...có tốc độ xử lí nhanh, đạt hiệu quả cao cộng với đội ngũ chuyên gia giỏi do đó, uy tín của công ty ngày càng được gia tăng trong thị trường tư vấn. Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng tới việc nâng cấp sửa sang và xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng: Nâng nền hai nhà làm việc, cải tạo nhà ba tầng, lắp đặt trạm điện...
3.2 Đặc điểm lao động:
Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng là một đơn vị sản xuất mang tính khoa học, sản phẩm là kết quả của trí tuệ, chất xám nên đòi hỏi lực lượng lao động bao gồm chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học trở lên. Nhờ có được hệ thống đào tạo, tuyển chọn từ trước nên hiện nay công ty có một đội ngũ lao động tương đối đồng đều về chất, năng động, sáng tạo, có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao. Lực lượng lao động của công ty được chia thành hai khối: Khối cán bộ khoa học kĩ thuật (tốt nghiệp trung học trở lên) và khối công nhân kĩ thuật.
Bảng3: Bảng kê lực lượng lao động của công ty TVĐT&XD
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Số lao động
Người
362
396
406
-
Khối cán bộ kĩ thuật
Người
293
325
331
-
Khối công nhân kĩ thuật
Người
69
71
75
2
Độ tuổi trung bình
Tuổi
44
42.4
42
3
Lao động có trình độ đại học
%
75
81.4
84
Nguồn:Báo cáo lao động công ty tư vấn đầu tư và xây dựng qua các năm 1999,2000,2001.
4. Cơ cấu tổ chức:
4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí:
Để đẩy mạnh công tác, kết hợp hài hoà trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các phòng ban, cơ cấu tổ chức quản lí của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng tức là cấp dưới chỉ thừa hành mệnh lệnh duy nhất của cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình, bộ phận chức năng có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện các công việc có uỷ quyền. So với những năm trước đây, các phòng ban đã được thu gọn lại, phù hợp với đặc thù của công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng:
Ban Giám Đốc
P
QL
KD
P
KT
TC
P
HC
TH
P
TC
CB
P
VT
TB
P
TT
P
QL
KT
P
DƯ
AN
Khối trực tiếp sản xuất
4.2 Chức năng của từng bộ phận:
*Ban giám đốc:
-Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, có trách nhiệm điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước tổng giám đốc Liên Hiệp Đường Sắt về mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và điều lệ tổ chức doanh nghiệp Nhà nước.
-Các phó giám đốc: có chức năng giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo sản xuất và quản lí toàn bộ chuyên môn, chuyên ngành mà mỗi phó giám đốc được phân công, phụ trách. Nhiệm vụ của các phó giám đốc là:
+Hướng dẫn các phòng chức năng mà bản thân phó giám đốc phụ trách khi trưởng các phòng phân công, phân nhiệm, phân nhóm kĩ sư thực hiện các phần trong nội dung công trình; Uốn nắn, điều chỉnh và thay mặt giám đốc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong kĩ thuật và trong điều hành sản xuất mà các phòng này không tự giải quyết được.
+Duyệt các bản vẽ, hồ sơ thiết kế và các dự án.
+Là bản lề liên kết giữa giám đốc và các phòng nghiệp vụ, phòng chuyên môn.
Các phó giám đốc bao gồm:
1.Giám đốc thường trực phụ trách kinh doanh: được giao quyền giám đốc trong thời gian giám đốc đi vắng và tìm kiếm công việc, kí kết thanh toán hợp đồng, hạch toán lãi, lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Phó giám đốc tổ chức hành chính: Trực tiếp chỉ đạo các phòng tổng hợp tổ chức lao động, tiền lương, vật tư thiết bị thực thi nhiệm vụ.
3.Các phó giám đốc cơ sở hạ tầng, cơ khí công nghiệp trực tiếp phụ trách, tổ chức, chỉ đạo sản xuất và kí duyệt hồ sơ sản phẩm của các phòng dưới quyền.
*Các phòng ban:
-Phòng quản lí kinh doanh:
Gồm 7 người: Chức năng chính là làm tham mưu cho giám đốc trong toàn bộ các công việc thuộc phạm vi hoạt động quản lí và kinh doanh;Thực hiện các công việc như: tìm nguồn vốn, đăng kí nhiệm vụ kế hoạch hàng năm lên cấp trên (Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam), nhận nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó, xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quí, tháng, tổ chức điều hành, theo dõi, hỗ trợ các phòng ban thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch với các chỉ tiêu cụ thể; Làm chức năng cung tiêu - cung cấp việc làm cho công ty và tiêu thụ sản phẩm cho bên A.
-Phòng tổ chức cán bộ:
Gồm 6 người, có chức năng tham mưu cho các giám đốc trong lĩnh vực sử dụng người lao động, sử dụng cán bộ phù hợp để họ phát huy hết năng lực;Tham mưu về tổ chức, hình thành các phòng ban phù hợp với dây chuyền sản xuất từng thời kì, đào tạo tuyển chọn cán bộ, đào tạo lại và đào tạo nâng cao,đào tạo cán bộ kế cận cho các năm sắp tới; Tuyển dụng lao động để bổ sung vào những khâu thiếu lao động; Theo dõi, sắp xếp lao động cho phù hợp với dây chuyền sản xuất từng thời kì; Hàng năm xét nâng lương, nâng bậc, hưu trí, chăm lo đời sống sức khoẻ cho người lao động, tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ mát, chế độ thai sản, ốm đau, chế độ hiếu hỉ, đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ,...cho người lao động, xác nhận ngày công và mức lương để phòng kế toán tài chính thanh toán chi trả cho người lao động hàng tháng, hàng quí.
-Phòng tài chính kế toán:
Gồm 8 người, làm công tác tài chính, kế toán, thanh quyết toán các chi phí trong cơ quan và quan hệ giao dịch với ngân hàng, kho bạc
qua tài khoản của cơ quan đã đăng kí; Tổng hợp báo cáo thu chi hàng tháng, hàng quí và từng công trình. Cuối tháng, quí, năm, tính kết quả kinh doanh xem lãi, lỗ và tham mưu điều chỉnh hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.
-Phòng vật tư thiết bị:
Gồm 5 người, làm nhiệm vụ tham mưu và thực hiện việc mua sắm, sửa chữa các dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất có hiệu quả, không lãng phí.
-Phòng hành chính tổng hợp:
Gồm 9 người, làm công tác văn phòng giao dịch, tiếp nhận và gửi đi các văn thư, giấy tờ; Phục vụ tiếp khách đến cơ quan giao dịch, chuẩn bị cho các cuộc họp, đảm bảo vệ sinh và y tế cơ quan, bảo vệ trật tự trong cơ quan.
-Phòng tổng thể:
Có chức năng thực hiện các công trình gồm nhiều chuyên môn (từ 2 trở lên), lập đề cương tổng thể, làm tổng B, thực hiện một phần hay một chuyên môn, quán xuyến tập hợp kết quả khảo sát thiết kế các chuyên môn khác do các phòng khác thực hiện việc thuyết minh tổng thể công trình-hoàn thiện sản phẩm công trình.Theo dõi, phối hợp, điều hoà giữa các phòng chuyên môn trong quá trình thực hiện để sản phẩm có chất lượng cao .
-Phòng dự án:
Có chức năng thực hiện các dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án nghiên cứu khả thi, các dự án gọi vốn.
-Phòng quản lí chất lượng:
Gồm 9 người, làm chức năng kiểm tra chất lượng; Tham mưu quản lí, tổ chức các vấn đề về kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ
các công trình, phổ biến thông tin khoa học kĩ thuật, tổ chức các phong trào làm sáng kiến sáng chế.
Ngoài các phòng ban trên, Công ty còn có các tổ chức đoàn thể như: Đảng uỷ công ty, công đoàn công ty, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
5. Qui trình công nghệ sản xuất:
Do đặc thù của công ty, mỗi sản phẩm khảo sát, thiết kế, các dự án v.v...lại có những qui trình công nghệ riêng. Do đó, trong bản báo cáo này, em xin nêu ra một trong những qui trình công nghệ của công ty -đó là qui trình công nghệ chế tạo toa xe khách:
Sơ đồ tổng quát qui trình công nghệ chế tạo toa xe khách:
Thiết kế sơ bộ
Hoàn thiện hồ sơ thiết kế
Thiết kế kĩ thuật
Hoàn thiện hồ sơ thiết kế chế tạo
Thiết kế bản vẽ thi công
Như vậy, qui trình công nghệ thiết kế chế tạo toa xe khách bao gồm 5 bước với nội dung cơ bản của từng bước như sau:
Bước 1 :Thiết kế sơ bộ bao gồm:
1.Điều tra thu thập số liệu.
2.Xử lí số liệu và đối chiếu với yêu cầu đặt hàng.
3.Thiết kế sơ bộ bản vẽ tổng thể toàn xe.
4.Thiết kế sơ bộ bản vẽ tổng thể các hệ thống chính như: hệ thống
cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống hãm...
Bước 2 :Thiết kế kĩ thuật:
1.Thiết kế bản vẽ tổng thể toàn xe để trình lên Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam phê duyệt.
2.Thiết kế bản vẽ tổng thể từng hệ thống trên xe (điện, nước, hệ thống thông gió, làm mát, vệ sinh...)
3.Tính toán sức bền khung xe.
4.Tính toán động lực toàn xe.
5.Tính toán độ hãm.
Bước 3 :Thiết kế bản vẽ thi công:
1.Thiết kế bản vẽ lắp ghép cụm chi tiết (cụm giường hành khách,cụm cửa sổ, cụm cửa lớn, cụm khung thép, cụm vỏ xe, cụm trục bánh...)
2.Thiết kế bản vẽ chi tiết (thành dọc, thành đầu, lò xo giá chuyển...)
Bước 4 :Tổng hợp thiết kế:
Thuyết minh thiết kế.
2.Thuyết minh tính toán.
3.Thống kê vật tư và trang thiết bị cho toa xe.
4.Hướng dẫn thi công chế tạo lắp ráp.
5.Hướng dẫn sử dụng và bảo trì toa xe.
6.Lập dự toán giá (giá thành 1 toa xe).
Bước 5 :Hoàn thiện hồ sơ thiết kế:
1.Hoàn thiện hồ sơ thiết kế.
2.Giao sản phẩm thiết kế.
Tuy nhiên,hồ sơ thiết kế hoàn thiện trước khi giao hàng, chủ đầu tư phải được Liên Hiệp Đường Sắt Việt Nam phê duyệt thiết kế tổng thể toàn xe và được phòng quản lí chất lượng của cơ quan tư vấn thiết kế xác nhận chất lượng bản vẽ thi công chế tạo.
6. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã gặp không ít khó khăn: Có nhiều công trình đột xuất phát sinh làm xáo trộn kế hoạch được lập từ đầu năm; Có nhiều công trình lớn, phức tạp đòi hỏi yêu cầu tiến độ gấp trong khi nguồn tài chính, nguồn nhân lực còn có những hạn chế để đáp ứng được yêu cầu. Một số nhân tố khách quan ảnh hưởng do tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, thiên tai lũ lụt xảy ra cũng đã phần nào gây nên những khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
Song, với sự nỗ lực phấn đấu kiên trì, bền bỉ, khăc phục vượt qua khó khăn trở ngại, sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện và đạt được những kết quả kinh doanh rất tốt.
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty :
STT
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm2000
Năm2001
1
Tổng sản lượng
22 tỷ
25 tỷ
29,024 tỷ
-
Vốn đường sắt
11 tỷ
22,5 tỷ
24,898 tỷ
-
Vốn đường bộ
5,3 tỷ
1,2 tỷ
2,506 tỷ
-
Vốn nước ngoài
5,7 tỷ
1,3 tỷ
1,620 tỷ
2
Doanh thu
19,7 tỷ
23,5 tỷ
28,150 tỷ
3
Nộp ngân sách
2,15 tỷ
2,3 tỷ
2,5 tỷ
4
Lãi thực hiện
0,495 tỷ
1,297 tỷ
1,597 tỷ
5
Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật
2,35 tỷ
2,4 tỷ
2,5 tỷ
6
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
1,35 triệu
1,550 triệu
1,85 triệu
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm1999,2000,2001
Có được những kết quả như trên trước hết là sự nỗ lực rất lớn của tất cả các phòng, đội, xí nghiệp, trung tâm đã chủ động bám sát nhiệm vụ kế hoạch được giao, tổ chức thực hiện lao động hợp lí, với một
quyết tâm lớn, không kể thời gian ngày, đêm, ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, mưa nắng vất vả, hiện trường xa xôi.Với tinh thần lao động miệt mài, cần cù, sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong công tác Khảo sát thiết kế để không ngừng đưa năng suất lên cao, với chất lượng tốt nhất, kịp tiến độ yêu cầu, đảm bảo giá thành hợp lí.
Trong năm 2001, công ty đã làm được những công việc tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ duyệt QHPTGTVTĐSVN đến năm 2020:
-Hoàn thành dự án đóng mới toa xe 2002.
-Dự án khả thi cơ sở sửa chữa đầu máy, toa xe Yên Viên.
-Thiết kế dầm hàn cho một số cầu.
-Thiết kế cầu Đường Sắt Bắc Thuỷ bằng dầm bê tông dư ứng lực-công nghệ mới đầu tiên ở Đường Sắt Việt Nam.
-Thiết kế đóng mới toa xe khách thế hệ 2; Toa xe khách 2 tầng; Toa xe chở container; Toa xe có mui(GG).
-Thiết kế chế tạo thiết bị cảnh báo đường ngang tự động.
-Hoàn thành hồ sơ KSTK 166 đường ngang ĐSTN(Giải ngân28 tỷ).
-Hoàn thành hồ sơ KSTK(ĐTCB,XDCB), các công trình sửa chữa lớn (Giải ngân 116 tỷ, trong đó KSTK là trên 4 tỷ).
-Hoàn thành Thiết kế kĩ thuật Hà Lạng 140 km và 40 km Bản vẽ thi công để phục vụ giải ngân 30 tỷ vốn tín dụng.
-Hoàn thành dự án 34 cầu, thiết kế kĩ thuật thi công một phần trọng yếu cầu Long Biên; KSTK các điểm sụt trượt Phố Lu-Lào Cai
-Hoàn thành toàn bộ các công trình thuộc vốn ĐTPT đã có kế hoạch từ đầu năm và giải ngân hết 6,2 tỷ vốn ĐTCB, so với kế hoạch đầu năm chỉ có 2,3 tỷ (vượt 3,9 tỷ) gồm các công trình lớn và phức
tạp (Đường sắt trên cao Hà Nội, Đường sắt hành lang Đông Tây, Đường sắt Bôxit Lâm Đồng, hầm Hải Vân...)
-Hoàn thành dự án khả thi QL7(205) và đã có quyết định đầu tư, Bộ giao cho Công ty làm Tổng B thiết kế kĩ thuật.
II. Tình hình quản lí lao động của công ty tư vấn đầu tư và xây dựng:
1. Cơ cấu lao động:
Theo báo cáo của phòng quản lí nhân sự, tính đến tháng 12/2001, lực lượng lao động của công ty là 406 người. Trong đó, lực lượng lao động trong danh sách là 349 người, lực lượng lao động thuê ngoài là 57 người. Khối lượng công việc của công ty thường có đột biến nên lực lượng lao động thuê ngoài của công ty hàng năm cũng không cố định mà tùy theo khối lượng và tính chất của công việc mà thuê hợp đồng ngắn hạn (3 tháng-6 tháng). Và lực lượng lao động thuê ngoài này của công ty còn do một số công việc mà công ty chưa có những chuyên gia về ngành đó.
-Xét cơ cấu lao động theo quản lí:
+Lao động trực tiếp: 344 người, chiếm 84,73%.
+Lực lượng lao động gián tiếp: 62 người, chiếm 15,27%.
Điều này cho thấy bộ máy quản lí của công ty tương đối tinh giản, gọn nhẹ.
-Xét cơ cấu lao động theo giới tính:
+Số lao động nữ: 90 người, chiếm 22,2%.
+Số lao động nam: 316 người, chiếm 77,8%.
-Xét cơ cấu lao động theo lứa tuổi:
+Dưới 30: 113 người, chiếm 27,8%.
+Từ 31-40: 97 người, chiếm 23,9%
+Từ 41-50: 131 người, chiếm 32,3%.
+Từ 51-60: 64 người, chiếm 15,8%.
+Trên 60: 1 người, chiếm 0,2%.
Số liệu trên cho thấy, độ tuổi từ 41-50 là đông nhất, chiếm 32,3% lực lượng lao động toàn công ty và độ tuổi trung bình của công ty là 42. Đây là độ tuổi ở ngưỡng trung niên và khá cao so với độ tuổi bình quân theo tiêu chuẩn.
-Xét cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
+Số lao động có trình độ trên đại học( Phó tiến sĩ, thạc sĩ..): 5%.
+ Số lao động có trình độ đại học: 84%
+ Số lao động có trình độ dưới đại học( Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp): 11%.
Điều này cho thấy lực lượng lao động của công ty có trình độ tương đối đồng đều về chất và có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2. Số lượng lao động và chất lượng lao động:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố lao động nên vấn đề xác định khả năng tiềm tàng về lao động, sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm động viên một cách đầy đủ, có hiệu quả lực lượng lao động trong toàn công ty là một vấn đề cần thiết.
Sự tác động của lao động trong quá trình sản xuất thể hiện thông qua hai chỉ tiêu số lượng và chất lượng lao động.
-Số lượng lao động ngoài việc thể hiện ở số lượng công nhân viên
nó còn thể hiện ở cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. Số lượng lao động tác động một cách trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy việc đảm bảo số lượng lao động là một yêu cầu đầu tiên của quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
-Sử dụng chất lượng lao động được hiểu là sử dụng đúng ngành, nghề, bậc thợ chuyên môn, sở trường, kĩ năng, kĩ xảo. Chất lượng lao động được thể hiện ở bằng cấp: đại học, trung cấp, trên đại học... hoặc ở trình độ bậc thợ: bậc cao, bậc trung, bậc thấp hay trình độ chuyên môn đặc biệt...
Bảng 5: Bảng thống kê chất lượng công nhân kĩ thuật của công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng:
TT
Ngành nghề kĩ thuật đang làm
Tổng số
Độ tuổi
Bậc thợ
Bq cấp bậc
cấp bậc
< 30
31-40
41-50
51-60
>60
1
2
3
4
5
6
7
1
Điện
4
-
Điện xí nghiệp
4
1
3
4
5
2
Xây dựng
11
-
Nề
4
4
4
6
-
Mộc
7
2
1
4
1
5
1
3,1
3
Khảo sát+Địa chất
45
7
14
19
5
8
8
2
3
6
18
4,6
4
Cơ khí
7
4
3
5
2
2,3
5
Lái xe
8
3
4
1
2
3
3
2,1
Tổng cộng
75
10
29
27
9
0
10
17
10
2
7
10
19
4,1
Bảng 6: Bảng thống kê cán bộ khoa học kĩ thuật tốt nghiệp trung học trở lên của Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng:
TT
Trình độ đào tạo
Tổng số
Phụ
nữ
Độ tuổi
Công việc đảm nhận
<30
31-40
41-50
51-60
>60
QLKT
Kỹ
thuật
Việc
khác
1
Phó tiến sỹ
7
1
3
4
2
5
2
Thạc sỹ-cao học
14
2
1
5
9
2
6
8
3
Đại học
259
69
86
62
72
38
1
49
170
38
4
Cao đẳng
10
4
10
1
10
5
THCN
41
14
6
4
20
11
4
33
4
Tổng cộng
331
90
103
68
104
55
1
39
247
42
Nguồn:Báo cáo của phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2001
Do đặc thù của công việc nên đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật chiếm tỷ trọng rất lớn: 82% tổng số lao động (không kể lao động thuê ngoài), lực lượng còn lại là khối công nhân kĩ thuật chiếm 18% tổng số lao động của công ty (không kể lao động thuê ngoài).
Nhìn vào bảng thống kê cán bộ khoa học kĩ thuật ta thấy: tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số cán bộ khoa học kĩ thuật: 84%, còn lại là trình độ trên đại học chiếm 5% và trình độ dưới đại học chiếm 11%. Còn ở bảng thống kê công nhân kĩ thuật ta thấy bình quân cấp bậc của công nhân là 4,1. Trong đó, bậc thợ 2 và 7 chiếm số lượng cao nhất còn bậc thợ 4 và 5 chiếm số lượng ít nhất trong khối công nhân kĩ thuật .
3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của đội ngũ lao động:
Quản lí ngày công, giờ công cũng là một mặt của công tác quả lí lao động, việc sử dụng thời gian lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Việc sử dụng không đúng thời gian sẽ làm giảm hiệu suất lao động và tăng cường mệt mỏi. N.E.Vêđenxki-nhà sinh lí học nổi tiếng người Nga, đã viết:” Chúng ta mệt mỏi và kiệt sức không phải vì chúng ta làm việc nhiều, mà chính vì chúng ta làm việc tồi, không có tổ chức và thiếu thông minh”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng triệt để thời gian lao động càng trở nên quan trọng, việc tìm ra nguyên nhân gây thiệt hại về ngày công, giờ công càng trở nên cần thiết. Nó là cơ sở để tìm ra các biện pháp sử dụng triệt để khả năng sản xuất.
Thời gian làm việc hàng ngày ở công ty tư vấn đầu tư và xây dựng: Buổi sáng từ 7h 30-12h ; buổi chiều từ 13h-16h 30.
Số ngày làm việc trong năm là 5*52 tuần=260 ngày.
Số ngày nghỉ lễ và nghỉ phép theo chế độ qui định là 20 ngày.
Số ngày làm việc theo chế độ là:260-20=240 ngày.
Số giờ làm việc trong ngày là 8h, số giờ làm việc trong một tuần là 40h ; Từ đó, số giờ làm việc trong một năm là:8h \ngày *240 ngày=1920 giờ.
Số ngày làm thêm thực tế hàng tuần, hàng tháng và trong năm không quá mức qui định trong bộ luật lao động và thoả ước tập thể. trường hợp phải làm thêm do: -Tiến độ công trình gấp; Công việc của đơn vị quá nhiều.
Trong các ngày nghỉ theo qui định hàng năm, công ty trả lương theo: [mức lương cấp bậc+phụ cấp(nếu có)]x180.000xsố ngày nghỉ
Trường hợp người lao động không nghỉ các ngày nghỉ hàng năm công ty trả lương theo:
[mức lương cấp bậc+phụ cấp(nếu có)]x180.000xsố ngày nghỉ nhưng không nghỉ]x2 hoặc giải quyết nghỉ bù.
Các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong công ty đều được thực hiện đầy đủ như: chính sách tiền lương, BHXH, nghỉ mát, an dưỡng...Trường hợp người lao động nghỉ không lương(rất cá biệt) thì công ty vẫn đóng BHXH bình thường. Khi người lao động đi nghỉ ở ngoại tỉnh đã có tiêu chuẩn 1 năm 2 giấy đi tàu việc riêng. Người lao động nghỉ việc riêng trong chế độ vẫn được hưởng lương tuỳ theo đối tượng qui định.
4. Tuyển dụng lao động:
-Đối với đội ngũ cán bộ quản lí: Cũng như đa số các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty không tuyển dụng các nhà quản lí từ nguồn bên ngoài mà từ nguồn bên trong của công ty tức là thông qua thuyên chuyển công tác, đề bạt...
-Với đội ngũ lao động: Công ty tuyển dụng nhân viên là xuất phát từ nhu cầu về lao động. Công ty tuyển dụng nhân viên chủ yếu từ nguồn nội bộ trong công ty, tuyển dụng từ bạn bè, con em cán bộ công nhân viên trong công ty. Cách tuyển dụng này sẽ giảm được chi phí vì không phải đăng quảng cáo để thông báo đồng thời cũng tạo cho nhân viên thấy được quyền lợi mà công ty giành cho họ lớn hơn như con em của họ sẽ có cơ hội được nhận vào làm tại công ty.
Phương pháp tuyển chọn: Công ty chủ yếu tuyển chọn nhân viên thông qua xem xét hồ sơ, phỏng vấn. Sau khi ứng viên nộp đơn xin việc, trưởng phòng tổ chức cán bộ sẽ tiến hành xem xét hồ sơ xin việc xem có đáp ứng đủ yêu cầu không? Nếu bộ hồ sơ đầy đủ thì Ban giám đốc cùng trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng bộ phận thiếu người sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp, đồng thời thông qua tiếp xúc trực tiếp để đánh giá về sức khoẻ, hình thức bên ngoài. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi kiểm tra xem xét kĩ hồ sơ xin việc, công ty tiến
hành tuyển luôn mà không qua phỏng vấn nếu công ty thấy việc đó là không cần thiết.
5. Định mức lao động :
Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với qui trình công nghệ, nhiệm vụ sản suất kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất lao động và kết quả công việc của người lao động. Các sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp nhà nước phải có định mức lao động. Khi thay đổi kĩ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động.
Do đặc tính công việc nên công ty áp dụng phương pháp tính định mức lao động theo phương pháp định biên (tính mức lao động định mức biên chế). áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lí của từng bộ phận trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh và lao động quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0051.doc