PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Giới thiệu tổng quan về Ban AMB 2
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Ban AMB 2
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban AMB 3
2. Thực trạng công tác quản lý dự do Ban AMB thực hiện 4
2.1. Tổng quan về các dự án của AMB trong thời gian qua 4
2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư tại Ban AMB 5
2.3. Cơ chế quản lý dự án đầu tư tại Ban AMB 7
2.4. Các bên có liên quan của dự án đầu tư mà Ban AMB cần quan tâm trong quá trình quản lý của mình. 7
2.5. Các nội dung quản lý dự án của AMB 10
3. Phân tích ví dụ dự án: “Đường dây 220KV Hải Phòng - Vật Cách” và dự án “Trạm 220KV Vĩnh Yên” 13
3.1. Giới thiệu dự án 13
3.2. Quá trình triển khai thực hiện dự án 16
3.3. Một số nhận xét thông qua việc thực hiện hai dự án trên 19
4. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư của Ban AMB trong các năm qua 22
4.1. Những kết quả đạt được 22
4.2. Những mặt còn hạn chế 23
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 25
4.3.1. Nguyên nhân khách quan 25
4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 27
KẾT LUẬN 32
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi quy mô đầu tư tăng, dự án nhiều thì cách thức quản lý cũ của AMB bắt đầu bộc lộ một số hạn chế nhất định. Và việc nhận thức được những hạn chế này có một ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho công tác quản lý của Ban AMB ngày một hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu của Tập đoàn EVN và giúp cho AMB giữ vững được vai trò của mình trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư.
Các nhà thầu:
Là người trực tiếp thực hiện công trình, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự án, tiến độ của dự án... khả năng tác động của các nhà thầu đến dự án cao, có ảnh hưởng tích cực đến dự án. Do đó trong quá trình quản lý, AMB cần phối hợp, kiểm tra giám sát việc thực hiện.
Người dân trong khu vực dự án:
Là người chịu ảnh hưởng tiêu cực. Họ có thể bị mất đất nhà ở, đất sản xuất. Họ có ảnh hưởng nhiều đến tiến độ dự án. Luật đất đai và các thông tư nghị định liên quan đến đất đai chi phối nhiều đến quyền và lợi ích của người dân trong khu vực có dự án.
Chính quyền địa phương:
Các cấp chính quyền địa phương là người ban hành các quy định cụ áp dụng cho địa phương minh, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy, tiến độ của dự án có đảm bảo hay không phụ thuộc không nhỏ vào các thủ tục hành chính của các cấp chính quyền địa phương.
2.5. Các nội dung quản lý dự án của AMB
Sau khi nhận dự án và quyết định đầu tư từ Tập đoàn EVN, Ban AMB tiến hành các công việc triển khai dự án. Nội dung quản lý dự án đầu tư tại Ban AMB bao gồm chín nội dung cơ bản của công tác quản lý, tuy nhiên do đặc trưng ngành điện mà công tác quản lý dự án đầu tư tập trung vào bốn nội dung chủ yếu: quản lý chi phí, quản lý thời gian, quản lý chất lượng, quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán. Do đó trong luận văn của mình tôi cũng đi sâu vào phân tích bốn nội dung cơ bản nói trên.
* Quản lý phạm vi dự án
Lập kế hoạch
phạm vi
Điều khiển thay đổi phạm vi
Ban AMB sẽ xác định tất cả những công việc liên quan đến việc tạo ra sản phẩm của dự án và các quy trình được sử dụng để tạo ra sản phẩm của dự án. Quy trình quản lý phạm vi được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Kiểm tra phạm vi
Xác định phạm vi
Khởi động
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý phạm vi
- Khởi động: Sau khi nhận dự án, AMB sẽ nhận tuyên bố dự án là tài liệu chính thức xác định sự tồn tại của dự án và đưa ra định hướng để thực hiện mục tiêu của dự án và quản lý dự án.
- Lập kế hoạch phạm vi và xác định phạm vi:
Sau khi nghiên cứu về dự án, AMB sẽ xác định phạm vi dự án bao gồm những nội dung chủ yếu như: lý giải về dự án, mô tả ngắn về những sản phẩm của dự án, các hạng mục cần thực hiện và tổng kết các sản phẩm trung gian của dự án.
Sau khi hoàn tất việc xác định phạm vi, AMB sẽ lên kế hoạch chi tiết công việc bằng cách chia thành các công việc nhỏ hơn có thể quản lý được. Phương pháp mà AMB sử dụng hiện tại là phân chia công việc thành những hạng mục nhỏ và phân công cho từng bộ phận phụ trách.
- Kiểm tra phạm vi và điều khiển sự thay đổi phạm vi:
Trên thực tế không phải lúc nào AMB cũng xác định được đúng phạm vi và lập được một kế hoạch tốt. Do đó việc kiểm tra phạm vi và điều khiển sự thay đổi phạm vi là điều cần thiết trong quá trình quản lý phạm vi tuy nhiên công đoạn này vẫn chưa thực sự được chú ý và chưa được tiến hành thường xuyên trong quá trình quản lý tại AMB.
* Quản lý thời gian dự án
Hiện tại, AMB sử dụng sơ đồ Gantt để quản lý tiến độ của dự án
Công tác
GPMB
Đấu thầu, ký HĐ
Xây dựng
Chuyển hàng
Lắp đặt
Giám sát
Bàn giao, kết thúc
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
...
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ Gantt biểu diễn kế hoạch triển khai dự án của AMB
Tuy nhiên phương pháp này sử dụng thích hợp khi số hoạt động của dự án không quá nhiều, trong khi dự án mà AMB phụ trách là những dự án lớn có quy mô lớn và vốn đầu tư ban đầu rất lớn, độ phức tạp tương đối cao nên việc sử dụng công cụ sơ đồ Gantt sẽ làm cho người quản lý không thấy rõ mối liên hệ giữa các hoạt động của dự án, không phản ánh rõ những hoạt động quan trọng cần chú ý trong quá trình điều khiển để đảm bảo tiến độ đã vạch ra, không phản ánh cho người quản lý biết cách phải làm thế nào để rút ngắn tiến độ thực hiện dự án. Do đó việc quản lý tiến độ dự án của AMB vẫn còn nhiều hạn chế.
* Quản lý chi phí dự án
Trên cơ sở xác định phạm vi dự án và các công việc cần làm, AMB xác định tổng mức dự toán theo các bước sau:
Xác định tổng chi phí trực tiếp cho mỗi công việc và hạng mục công việc.
Dự toán quy mô các khoản mục chi phí gián tiếp (như chi phí quản lý, chi phí văn phòng, chi phí đào tạo, dịch vụ hợp đồng, tiền công ngoài giờ và các chi phí khác). Phân bổ các loại chi phí này cho từng công việc theo các phương pháp hợp lý. Tổng hợp dự toán kinh phí cho dự án.
AMB kiểm soát chi phí dự án bằng cách theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi so với kế hoạch để thông tin cho cấp có thẩm quyền về những thay đổi đó.
* Quản lý chất lượng
AMB xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng dựa trên những quy định của Bộ Xây dựng, khung đánh giá tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn kỹ thuật điện của quốc tế (IEC).
Phương pháp đánh giá chất lượng là phương pháp so chuẩn.
Việc lập kế hoạch kiểm tra chất lượng được tiến hành ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án và lồng ghép vào trong từng công việc của dự án.
Việc kiểm tra chất lượng phụ thuộc vào chức năng của phòng Quản lý chất lượng xây lắp.
Để minh hoạ rõ hơn về quy trình, cách thức tiến hành và nội dung quản lý dự án tại Ban AMB, cũng như để tìm ra nguyên nhân gây nên những mặt hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư của Ban AMB chúng ta có thể tìm hiểu qua công tác quản lý một dự án trạm và một dự án đường dây.
3. Phân tích ví dụ dự án: “Đường dây 220KV Hải Phòng - Vật Cách” và dự án “Trạm 220KV Vĩnh Yên”
3.1. Giới thiệu dự án
a) Dự án đường dây 220KV Hải Phòng - Vật Cách
Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Quản lý điều hành thực hiện dự án: Ban QLDA công trình Điện miền Bắc (Chủ đầu tư quản lý và thực hiện dự án thông qua Ban QLDA công trình Điện miền Bắc).
Cơ quan tư vấn lập TKKT, TDT: Viện Năng lượng
Mục tiêu dự án:
- Truyền tải điện năng trực tiếp từ nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đến trạm 220KV Vật Cách, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế khu vực phía tây bắc Hải Phòng.
- Là một trong hai đường dây truyền tải điện năng từ nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 vào lưới điện Quốc gia.
- Tạo mối liên kết mạnh trong hệ thống điện Hải Phòng cũng như hệ thống điện khu vực và quốc gia, tăng cường an toàn vận hành và ổn định cho hệ thống điện, tối ưu hoá vận hành hệ thống.
Địa điểm xây dựng: Tuyến đường dây đi qua địa bàn các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương - TP Hải Phòng.
Quy mô dự án: xây dựng đường dây trên không 220KV từ nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đến Trạm biến áp 220KV Vật Cách dài 19km, 2 mạch trên một hàng cột.
Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng: quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: TCN, TCVN, IEC, ITU-T
Tổng dự toán: 113.515.011.000 đồng
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
81.978.520.000 đ
- Chi phí thiết bị:
11.700.000 đ
- Chi phí QLDA và chi phí khác:
9.516.945.000 đ
- Chi phí dự phòng:
10.319.546.000 đ
Nguồn vốn dự án: Vốn vay ADB và vốn trong nước do Tập đoàn EVN cân đối theo kế hoạch năm.
Thời gian thực hiện dự án: 2007 – 2008
Dự án này gồm các gói thầu:
- Cung cấp cáp quang và phụ kiện
- Cung cấp dây dẫn, dây chống sét
- Cung cấp cách điện và phụ kiện
- Cung cấp cột thép
- Xây lắp đường dây (hai gói)
- Bảo hiểm xây lắp công trình
b) Dự án trạm 220KV Vĩnh Yên
Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Quản lý điều hành thực hiện dự án: Ban QLDA công trình Điện miền Bắc (Chủ đầu tư quản lý và thực hiện dự án thông qua Ban QLDA công trình Điện miền Bắc).
Cơ quan tư vấn lập TKKT, TDT: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
Mục tiêu dự án: Đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Vĩnh Phúc. Giảm tổn thất điện năng trong hệ thống do phải truyền tải điện đi xa bằng hệ thống điện áp thấp và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện khu vực.
Địa điểm xây dựng: Dự án trạm 220KV Vĩnh Yên được xây dựng thuộc địa phận huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy mô dự án: xây dựng trạm biến áp kiểu ngoài trời - 220/110/22KV - 125/125/25MVA, trên diện tích 28.000 m2.
Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng: quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: TCN, TCVN, IEC, ITU-T
Tổng dự toán: 151.388.000.000 đồng
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
33.808.015.000 đ
- Chi phí thiết bị:
88.523.446.000 đ
- Chi phí QLDA và chi phí khác:
15.293.994.000 đ
- Chi phí dự phòng:
13.762.545.000 đ
Nguồn vốn dự án: Vốn vay tín dụng và vốn đầu tư xây dựng do Tập đoàn EVN cân đối theo kế hoạch.
Thời gian thực hiện dự án: 2006 – 2007
Dự án này gồm các gói thầu:
- Cung cấp máy biến áp 220KV và vật tư thiết bị trạm
- Cung cấp thiết bị thông tin, cáp quang và phụ kiện
- Xây lắp trạm
- Xây lắp hệ thống thông tin
- Vận chuyển máy biến áp và vật tư thiết bị
- Thí nghiệm hiệu chỉnh trạm
- Bảo hiểm xây lắp công trình
3.2. Quá trình triển khai thực hiện dự án
Sau khi nhận được kế hoạch đầu tư do Tập đoàn duyệt, Ban AMB tập trung triển khai công tác chuẩn bị từ lập dự án đầu tư, trình duyệt theo đúng trình tự pháp luật để cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban AMB luôn quán triệt đầy đủ các Nghị định, thông tư, chỉ thị liên quan đến xây dựng cơ bản của Chính phủ và các Bộ ngành chức năng có liên quan.
Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án là Chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là ông Trưởng Ban AMB có đủ năng lực chuyên môn về quản lý dự án, có đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các công việc của dự án. Chủ nhiệm dự án trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các chủ thầu và xử lý các yêu cầu khi có phát sinh thay đổi thiết kế, thay đổi tiến độ, thay thế vật tư, giải quyết các mối quan hệ với các bên ký hợp đồng khi có phát sinh mâu thuẫn, làm việc với các bộ quản lý chuyên ngành khi có vướng mắc về thủ tục.
Khi có phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị, Ban AMB lập hồ sơ mời thầu và thành lập tổ chuyên gia xét thầu để tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp và mua sắm thiết bị.
* Về đấu thầu thiết bị: Do đặc thù của ngành điện lực nên thiết bị phục vụ công tác lắp đặt chủ yếu là thiết bị nhập ngoại hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, khai thác an toàn nên chủ đầu tư yêu cầu thực hiện gọi thầu quốc tế rộng rãi cho các hạng mục như:
- Cột thép
- Dây dẫn, dây chống sét, dây cáp quang
- Chuỗi sứ, cách điện, phụ kiện
- Vật tư thiết bị nhất thứ, vật tư thiết bị nhị thứ
- Vật tư thiết bị điều khiển bảo vệ
Các nhà thầu quốc tế có thể tham gia dự thầu cung cấp vật tư thiết bị là những nhà thầu nổi tiếng như:
- ABB
- AREVA của Pháp
- Franco Pacific
- LS Cable
- Nexans
- Shandong Zibo của Trung Quốc
- Sediver
- Siemens
- SIPROTEC
- Vatech
- ZTR – Enesta
Phòng Vật tư của Ban AMB sẽ thực hiện vào quá trình gọi thầu, xét thầu. Quy trình thực hiện sẽ tuân theo quy chế đấu thầu. Khi có kết quả xét thầu, Ban AMB sẽ có tờ trình lên Tập đoàn để có quyết định phê duyệt chính thức kết quả đấu thầu. Đây là căn cứ pháp lý để Ban AMB tiến hành thương thảo hợp đồng một cách chi tiết với các nhà thầu.
Thương thảo hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị về chủng loại, giá cả, điều kiện nghiệm thu, kiểu hàng hoá, xuất xứ của hàng hoá, thời hạn lắp đặt, bảo trì, bảo hành là đội ngũ những người có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, nghệ thuật giao tiếp và có trình độ ngoại ngữ.
Các thiết bị được mua sắm thông qua đấu thầu quốc tế là những thiết bị được sản xuất trong năm, ở những nước công nghiệp phát triển, mới 100%, chưa qua sử dụng và phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại.
Về thủ tục thanh toán: Nhà thầu phải nộp 10% giá trị hợp đồng để bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng (mở chứng từ L/C). Trong vòng 30 ngày sau khi ký hợp đồng, bên A (bên mua) ứng trước cho bên B (bên bán) 10% giá trị hợp đồng (sau khi bên A nhận được chứng từ L/C của bên B). Các thiết bị trước khi đóng gói để vận chuyển đến địa chỉ của bên A phải được kiểm tra theo các yêu cầu và nội dung được quy định trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
Khi hàng được vận chuyển lên tàu, bên mua nhận được đầy đủ lý lịch đi theo hàng (bằng chuyển phát nhanh trước ít nhất 1 tuần hàng cập cảng) thì sẽ thanh toán cho bên bán 70% giá trị hợp đồng thông qua thư tín dụng. 10% giá trị hợp đồng bên mua sẽ thanh toán cho bên bán khi đã nhận được hàng. 10% giá trị còn lại của hợp đồng bên mua sẽ thanh toán nốt cho bên bán ngay sau khi bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bảo trì, bảo hành hàng hoá.
Khi thiết bị được lắp đặt xong, bên cung cấp thiết bị phải có các chuyên gia hướng dẫn, đào tạo việc khai thác, sử dụng và bảo trì thiết bị.
* Về đấu thầu xây lắp: Thực hiện mời thầu trong nước rộng rãi theo thiết kế và tổng dự toán đã được Tập đoàn phê duyệt.
Các hợp đồng xây lắp trong nước phải được bàn bạc chi tiết, chu đáo, có các ràng buộc pháp lý về giải pháp thi công, thời gian thi công, tiến độ thi công, nhất là chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào công trình phải có sự giám sát của Ban AMB trước khi đưa vào thi công. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng công trình.
Về điều kiện thanh toán: Bên A chỉ thanh toán cho bên B không quá 70% giá trị từng hạng mục xây lắp đã thực hiện hoàn thành có biên bản nghiệm thu, biên bản giám sát và có cả đại diện của cơ quan thiết kế. 20% còn lại sẽ thanh toán khi toàn bộ công trình hoàn thành đã được nghiệm thu. 10% còn lại của giá trị hợp đồng sẽ thanh toán khi bên B làm hết trách nhiệm bảo hành. Nếu bên B không thực hiện việc bảo hành, khắc phục những hư hỏng trong xây lắp khi có yêu cầu của chủ đầu tư thì sẽ bị trừ 10% giá trị mà chủ đầu tư đang giữ lại. Kinh phí cho việc xây lắp và mua sắm thiết bị trong nước được chi trả bằng tiền Việt Nam, hình thức thanh toán: chuyển khoản.
3.3. Một số nhận xét thông qua việc thực hiện hai dự án trên
Bảng 3.1: So sánh một số chỉ tiêu giữa kết quả thực hiện và kế hoạch
được duyệt của 2 dự án
TT
Tên dự án
Kế hoạch được duyệt
Kết quả
thực hiện
Tăng (+)
Giảm (-)
So với KH
1
ĐZ 220KV Hải Phòng - Vật Cách
a
Quy mô công trình
2x19 km
2x19 km
b
Tổng kinh phí (1.000 đ)
- Xây lắp
- Thiết bị
- QLDA và khác
- Dự phòng
113.515.011
81.978.520
11.700.000
9.516.945
10.319.546
111.386.000
80.236.000
11.020.000
12.034.000
8.096.000
- 2.192.011
- 1.742.520
- 680.000
+ 2.517.055
- 2.223.546
c
Thời gian thực hiện
- Khởi công
- Hoàn thành
17 tháng
05/01/2007
31/05/2008
15 tháng
05/01/2007
31/03/2008
- 2 tháng
1
TR 220KV Vĩnh Yên
a
Quy mô công trình
125 MVA
125 MVA
b
Tổng kinh phí (1.000 đ)
- Xây lắp
- Thiết bị
- QLDA và khác
- Dự phòng
151.388.000
33.808.015
88.523.446
15.293.994
13.762.545
148.968.000
32.697.000
87.957.000
18.076.000
10.238.000
- 2.420.000
- 1.111.015
- 556.446
+ 2.782.006
- 3.524.545
c
Thời gian thực hiện
- Khởi công
- Hoàn thành
18 tháng
01/02/2005
31/07/2007
22 tháng
01/02/2005
30/11/2007
4 tháng
(Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án ĐZ 220KV Hải Phòng - Vật Cách và
Báo cáo thực hiện dự án TR 220KV Vĩnh Yên)
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư: Ban ANB luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, tuân theo Luật, Nghị định của Chính phủ ban hành, các thông tư hướng dẫn của các Bộ quản lý Nhà nước (Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đồng thời tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần của quyết định đầu tư đã phê duyệt, nhờ đó mà giúp cho việc triển khai dự án thuận lợi, không có những bất hợp lý hay phát sinh nhu cầu vì không phải thay đổi thiết kế. Một điều quan trọng nữa là có sự phân công rạch ròi trách nhiệm cá nhân của mỗi người, mỗi đơn vị tham gia dự án từ khảo sát, thiết kế thi công, giám sát, nghiệm thu công trình, phương án công nghệ, cung cấp thiết bị, để đảm bảo đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình.
- Về quản lý tiến độ và chất lượng dự án: Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các bên đều cố gắng kịp thời nắm bắt được vấn đề phát sinh, cả chủ đầu tư (bên A) và các nhà thầu (bên B) đều phải theo dõi, giám sát thường xuyên quá trình thi công, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ đột xuất khi có vấn đề phát sinh Thực hiện đúng theo quy định, tại công trình luôn có nhật ký công trường, các báo cáo của người quản lý trực tiếp về tiến độ theo định kỳ, những khó khăn vướng mắc cụ thể trong từng khâu để đề ra biện pháp xử lý. Công tác nghiệm thu từng hạng mục công trình hoàn thành được thực hiện rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình không để làm ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình. Đối với thiết bị bên B bàn giao đúng như trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký, lắp đặt dưới sự giám sát của cán bộ quản lý, trong quá trình chạy thử thiết bị đảm bảo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và hoạt động mới được nghiệm thu.
Dự án đường dây hoàn thành sớm 2 tháng so với kế hoạch nhưng dự án trạm bị chậm 4 tháng. Nguyên nhân chậm do nhiều khâu:
+ Công tác đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra không kịp tiến độ kế hoạch.
+ Về mặt thủ tục: duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu chậm.
+ Thiết bị nhập về chậm.
- Về vốn thực hiện dự án: Giá trị thực hiện các dự án đều thấp hơn so với giá trị được duyệt. Dự án đường dây tiết kiệm được 2.129.011.000 đồng, dự án trạm tiết kiệm được 2.420.000.000 đồng. Nhưng chi phí khác bị tăng lên so với giá trị được duyệt là do các chi phí thành phần tăng so với lúc tạm tính trong dự toán.
Việc cấp phát vốn luôn đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, hợp pháp và không để xảy ra lãng phí.
Tuy nhiên hai dự án đầu này vẫn còn một số hạn chế sau:
- Một số cán bộ kỹ thuật tham gia quản lý dự án chưa sâu sát với thực tế, báo cáo tình hình triển khai dự án còn mang tính chung chung, không cụ thể đặc biệt chưa nắm bắt hết các vướng mắc để xử lý kịp thời hơn.
- Công tác khảo sát thiết kế chưa tốt dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, khối lượng.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chịu áp lực từ nhiều phía: phía chính quyền địa phương và tiến độ dự án.
- Công tác đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà nên không thể đẩy nhanh theo kế hoạch.
4. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư của Ban AMB trong các năm qua
4.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo Tổng sơ đồ VI của Chính phủ, trong những năm qua, Ban AMB đã thực hiện được rất nhiều dự án đầu tư. Nói chung các công trình đều đạt chất lượng cao, mặc dù tính chất công trình phức tạp, địa điểm thi công khó khăn, nhiều đơn vị tham gia thi công. Các công trình từ lúc lập hồ sơ đến khi kết thúc thi công, bàn giao, đưa vào sử dụng đều tuân thủ tất cả các quy định về Quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và các Bộ ngành.
Ban AMB đã làm tốt công tác chỉ đạo, tổ chức phối hợp tốt giữa các bên thi công, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh nên đã hoàn thành dự án và đưa công trình vào sử dụng nâng công suất lưới điện. Các dự án đều thực hiện theo đúng luận chứng khả thi, đúng thiết kế, giá trị thực hiện thấp hơn tổng dự toán được duyệt. Các công trình khi thực hiện xong được đưa vào khai thác tốt, an toàn đạt được mục tiêu đề ra. Đó là một thành công trong quản lý xây dựng cơ bản.
Kết quả của việc thực hiện các dự án đầu tư là lưới điện đã phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, đã hiện đại hoá được một phần cơ bản trang thiết bị.
Tuy nhiên trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng đòi hỏi lưới điện của chúng ta cũng cần phải tăng công suất mới đảm bảo sự ổn định lâu dài. Vì thế vẫn còn nhiều dự án cần triển khai trong giai đoạn tới.
4.2. Những mặt còn hạn chế
- Chất lượng công tác thẩm định dự án chưa cao nhất là thẩm định về khảo sát thiết kế không phát hiện được những bật cập dẫn tới việc khi thực hiện dự án xảy ra hàng loạt những hậu quả phía sau. Về thiết kế bản vẽ thi công có tình trạng bổ sung, phát sinh khối lượng dẫn đến thay đổi trong dự toán. Về đền bù giải phóng mặt bằng: khi lập hồ sơ đền bù phát sinh thêm chi phí. Công tác thẩm định chỉ dừng lại ở quan niệm nó là một thủ tục cần thiết phải tiến hành để dự án ra đời.
- Tiến độ thực hiện dự án còn chậm: Việc chậm tiến độ xảy ra ở nhiều khâu trong quá trình thực hiện dự án như chậm trong khâu tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, do thiết bị nhập về chậm..., tức là ở mỗi khâu chậm một chút dẫn tới toàn bộ dự án đầu tư sẽ bị chậm tiến độ. Do vậy, để khắc phục được hạn chế này đòi hỏi tính khẩn trương ở tất cả các khâu nói trên.
- Công tác tổ chức đấu thầu chưa đạt được hiệu quả cao: Thể hiện ở thời gian tổ chức đấu thầu thường bị kéo dài do việc chuẩn bị các thủ tục giấy tờ đấu thầu còn rườm rà, phê duyệt hồ sơ mời thầu cũng như kết quả đấu thầu chậm, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận tham gia chuẩn bị đấu thầu (giữa các cán bộ soạn thảo hồ sơ mời thầu và các cán bộ xét thầu đưa ra các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho thiết bị).
- Công tác kiểm tra, giám sát còn rất hạn chế, giám sát mang tính chất hình thức, tác dụng không đáng kể. Lực lượng tư vấn giám sát không đủ để theo dõi các đơn vị thi công. Vẫn còn tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của các tư vấn giám sát và của Ban AMB làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của các dự án. Nhưng về lâu dài càng ngày càng có nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn hơn thì đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện nghiêm túc hơn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của dự án đầu tư.
- Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban với nhau và giữa các đơn vị nhận thầu thực hiện dự án với chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án chưa thật nhịp nhàng dẫn tới phối hợp không ăn khớp với nhau, bên này phải chờ bên kia làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án. Một số cán bộ quản lý còn trẻ tuổi mới được tuyển dụng, có năng lực quản lý nhưng trình độ chuyên môn, hiểu biết về máy móc thiết bị điện chưa cao, có ít kinh nghiệm dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Mặt khác một số cán bộ quản lý là chuyên viên có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm tham gia dự án phải quản lý rất nhiều dự án cùng một lúc dẫn đến sự phân tán trong quản lý, làm ảnh hưởng tới chất lượng dự án. Trong thời gian tới khi số lượng dự án ngày một tăng, quy mô dự án ngày càng lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại hơn, khối lượng vốn đầu tư sẽ rất lớn, đây là một thách thức lớn trong nhiều khâu của chu trình quản lý dự án đầu tư.
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Về cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung: sự phân công, phân cấp giữa các bộ quản lý ngành, giữa bộ với địa phương trong mối quan hệ vùng lãnh thổ hiện nay chưa rõ ràng, còn chồng chéo, dẫn đến không quy định rõ được trách nhiệm của các bộ quản lý ngành và địa phương. Hệ thống các quy phạm pháp luật chưa thật rõ ràng, đầy đủ, vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, thiếu chế tài cần thiết... và việc thay đổi còn chưa có lộ trình rõ ràng, khó dự đoán. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm, nhiều khi đưa ra rất sát với thời điểm thực hiện, thậm chí có những văn bản khó hiểu, văn bản còn tham chiếu quá nhiều gây khó khăn khi vận dụng chính sách. Ngoài ra, hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời.
Về cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng: Hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng còn chưa đồng bộ, nhiều điều bất cập; các biện pháp chế tài đối với sai phạm thực tế trong đầu tư, xây dựng chưa được pháp luật quy định đầy đủ và cụ thể, nên khó khăn trong việc đề xuất cách xử lý. Hoạt động đầu tư và xây dựng là lĩnh vực rất phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong khi việc xây dựng quy chế quản lý thường được tiến hành trong một thời gian ngắn, mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà chưa có tính dài hạn. Một số vấn đề mới nảy sinh cũng chưa được đề cập đến... Chủ trương phân cấp trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu thế cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do đây là một chủ trương mới phát sinh và mới trong giai đoạn triển khai thực hiện bước đầu nên trong các văn bản pháp quy về vấn đề này còn chưa được chặt chẽ, Các Nghị định về quản lý dự án đầu tư, về đấu thầu, về quản lý chất lượng còn thiếu các quy định chi tiết, thiếu các chế tài cần thiết để kiểm tra, kiểm soát, cơ chế kiểm soát hiện có vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình sẽ rất dễ dẫn tới hiện tượng dàn trải về trách nhiệm, không có cấp nào chịu trách nhiệm toàn diện và đầy đủ gây nên tình trạng vi phạm các quy định trong Nghị định đã trở nên ngày càng phổ biến; điển hình là tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực tràn lan trong tất cả các khâu của quá trình đầu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6064.doc