Đề tài Nâng cao hiệu quả quản trị mạng lưới bán hàng ở công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ( TNHH) Hoàng Sơn

TÊN MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG 3

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

1. Bản chất của bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường. 3

2. Vị trí và yêu cầu của bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 5

2.1. Vị trí của bán hàng trong doanh nghiệp thương mại:. 5

2.2 Yêu cầu của bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: 6

3. Khái niệm và hình thức tổ chức mạng lưới bán hàng. 7

3.1. Khái niệm. 7

3.2. Hình thức tổ chức của mạng lưới bán hàng. 8

4. Vai trò của mạng lưới bán hàng. 10

II. NỘI DUNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 11

1. Xây dựng mạng lưới bán hàng. 11

Tổ chức lực lượng bán hàng: 17

Quyết định giá cả hàng hoá : 20

Quyết định dịch vụ và bầu không khí cửa hàng 20

Xây dựng cơ chế quản lý thu chi, phân phối lợi nhuận của các cửa hàng. 21

2.Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới bán hàng. 22

Tổ chức lực lượng bán hàng. 22

Cơ cấu tổ chức lực lượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại: 23

Quản lý của doanh nghiệp trong mạng lưới bán hàng. 25

3.Kiểm tra, đánh giá mạng lưới bán hàng 25

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY. 28

1.Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 28

2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp. 30

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN 32

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 32

1. Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Sơn. 32

2. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên. 34

2.1. Thành viên của công ty có quyền: 34

2.2 Các thành viên có nghĩa vụ : 35

3. Tổ chức của công ty. 35

3.1.Hội đồng thành viên 35

3.2 Chủ tịch hội đồng thành viên 37

3.3. Giám đốc 37

3.4. Các phòng ban 39

 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 40

1. Mô tả mạng lưới bán hàng của công ty TNHH Hoàng Sơn. 40

2. Phân tích thực trạng quản trị mạng lưới bán hàng của công ty TNHH Hoàng Sơn. 42

2.1. Thực trạng xây dựng mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH Hoàng Sơn. 43

2.2.Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH Hoàng Sơn. 44

2.3.Thực trạng kiểm tra và đánh giá mạng lưới bán hàng của công ty TNHH Hoàng Sơn. 47

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 48

1. Những kết quả đạt được của công ty. 48

2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân 50

Chương III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN 52

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 52

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 53

1.Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 53

2.Tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm 53

3. Giải pháp phát triển mạng lưới bán hàng 53

4. Tăng cường các trang thiết bị kỹ thuật cho các thành viên mạng lưới 54

5. Giải pháp tăng cường hỗ trợ và khuyến khích thành viên mạng lưới bán hàng của công ty 55

6. Sử dụng hiệu quả các các công cụ quản trị 55

7. Giải pháp phối hợp liên kết toàn bộ hệ thống mạng lưới bán hàng của công ty 56

8. Tăng cường kiểm tra sổ sách, yêu cầu các thành viên thực hiện nghiêm túc các quy trình tài chính của công ty 57

9. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty với các thành viên trong mạng lưới 57

10. Tăng cường tận dụng tối đa tài sản mạng lưới 58

11. Tăng cường kiểm tra sát sao hoạt động của các cửa hàng, có những điều chỉnh kịp thời. 59

12. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm quản lý mạng lưới bán hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 59

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. 59

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại nói chung và quản trị mạng lưới bán hàng nói riêng. 60

2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 60

3. Hoàn thiện chính sách pháp luật của nhà nước. 60

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản trị mạng lưới bán hàng ở công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ( TNHH) Hoàng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm cho khách hàng trong những lúc thiếu hàng. Các doanh nghiệp thường xác định những mục tiêu cụ thể cho lực lượng bán hàng như dành thời gian 80% cho những khách hàng hiện có và 20% thời gian cho những khách hàng kỳ vọng, 85% cho những sản phẩm ổn định và 15% thời gian cho những sản phẩm mới. Nếu không đề ra những mục tiêu cụ thểthì có thể nhân viên bán hàng sẽ dành hết thời gian của minh để bán những sản phẩm ổn định cho những khách hàng hiện có và xem nhẹ những sản phẩm mới và những khách hàng triển vọng mới. Những nhiệm vụ của nhân viên bán hàng thay đổi tuỳ theo tình hình của nền kinh tế cũng như sự biến động của thị trường . Trong những lúc khan hiếm sản phẩm các nhân viên bán hàng rơi vào tình trạng không có hàng để bán, công ty đã vội kết luận chỉ cần ít nhân viên bán hàng. Những cách nghĩ như vậy là xem nhẹ vai trò của nhân viên bán hàng như phân bổ sản phẩm làm tư vấn cho khách hàng khi gặp khó khăn, cung cấp thông tin cho công ty để công ty có chính sách và đưa ra chiến lược để khắc phục tình trạng thiếu hàng, bán những sản phẩm khác nhau của công ty không khan hiếm. Khi doanh nghiệp chuyển sang định hướng thị trường mạnh mẽ hơn, thì các lực lượng bán hàng tập chung vào thị trường và hướng tới khách hàng nhiêu hơn. Vấn đề trả lương cho các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Hiện nay có ba cách trả lương: Trả lương cố định theo tháng, trả lương theo khối lượng hàng hoá bán ra và trả lương hỗn hợp. Trong ba cách trả lương nói trên hiện nay người ta thường dùng cách trả lương hỗn hợp, tức là trả một phần lương cố định và một phần lương hiệu quả. Chính hình thức trả lương này kích thích người lao động làm việc. Ngoài ra công ty còn đưa ra các hình thức khuyến khích lao động khác như: Thưởng mọt chuyến du lịch nước ngoài cho nhân viên đạt được doanh số bán hàng cao nhất trong năm của công ty, thưởng ngày phép hay thưởng bằng hiện vật Công ty còn thường xuyên tổ chức cho các nhân viên đi du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí vào những ngày nghỉ ngày lễ tết. Công ty còn thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên trong công ty để tăng trình độ nghiệp vụ tăng khả năng và hiệu quả bán hàng. Nếu chúng ta có tất cả các yếu tố mà không có yếu tố con người thì cũng không thành công được. Điều đó chỉ ra tầm quan trọng của con người đối với hoạt động sản xuất kinh doanh . Chính vì vậy việc tổ chức lực lượng bán hàng đòi hỏi sự tinh tế, cách nhìn người một cách chuẩn xác, tổ chức lực lượng bán hàng một cách hợp lý, có khoa học tạo được niềm tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường . Quyết định giá cả hàng hoá : Gía cả hàng hoá bán trong cửa hàng của doanh nghiệp có thể do doanh nghiệp định giá hay do chính cửa hàng định giá. Việc định giá sản phẩm phụ thuộc vào giá cả đầu vào hàng hoá, phụ thuộc vào chi phí, mức độ canh tranh, nhu cầu của thị trường . Gía hàng hoá không quá thấp để đảm bảo bù đắp chi phí, không quá cao để đảm bảo tính cạnh tranh, tăng cường khả năng thu hút khách hàng. Cá biệt có những cửa hàng định giá cao nhằm thu lợi nhuận lớn. Điều này chỉ áp dụng đối với cửa hàng kinh doanh mặt hàng hiếm có, đặc biệt. Một phần không nhỏ các cửa hàng định giá thấp mặt hàng kinh doanh nhằm thu hút khách hàng tăng doanh số bán, từ đó bù đắp chi phí và có lãi. Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng trong cùng một khu vực. Quyết định dịch vụ và bầu không khí cửa hàng Dịch vụ là một trong những công cụ canh tranh hữu hiệu mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng. Hiện nay có rất nhiều hình thức dịch vụ: Dịch vụ tiền mãi Dịch vụ hậu mãi Dịch vụ phụ trợ 1. Tiếp nhận đơn hàng qua điện thoại. 2. Tiếp nhận đơn hàng qua bưu điện. 3. Quảng cáo. 4. Trương bầy nội thất. 5. Trương bày trong tủ kính. 6. Phòng thử quần áo. 7. Gìơ bán hàng. 8. Trình diễn thời trang. 9.Đổi cũ lấy mới 1. Giao hàng tận nhà. 2. Giấy gói bình thường. 3. Giấy gói tặng phẩm. 4. Hiệu chỉnh. 5. Trả lại hàng. 6. Thay đổi. 7. May đo 8. Lắp đặt 9. Khắc chữ lên hàng 1. Đổi séc ra tiền mặt 2. Thông tin tổng quát 3. Đổi xe miễn phí 4. Nhà hàng 5. Sửa chữa 6. Trang trí nội thất 7. Tín dụng 8. Phòng ngồi nghỉ 9. Trông giữ xe. Biểu 1: Dịch vụ bán lẻ điển hình. Tuỳ điều kiện tiềm lực của doanh nghiệp mà áp dụnh dịch vụ ít hay nhiều. Doanh nghiệp càng có khả năng tiến hành nhiều hoạt động dịch vụ thì doanh nghiệp đó càng có nhiều khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng . Tuỳ từng đối tượng phục vụ, mặt hàng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tạo bầu không khí sôi động, trẻ trung, không khí trang trọng lịch sựCách bố trí này tạo nên nét đặc trương cho mỗi cửa hàng, tạo ấn tượng nơi khách hàng và nó cũng là phương thức và công cụ cạnh tranh của mỗi cửa hàng hiện nay. Việc khuyến mãi là một trong những hình thức nhằm thu hút khách hàng tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Các công ty thường sử dụng các hình thức khuyến mại như: Giảm giá hàng bán, dùng thử, phiếu tham gia chúng thưởng, mua sản phẩm của cửa hàng được tặng thêm một sản phẩm khác Xây dựng cơ chế quản lý thu chi, phân phối lợi nhuận của các cửa hàng. Thông thường vào mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi ngày từng cửa hàng nộp cho doanh nghiệp bản thu chi để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình bán hàng, mua hàng của tường cửa hàng doanh nghiệp đưa ra các chính sách vĩ mô cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối mỗi tháng tự các cửa hàng hoạch toán lợi nhuận, đưa báo cáo cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, sau đó phân phối lợi nhuận cho hợp lý. Việc phân phối lợi nhuận ở các doanh nghiệp khác nhau thì có những quy định khác nhau, nhưng cũng có doanh nghiệp chỉ định mức khoán cho các cửa hàng, mỗi năm mỗi tháng phải nộp cho công ty là bao nhiêu? Lợi nhuận còn lại của cửa hàng thì tiến hành phân phối cho nhân viên ở cửa hàng đó. Nói chung mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một cơm chế quản lý tài chính riêng cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. 2.Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới bán hàng. Duy trì sự kiểm soát của các doanh nghiệp đối với cửa hàng điều đó có nghĩa là tất cả các cửa hàng trong mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp đều phải tuân theo quy định chung về giờ giấc, về lao động, về hoạch toán sổ sách của doanh nghiệp. Tổ chức lực lượng bán hàng : Lực lượng bán hàng là toàn bộ nhân viên tham gia quảng cáo, vận chuyển, phân phối và bán hàng cho doanh nghiệp. Lực lượng bán hàng là cầu nối cơ bản của doanh nghiệp với khách hàng, quyết định việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch bán hàng. Lực lượng bán hàng có thể được chia thành: Lực lượng bán hàng hữu cơ: lực lượng bán hàng tại văn phòng công ty, lực lượng bán hàng ngoài công ty. Hệ thốngđại lý bán hàng cho doanh nghiệp: Bao gồm cá nhân, tổ chức nhận bán hàng để nhận hoa hồng theo hợp đồng đã ký. Việc sử dụng hệ thống đại lý bán hàng doanh nghiệp đã tiết kiệm được vốn kinh doanh , tận dụng được địa điểm kinh doanh thuận lợi và tận dụng được mối quan hệ với khách hàng ở các đại lý. Hệ thống bán hàng hỗn hợp: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lực lượng bán hàng bán hàng khác nhau nhằm tận dụng cả hai cách tổ chức chuyên môn hoá theo khách hàng hoặc theo địa điểm với tổ chức theo lãnh thổ để chiếm lĩnh thị trường. Cơ cấu tổ chức lực lượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại: Có thể có bốn phương án tổ chức lực lượng bán hàng của doanh nghiệp : theo sản phẩm , theo vùng địa lý, theo khách hàng , và theo ma trận. Giám đốc BH Tổ chức bán hàng theo sản phẩm. GĐ toàn quốc SP B GĐ vùng SP B GĐ vùng SP A GĐ toàm quốc SP C GĐ vùng SP C GĐ toàn quốc SP A Theo cách tổ chức này doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của sản phẩm và khai thác được thị trường , thông qua cách tổ chức này công ty muốn khai thác những thị trường trọng điểm, cần tập chung nguồn lực để phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và chiếm thị phần lớn trên thị trường . Tổ chức bán hàng theo ma trận. Giám đốc bán hàng Sản phẩm Miền bắc Miền trung Miền nam Sp A Sp B Sp C Tổ chức bán hàng theo khách hàng Giám đốc bán hàng QLBH Xuất khẩu QLBH cho DNNN QLBH cho KH công nghiệp QLBH cho KH trọng điểm KH châu Á KH châu Âu KH châu Phi Khu công nghiệp Thái Bình Khu công nghiệp Hà Tây Quản lý của doanh nghiệp trong mạng lưới bán hàng. Quản lý trang thiết bị bán hàng : Các cửa hàng phải bảo quản trang thiết bị, sử dụng đúng mục đích, khi các cửa hàng cần sửa chữa xây dựng thì công ty tiến hàng giám sát công trình. Các thiết bị phải được quản lý chặt chẽ chánh gây hơ hỏng làm ảnh hưởng tới chi phí cũng như công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý hàng hoá : Hàng hoá phải được quản lý tốt đảm bảo chất lượng không bị thay đổi, biến chất ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Phải đảm bảo cho cửa hàng luôn có đủ hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Việc quản lý hàng hoá giúp cho doanh nghiệp hoạch toán được mặt hàng từ đó đưa ra chính sách, kế hoạch mới cho kỳ tới. Xử lý các vi phạm: Tuỳ mức độ nặng nhẹ mà đưa ra các hình thức cảnh cáo, xử phạt khác nhau. Việc xử lý nghiêm sai phạm nhằm thiết lập sự nghiêm chỉnh trong công việc thực hiện công việc chung doanh nghiệp, tạo sự thống nhất hành động của các cửa hàng trong toàn bộ mạng lưới. Quản lý thông tin : Cửa hàng là nơi thu thập, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng. Cửa hàng phải báo cáo nội bộ tình hình kinh doanh, tình hình tài chính cho doanh nghiệp trong từng kỳ. 3.Kiểm tra, đánh giá mạng lưới bán hàng Kiểm tra mạng lưới bán hàng bán hàng qua sổ sách đây là hình thức bắt buộc, thương xuyên và cần thiết đối với doanh nghiệp, thông qua các đợt thanh tra tình hình hoạt động thực tế của các cửa hàng. Kiểm tra có thể tiến hành thường xuyên hay đột xuất. Mục đích của việc kiểm tra là nhằm đảm bảo sự tự giác, trung thực của các cửa hàng trong việc chấp hành những quy định chung của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của cửa hàng được ổn định và đi vào nề nếp. Qua đó tạo điều kiện cho việc quản lý hoạt động của các cửa hàng dễ dàng hơn hiệu quả hơn. Mục đích đánh giá hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại để nắm được diễn biến và kết quả bán hàng từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh. Để đánh giá hoạt động của mạng lưới bán hàng chúng ta cần xác định các chỉ tiêu sau: * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bán hàng trong một cửa hàng. Số người đi qua cửa hàng trung bình một ngày Số người vào cửa hàng Tỷ lệ % vào cửa hàng = Số người đi qua cửa hàng Số người mua hàng Tỉ lệ % mua hàng = Số người vào cửa hàng Tổng số tiền mua hàng Số tiền bq/ 1 lần mua hàng = Tổng số lần mua hàng Các chỉ tiêu này cho biết mức độ thu hút khách hàng của các cửa hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mạng lưới bán hàng Số lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch = x 100% tiêu thụ từng sản phẩm Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ % hoàn thành sản lượng sản phẩm từng loại trong thực tế so với mức kế hoạch đã đặt ra. Nếu tỷ lệ này >=100% Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nếu tỷ lệ này< 100% Doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . Tổng doanh thu bán hàng: Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của công ty DT = Tổng Pi x Qi Trong đó: DT là doanh thu Pi là giá mặt hàng i bán ra Qi là khối lượng mặt hàmg i bán ra Lợi nhậu của doanh nghiệp thu được trong kỳ là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra trong quả trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tiệu thụ sản phẩm trong kỳ, vừa là động lực vừa là nguồn kích thích vật chất cho sự phát triển kinh doanh . P = DT –CP Trong đó: P Là lợi nhuận DT là doanh thu CP là chi phí Mức lợi nhuận trên chi phí kinh doanh P, = (P/ CPKD) x 100% Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi ra mạng lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp . Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh. P, = P/ VKD Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ W = DT / LĐbq Trong đó: W là năng suất lao động DT là doanh thu LĐbq là số lao động bình quân Đánh giá hoạt động mạng lưới bán hàng giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình thực tế của doanh nghiệp, giúp định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh tới. Cũng thông qua hoạt động đánh giá giúp doanh nghiệp thấy rõ mặt mạnh , mặt yếu của doanh nghiệp, thấy cái được cái chưa được từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY. 1.Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. * Ảnh hưởng của yếu tố chính trị và pháp luật. Chính trị ổn định đảm bảo cho hoạt động quản trị mạng lưới bán hàng thuận lợi, hiệu quả trong kinh doanh. Pháp luật là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong quản trị mạng lưới bán hàng nói riêng. Pháp luật hoàn thiện đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm trong kinh doanh, nó là cơ sở giải quyết những chanh chấp có ảnh hưởng tới quyền lợi của doanh nghiệp. Pháp luật là do nhà nước ban hành đưa ra các văn bản nghị định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện và tuân thủ. Vì vậy nhà nước cần phải thay đổi điều chỉnh luật cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay. * Yếu tố kinh tế và công nghệ: Mỗi một chế độ kinh tế, tình hình kinh tế ở mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng lớn tới bộ máy quản trị mạng lưới bán hàng . Nền kinh tế tăng trưởng ổn định tạo điều kiện cho hoạt động quản trị dễ dàng, hiệu quả. Nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái với nhiều biến động đòi hỏi bộ máy quản trị mạng lưới nhanh nhậy, linh hoạt, hoạt động quản trị phải thường xuyên thay đổi, để hạn chế thua lỗ của công ty, giúp cho công ty vượt qua khó khăn. Công nghệ ngày càng phát triển cao tạo điều kiện cho hoạt động quản trị ngày càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Thông qua hệ thống máy tính việc quản trị trở nên dễ dàng hơn, thông tin được cập nhật một cách thường xuyên về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. * Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường thường xuyên biến đổi đòi hỏi hoạt động quản trị thương xuyên thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp để đối phó với các đối thủ cạnh tranh, tiếp tục đứng vững trên thị trường. 2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp. - Đội ngũ cán bộ: Như chúng ta đã biết yếu tố con người có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm. Doanh nghiệp thường xuyên tuyển chọn những người có năng lực, có trình độ và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay. - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quy mô, khả năng mở rộng của mạng lưới bán hàng. Nó là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh , khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. * Số lượng cửa hàng trong mạng lưới. Số lượng cửa hàng trong mạng lưới càng lớn thì việc quản lý càng phức tạp hơn và ngược lại. * Quy mô và sự khác biệt về mặt hàng trong kinh doanh, sự khác biệt về khu vực địa lý giữa các cửa hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị. Nếu các cửa hàng kinh doanh cùng một mặt hàng thì việc quả lý trở nên đơn giản hơn. Nếu các cửa hàng kinh doanh những mặt hàng riêng biệt thì việc quản lý trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Sự phân bố các cửa hàng ở các khu vực địa lý khác nhau ảnh hưởng tới sự chính xác kịp thời của việc truyền thông tin giữa các cửa hàng và doanh nghiệp sẽ là rất khó khăn chậm chễ trong việc giải quyết các công việc đột xuất, tuy nhiên điều này có thể giải quyết tốt nếu các doanh nghiệp được trang bị các phương tiện thông tin hiện đại. * Khả năng kiểm soát yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại khai thác tối đa mặt hàng kinh doanh cho các cửa hàng thì việc quản lý mặt hàng kinh doanh, chất lượng hàng hoá , nguồn gốc hàng hoá sẽ được đảm bảo chính xác và chánh tình trạng thiếu hàng để bán. Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 1. Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Sơn. Tên gọi và trụ sở. Tên công ty : CÔNG TY TNHH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG SƠN. Tên giao dịch : HOÀNG SƠN IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED Tên viết tắt : HOÀNG SƠN IMPORT CO.,LTD Địa chỉ trụ sở chính :313 đường Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai Hà Nội. Điện thoại :04.8621525/04.8626890 Fax: 04.88628683 C ông ty hoạt động theo điều lệ: Điều1:Hình thức . Công tyTNHHxuất nhập khẩu Hoàng Sơn là một công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Các thành viên chụi trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Phần vốn góp của các thành viên chỉ được quyền chuyển nhượng theo quy định tại điều 19 của điều lệ này . Công ty TNHH được có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chướng nhận đăng kí kinh doanh . Điều2:Ngành nghề kinh doanh. Buôn bán tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dung(chủ yếu là đồ gia dụng, điện tử điện lạnh ) Buôn bán vật tư thiết bi máy móc ngành nhựa ,dây truyền công nghệ sản xuất các sản phẩm giải khát từ chè xanh. Sản xuất bao bì và các sản phẩm bằng nhựa . Sản xuất nước chè xanh giải khát và các sản phẩm giải khát từ chè xanh. Đại lý mua đại lý bán kí gửi hang hoá . Sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng . Vận chuyển hành khách và vận chuyển hang hoá Cho thuê phương tiện vận tải ,kho, bến bãi. Sửa chữa ,bảo dưỡng bảo chì đánh bong làm mới máy móc thiết bị ngành cơ khí . Điều 4:Thành viên. Ông ĐÀO XUÂN TẤN. Bà TRỊNH THỊ ÁNH NGUYỆT Điều 5:Sổ đăng kí thành viên . Công ty phải lập sổ đăng kí thành viên ngay sau khi đăng ki kinh doanh. sổ đăng kí thành viên phải có nội dung chủ yếu sau: Tên trụ sở của công ty. Tên, địa chỉ, chữ kí thành viên. Gía vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần góp của từng thanh viên , thời điểm góp vốn ,loại tài sản góp vốn . Số và ngày cấp giấy chứng nhận của từng thành viên . Sổ đăng kí được lưu giữ tại trụ sỡ chính của công ty hoặc nơi khác ,nhưng phải thong báo bằng văn bản cho cơ quan dăng kí kinh doanh và tất cả các thành viên . Điều6:Quyền và nghĩa vụ của các thành viên . này. 2. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên.. 2.1. Thành viên của công ty có quyền: Được chia lợi nhuận sau khi công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa cvụ tài chính theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp của công ty. Tham họp hội đồng thành viên ,tham gia thảo luận ,kiến nghị biểu quyết các vấn đè thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên. Có số phiếu biểu quyết tưng ứng với số vốn góp . Xem sổ đăng kí thành viên ,sổ kế toán báo cáo tài chính hang năm ,các tài liệu khác của công ty và nhận trích lục hoặc các bản sao tài liệu này . Được chia giá trị tài sản còn trả lại của công ty khi công ty tăng vốn điều lệ , được chuyển nhượng một phần hoặc một phần vốn góp . Khởi kiện giám đốc tại toà án khi giám đốc không thực hiện đúng nghiã vụ của mình gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó . Các quyền khác được quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ này. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35%vốn điều lệ có quyền được yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền . 2.2 Các thành viên có nghĩa vụ : Góp vốn đủ đúng số vốn đã cam kết và chụi trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết vào công ty. Tuân thủ điều lệ công ty . Chấp hành các quyết định của hội đồng thành viên . Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp và đièu lệ. 3. Tổ chức của công ty. 3.1.Hội đồng thành viên 3.1.1.Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên họp mỗi năm một lần. 3.1.2.Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định phương hướng phát triển công ty; - Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; - Quyết định phương thức đàu tư và dự án có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. - Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, kế toán trưởng. - Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, kế toán trưởng - Thông qua báo các tài chính hang năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý hỗ trợ của Công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty. - Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. - Sửa đổi bổ xung điều lệ Công ty. - Quyết định tổ chức tại Công ty. - Quyết định giải thể công ty. - Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty. 3.2 Chủ tịch hội đồng thành viên 3.2.1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc công ty. 3..2.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: - Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên. - Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên. - Triệu tập và chủ toạ cuôvj họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên. - Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. - Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. - Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. 3.23. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 3 năm .Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại. 3.3. Giám đốc 3.3.1. Là người điều hành hoạt dộng kinh doanh hang ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 3.3.2. Giám đốc có các quyền sau: - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên - Quyết định tất cả các vấn đề lien quan đến hoạt động hang ngày của Công ty - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty - Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên - Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty - Trình báo cáo quyết toán tài chính hang năm lên Hội đồng thành viên - Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh - Tuyển dụng lao động 3.3.3. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩ vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thong báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả các thành viên của Công ty và chủ nợ biết; Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại sảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghia vụ quy định tại điểm này; kiến nghị các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty 3.4. Các phòng ban 3.4.1. Phòng kinh doanh Dưới sự chỉ đạo của giám đốc điều hành, thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hang, phân phối hang hoá, chăm sóc khách hàng trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hang lập bảng kế hoạch để thông báo cho bộ phận sản xuất 3.4.2. Phòng tài chính, kế toán Điều hành, thực hiện các công việc liên quan đến các vấn đề về vốn, công nợ của khách hang, tình hình lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh, các vấn đề về tài sản, vật tư hang hoá. 3.4.3. Phòng kỹ thuật Điều hành các công việc liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, chế tạo thử sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm, tiến hành sản xuất các sản phẩm theo các đơn đặt hàng sao cho đúng kế hoạch và đạt năng suất cao 3.4.4.Phòng nhân sự Phòng nhân sự có trách nhiệm trự giúp cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực, tiến hành điều tra, nghiên cứu, tuyển mộ và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty. Phân tích, thiết kế và đánh giá việc thực hiên công việc của các thành viên. Sơ đồ các phòng ban Phòng Giám Đốc Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Nhân Sự Phòng Kĩ Thuật II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN. 1. Mô tả mạng lưới bán hàng của công ty TNHH Hoàng Sơn. Mạng lưới bán hàng của công ty được tổ chức theo các kênh: Kênh 1: Mua bán hàng hoá trược tiếp của khách hàng với công ty. Kênh phân phối này đảm bảo cho hàng hoá được lưu thông nhanh, giảm được chi phí lưu thông, quan hệ mua bán đơn giản thuận tiện. Do đặc tính của sản phẩm của công ty là bao bì nhựa nên hình thức bán chủ yếu là bán trực tiếp là chính. Tuy nhiên, công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5600.doc
Tài liệu liên quan