MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động trong Doanh nghiệp 5
I. Vốn lưu động. 5
1.1. Khái niệm: 5
1.2. Phân loại vốn lưu động. 5
1.3. Một số công cụ đánh giá vốn lưu động. 7
1.3.1. Vòng quay vốn lưu động. 7
1.3.2. Tỉ số thanh toán nhanh. 7
1.3.3. Tỉ số thanh toán hiện thời 7
II. Quản trị vốn lưu động 7
2.1. Quản trị tiền mặt 7
2.1.1. Sự cần thiết quản trị tiền mặt. 7
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt. 8
2.2.3. Lập dự toán ngân sách tiền mặt 8
2.2.4. Một số công cụ sử dụng đánh giá tiền mặt 8
2.2. Quản trị khoản phải thu. 9
2.2.1. Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) 9
2.3. Theo dõi các khoản phải thu 11
2.3.1. Mục đích 11
2.3.2. Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu 11
2.3. Quản trị hàng tồn kho. 12
2.3.1. Khái niệm và phân loại. 12
2.3.2. Quản trị chi phí tồn kho 13
2.3.3. Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho 13
Chương II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội 15
I. Tổng quan về công ty MTL. 15
1.1. Giới thiệu về các hoạt động kinh doanh của công ty MTL. 15
1.2. Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty 16
1.2.1. Tầm nhìn. 16
1.2.2. Triết lý kinh doanh 16
1.3. Quá trình hình thành và phát triển. 16
1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTL Hà Nội. 17
1.4.1. Cơ cấu tổ chức. 17
1.4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty MTL- chi nhánh Hà Nội. 18
1.5. Các đơn vị kinh doanh của công ty. 18
II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội. 19
2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của MTL trong giai đoạn 2006-2008. 19
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL. 23
2.2.1. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của MTL 23
2.2.2. Thực trạng quản trị tiền mặt. 24
2.2.3. Thực trạng quản trị khoản phải thu: 27
2.2.4. Thực trạng quản trị hàng tồn kho 29
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại MTL. 31
I. Một số dự báo về vận tải tại Việt Nam và phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015. 31
1.1. Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam. 31
1.2. Phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015. 34
1.3. giải pháp. 36
1.3.1.Quản lý khoản phải thu. 36
1.3.2. Quản trị tiền mặt. 38
KẾT LUẬN .42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ tục hải quan.
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước.
- Dịch vụ kinh doanh hàng quá cảnh và chuyển tải hàng hóa qua Campuchia, Lào, Trung Quốc.
- Dịch vụ đóng gói và kẻ ký mã hiệu hàng hóa cho nhà sản xuất trong nước và nước ngoài ủy thác. [7]
1.2. Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty[7]
1.2.1. Tầm nhìn.
Công ty sẽ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận chuyên nghiệp, liên tục với chất lượng cao nhất và đặt mục tiêu vào năm 2015, MTL CO.,LTD sẽ trở thành một công ty giao nhận vận tải và kho vận hàng đầu Việt Nam và là đối tác tin cậy của các công ty nước ngoài với hệ hống đại lý đặt tại nhiều nước trên thế giới.
1.2.2. Triết lý kinh doanh
“Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp”– “You just request it & We will provide”.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH thương mại vận tải MTL là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu…được thành lập vào năm 2003, khởi đầu khiêm tốn chỉ với khoảng 10 nhân viên và văn phòng chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù mới trải qua hơn 4 năm kinh nghiệm, nhưng với đội ngũ lãnh đạo trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, ngoại thương và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay ngoài văn phòng chính đặt taị TP Hồ Chí Minh, MTL còn có thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại Hải Phòng với số lượng nhân viên lên đến 80 người và tất cả đều đã có được chỗ đứng nhất định trong thị trường giao nhận vận tải Việt Nam và Thế giới.
Hiện tại MTL là đại lý của MAIMEX- là một trong những công ty vận tải hàng đầu thế giới, cùng với việc đã có những hợp đồng với các hãng hàng không trong nước, cũng như những mối quan hệ tốt với các hãng tàu trong và ngoài nước đã giúp cho MTL có thể đáp ứng tốt được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. MTL luôn bảo đảm rằng khách hàng sẽ nhận được những giải pháp tốt nhất cho lô hàng của họ.
Đặc biệt, trong tháng 7/2008 vừa qua, một tin vui đã đến với MTL, khi công ty chính thức trở thành thành viên của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế AOP - đây là một hiệp hội vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Điều này đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho MTL.[7]
1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTL Hà Nội.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức.
Hiện nay, công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội có cơ cấu tổ chức theo chức năng nên rất gọn nhẹ, đảm bảo được sự linh hoạt trong hoạt động của công ty (xem hình 2)
Hình 2 : Sơ đồ Cơ cấu tổ chức công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội
Ban Giám Đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng dịch vụ khách hàng
Bộ phận hiện trường
1.4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty MTL- chi nhánh Hà Nội.
Hiện nay MTL-Chi nhánh Hà Nội có tất cả 20 nhân sự:
+ 1 Giám đốc : Nguyễn Tuấn Anh.
+ 1 Phó giám đốc : Nguyễn Thị Thanh Mai.
+ 1 Trưởng phòng Sea: Tạ Thị Hương Giang
+ 1 Trưởng phòng Air: Nguyễn Tiến Dương.
+ 16 nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau.[7]
1.5. Các đơn vị kinh doanh của công ty.
* Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh sẽ đảm nhận những công việc:
- Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Kết hợp với phòng tài chính xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
- Kết hợp với phòng dịch vụ lên kế hoạch giao nhận hàng cho khách hàng.
- Lập kế hoạch quảng cáo và xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh cho công ty.
* Phòng tài chính kế toán :
- Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty.
- Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty.
- Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng.
* Phòng dịch vụ khách hàng:
- Lên kế hoạch tiếp xúc, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh.
- Giải quyết và làm các chứng từ cần thiết cho các lô hàng xuất nhập như: Invoice, Bill of lading, Shipping advise…
- Mở file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành việc vận chuyển hàng .
* Bộ phận hiện trường:
- Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ, làm hàng tại kho của khách hàng, tại kho của MTL, tại các cảng biển và tại sân bay.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh điều động nhân công, hệ thống xe, cần cẩu, cần trục, palet…
- Kiểm tra tàu, hầm chứa hàng, khoang hàng,…
- Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng.[7]
II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội.
2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của MTL trong giai đoạn 2006-2008.
Trong 3 năm gần đây, công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội liên tục phát triển nhanh chóng, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu cung cấp dịch vụ
38,436,257,250
50,850,540,290
60,820,240,300
2. Các khoản giảm trừ
358,654,125
386,956,200
506,204,345
3. Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ
38,077,603,125
50,463,584,090
60,314,035,955
4. Giá vốn cung cấp dịch vụ
30,540,260,365
38,265,310,105
45,348,470,125
5.Lợi nhuận gộp
7,537,342,760
12,198,273,985
14,965,565,830
6. Chi phí cung cấp dịch vụ
1,850,369,210
2,259,364,245
2,960,346,145
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,012,316,851
1,315,240,120
1,890,267,839
8. Lợi nhuận trước thuế
4,674,656,699
8,623,669,620
10,114,951,846
9. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1,308,903,876
2,414,627,494
2,832,186,517
10. Lợi nhuận sau thuế
3,365,752,823
6,209,042,126
7,282,765,329
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty MTL giai đoạn 2006-2008)
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MTL ta có thể đưa ra các nhận xét về tình hình kiểm soát chi phí và lợi nhuận như sau:
a) Các khoản mục chi phí: Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của MTL ta có thể thấy rằng kết cấu chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2 : Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, và các khoản mục chi phí của MTL.
Chỉ tiêu
Chênh lệch tuyệt đối
% theo quy mô
07/06
08/07
08/06
07/06
08/07
08/06
Giá vốn hàng bán
7,725,049,740
7,083,160,020
14,808,209,760
125.295%
118.510%
148.486%
Chi phí bán hàng
408,995,035
700,981,900
1,109,976,935
122.034%
131.025%%
159.987%
Chi phí quản lí
302,923,269
575,027,719
877,950,988
129.924%
143.720%
186.727%
( Nguồn: trích báo cáo KQKD của MTL trong giai đoạn 2006- 2008)
Qua bảng ta thấy được rằng, giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm qua. Mức tăng năm 2007 so với năm 2006 là cao nhất, điều này là do năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở rộng do những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế cũng như chiến lược phát triển chung của công ty. Năm 2007, công ty đã đa dạng hóa dịch vụ của mình sang nhập khẩu và lắp đặt các thiết bị máy móc cho các nhà máy và khu công nghiệp, đây cũng là bước cuối cùng trong dịch vụ door-to-door. Đến năm 2008, mức tăng của giá vốn hàng bán là thấp hơn so với năm trước đó nhưng vẫn ở mức cao.
Các khoản mục chi phí của MTL đều tăng trong 3 năm qua. Nhìn chung mức tăng của chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2008 cao hơn so với mức tăng trong năm 2007. Bởi vì trong năm 2008, tình hình kinh tế vĩ mô của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sau đấy là gián tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, kho vận như MTL. Hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí cũng tăng cao hơn so với năm trước.
b) Phân tích lợi nhuận: Theo những thông tin được cung cấp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thì kết cấu lợi nhuận của MTL chỉ có lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, thể hiện như sau:
Bảng 3: Phân tích kết cấu của lợi nhuận.
Chỉ tiêu
Chênh lệch tuyệt đối
07/06
08/07
08/06
LN gộp từ HĐ bán hàng và cung cấp DVụ
4,660,931,220
2,767,291,850
7,428,223,070
LN trước thuế
3,949,012,921
1,491,282,220
5,440,295,141
LN sau thuế
2,843,289,303
1,073,723,203
3,917,012,506
( Nguồn: trích báo cáo KQKD của MTL giai đoạn 2006- 2008)
Qua bảng trên ta dễ dàng thấy: Lợi nhuận của công ty trong những năm qua đều tăng. Năm 2007, cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam kinh doanh rất hiệu quả, chính vì vậy MTL cũng thu được lợi nhuận tăng ở mức cao, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là 4,660,931,220 VND so với năm 2006, đây là mức tăng cao nhất trong những năm qua của công ty. Tuy nhiên, sang năm 2008, như đã nói ở trên, tình hình khó khăn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nửa cuối năm đã làm cho lợi nhuận của MTL sụt giảm đáng kể. Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tăng 2,767,291,850VND so với năm 2007 và lợi nhuận sau thuế cũng chỉ tăng 1,073,723,203VND. Tuy mức tăng trưởng lợi nhuận không cao nhưng đây đã là một sự nỗ lực lớn của công ty nhằm hạn chế mức tăng của chi phí, nâng cao doanh thu để có thể đạt được mức lợi nhuận đã đề ra. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận một điều là sự gia tăng của các khoản mục chi phí trong 3 năm qua đã hạn chế lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này có thể giải thích là do rất nhiều nguyên nhân vi mô cũng như vĩ mô, tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về một nguyên nhân rất quan trọng. Đây không chỉ là điểm yếu của MTL mà còn là khó khăn chung của hầu hết các công ty Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập với nền kinh tế đang trên đà suy thoái của thế giới. Đấy chính là vấn đề khó khăn trong quản trị vốn lưu động.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL.
2.2.1. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của MTL
Dựa trên cơ sở lí thuyết trình bày ở chương I ta có bảng sau:
Bảng 4: các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số vòng quay vốn lưu động
2.187
2.602
2.025
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
164.609
138.355
177.778
Hệ số thanh toán nhanh
4.325
4.568
4.136
Hệ số thanh toán tức thời
1.532
1.625
1..235
Số vòng quay vốn lưu động của MTL trong năm 2007 tăng cao so với năm 2006 nhưng sau đó lại giảm mạnh vào năm 2008. Như vậy sự luân chuyển vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh ( tính là một năm) để tạo ra doanh thu thuần của MTL nhìn chung là hiệu quả nhưng số vòng quay vốn lưu động vào năm 2008 chậm hơn so với 2 năm trước đó, do vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải được nâng cao. Hệ số thanh toán nhanh cũng như hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh khoản thực sự của Công ty dao động rất ít, hầu như 1VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng hơn 4VNĐ giá trị tài sản lưu động. Hệ số thanh toán tức thời của MTL qua 3 năm luôn được duy trì ở mức lớn hơn 1, do vậy thể hiện khả năng chi trả các khoản vay ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng sự chênh lệch giữa hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của công ty lại là rất lớn, điều này cho thấy một điều là khoản phải thu chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản lưu động. Đây lại là một vấn đề mà MTL cần phải hạn chế để có thể đạt được hiệu quả quản trị khoản phải thu một cách tốt nhất.
2.2.2. Thực trạng quản trị tiền mặt.
Khởi điểm của việc kiểm soát đầu tư vào tài sản ngắn hạn là sự kiểm soát một cách hữu hiệu tiền mặt hay những khoản tương đương tiền mặt. Tương đương tiền mặt là các chứng khoán khả nhượng .
Tiền mặt của Công ty thường được giữ dưới hình thức tiền mặt tồn tại quỹ, tiền gửi ngân hàng trong tài khoản Tổng công ty và dạng ngân phiếu.
Phân tích sự luân chuyển tiền mặt thuần của MTL trong giai đoạn qua ta có:
Bảng 5: Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX- KD
536,356,869
896,589,250
683,586,235
Lưu chuyển tiền thuận từ hoạt động đầu tư
125,589,568
136,746,586
(325,956,350)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
661,946,437
1,033,335,836
357,629,885
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
321,435,123
384,698,756
294,478,693
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
352,743,421
312,693,425
189,746,258
( Nguồn: trích bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai doạn2006- 2008)
Bảng 6: tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt:
Năm
So với
2006
2007
2008
Tổng tài sản
8.371%
10.769%
7.472%
Tài sản lưu động
51.413%
55.359%
43.258%
( Nguồn: dựa trên bảng cân đối kế toán của MTL giai đoạn 2006- 2008)
Tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt so với tổng tài sản và tài sản lưu động có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Điều đó thể hiện việc sử dụng tiền mặt một cách hiệu quả của Công ty, tránh tình trạng tiền nhàn rỗi quá nhiều. Tuy nhiên bản thân Công ty cần phải hạch toán nhu cầu tiền mặt dự trữ cần thiết một cách chính xác nhất có thể đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh thường nhật của Công ty và sử dụng trong những trường hợp cấp bách.
Dựa vào lí thuyết đã được trình bày ở chương I ta có vòng quay tiền mặt qua các năm 2006- 2008 như sau:
Bảng 7: Vòng quay tiền mặt
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Vòng quay tiền mặt
108.961
162.621
320.534
Như vậy trong 3 năm vừa qua vòng quay tiền mặt của MTL liên tục tăng cao, đặc biệt là trong năm 2007 và 2008, đây là một tín hiệu không tốt cho hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cùng với sự phát triển của ngành giao nhận và kho vận của cả nước, Công ty đang đứng trước một sự cạnh tranh gay gắt chưa từng có trong lịch sử của Công ty. Đặc biệt ở thời điểm cuối năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới cũng như là Việt Nam đang hết sức khó khăn.Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn trong việc khai thác thị trường mới và duy trì được thị trường xuất khẩu cũ. Do vậy MTL phải rất linh hoạt trong chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ, mở rộng quan hệ để thu hút khách hàng nhằm nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận của mình. MTL sẽ phải cung cấp tín dụng cho khách hàng nhiều hơn nhằm mục đích thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, chính sách bán hàng này lại cũng là một nguyên nhân quan trọng trong việc làm giảm mức độ dự trữ tiền mặt của MTL, đây sẽ là một trở ngại lớn đối với Công ty nếu Công ty không đủ tiền mặt trang trải cho các khoản đầu tư ngắn hạn, vốn bị chiếm dụng không phải là điều mà các doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận đánh đổi trong hoạt động kinh doanh của mình bởi vì điều đó sẽ tạo ra một chi phí cơ hội khá lớn trong việc sử dụng tiền mặt.
Cùng với biện pháp đẩy mạnh doanh số bán hàng và mở rộng đối tượng khách hàng như trên thì MTL cũng đã biết vận dụng một số các biện pháp nhằm tăng tốc độ thu hồi tiền mặt cụ thể như sau:
+ Việc giải quyết các thủ tục giấy tờ hành chính đã được tinh giảm một cách tối thiểu, mỗi bộ phận tự quản lí hoạt động của mình và báo cáo lại giám đốc vào cuối mỗi tháng, hết một quý lại có cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Công ty. Cơ chế này giúp các phòng tự chủ động điều chỉnh hoạt động của mình, tránh tình trạng toàn quyền của ban giám đốc làm quy trình thủ tục hành chính trở nên phức tạp hơn.
+ Về phương thức thanh toán thì sử dụng hình thức chuyển tiền thông qua hệ thống Ngân hàng. Lợi ích của phương thức này là doanh nghiệp có thể fax báo cáo về Công ty và chuyển tiền vào tài khoản Công ty mở tại ngân hàng hay rút tiền tại Ngân hàng đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp thiết, đảm bảo thông suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Về việc chi trả lương cho công nhân viên được thực hiện thông qua phòng tổ chức hành chính, phòng này có vai trò nhận lương cho tất cả các nhân viên trong Công ty và nhân viên phải tự xuống lấy phần lương của mình bằng cách kí vào giấy xác nhận. Với biện pháp này nên Công ty không thể kéo dài thời gian chi trả lương cho công nhân viên, trong khi đó tiền được chuyển đến phòng tổ chức hành chính phải nằm đợi một khoản thời gian thì tất cả các nhân viên mới nhận đủ khoản lương của mình. Với xu thế quản lí lương hiện nay, Công ty còn khá lạc hậu khi chưa vận dụng được biện pháp trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản ở Ngân hàng, vừa nhanh gọn lại vừa thuận tiện, với quan hệ sẵn có với các hệ thống Ngân hàng thì điều này không phải là khó, tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến và còn khó làm quen với toàn bộ công, nhân viên Công ty, đòi hỏi một khoảng thời gian dài để thích nghi.
+ Thông thường việc thanh toán tiền với các nhà cung cấp cũng thực hiện bằng việc trả chậm. Công ty có gắng thuyết phục nhà cung cấp bán hàng theo phương thức trả chậm để tranh thủ sử dụng các khoản tiền vào các hoạt động đầu tư ngắn hạn khác. Ngoài ra, Công ty không có một phòng ban hay có người cụ thể chịu trách nhiệm về quản lí tiền mặt, mà hầu hết trách nhiệm này thuộc vào bản thân các phòng thực hiện kinh doanh. Vì vậy, các phòng ban phải tự cân đối thời gian cho khách hàng nợ với thời gian nợ tiền của nhà cung cấp sao cho hoạt động được hiệu quả nhất, không bị ứ đọng hay chiếm dụng vốn quá dài hạn.
2.2.3. Thực trạng quản trị khoản phải thu:
Những thông tin về quy mô khoản phải thu trong cơ cấu tài sản lưu động và tổng tài sản của MTL được thể hiện quả bảng sau đây:
Bảng 8: tỉ lệ % theo quy mô của khoản phải thu.
Năm
So với
2006
2007
2008
Tổng tài sản
6.142%
7.566%
8.586%
Tài sản lưu động
43.356%
38.845%
50.532%
( Nguồn: dựa trên bảng cân đối kế toán của MTL giai đoạn 2006- 2008)
Giá trị khoản phải thu luôn ở mức rất lớn và liên tục tăng trong giai đoạn 2006- 2008. Năm 2007 tỷ lệ % theo quy mô của khoản phải thu so với tổng tài sản và tài sản lưu động đều có xu hướng giảm, nhưng giảm rất ít ở mức bằng 8.256% tổng tài sản và 43.356% tổng tài sản lưu động. Sang năm 2008 con số này lại tiếp tục tăng lên rất cao. Điều này được giải thích khá rõ nét qua chính sách bán hàng vừa phân tích ở trên. Việc cấp tín dụng cho các khách hàng của MTL thực sự chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hầu như không có nhiều điều kiện ràng buộc về việc khách hàng được phép mua hàng thanh toán chậm. Các khách hàng này hầu hết là các khách hàng quen thuộc nên việc cấp tín dụng cho họ chỉ hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, trên mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên. Chỉ trừ một số trường hợp khách hàng mới lần đầu làm ăn với Công ty hay những khách hàng mà Công ty hoàn toàn không biết gì về họ thì Công ty mới tiến hành việc đánh giá vị thế của các khách hàng nhằm cung cấp tín dụng cho họ và đảm bảo rủi ro là nhỏ nhất. Việc đánh giá này được thực hiện theo các nguyên tắc:
+ Tư cách tín dụng: chính là thái độ tự nguyện có nghĩa vụ trả nợ của khách hàng qua những lần trao đổi mua bán khởi đầu với Công ty áp dụng đối với các khách hàng mới.
+ Năng lực trả nợ: dựa vào những lần thanh toán tiền hàng nhanh, đúng hạn thì uy tín khách hàng được đánh giá cao và ngược lại, thanh toán quá hạn uy tín của họ ngày một giảm sút.
+ Vốn: nhân viên của MTL có thể đánh giá vốn của khách hàng qua tài sản vật chất của doanh nghiệp họ. Đôi khi việc đánh giá này không chính xác do tài sản này có thể được đầu tư bằng các khoản vay.
+ Điều kiện: Sự biến động của thị trường tác động đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của khách hàng đang hoạt động trong ngành hàng chịu biến động.
Dựa trên tất cả các yếu tố này, Công ty sẽ xem xét để cấp cho khách hàng một khoản tín dụng hợp lí. Tuy nhiên, đây là quá trình hãn hữu xảy ra trong hoạt động bán hàng của MTL vì thực tế việc thực hiện quy trình đánh giá vị thế khách hàng này còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khó khăn về chủ quan cũng như khách quan như: bản thân Công ty không có đủ năng lực về mặt tài chính cũng như nhân lực để thực hiện quá trình này hiệu quả, bên cạnh đó việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh của các khách hàng là vô cùng khó khăn, nếu không có sự minh bạch về các báo cáo tài chính thì dường như việc này có hệ số chính xác rất thấp…
Chính vì các nguyên nhân trên nên việc bán hàng chịu của Công ty hầu như không được đảm bảo. Mặc dù hầu hết đều là các khách hàng có uy tín, nhưng bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến hạn quy định với MTL, chính điều này là phương thức bán hàng thu tiền theo kiểu gối đầu của MTLtưởng rằng đã rất hiệu quả nhưng trên thực tế đã để lại khá nhiều hợp đồng chưa quyết toán được. Một khoản vốn lớn bị chiếm dụng trong khoảng thời gian dài đã gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của MTL và dẫn đến lợi nhuận liên tục giảm và âm với giá trị khá lớn trong năm 2008. Để việc thu hồi tiền có thể diễn ra một cách hiệu quả thì Công ty đã đưa ra biện pháp như: nếu khách hàng không thực hiện đúng theo quy định về thời hạn thanh toán và số tiền phải thanh toán hết thì Công ty sẽ cưỡng chế việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp theo và nếu kéo dài liên tục thì ngưng việc thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính chất cứu vãn tình thế mà thôi, nó chưa đủ mạnh để giúp Công ty có thể thu hồi được khoản nợ ngay.. Chính vì vậy đưa ra một chính sách tín dụng khả quan là một điều cần thiết trong nhu cầu hiện nay của MTL.
2.2.4. Thực trạng quản trị hàng tồn kho
Bảng 9: tỷ lệ % theo quy mô của hàng tồn kho:
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng tài sản
1.348%
1.589%
1.723%
Tài sản lưu động
5.231%
5.796%
6.210%
( Nguồn: dựa trên bảng cân đối kế toán của MTL giai đoạn 2006- 2008)
Dựa vào cơ sở lí thuyết chương I ta tính được các số liệu sau:
Bảng 10: Vòng quay hàng tồn kho
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số vòng quay hàng tồn kho
134.253
156.236
159.245
Số ngày luân chuyển hàng tồn kho
2.681
2.304
2.260
Số vòng quay hàng tồn kho càng ngảy càng tăng và số ngày luân chuyển hàng tồn kho càng ngày càng giảm chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho của MTL đã từng bước được cải thiện. Năm 2007, số vòng quay hàng tồn kho của MTL tăng mạnh từ mức 134.253 lên 156.236, điều này là do trong năm 2007 MTL gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh, các hợp đồng được thực hiện một cách nhanh chóng, suôn sẻ, ít có hợp đồng dở danh. Sang năm 2008, hệ số này vẫn đượ duy trì ổn định như năm 2007, đây là một điều rất đáng mừng cho MTL trong vấn đề quản lý hàng tồn kho nói riêng và quản lý vốn lưu động nói chung. Nhìn chung trong 3 khoản mục của vốn lưu động là tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho thì MTL quản lý khoản mục hàng tồn kho hiệu quả nhất, lý do chính là bởi vì MT không phải là doanh nghiệp sản xuất nên việc quản lí hàng tồn kho không quá phức tạp. Thực tế, ngoài cung cấp dịch vụ giao nhận, kho vận trong ngành ngoại thương MTL còn nhập khẩu các loại hàng hoá bắt nguồn từ yêu cầu của khách hàng hay nắm được nhu cầu lớn của thị trường, chính vì vậy trên nguyên tắc là lượng hàng tồn kho của Công ty phải rất ít. Tuy con số này đã tăng mạnh so với ngành nghề kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty vì thế khoản mục hàng tồn kho của MTL là được đảm bảo nhất.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại MTL.
I. Một số dự báo về vận tải tại Việt Nam và phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015.
1.1. Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam.
Trong thời điểm hiện nay, với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi cũng như nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng lớn làm cho khối lượng hàng lưu chuyển không ngừng tăng lên. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới không ngừng được mở rộng đã tạo cho buôn bán hai chiều phát triển. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.
Ta có thể thấy cụ thể qua bảng dự báo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015 (các số liệu được tính theo hai mốc là các năm 2010 và 2015).
Bảng 11: Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015
Đơn vị: 10.000 tấn
TT
Mặt hàng xuất
Năm 2010
Năm 2015
Min
Max
Min
Max
1
Dầu thô
20000
25974
30000
43372
2
Than đá
5500
7413
6500
9397
3
Gạo
2500
3247
3000
4337
4
Xi măng
3000
3896
4000
5783
5
Đồ gỗ và sản phẩm gỗ
500
649
760
1099
6
Cà phê
260
338
370
535
7
Cao su
300
390
387
560
8
Hàng dệt may
150
195
200
289
9
Hạt điều
100
130
160
231
10
Tôm đông lạnh
110
143
150
217
11
Hạt tiêu
60
76
82
119
12
Chè
50
65
72
104
13
Thịt chế biến
40
52
60
87
14
Các mặt hàng khác
16930
21987
23259
33626
15
Tổng cộng
49500
64474
69000
99756
(Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)[9]
Bảng 12: Dự báo hàng nhập khẩu của việt Nam đến năm 2015.
Đơn vị: 10.000 tấn
TT
Mặt hàng nhập
Năm 2010
Năm 2015
Min
Max
Min
Max
1
Xăng dầu
7500
9740
7000
10120
2
Hàng Container
8500
11039
14000
20240
3
Kim khí
5600
7273
8000
11560
4
Phân bón
3000
3896
3500
5060
5
Thiết bị
1500
1948
3000
3437
6
Lương thực
800
1039
1000
1446
7
Hoá chất
100
130
1500
2069
8
Hàng khác
500
649
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội.doc