LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP 2
1.1. Tổng quan về tài sản 2
1.1.1. Khái niệm tài sản 2
1.1.2. Phân loại tài sản. 3
1.1.3. Quản lý tài sản trong doanh nghiệp 8
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. 22
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. 22
1.2.2.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp 24
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp 26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 33
1.3.1. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp 33
1.3.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 39
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10 39
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần May 10 39
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý 40
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 45
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10 48
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản 51
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định 56
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 61
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10 67
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 67
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 78
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10 78
3.1.1. Định hướng phát triển 78
3.1.2. Yêu cầu về sử dụng tài sản 81
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10 82
3.2.1. Đổi mới và nâng cấp tài sản cố định 82
3.2.2. Giảm lượng hàng tồn kho 84
3.2.3. Tăng cuờng quản lý công nợ 85
3.2.4. Xây dựng kế hoạch ngân quỹ hiệu quả 87
3.2.5. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 89
3.2.6. Mở rộng thị trường tiêu thụ 90
3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán 92
3.2.8. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý đối với người lao động 94
3.3. Kiến nghị 95
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 95
3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng Công ty Dệt May Việt Nam 97
3.3.3. Kiến nghị đối với các ngành có liên quan 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
100 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Dệt-May;
- Kinh doanh hàng thủ công mĩ nghệ, hàng công nghệ thực phẩm, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác;
- Đào tạo nghề và hợp tác xuất khẩu lao động.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 trong những năm gần đây.
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần May 10 đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường, điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong vài năm gần đây.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu đạt được trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Sản lượng sản xuất
Sản phẩm
1,170,000
1,430,000
1,642,000
Tổng doanh thu
Triệu đồng
352,742
458,668
483,162
Lao động
Người
6,315
7,050
7,235
Thu nhập BQ
(Người/Tháng)
Triệu đồng
1.30
1.35
1.38
LãI ròng
Triệu đồng
4.415
5.004
14.834
Vốn kinh doanh
Triệu đồng
39,064
43,047
44,436
( Nguồn :Các báo cáo năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Bảng 2 : Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh
ĐVT: VNĐồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
352,742,531,800
458,668,221,244
483,162,811,060
1
Doanh thu thuần
351,759,112,032
457,529,330,537
483,130,549,892
2
Giá vốn hàng bán
285,301,645,052
386,518,584,627
408,636,383,780
3
Lợi tức gộp (=1-2)
66,457,466,980
71,010,745,910
74,494,166,112
4
Chi phí bán hàng
16,726,864,165
20,809,378,488
17,745,967,092
5
Chi phí quản lý DN
43,136,014,153
43,585,663,010
42,402,043,164
6
Lợi tức thuần (=3-4-5)
6,594,588,662
6,615,704,412
14,346,155,856
7
Thu nhập hoạt động tài chính
524,173,205
337,997,976
638,205,712
8
Chi phí hoạt động tài chính
1,493,756,684
1,250,470,943
394,223,808
9
Lợi tức hoạt động tài chính (=7-8)
(969,583,479)
(912,472,967)
243,981,904
10
Lợi tức bất thường
49,029,979
317,582,578
243,981,904
11
Tổng lợi nhuận trước thuế (=6+9+10)
5,674,035,162
6,020,814,023
14,834,119,664
12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
(22.18%)
(16.87%)
-
1,258,406,265
1,015,820,729
-
13
Lợi nhuận sau thuế (=11-12)
4,415,628,897
5,004,993,294
14,834,119,664
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Nhận xét: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng tăng. Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động tăng lên đáng kể. Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung có xu hướng tốt, qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10
Để đánh giá được thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10, cần phải kết hợp tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty, sử dụng các số liệu thống kê đồng thời có phương pháp phân tích hợp lý.
Một số số liệu về chỉ tiêu tài sản được tính bình quân trong từng năm: 2003, 2004 và 2005 dưới đây sẽ cho ta có được những nhận xét một cách thực tế và khách quan về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong những năm gần đây.
Bảng 3 : Các chỉ tiêu về tình hình tài sản bình quân mỗi năm
ĐVT: VNĐồng
TÀI SẢN
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
2
3
4
A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
107,168,908,183
108,172,283,336
107,355,742,793
I-Tiền
15,024,203,623
15,558,395,723
15,283,196,664
1-Tiền mặt
1,697,888,913
1,698,769,210
1,699,273,446
2-Tiền gửi ngân hàng
13,326,314,710
13,859,626,513
13,583,923,218
II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
III-Các khoản phải thu
52,579,920,434
54,758,585,196
48,380,045,899
1-Phải thu khách hàng
48,242,627,315
47,155,944,051
41,583,843,442
2-Trả trước người bán
146,916,271
168,953,712
649,199,738
3-Thuế GTGT được khấu trừ
1,649,776,049
1,897,242,456
1,234,345,626
5-Phải thu nội bộ khác
0
0
0
4-Phải thu khác
2,941,886,995
5,536,444,977
4,912,657,093
5-Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(401,286,196)
0
0
IV-Hàng tồn kho
38,531,341,288
36,515,186,685
36,491,285,779
1-Hàng mua đang đi đường
0
0
0
2-Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
17,173,567,769
16,485,731,323
16,342,118,690
3-Công cụ, dụng cụ trong kho
717,893,169
698,471,803
632,117,569
4-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
7,172,683,592
7,041,322,011
7,034,352,266
5-Thành phẩm tồn kho
11,012,245,433
9,840,682,520
9,452,476,589
6-Hàng hoá tồn kho
19,473,337
17,367,104
16,388,533
7-Hàng gửi đi bán
5,327,472,045
4,552,720,486
5,122,309,720
8-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(2,891,994,057)
(2,121,108,562)
(2,108,477,588)
V-Tài sản lưu động khác
1,033,442,838
1,340,115,732
7,201,214,451
1-Tạm ứng
332,668,534
694,447,616
2,179,505,400
2-Chi phí trả trước
381,187,788
438,621,087
2,338,000,145
3-Chi phí chờ kết chuyển
319,586,516
207,047,029
2,683,708,906
4-Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
0
0
0
VI-Chi sự nghiệp
0
0
0
1-Chi sự nghiệp năm trước
0
0
0
2-Chi sự nghiệp năm nay
0
0
0
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
88,020,240,649
95,237,077,078
91,515,929,163
I-Tài sản cố định
81,042,707,812
91,258,882,623
82,920,506,430
1-Tài sản cố định hữu hình
81,042,707,812
91,258,882,623
81,428,877,304
-Nguyên giá
161,655,071,253
196,259,051,011
185,026,864,883
-Giá trị hao mòn luỹ kế
(80,612,363,441)
(105,000,168,388)
(103,597,987,579)
2-Tài sản cố định thuê tài chính
0
0
0
3-Tài sản cố định vô hình
0
0
1,491,629,126
-Nguyên giá
0
0
1,686,042,987
-Giá trị hao mòn luỹ kế
0
0
(194,413,861.00)
II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1,105,419,708
1,105,419,708
1,985,434,697
III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
4,798,998,954
265,813,483
4,694,349,234
IV-Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
265,788,583
265,788,583
265,788,583
V- Chi phí trả trước dài hạn
807,325,592
2,341,172,681
1,649,850,219
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
195,189,148,832
203,409,360,414
198,871,671,956
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần May 10, trước hết cần tìm hiểu về tình hình tổng tài sản và phần đóng góp của tài sản trong lợi nhuận của Công ty.
Tổng tài sản của Công ty nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Số liệu bảng 1 cho thấy năm 2003, tổng tài sản của doanh nghiệp là 195,189 tỷ đồng đến năm 2004 tăng lên thành 203,409 tỷ đồng, tăng 4,21% so với năm 2003. Năm 2005, tổng tài sản là 198,871 tỷ đồng, giảm 2,23% so với năm 2004, nhưng vẫn cao hơn năm 2003. Như vậy, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng với tốc độ không đều qua các năm. Năm 2005, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên tổng tài sản có xu hướng giảm. Nhìn chung, tổng tài sản dao động với số lượng không lớn. Số liệu ban đầu đã cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định của Công ty.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là xét đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp qua các năm lần lượt là: 1,80 ;2,25 ;2,43. chỉ tiêu này có xu hướng tăng và tăng khá nhanh.
Mặt khác, hệ số doanh lợi của tổng tài sản (ROA )năm 2003 là 0,02 ; đến năm 2004 chỉ tiêu này là 0,02 và năm 2005 là 0,07. Chỉ tiêu này là khá cao và có xu hướng không thay đổi ( thay đổi quá nhỏ) từ năm 2003 so với năm 2004, nhưng đến năm 2005 thì tăng vọt.
Như vậy, trong các năm qua, các chỉ tiêu hệ số doanh lợi và hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đều ở mức khá cao, tăng theo các năm, mức sinh lợi của tài sản tăng chứng tỏ một đồng tài sản đã tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, ta có thể vận dụng phương pháp phân tích Dupont để hiểu rõ hơn tác động của các nhân tố đến hệ số doanh lợi của tổng tài sản( ROA).
ROA = PM x AU
ROA (2003) = 0,0126 x 1,80 = 0,02
ROA (2004) = 0,011 x 2,25 = 0,02
ROA (2005) = 0,03 x 2,43 = 0,07
Qua phân tích cho thấy, hệ số doanh lợi (ROA ) tăng qua các năm là do tác động của cả 2 chỉ tiêu: PM (doanh lợi tiêu thụ )và AU( hiệu suất sử dụng tổng tài sản). Hai chỉ tiêu này đều tăng theo các năm, và đều tăng khá nhanh từ 2004 đến 2005 nên dẫn đến ROA năm 2005 tăng vọt so với các năm trước. Bên cạnh đó, năm 2005, hai chỉ tiêu này đều ở mức khá cao nên ROA cũng khá cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có biện pháp quản lý doanh thu, chi phí khá hiệu quả, cần tiếp tục duy trì và phát huy.
Chưa hết, tìm hiểu về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp còn cần phải phân tích cơ cấu, tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó cho phép chúng ta có thể xét xem cơ cấu này có phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, để có thể đưa ra những nhận xét phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 4 : Các chỉ tiêu về tỷ trọng từng tài sản
ĐVT : %
TÀI SẢN
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
2
3
4
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
54.91
53.18
53.98
I-Tiền
7.70
7.65
7.68
1-Tiền mặt
0.87
0.84
0.85
2-Tiền gửi ngân hàng
6.83
6.81
6.83
II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
III-Các khoản phải thu
26.94
26.92
24.33
1-Phải thu khách hàng
24.72
23.18
20.91
2-Trả trước người bán
0.07
0.08
0.33
3-Thuế GTGT được khấu trừ
0.85
0.93
0.62
4-Phải thu khác
1.51
2.73
2.47
5-Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(0.21)
-
-
IV-Hàng tồn kho
19.74
17.95
18.35
1-Hàng mua đang đi đường
-
-
-
2-Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
8.80
8.10
8.22
3-Công cụ, dụng cụ trong kho
0.37
0.35
0.32
4-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3.66
3.46
3.55
5-Thành phẩm tồn kho
5.64
4.83
4.74
6-Hàng hoá tồn kho
0.01
0.01
0.01
7-Hàng gửi đi bán
2.74
2.24
2.57
8-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(1.48)
(1.04)
(1.06)
V-Tài sản lưu động khác
0.53
0.66
3.62
1-Tạm ứng
0.18
0.34
1.09
2-Chi phí trả trước
0.19
0.22
1.18
3-Chi phí chờ kết chuyển
0.16
0.10
1.35
4-Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
-
-
-
VI-Chi sự nghiệp
-
-
-
1-Chi sự nghiệp năm trước
-
-
-
2-Chi sự nghiệp năm nay
-
-
-
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
45.09
46.82
46.02
I-Tài sản cố định
41.52
44.86
41.69
1-Tài sản cố định hữu hình
41.52
44.86
40.94
-Nguyên giá
82.82
96.48
93.04
-Giá trị hao mòn luỹ kế
(41.30)
(51.62)
(52.10)
2-Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
3-Tài sản cố định vô hình
-
-
0.75
-Nguyên giá
-
-
0.85
-Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
(0.10)
II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0.57
0.55
1.00
III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
2.46
0.13
2.37
IV-Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
0.13
0.13
0.13
V- Chi phí trả trước dài hạn
0.41
1.15
0.83
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1.00
1.00
1.00
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty Cổ phần May 10)
Bảng số liệu trên cho thấy, trong cơ cấu tài sản của Công ty, giá trị tài sản cố định- đầu tư dài hạn và tài sản lưu động- đầu tư ngắn hạn khá cân bằng nhau, chênh lệch không lớn lắm. Năm 2003, tài sản cố định- đầu tư dài hạn bình quân chiếm 45,09% trên tổng tài sản bình quân, đến năm 2004, tỷ trọng tài sản cố định- đầu tư dài hạn tăng lên 46,82%, năm 2005 thì giảm đi chút ít còn 46,02%. Do vậy, tài sản lưu động- đầu tư ngắn hạn bình quân chiếm 54,91% trên tổng tài sản bình quân năm 2003, năm 2004 chỉ tiêu này là 53,18%, và tiếp tục không có sự thay đổi đáng kể, chỉ tăng lên một chút vào năm 2005, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 53,98%.
Như vậy, tài sản cố định- đầu tư dài hạn và tài sản lưu động- đầu tư ngắn hạn của Công ty không có tài sản nào là chiếm ưu thế lớn trong cơ cấu tổng tài sản, được Công ty tập trung đầu tư tuyệt đối. Chứng tỏ rằng lĩnh vực hoạt động của Công ty là cả sản xuất hàng hoá lẫn kinh doanh thương mại, cả 2 lĩnh vực đều được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất có khả năng giữ vai trò tuyệt đối hơn.Do một mặt doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định, chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, mặt khác, tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp lại rất lớn.
Nếu như ở trên, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản Công ty qua 3 năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là: 54,91%, 53,18% và 53,98%, thì tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản qua 3 năm lần lượt là: 19,74%, 17,95% và 18,35%. Rõ ràng, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản nói chung và ta có thể dễ dàng nhận thấy, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty.
Việc Công ty bỏ nhiều nguồn lực đầu tư vào hoạt động sản xuất hàng hoá là không thể phủ nhận. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất hàng hoá, Công ty mang đầy đủ đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, mặc dù bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty cũng rất sôi động.
Khi xem xét tỷ trọng các loại tài sản của Công ty, chúng ta nhận thấy qua các năm, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đang có sự thay đổi, tuy nhiên đó là những thay đổi không lớn. Có thể kết luận rằng Công ty đang có một cơ cấu tài sản khá ổn định, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của Công ty.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tài sản cố định và đầu tư dài hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, cần đánh giá trước tiên.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân có giá trị khá lớn, qua các năm 2003 ,2004, 2005 lần lượt là 88,02 tỷ đồng, 95,24 tỷ đồng và 91,51 tỷ đồng. Như vậy tài sản cố định và đầu tư dài hạn có xu hướng tăng. Năm 2004 giá trị bình quân tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 8,2% so với năm 2003. Đến năm 2005, giá trị này lại giảm 3,9% so với năm 2004, nhưng vẫn lớn hơn năm 2003. Tuy nhiên, mức thay đổi của tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhìn chung không có gì lớn, không đột biến. Mức dao động này là do trong thời gian qua, Công ty vừa có hoạt động đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định, đồng thời tăng đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng bên cạnh đó, Công ty lại thanh lý một số khá lớn tài sản cố định hữu hình đã hết khấu hao, không cần dùng đến.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn nói chung và tài sản cố định nói riêng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2003, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 45,09% trong tổng tài sản, và tăng lên đến 46,82% vào năm 2004, sang đến năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm xuống một chút còn 46,02%. Chứng tỏ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu tập trung là sản xuất hàng hoá.
Trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 2003 chiếm 92,07%, tăng dần đến năm 2004 đạt 95,82%, nhưng đến năm 2005 lại giảm đi đáng kể còn 90,06%. Sự giảm đột ngột đó có thể là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng khá lớn làm giảm tương đối tỷ lệ tài sản cố định vào năm 2005. Mặt khác, năm 2004 là năm doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại tài sản nên giá trị tài sản thường sẽ tăng lên đáng kể, do có một số tài sản trước đây chưa được tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc được đánh giá chưa đầy đủ giá trị.
Ngoài ra, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chiếm đa số, tài sản cố định vô hình chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này là dễ hiểu đối với một doanh nghiệp có đặc thù sản xuất- kinh doanh hàng hoá, sản phẩm là hữu hình, không phải doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm vô hình cung cấp trên thị trường.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định cũng là trọng tâm cần xem xét.
Qua những số liệu trên cho thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Năm 2003, chỉ tiêu này là 4,34, năm 2004 tăng lên đến 5,01, và năm 2005 tiếp tục tăng lên đến 5,83. Cho thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty ngày càng tăng nhanh, tài sản cố định được quản lý và sử dụng một cách hợp lý, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
Xét tới hiệu quả sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này cũng có xu hướng tăng qua các năm, nếu năm 2003 và 2004 đều là 0,05 thì năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên đến 0,18. Điều này dễ hiểu bởi năm 2005 Công ty đạt mức lợi nhuận ròng lớn nhất, tăng vọt so với các năm trước. Điều đó cũng cho thấy đầu tư mới của Công ty vào tài sản cố định đã có bước đầu mang lại kết quả khả quan, tích cực.
Để có được những đánh giá cụ thể, sát với thực tế hơn về tài sản cố định của Công ty, sau đây ta tiến hành xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong tổng tài sản cố định của Công ty.
Bảng 5 : Tỷ trọng từng loại tài sản cố định
ĐVT : %
Loại TSCĐ
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Nhà cửa, vật kiến trúc
40.76
37.26
32.64
Máy móc thiết bị
47.62
51.54
49.52
Phương tiện vận tải
2.78
3.41
3.19
Thiết bị, dụng cụ quản lý
0.92
3.59
3.62
TSCĐ khác
7.92
4.2
9.39
TSCĐ vô hình
0
0
1.64
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Như vậy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cố định, sau đó đến nhà cửa, vật kiến trúc, đó là 2 tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là tài sản cố định khác, sau đó đến phương tiện vận tải và cuối cùng là tài sản cố định vô hình. Số liệu trên cho biết máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất là tài sản cố định có giá trị lớn nhất và quan trọng nhất của Công ty, được Công ty luôn chú trọng đầu tư.
Với các nhà quản lý, để quản lý tài sản cố định một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm nhất là tỷ lệ khấu hao của tài sản cố định.
Bảng 6 : Tỷ lệ khấu hao luỹ kế của tài sản cố định
ĐVT: %
Loại TSCĐ
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Nhà cửa, vật kiến trúc
33.63
47.35
52.58
Máy móc thiết bị
61.51
61.31
67.06
Phương tiện vận tải
55.52
45.8
54.17
Thiết bị, dụng cụ quản lý
88.35
43.89
51.96
TSCĐ khác
67.4
19.6
32.45
TSCĐ vô hình
0
0
14.07
Tổng TSCĐ
53.69
55.99
61.89
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Nhìn chung các loại tài sản cố định của Công ty có mức khấu hao khá lớn, có loại khấu hao từ 67 đến 88%, chứng tỏ các tài sản cố định của Công ty đều đã có mức độ hao mòn lớn. Khấu hao luỹ kế của tài sản cố định là 53,69% năm 2003, tăng dần đều, năm 2004 là 55,99% nguyên giá và đến năm 2005 đã lên đến 61,89%. Số liệu trên thể hiện Công ty có mức đầu tư vào tài sản cố định tăng lên đáng kể ,đặc biệt là máy móc thiết bị và sự đầu tư đó tỏ ra ngày càng có hiệu quả khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định ngày càng tăng như trên đã phân tích.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, thiết bị quản lý là những tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường được sử dụng với công suất tối đa có thể đạt được, do đó hao mòn luỹ kế của những tài sản này tất nhiên lớn nhất trong các loại tài sản cố định. Hao mòn của những tài sản này đều tăng nhưng với tốc độ không nhanh qua các năm.
Phân tích báo cáo về tình hình tăng giảm tài sản cố định ta nhận thấy nhìn chung Công ty ngày càng chú trọng đầu tư vào hầu hết các tài sản, từ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý đến tài sản cố định vô hình, tài sản cố định khác. Chỉ có nhà cửa, vật kiến trúc là tài sản không được Công ty chú trọng đầu tư mới. Từ đó cho thấy, Công ty cần có kế hoạch đưa ra cơ cấu đầu tư tài sản cố định hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu hoạt động của Công ty mình.
Trong những năm gần đây, chi phí xây dựng cơ bản bình quân năm có xu hướng biến đổi thất thường, năm 2004 giảm 94,46% so với năm 2003, đến năm 2005 chi phí này lại tăng đột ngột lên gấp 16,67 lần( tức 1666,7%) so với năm 2004. Đó là do năm 2005 Công ty đang có dự án mở rộng sản xuất trong lĩnh vực may mặc, mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư xây mới một số xí nghiệp sản xuất. Do đó, giá trị xây dựng cơ bản dở dang tăng, tuy nhiên không làm tăng tổng tài sản cố định doanh nghiệp đầu tư đưa vào sản xuất do tài sản cố định hữu hình và chi phí trả trước dài hạn giảm với lượng còn lớn hơn.
Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn bình quân năm của Công ty nhìn chung không có sự thay đổi. Công ty đang hoạt động khá hiệu quả, có uy tín ngày càng lớn, nên các đối tác, bạn hàng không yêu cầu mức ký quỹ cao hơn.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bình quân năm có xu hướng tăng đột ngột vào năm 2005, năm 2003 và 2004 chỉ tiêu này là không đổi, năm 2005 chỉ tiêu này của Công ty đột nhiên tăng 79,61% so với năm 2004. Như vậy càng chứng tỏ Công ty đang tăng cường đầu tư dài hạn vào dự án nào đó. Tuy nhiên mức đầu tư này cần được điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo được hiệu quả sử dụng tất cả các loại tài sản trong Công ty.
Trên đây là những đánh giá chung nhất về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty thông qua việc phân tích một số báo cáo, một số chỉ tiêu của Công ty. Qua đó, ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty đang đạt mức tương đối cao, cần duy trì và có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng tài sản của Công ty, chiếm 54,91% năm 2003, năm 2004 tỷ lệ này là 53,18%, và năm 2005 tỷ lệ này là 53,98%. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, cho thấy cơ cấu tài sản khá ổn định mà Công ty luôn duy trì trong các năm qua.
Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến hàng tồn kho, tiền và tiếp đến là các khoản mục chi phí, cuối cùng là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Qua đó cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều.
Sau đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty.
Vòng quay tài sản lưu động tăng dần qua các năm, năm 2003 là 3,28, đến năm 2004 tỷ lệ này tăng lên đến 4,23 và năm 2005 chỉ tiêu này tiếp tục tăng ,đạt mức 4,50. Chỉ tiêu này ở mức khá cao và có xu hướng tăng đều qua các năm cho thấy mức độ luân chuyển vốn của Công ty khá lớn. Công ty có thể tiết kiệm được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Qua đó còn thể hiện những dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động của Công ty.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty là 0,041 năm 2003, là 0,046 năm 2004 và 0,14 năm 2005. Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm, giữa năm 2003 và 2004 dao động không đáng kể, nhưng đến năm 2005 thì tăng vọt, gấp hơn 3 lần so với năm 2004. Cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty tăng.
Do đó, mức đảm nhiệm tài sản lưu động của Công ty có xu hướng giảm, năm 2003 là 0,30, năm 2004 là 0,24 và năm 2005 là 0,22. Kết quả này cũng khẳng định xu hướng tăng của hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Mức độ tăng của cả 3 chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đều khá cao, hứa hẹn một phương hướng quản lý và sử dụng ngày càng có hiệu quả của Công ty.
Khi xem xét tỷ trọng từng loại tài sản lưu động trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 7 : Tỷ trọng từng loại tài sản lưu động
ĐVT: %
Loại TSLĐ
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tiền
14.20
14.38
14.24
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
Các khoản phải thu
49.06
50.62
45.06
Hàng tồn kho
35.95
33.76
34.00
Tài sản lưu động khác
0.96
1.23
6.70
Chi sự nghiệp
0
0
0
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Số liệu trên cho thấy tỷ trọng các khoản phải thu luôn là lớn nhất trong 3 năm và có xu hướng tăng lên vào năm 2004 nhưng lại giảm vào năm 2005, biến đổi khá thất thường. Năm 2003, các khoản phải thu chiếm 49,06% đén năm 2004 tăng lên đến 50,62% và giảm xuống còn 45,06% vào năm 2005, giảm đi 8,15% so với năm 2003. Nhìn chung các khoản phải thu của Công ty đã giảm, mức độ dao động khá nhiều. Chứng tỏ vốn của Công ty bị chiếm dụng là nhiều nhưng có xu hướng giảm đi, thể hiện tình hình sử dụng vốn rất khả quan.
Các khoản phải thu
Ta có số liệu tỷ trọng các khoản phải thu như sau:
Bảng 8 : Tỷ trọng các khoản phải thu
ĐVT: %
Các khoản phải thu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Phải thu khách hàng
91.75
86.11
85.95
Trả trước người bán
0.27
0.32
1.35
Thuế GTGT được khấu trừ
3.14
3.46
2.55
Phải thu khác
5.6
10.11
10.15
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(0.76)
0
0
( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
Số liệu cho thấy trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm tới 91,75% năm 2003, còn lại các khoản phải thu khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, quản lý khoản phải thu khách hàng là rất quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng như hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty
Nhìn chung phải thu khách hàng có xu hưóng giảm dần, so với năm 2003 năm 2004 phải thu khách hàng giảm 6,15% và đến năm 2005 phải thu khách hàng tiếp tục giảm nhưng không đáng kể, chỉ giảm 0,18% so với năm 2004. Như vậy khoản phải thu khách hàng đang biến động theo chiều hướng tích cực.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2003 là 55 ngày, năm 2004 là 44 ngày, năm 2005 là 37 ngày, kỳ thu tiền bình quân giảm dần đều, nhưng so với thời hạn tín dụng thương mại thông thường là 30 ngày thì vẫn cao hơn. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng quản lý các khoản phải t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36470.doc