Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại quốc tế

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn trong sản xuất kinh doanh của DN 3

1.1.1. Khái niệm vốn 3

1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 4

1.1.2.1. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh. 5

1.1.2.2. Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh 5

1.1.2.3. Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp 6

1.1.3. Phân loại vốn của doanh nghiệp 6

1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành các loại sau: 6

1.1.3.2. Căn cứ vào nội dung vật chất của vốn được chia thành 6

1.1.3.3. Xuất phát từ nguồn hình thành ban đầu 6

1.1.3.4. Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành hai loại sau: 8

1.1.3.5. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành 2 loại : 9

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10

1.2.1. Hiệu quả kinh tế 10

1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 11

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 12

1.2.3.1. Chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 12

1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 13

1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản lưu động 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 16

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 16

1.3.1.1. Cơ chế quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp 17

1.3.1.2. Cơ chế quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao tài sản cố định 19

1.3.2. Các nhân tố khách quan 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 22

2.1. Khái quát về Công ty 22

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 22

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty (theo điều lệ tổ chức và hợp đồng hoạt động của Công ty) 23

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty (ICCI) 23

2.2. Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua 24

2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 24

2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản 26

2.2.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động 29

2.2.2.2. Cơ cấu TSCĐ 30

2.2.3 Chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận 32

2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty 34

2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 36

2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 36

2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 38

2.3.2.1. Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định 39

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định 40

2.3.2.3. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. 41

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 42

2.3.3.1. Khả năng thanh toán của công ty 42

2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 43

2.4. Những nguyên nhân và hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của công ty . 47

2.4.1 Những hạn chế trong hiệu qủa sử dụng vốn 47

2.4.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế 48

2.4.2.1 Nguyên nhân chủ quan 48

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan : 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY 51

3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 51

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 52

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi TSLĐ chỉ tăng lên chút ít, tỷ trọng phần trăm để giảm xuống so với năm 2001 chỉ còn 55,65%. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình, công ty đang nhận nhiều công trình nên việc đầu tư vào TSCĐ nhất là máy móc, thiết bị sản xuất tăng lên làm cho TSCĐ tăng trong năm 2002. Năm 2003, TSCĐ đã giảm xuống và chỉ chiếm 38,38% trong tổng tài sản tương đương giảm 937 triệu đồng so với năm 2002 . Tương tự như vậy năm 2004 TSCĐ giảm so với năm 2003 là 1065 triệu thực sự tập trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Nguyên nhân do năm 2002 công ty đã đầu tư vào TSCĐ , những máy móc thiết bị hiện dại nên năm 2003 và năm 2004 thì công ty lại tăng TSLĐ lên bởi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó TSLĐ trong các năm đều tăng lên đáng kể. Năm 2003 tăng 956 triệu so với năm 2002. Và chiếm 61,62% trong tổng số tài sản. Năm 2004 mức tăng TSLĐ là 1342 triệu đồng so với năm 2003 chiếm 68,9% trong tổng số tài sản. Nhìn chung tổng tài sản của công ty trong 4 năm đều tăng lên. Mức tăng cao nhát là năm 2002 tăng 1721 triệu đồng so với năm 2001. Năm 2003 tăng rất chậm so với năm 2002 chỉ tăng 19 triệu đồng và đến năm 2004 mức tăng là 277 triệu đồng. TSLĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản đang có sự dịch dân về chênh lệch của TSLĐ và TSCĐ. TSLĐ ngày càng nhiều chứng tỏ công ty đang đầu tư ngày càng nhiều vào cơ sở sản xuất, Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất cao. Tuy vậy chúng ta muốn phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác hơn tình hình của công ty ta cần xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.2.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động Chúng ta thấy vốn lưu động là tài sản rất quan trọng nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong 4 năm qua vốn lưu động luôn chiếm trên 60% tổng tài sản. Việc công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không có quyết định tới việc thành bài của công ty. Chúng ta phải nghiên cứu kỷ cơ cấu tài sản lưu động của công ty. Bảng 3: Cơ cấu TSLĐ của công ty (ICCI …) Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% 1. Tiền 170 1,97 182 2,07 189 1,94 193 1,74 2. Các khoản phải thu 5810 68,60 5762 65,57 68,51 70,31 7574 68,32 3. Hàng tồn kho 2415 28,03 2734 31,11 2569 26,36 3179 28,67 4. TSLĐ khác 120 1,4 110 1,25 135 1,39 140 1,27 Tổng cộng TSLĐ 8615 100 8788 100 9744 100 11086 100 Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Vốn bằng tiền tại quỹ của Công ty trong 4 năm đều ít, mặc dù số tiền này có tăng nhưng không đáng kể. Lượng tiền mặt ít kéo theo chi phí cơ hội thấp. Qua đó nó ảnh hưởng dến tình hình thanh toán tức thời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng một lúc nếu có nhiều chủ nợ đến đòi tiền cùng một lúc thì công ty sẽ khó có khả năng thanh toán cho khách hàng được. TSLĐ khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số TSLĐ: khoản này tăng dần qua các năm nhưng mức tăng của nó thấp một phần do công ty tăng các khoản thế chấp và tạm ứng. Ngoài ra, ta còn xem xét đến hàng tồn kho của công ty cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng gửi bán chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn là do công ty bị cạnh tranh bởi nhiều công ty, chất lượng một số sản phẩm cao. Công ty chưa xây dựng được ké hoạch dự trữ tồn kho trước từ đầu năm… chính vì vậy nó ảnh hưởng đến hệ số này qua vốn chậm, rủi ro tài chính cao. Tuy nhiên việc dự trữ nguyên vật liệu nhiều là do cuối năm phải nhập khẩu khối lượng lớn để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Hơn nữa qui mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên cần phải tăng năng suất lao động, cần nhiều nguyên vật liệu. Như vậy tồn kho nguyên vật liệu là dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất có thể diễn ra liên tục. Các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2001 chiếm 68,60% trong tổng TSLĐ. Thì sang năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống còn 65,57% trong tổng số tài sản. Năm 2003 lại tăng lên 70,31% vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm nên nó có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng. khách hàng của công ty. Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng thì việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty là điều kiện để khuyến khích bán được hàng. Trong con mắt khách hàng thì công ty có một ấn tượng lớn. Tuy nhiên trong năm 2004 thì việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và gay gắt nên các khoản phải thu đã giảm xuống (chiếm 68,32%). Chứng tỏ công ty đã thu nợ đuợ phần nào vốn của mình. Để vừa đạt kết quả cao trong việc thu hút khách hàng vừa thu hồi được công nợ, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp để cân đối được hai phía khách hàng và công ty. 2.2.2.2. Cơ cấu TSCĐ Một bộ phận không kém phần quan trọng trong cơ cấu tài sản đó là TSCĐ. Nó quyết định đến tư liệu lao động, chúng ta nghiên cứu cơ cấu TSCĐ qua bảng sau. Bảng 4: Cơ cấu TSCĐ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% Lượng Tỷ trọng% 1. Nhà cửa 980 17,95 1315 18,77 1137 18,73 825 16,49 2. Máy móc thiết bị 3123 57,22 4169 59,51 3233 53,27 3015 60,25 3. Thiết bị và dụng cụ quản lý 305 5,59 420 5,99 480 7,91 342 6,83 4. Phần vận tải 1005 19,24 1102 15,73 1219 20,09 822 16,43 Tổng TSCĐ 5458 100 7006 100 6069 100 5004 100 Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua số liệu trên ta thấy TSCĐ qua các năm tăng giảm không ổn định. Nhìn chung, TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm 2002 TSCĐ tăng, tăng chủ yếu là do nhà cửa và máy móc thiết bị. Thiết bị và dụng cụ quảnlý và phương tiện vận tải đều tăng nhưng tăng ít. Năm 2003 tuy TSCĐ có giảm so với năm 2002 nhưng nhìn chung TSCĐ giảm là do nhà cửa và máy móc thiết bị giảm. Trong khi thiết bị quản lý và phương tiện vận tải lại tăng lên. Nguyên nhân, công ty đã và đang trang bị thêm một số máy móc hiện đại nhất, và các phương tiện vận tải có trọng tải lớn, vận chuyển nhanh, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhìn chung trong năm 2002 và 2003 nhà cửa, máy móc thiết bị phương tiện vận tải tăng lên đáng kể là vì trong hai năm việc nhập kho hàng hóa nhiều. Trong khi nhà cửa công ty ít không đủ đáp ứng nên công ty đã đầu tư thêm nhà cửa mới. Bên cạnh đó máy móc thiết bị tăng lên cho thấy hàng hóa sản xuất công ty tăng. Vì vậy mà các phương tiện vận chuyển sẽ tăng dần lên để đáp ứng kịp thời quá trình vận chuyển. Tuy nhiên bước sang năm 2004 với việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đã kìm hãm quá trình mở rộng qui mô sản xuất của công ty. Quá trình phải tính trên việc phân bổ TSCĐ của công ty là tạm thời phù hợp với tình hình kinh tế. Mặc dù chưa được cân đối nhưng cũng tạm để công ty phát triển trong thời gian tới. Bước sang năm 2005 công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất xây dựng như: máy xúc: 3 chiếc: tổng trị giá: 2100 triệu , máy củi 2 chiếc: tổng trị giá: 800 triệu và một số máy móc thiết bị hiện đại khác. Sang năm 2005 công ty đề ra nhiều mục tiêu nhằm mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của mình. 2.2.3 Chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu - lợi nhuận Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 năm 2002/2001 năm 2003/2002 năm 2004/2003 % Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch 1.DT thuần 1814 7088 9969 11754 290,74 5274 40,64 2881 17,9 1785 2.LN sau thuế 43 68 118 218 58,14 25 73,53 50 84,74 100 3.Hế số doanh lợi sau thuế 3=2/1 0,024 0,0090 0,01 0,018 -6,25 -0,015 33,33 0,003 50 0,01 Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Nguồn: phòng kế toán - tài chính Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy nhìn chung doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của của công ty đều tăng. Tuy nhiên mức tăng cũng khác nhau. Trong năm 2002 tổng doanh thu thuần tăng 290,74% so với năm 2001, tương ứng với số tiền là 5274 triệu đồng. Bước sang năm 2003 doanh thu thuần tuy tăng nhưng giảm so với năm 2002. Năm 2003 doanh thu thuần tuy tăng 40,64% so với năm 2002. Tương đương so với năm 2003 chỉ tăng 17,9% Tương đương 1785 tiệu đồng so với năm 2003. Chúng ta thấy năm 2004 doanh thu thuần mặc dù có tăng lên song giảm so với các năm trước là vì trong những năm qua công ty đang thi công các công trình xây dựng có giá trị lớn như công trình đường Nguyễn Tất Thành Tp Việt Trì Phú Thọ. Công trình đường Giang Tiên - Núi phần - Tỉnh Thái Nguyên công trình đường Nước Hai - Chương Dương - tỉnh Bắc cạn và các công trình lớn khác ở Thái nguyên (ở núi phần), công trình lắp dựng cột Anten đài PTTH tỉnh Bắc Kạn, công trình điện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa, công trình điện Hà Giang, công trình đường quốc lộ 7 - Nghệ An và nhiều công trình khác đã tác động tới tình hình hoạt động của công ty. Trong năm qua công ty luôn tuần thủ những qui định, pháp luật của nhà nước như kinh doanh đúng ngành nghề, hàng năm công ty luôn đóng góp thuế vào ngân sách của nhà nước. Với số tiền từ 30 đến 40 nghìn đônngf. Bên cạnh đó ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2002 tăng 25 triệu so với năm 2001. Mặc dù mới đi vào hoạt động công ty đã làm ăn có lãi điều này minh chứng cho một tương lai sáng làng. Sang năm 2003 mặc dù lợi nhuận tăng lên so với năm 2002 nhưng mức tăng của nó chưa cao năm 2004 chúng ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty hợp lý. Mức lợi nhuận tăng lên rất cao so với năm 2004 tăng lên 84,74% so với năm 2003 tương đương với mức 100 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu thuần tăng lên qua các năm nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của công ty. Bên cạnh đó mức doanh lợi của công ty cũng tăng lên. Mặc dù trong năm 2002 mức doanh lợi có giảm mạnh so vơi snăm 2001. Giảm 62,5% so với năm 2001 tương đương giảm 0,015. Sang năm 2003 dù công ty có cải thiện hiệu quả làm ăn của mình nhưng mức tăng không đáng kể. Hệ số doanh lợi trước thuế tăng 0,003 so với 2002. Sang năm 2004 hệ số doanh lợi tăng 0,006 so với năm 2003. Hệ số doanh lợi phản ánh một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận tuy vậy tỷ số này chưa cao nhưng là một con số đáng mừng. Báo hiệu một tương lai sáng lạng cho công ty và hiệu quả sử dụng đồng vốn đang có xu hướng tăng lên. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty Qua bảng trên tình hình kinh doanh của nhà máy trong 4 năm qua đều tăng lên. - Thứ nhất: Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm mức doanh thu luôn tăng lên, tăng rõ nhất là năm 2002 tăng 3.9 lần. Nguyên nhân là do năm 2002 công ty đã nhận được nhiều công trình mới và hoàn thành một số công trình còn dang dở năm 2001. Sang năm 2003 và 2004 mức tăng trậm lại, năm 2003 tăng 1,4 lần so với năm 2002 và năm 2004 tăng 1,2 lần so với năm 2003. Điều này không có nghĩa là năng lực sản xuất của nhà máy giảm sút. Thực tế hoạt động của công ty ,công ty đã và đang đầu tư theo chiều sâu , bằng việc trang bị các máy móc hiện đại công ty đang ngày gần nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tối thiểu mức chi phí từ đó mới đạt được mục tiêu tối đa hoá khả năng sinh tới: - Thứ hai: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đang tăng lên. Năm 2002 tăng 1,6 lần so với năm2001, năm 2003 tăng 1,7 lần so với năm 2002, năm 2004 tăng 1,8 lần so với năm 2003. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên là do lợi nhuận gộp có mức tăng nhanh hơn với mức tăng của chi phí quản lý bán hàng doanh nghiệp. - Thứ ba: Tình hình kinh doanh của công ty đang theo chiều hướng tốt trong năm 2001 tuy mới vào hoạt động của mình, công ty đã làm ăn có lãi hầu hết lợi nhuận tăng là do từ hoạt động kinh doanh đem lại. Công ty đã tạo ra lợi nhuận sau thuế là trên 40 triệu đồng. Bước sang năm 2002 tuy lợi nhuận tăng chưa cao chỉ tăng 1,6 so với năm 2001 .Năm 2003 mức tăng dường như giữ nguyên so với mức năm 2002.Năm 2004 thì mức tăng này đã rõ nhất tăng gần 100 triệu so với năm 2003 công ty đang làm ăn phát đạt. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng lên, nhờ việc mở rộng quy mô đầu tư thêm các máy móc xây dưng hiện đại, hơn nữa trong năm công ty còn mở các chiến dịch bán hàng nhằm nâng cao sản phẩm của mình với khách hàng.Với đội ngũ được đào tạo chất lượng đúng chuyên môn của mình đã và đang góp sức đưa công ty lên ngang tầm với các công ty lớn khác. - Thứ tư: Không chỉ những vậy công ty hàng năm còn đóng góp đều đặn và ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước.Nếu như năm 2001 bước đầu công ty đã đóng góp vào ngân sách trên 20 triệu đồng, thì sang năm 2002 ,2003 mức tăng lên và rõ nét nhất là năm 2004 công ty đã đóng góp hơn 100 triệu vào ngân sách. Với việc đầu tư các máy móc hiện đại và tối tân nhất hiện nay cho lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Khoản đầu tư này đang có xu hướng chững lại.Vì nó đã đóng góp những yêu cầu thiết yếu đề ra .Với vệc đóng góp đày đủ hàng năm vào ngân sách nhà nước công ty được sự ưu đãi của nhà nước trong năm 2005 về đầu tư và bảo vệ môi trường - Thứ năm: Bằng việc làm ăn có hiệu quả ,công ty đang đầu tư theo chiều sâu vào chất lượng các loại sản phẩm bằng chứng là các công trình ở Tĩnh Gia Thanh Hoá , ở Lào Cai ,Yên Bái , Quảng Ninh …và nhiều tỉnh khác.Các công trình đã nghiệm thu đảm bảo đúng chất lượng không chỉ đảm bảo đẹp, chất lượng đúng quy định bên xây dựng mà tiến độ thi công được thực hiện trước thời hạn. - Thứ sáu: Công ty hàng năm luôn gửi người đi đào tạo nâng cao tay nghề , khuyến khích người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần.Vì vậy bước đầu công ty có nhiều thuận lợi .Với việc lợi nhuận ngày càng tăng mặc dù chỉ trên thanh toán của công ty chưa cao.Nhưng với bản thân công ty đã là một dự có gắng hết mình của các cán bộ công nhân viên trong công ty trong 4 năm qua công ty luôn thực hiện theo đúng mục tiêu đó là tăng lợi nhuận cao nhưng vẫn đảm bảo được môi trường xung quanh: Có thể nói qua 4 năm hoạt động của mình công ty đã rất cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.Và đã đạt được các kết quả khả quan.Tuy vậy bên cạnh đó về hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhiều điều chưa hợp lý còn những mặt hạn chế. 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Chỉ tiêu khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Bảng 6: Bảng chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Lợi nhuận sau thuế 43 68 118 218 2 Doanh thu 1814 7088 9969 11754 3 Vốn chủ sở hữu 10040 10107 10235 10456 4 Tài sản 14073 15794 15813 16090 5 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (%), (1/2) 2.37 0.96 1.18 1.85 6 Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (%), (1/3) 0.43 0.67 1.15 2.08 7 Doanh lợi TS (%), ( ROA = 1/4 ) 0.31 0.43 975 1.35 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Phòng tài chính kế toán Từ kết quả phân tích trên ta thấy: Mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp hàng năm đều tăng lên. Cụ thể mức tăng doanh thu lớn nhất là năm 2002, tăng 5274 triệu đồng so với năm 2001. Bước sang năm 2003 mức tăng này là 2881 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1785. Bên cạnh đó lợi nhuận của công ty cũng tăng lên hàng năm, năm 2003 tăng 50 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 100 triệu đồng so với năm 2003. Điều đó có nghĩa là công ty đang hoạt động có hiệu quả. Thực tế doanh nghiệp đã không ngừng đề ra các biện pháp để tăng lợi nhuận như tăng cường đầu tư theo chiều sâu, liên tục đổi mới dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại … Kết quả thu được tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng nhanh, tăng rõ nhất là năm 2004 mức tăng quá nhanh so với năm 2001 tăng 1,35 %. Nguyên nhân là do sự tăng của chi tiêu doanh lợi sản phẩm tạo nên. Do đó công ty cần có biện pháp cải thiện chỉ tiêu trên mới có hy vọng tăng ROA. Việc đầu tư của doanh nghiệp trong các năm qua tương đối hiệu quả đầu tư đúng hướng và phù hợp với tình hình vốn của công ty. Đây là biểu hiện tốt vì kết quả này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tích luỹ, đầu tư và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, vì thu nhập sau thuế là một nguồn quan trọng để doanh nghiệp phân chia cổ tức, trích lập các quỹ và chăm lo hơn nữa đến đời sống của người lao động. 2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Mặc dù không chiếm tỷ tọng cao trong tổng vốn tài sản của công ty. Nhưng TSCĐ cũng không kém phần quan trọng TSCĐ là khỏan đầu tư nhằm mục đích sử dụng lâu dài của công ty TSCĐ góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn đầu tư của công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty (ICCI…) Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Năm 2002/2001 Năm 2003/2002 Năm 2004.2003 % Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch 1. VCĐ bình quân 4896 6757 5932 6369 38,01 1861 -12,21 -825 7,37 437 2. Doanh thu thuần 1814 7088 9969 11754 290,74 5274 40,64 2881 17,9 1785 3. Lợi nhuận trước thuế 63 100 174 174 58,73 37 74 74 84,48 147 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (2/1) 0,37 1,05 1,68 1,68 183,78 0,68 60 0,63 9,52 0,16 5. Hàm lượng VCĐ 91/2) 2,70 0,95 0,95 0,59 -64,81 -1,75 -37,89 -0,36 -8,47 -0,05 6. Doanh lợi VCĐ (3/1) 0,013 0,015 0,030 0,030 15,38 0,002 100 0,015 66,67 0,02 Báo cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Phòng tài chính - kế toán VCĐ bình quân trong một kỳ là bình quân số học của vốn cố định có ở đầu kỳ và cuối kỳ (Vốn cố định đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hiệu số của nguồn giá tài sản cố định có ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ) Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận sau thuế 1 - thuế thu nhập doanh nghiệp (Với thuế TNDN: 32%) 2.3.2.1. Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định Một công ty bước vào kinh doanh với không ngoài mục đích là lợi nhuận. Lợi nhuận mới đảm bảo cho công ty có thể hoạt động và phát triển được. Một doanh nghiệp có doanh thu nhiều doanh thu cao chưa hẳn là biểu hiện tốt mà trong hoàn cảnh nào phải phù hợp. Liên quan đến mức doanh lợi vốn cố định là lợi nhuận, trước khi nghiên chỉ tiêu mức doanh lợi VCĐ chúng ta nghiên cứu về lợi nhuận trước thuế và VCĐ bình quân. Về VCĐ bình quân chúng ta thấy mức tăng giảm VCĐ bình quân không đều, năm 2002 tăng 38,01% tương đương với 1861 triệu đồng. Mức tăng này một phần là do công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị cho xây dựng nên tài sản cố định đã tăng lên trong năm 2002. Tuy vậy sang năm 2003 VCĐ bình quân lại giảm xuống giảm 12,21% tương đương giảm 825 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do năm 2002 công ty đã mua sắm TSCĐ hiện đại và tiên tiến nên năm 2003 công ty không cần đầu tư thêm nữa. Sang năm 2004 VCĐ bình quân tăng lên tăng 7,37% tương đương với 437 triệu đồng. Do trong năm 2004 công ty nhận được nhiều công trình mới đòi hỏi cần nhiều máy móc, thiết bị để đáp ứng đúng tiến độ thi công nên công ty đã mua sắm thêm TSCĐ dẫn đến năm 2004 VCĐ bình quân tăng lên nhưng chậm. Qua bảng số liệu trên nhìn chung lợi nhuận trước thuế là qua 4 năm đều tăng, năm 2002 tăng 58,73% tương đương số tiền 37 triệu đồng so với năm 2001. sang năm 2003 mức tăng là 74% tương đương 74 triệu đồng (gấp đôi) năm 2001, một con số đáng mừng, năm 2004 là một năm thành công của công ty trong việc đầu tư vốn vào TSCĐ. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế tăng 84,4% tương đương với số tiền là 147 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2001 mức lợi nhuận trước thuế là 63 triệu thì dến năm 2004 là 321 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy được công ty đang trên đà phát triển, lợi nhuận ngày càng cao. Bên cạnh lợi nhuận trước thuế tăng nhanh, trong khi vốn cố định bình quân tăng chậm hơn. Vì vậy mức doanh lợi vốn cố định ngày càng tăng năm 2002 tăng 15,38% so với năm 2001, năm 2003 tăng 100% tăng gấp đôi năm 2002 tương ứng 0,015 đồng. Sang năm 2004 tuy mức tăng không cao bằng năm 2003 nhưng cũng là một chỉ tiêu đáng mừng năm 2004 tăng 6,67% tương đương với mức tăng 0,02 đồng chúng ta có thể thấy: Năm 2001 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,013 đồng lợi nhuận. Năm 2002 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận, tăng 15,38% so với năm 2001. Năm 2003 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận tăng 100% so với năm 2002. Năm 2004 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận, tăng 66,67% so với năm 2003. Qua 4 năm hoạt động của mình, công ty đã thu được lợi nhuận trước thuế khá cao, so với kinh doanh để đạt được thành công đó, công ty đã sử dụng vốn có hiệu qủa. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bằng việc ra đời nhiều công ty, công ty đã chuyển nhượng một số máy móc, kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả chưa cao bằng việc đầu tư mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới hiện đại, có thời gian hoạt động sản xuất nhanh và hiệu quả. Vì vậy mà công ty đã bước đầu thành công. 2.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định của công ty qua 4 năm ta thấy ở mức trung bình chsỉ tiêu này đang tăng dần qua các năm. Năm 2002 tăng 183,78% so với năm 2001. Bước sang năm 2003 chỉ tiêu này tăng giảm so với năm 2002 và năm 2004 chỉ tiêu này tăng so với năm 2003 chưa cao chỉ tăng 9,52%. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp phù hợp và hiệu quả để vừa duy trì như tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001 bên cạnh đó cần hạn chế tình trạng tăng chậm dầm qua các năm tới. Bằng những biện pháp chiến lược công ty cần đẩy cao chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này càng cao thì việc đầu tư vốn cố định mới hiệu quả. Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm cho ta biết: Năm 2001: trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,37 đồng doanh thu. Năm 2002 trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,05 đồng doanh thu. Năm 2003 là 1,68 và năm 2004 là 1,84 đồng doanh thu Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ta thấy doanh thu thuần tăng nhanh trong khi vốn cố định bình quân, tăng lên chậm và đang có xu hướng giảm dần. Vì vậy chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định ngày càng được tăng lên cũng như sự sáng suốt trong bộ máy quản lý của công ty đã chấp nhận mạo hiểu thanh lý một số máy móc lỗi thời lạc hậu thay vào đây là những thiết bị hiện đại, tối tân nhất, và kết quả thu được thật đáng mừng cho công ty. Tuy vậy TSCĐ trong tổng số tài sản của công ty sự chênh lệch giảm TSCĐ và TSLĐ đang tăng lên. Trong khi TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên, thì TSCĐ lại giảm dần. Vì vậy công ty cần phải điều chỉnh sao cho có sự cân đối hơn nữa TSCĐ và TSLĐ để có hiệu quả cao. Vì vậy TSLĐ và TSCĐ chúng có mối quan hệ khăng khít tương hỗ nhau và cùng phát triển. 2.3.2.3. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này năm 2001 là rất cao. Lượng vốn cố định cần đầu tư để thu thêm được một đồng doanh thu năm 2001 là 2,7 đồng. Tuy nhiên qua 4 năm hoạt động chỉ tiêu này đã giảm dần. Năm 2001 đầu tư 2,7 đồng thì năm 2004 giảm xuống còn 0,54 đồng và ngày càng tiếp tục giảm trong những năm tương lai. Quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (ICCI..) trong 4 năm qua mặc dù mới bước vào thương trường chưa lâu nhưng công ty đã bước đầu gặt hái được sự thành công, công ty làm ăn ngày càng hiệu quả, để gặt hái được những thành công bước đầu một phần cũng nhờ sự chỉ đạo tài tình cùng với đội ngũ cán bộ tài năng đầy trí tuệ, với sự hào hứng của tuổi trẻ. Năm 2005 công ty đề ra nhiều mục tiêu để phấn đấu. 2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu sau. 2.3.3.1. Khả năng thanh toán của công ty Bảng 8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty (ICCI…) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1. Tổng tài sản 14073 15794 15813 17390 2. Tổng tài sản lưu động 8615 8788 9744 10869 3. Tổng vốn bằng tiền 170 182 189 193 4. Các khỏan phải thu 5910 5762 6851 7574 5. Tổng nợ phải trả 4033 5687 5578 6934 6. Tổng nợ ngắn hạn 4033 5687 5578 6934 7. Hệ số nợ (5/1)% 28,65 36 35,27 39,87 8. Tỷ suất thanh toán hiện hành (2/6)% 213,61 154,52 174,68 156,75 9. Tỷ suất thanh toán nhanh (3+4/6)% 150,75 104,52 126,21 112,01 10. Tỷ suất thanh toán tức thời (3/6)% 4,21 3,2 3,39 2,78 Baó cáo tài chính năm 2001, 2002, 2003, 2004 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua các năm từ 2001 đến 2004, ta thấy hệ số nợ của công ty đều tăng lên, trong năm 2003 mặc dù có giảm xuống nhưng không đáng kể. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của công ty đều tăng 1. Điều này có nghĩa trong 4 năm công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Mặc dù qua các năm chỉ tiêu này mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao. Từ đó chúng ta thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty không cao lượng tiền mặt của công ty còn nhiều,mặc dù việc dự trữ nhiều tiền là tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0538.doc
Tài liệu liên quan