Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CÔNG TY LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3

TẠI CÔNG TY. 3

1.1 Tổng quan về Công ty. 3

1.1.1 Quá trình hình thành 3

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4

1.1.3 Nhiệm vụ chủ yếu và cơ cấu tổ chức. 5

1.1.3.1 Nhiệm vụ chủ yếu. 5

1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức. 6

1.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 7

1.2 Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 10

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm 10

1.2.2 Nguyên vật liệu 11

1.2.3 Khách hàng 11

1.2.4 Nguồn cung cấp tín dụng 12

1.2.5 Các chủ trương, chính sách của Nhà nước 12

CHƯƠNG 2 14

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN TRONG THỜI GIAN QUA. 14

2.1 Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty 14

Chỉ tiêu 14

2.1.1 Nguồn vốn lưu động 16

Năm 2000 17

2.1.2 Cơ cấu vốn lưu động 18

2.1.3 Quy mô vốn lưu động 23

2.1.4 Bảo toàn và phát triển vốn lưu động 26

2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 27

2.2.1 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 28

2.2.2 Sức sinh lời của vốn lưu động 31

Bảng10 : Sức sinh lời của vốn lưu động của Công ty 32

2.2.3 Các chỉ số hoạt động 32

2.2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 32

2.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các bộ phận cấu thành vốn lưu động. 36

Năm 2001 37

2.3 Những kết quả quan trọng đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. 43

2.3.1 Tận dụng được vốn của đối tác nhờ đó mở rộng được quy mô 43

2.3.2 Tăng nhanh khả năng thanh toán 45

2.4 Những yếu kém chủ yếu và nguyên nhân. 46

2.4.1 Các yếu kém 46

2.4.1.1 Mất cân đối trong cơ cấu vốn lưu động 46

2.4.1.2 Tình trạng tồn đọng vốn còn kéo dài. 46

2.4.1.3 Vòng quay vốn chưa cao. 47

2.4.1.4 Sức sinh lời vốn lưu động thấp 48

2.4.2 Các nguyên nhân . 48

2.4.2.1 Công tác quản lý tiền mặt chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu. 48

2.4.2.2 Chưa có biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản phải thu, hạn chế vốn bị chiếm dụng. 49

2.4.2.3 Công tác quản lý dự trữ chưa được tốt 49

2.4.2.4 Thị trường xây dựng thời gian qua chưa ổn định 50

2.4.2.5 Thiếu đồng bộ trong một số chính sách của Nhà nước. 51

CHƯƠNG 3 52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN. 52

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 52

3.1.1 Mục tiêu 52

3.1.2 Định hướng 52

3.2 Một số giải pháp 53

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động. 53

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động 56

3.2.3 Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường 60

3.2.4 Tiến hành cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 62

3.2.5 Đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh 62

3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ và hoàn thiện bộ máy. 65

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 66

3.3.1 Kiến nghị với Tổng Công ty lắp máy Việt Nam 66

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng 67

3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước 68

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Hệ số thanh toán chung cao sẽ phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động lớn bị tồn trữ, làm việc sử dụng tài sản lưu động không hiệu quả, vì bộ phận này không sinh lời. Do đó, tính hợp lý của hệ số thanh toán chung còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, góc độ của người phân tích cụ thể. Thông thường tỷ số này chấp nhận được nếu lớn hơn hoặc bằng 2. Hệ số thanh toán nhanh: = TSLĐBQ - Hàng lưu kho Tổng nợ ngắn hạn QR Trong đó: QR là hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán bằng tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá nhanh thành tiền của doanh nghiệp. Cũng như hệ số thanh toán chung, độ lớn hay nhỏ của hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể thì mới có thể kết luận là tích cực hay không tích cực. Tuy nhiên nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Thông thường nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 là rất tốt, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và ngược lại. Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chi trả tức thời của doanh nghiệp đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán ngay. Nếu hệ số này cao thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán rất nhanh và ngược lại. Nhưng nếu hệ số này quá lớn chứng tỏ doanh nghiệp có quá nhiều vốn nhàn rỗi, lãng phí dẫn đến không hiệu quả, nhưng nếu chỉ tiêu này mà quá thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt. Tuy nhiên, khó có thể nói cao hay thấp ở mức nào là tốt và không tốt. Vì nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh hoặc góc độ của người phân tích. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thời tốt. Thực tế khả năng thanh toán ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện những năm qua được mô tả ở bảng sau đây: Bảng 11: Khả năng thanh toán của Công ty. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 TSLĐ 9251.302 9439.772 10362.391 Tiền mặt 18.299 159.513 190.544 Phải thu 6910.867 6130.083 8201.917 Tồn kho 1676.441 1905.064 1503.856 TSLĐ khác 645.695 1245.112 466.074 Nợ ngắn hạn 6817.139 6931.133 7151.455 Hệ số thanh toán chung 1.357 1.362 1.449 Hệ số thanh toán nhanh 1.111 1.087 1.239 Hệ số thanh toán tức thời 0.003 0.023 0.027 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Các số liệu bảng 11cho ta thấy: khả năng thanh toán của công ty là tốt. Chỉ tiêu khả năng thanh toán chung các năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng. Cụ thể, hệ số thanh toán chung các năm 2000, năm 2001, năm 2002 lần lượt là 1,357; 1,362 và 1,449. Có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 1,357; 1,362 và 1,449 đồng tài sản lưu động. Các con số này chứng tỏ tức các khoản nợ của Công ty hoàn toàn có thể được thanh toán bằng tài sản của Công ty, nếu tình trạng xấu xảy công ty không phải sử dụng tài sản cố định để thanh toán nợ. Trong ngắn hạn, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng chính tài sản lưu động mà không phải thanh lý tài sản cố định. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng ở mức cao, hệ số khả năng thanh toán nhanh các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 1,111; 1,087 và 1,239 điều này có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 1,111; 1,087 và 1,239 đồng tài sản lưu động dưới dạng tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá nhanh thành tiền của doanh nghiệp. Các hệ số này đều lớn hơn 1 vì vậy, đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán ngay thì công ty vẫn có khả năng đảm bảo. Mặc dù chỉ số thanh toán nhanh năm 2001 có phần thấp hơn năm 2000 và năm 2002 những vẫn đảm bảo đều lớn hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh của năm 2001 giảm so với năm 2000 là do lượng tồn kho tăng lên, đồng thời do giá trị sản lượng của công ty tăng cao trong năm 2001 nên nhu cầu về vốn lưu động cho công trình đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh vay nợ. Hệ số khả năng thanh toán tức thời các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 0,003; 0,023 và 0,027 điều này có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 0,003; 0,023 và 0,027 đồng tài sản lưu động dưới dạng tiền mặt. Các hệ số này đều rất nhỏ, điều đó có nghĩa là khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của Công ty là rất kém, nó cũng chứng tỏ phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty. Vì vậy, khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt với số lượng lớn Công ty sẽ không còn cách nào khác là phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao, dẫn tới tăng chi phí về vốn. Thực tế này đang xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài, lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ lớn do đó vốn kinh doanh tập trung vào nguyên vật liệu dự trữ và giá trị công trình dở dang, vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách khái quát trên tổng vốn lưu động mới chỉ cho ta biết được sự tăng, giảm và vấn đề quản lý sử dụng của tổng thể, chứ chưa cho ta biết được cơ cấu phân bổ, sử dụng của từng thành phần cấu thành nên vốn lưu động, chưa thấy việc sử dụng là hợp lý hay bất hợp lý của từng thành phần này. Để làm được điều đó ta cần đánh giá một cách chi tiết từng thành phần cấu thành lên vốn lưu động. Hơn nữa, việc xem xét từng thành phần kết cấu nên vốn lưu động sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính cho những tồn tại xảy ra trong công tác quản lý vốn lưu động. Việc đánh giá hiệu quả từng thành phần kết cấu nên vốn lưu động được thực hiện thông qua xem xét, đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản là: Số vòng quay và thời gian của một vòng quay. = Doanh thu thuần Vốn bằng tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Vòng quay tiền mặt Thời gian một vòng quay tiền = 360 (ngày) Vòng quay tiền Hiệu quả vốn tiền mặt Vòng quay tiền mặt là khoảng thời gian bắt đầu từ khi trả tiền mặt cho nguyên vật liệu và kết thúc khi thu được tiền mặt từ các khoản phải thu. Vòng quay tiền mặt phản ánh tốc độ chu chuyển của tiền mặt. Vòng quay tiền mặt càng lớn thể hiện rằng vốn của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Thời gian một vòng quay tiền càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt. Các doanh nghiệp luôn mong muốn có số ngày một vòng quay tiền mặt ngắn vì khi đó số vốn mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho hiệu quả cao hơn từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều đó buộc các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý tín dụng cấp cho khách hàng chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Thực tế vòng quay và thời gian vòng quay tiền mặt tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được mô tả ở bảng dưới đây: Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 10646.420 8360.085 8699.320 2 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 8328.431 6553.687 6679.841 3 Vốn bằng tiền Triệu đồng 18.299 159.513 190.544 Số vòng quay tiền Vòng 581.8 52.4 45.6 Thời gian một vòng quay tiền Ngày 0.618 6.869 7.885 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Vốn bằng tiền: Năm 2000 vốn bằng tiền là 18.299 triệu đồng (0,198%). Sang các năm sau đó giá trị vốn bằng tiền có tăng lên nhưnng vẫn vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong vốn lưu động. Năm 2001 vốn bằng tiền là 159,513 triệu đồng (1.689%), năm 2002 vốn bằng tiền là 190,544 triệu đồng (1,838%). Vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả tiền mặt thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp. Do vậy, Công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng quá nhiều, vì điều này sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh. Năm 2000, vòng quay tiền mặt của Công ty đạt 581.8 vòng, tức là trong năm này tiền mặt bỏ vào sản xuất kinh doanh và thu về được tổng cộng là 581,8 lần. Đây là một con số rất cao nhưng nó không phản ánh đúng lượng tiền thực của Công ty. Sang năm 2001 và 20002, số vòng quay của Công ty giảm mạnh xuống lần lượt là 52,4 và 45,6 vòng. Mặc dù có giảm nhưng số vòng quay tiền của Công ty là rất cao, hơn nữa con số này mới phản ánh đúng tình hình tiền mặt của Công ty. Thời gian một vòng quay tiền đo độ dài của một vòng quay tiền mặt nên khi số vòng quay tiền mặt giảm thì đồng nghĩa với việc thời gian của một vòng quay tiền mặt sẽ tăng. Năm 2000, số ngày bình quân một vòng quay tiền rất ngắn (0.618 ngày). Sang năm 2001 và năm 2002 số ngày bình quân một vòng quay tiền tăng lên lần lượt là 6.869 và 7.885 ngày. Mặc dù thời gian một vòng quay tiền có tăng nhưng nhìn chung thời gian một vòng quay tiền của Công ty là ngắn, chính điều này góp phần tăng hệ số phục vụ của vốn bằng tiền vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Hiệu quả vốn phải thu. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần (vòng) Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = 360 (ngày) Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện rằng doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản nợ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợ của doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kỳ thu tiền bình quân mà quá ngắn nghĩa là phương thức tín dụng quá hạn chế, có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, bởi lẽ trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua bán chịu là một tất yếu khách quan và khách hàng luôn mong muốn thời hạn trả tiền được kéo dài thêm. Thực tế vòng quay và thời gian vòng quay các khoản phải thu tại Công ty trong những năm gần đây được mô tả ở bảng dưới đây: Bảng 13: Hiệu quả sử dụng các khoản phải thu của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 10646.420 8360.085 8699.320 2 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 8328.431 6553.687 6679.841 3 Phải thu Triệu đồng 6910.867 6130.083 8201.917  4 Số vòng quay khoản phải thu Vòng 1.540 1.364 1.060  5 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 234 264 340 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Các số liệu bảng 13 cho thấy: Số dư các khoản công nợ phải thu ở thời điểm cuối niên độ của Công ty các năm từ 2000 đến 2002 vẫn còn rất cao. Năm 2000 là 6910.867 triệu đồng chiếm 74,7% trên tổng vốn lưu động. So với năm 2000, các khoản phải thu năm 2001 của Công ty có giảm chút ít nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong vốn lưu động ( 64,9%) tương ứng với số tuyệt đối là 6130,083 triệu đồng, năm 2002 lại tăng lên thành 8201.917 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 79.15% trên tổng vốn lưu động. Có thể thấy rằng, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn lưu động. Điều đó chứng tỏ Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một lượng rất lớn vốn lưu động, Công ty sẽ bị giảm một lượng lớn vốn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng từ các số liệu của bảng 13 cho thấy, số vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hướng giảm dần. Cụ thể, 2000 số vòng quay các khoản phải thu là 1.540 vòng có nghĩa là năm 2000 các khoản phải thu bỏ vào sản xuất kinh doanh và thu về chưa đến 2 lần. Sang các năm 2001 và 2002 con số này lại còn thấp hơn, năm 2001 và 2002 các khoản phải thu quay được lần lượt là 1.364 và 1.060 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ hiệu quả công tác thu hồi các khoản nợ của Công ty là chưa tốt. Thời gian một vòng quay khoản phải thu (kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu đo độ dài của vòng quay các khoản phải thu, nên khi vòng quay các khoản phải thu giảm thì số ngày bình quân một vòng quay sẽ tăng. Năm 2002 kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng 106 ngày so với năm 2000 và tăng 76 ngày so với năm 2001, đưa số ngày cần thiết cho một lần thu hồi công nợ bình quân từ 234 ngày năm 2000 lên 264 ngày năm 2001 và 340 ngày năm 2002, việc kéo dài kỳ thu tiền bình quân sẽ làm số vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng tăng. Hiện nay ở Công ty để thu hồi được khoản phải thu, trung bình Công ty phải mất trên dưới 10 tháng, đây là một khoản thời gian rất dài, đành rằng Công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có thời gian thi công và thu hồi vốn dài hơn các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác nhưng thời gian thu hồi công nợ lớn hơn nhiều so với quy chuẩn chung của ngành (*).*1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Ban hành theo quyết định số 682/BXD – CSXD ngày 14/12/1996 và quyết định số 439/BXD – CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ xây dựng thì số ngày cần thiết để thu hồi các khoản thanh toán sau bàn giao công trình là từ 45 ngày đến 60 ngày, trong các trường hợp đặc biệt không vượt quá 90 ngày sau bàn giao công trình”. Là một dấu hiệu không tốt, trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ. Số vòng quay các khoản phải thu giảm, số ngày bình quân trên một vòng quay tăng. Cả hai điều này chứng tỏ số vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng. Như vậy trong thời gian tới Công ty cần phải chú trọng hơn nữa tới việc thu hồi các khoản phải thu, có biện pháp để thu hồi các khoản phải thu, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn, ứ đọng vốn trong thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (vòng) Hàng lưu kho trung bình Số ngày bình quân của = 360 (ngày) một vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho Hiệu quả vốn vật tư hàng hoá tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thể hiện các khoản tồn kho của doanh nghiệp ít. Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Tuy nhiên, nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho cao quá hoặc mức tồn kho thấp quá thì số ngày một vòng quay hàng tồn kho thấp nhưng cũng phản ánh lượng tiêu thụ hàng hoá sẽ bị hạn chế. Thực tế vòng quay và thời gian vòng quay vật tư hàng hoá tồn kho tại Công ty trong những năm gần đây được mô tả ở bảng dưới đây: Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá tồn kho của Công ty. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 10646.420 8360.085 8699.320 2 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 8328.431 6553.687 6679.841 3 Vốn vật tư hàng hoá tồn kho Triệu đồng 1676.441 1905.064 1503.856  4 Số vòng quay Vòng 6.350 4.388 5.784  5 Thời gian bình quân vòng quay Ngày 57 82 62 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Qua các số liệu bảng 14 cho thấy: Cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì quy mô vốn vật tư hàng hoá của Công ty cũng tăng theo. Năm 2000, vốn lưu động từ các khoản vật hàng hoá tồn kho chiếm 18,121% tương ứng với số tiền là 1676,441 triệu đồng. Sang năm 2001, tỷ lệ này tăng lên thành 20,181% tương ứng với số tiền 1905,064 triệu đồng. Năm 2002, vốn lưu động vật tư hàng hoá tồn kho có xu hướng giảm. Tỷ trọng vốn lưu động dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho chiếm 14,512% tương ứng với số tiền là 1503,856 triệu đồng. Điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng phục vụ của vốn vật tư hàng hoá trong năm 2002 sẽ cao hơn năm 2000 đồng thời tỷ trọng vốn vật tư hàng hoá trên tổng vốn lưu động cũng giảm, làm lượng vốn của Công ty được đưa vào lưu thông tăng cao hơn, giảm lượng vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ. Qua các số liệu của bảng 14 cũng cho thấy: số vòng quay của vật tư hàng hoá có xu hướng giảm, năm 2000 vật tư hàng hoá quay được 6,350 vòng, con số này trong các năm 2001 và 2002 giảm xuống lần lượt là 4,388 và 5,784 vòng. Tuy có giảm nhưng nhìn chung số vòng quay vật tư hàng hoá của Công ty là cao. Điều này chứng tỏ vật tư hàng hoá tồn kho của Công ty không lớn lắm. Hàng hoá tồn nhỏ có thể phản ảnh hai mặt của công tác quản lý vốn của Công ty: Thứ nhất, hàng tồn kho nhỏ cho thấy công tác quản lý hàng tồn thật sự hiệu quả, vốn bị ứ đọng ít. Mặt khác, cũng cho thấy quy mô khối lượng công việc của Công ty mỗi năm không thật lớn. Thời gian một vòng quay vật tư hàng hoá tồn kho tăng dần qua các năm 2000 đến 2002. Số ngày cần thiết cho một vòng quay vốn vật tư hàng hoá tồn kho tăng từ 57 ngày năm 2000 lên 82 ngày năm 2001 và 62 ngày vào năm 2002, con số này phần nào phản ánh tình hình chung của Công ty. Bởi vì, về nguyên tắc, việc số ngày luân chuyển của vật tư hàng hoá tăng trong năm thể hiện công tác quản lí gặp nhiều khó khăn, yếu kém và ngược lại. Những kết quả quan trọng đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong cơ chế thị trường hiện nay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần được kiến tạo từ một yếu tố hay một lĩnh vực cụ thể mà nó là sự kết tinh của tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó là sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời cao nhất. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong những năm qua, mặc dù Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách trên thị trường. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt một số thành kết quả cụ thể sau: Tận dụng được vốn của đối tác nhờ đó mở rộng được quy mô vốn lưu động. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp tự có đủ vốn để kinh doanh, hầu hết đều phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có như vậy các doanh nghiệp mới đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, có khả năng mở rộng thị trường, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong các nguồn vốn được các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm là tận dụng vốn của đối tác – vốn chiếm dụng. Vốn chiếm dụng là một khoản quan trọng đối với bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào không chỉ vì nó đáp ứng nhanh cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn vì nguồn vốn này thủ tục đơn giản, dễ huy động, chi phí thấp. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, lợi ích của các doanh nghiệp trên thị trường có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau thì việc tận dụng sự hỗ trợ của nhau, chiếm dụng nguồn vốn của nhau để duy trì và phát triển các hoạt động của mình là một “chiến lược” được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Chính vì nhận thức được điều này, cho nên trong những năm qua Công ty luôn xem việc tận dụng vốn của đối tác là một trong các chính sách trong công tác quản lý vốn của mình. Để đánh giá khả năng chiếm dụng vốn của Công ty chúng ta xem xét tỷ lệ các khoản phải trả trong tổng vốn lưu động của Công ty qua các năm. Khả năng tận dụng vốn đối tác của Công ty trong những năm qua được mô tả trong bảng dưới đây: Bảng 16: Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng vốn lưu động 9251.302 100 9439.772 100 10362.402 100 Nợ phải trả 6660.9 72 6986.472 74 7026.402 67.8 Nguồn vốn chủ sở hữu 2590.4 28 2454.3 26 3336.7 32.2 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Qua các số liệu bảng 16 chúng ta đã thấy: Trong những năm qua, trong cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty thì lượng vốn lưu động dưới dạng các khoản phải trả luôn duy trì ở một tỷ lệ rất cao trên dưới 70%. Điều này chứng tỏ Công ty đã huy động và sử dụng một lượng khá lớn vốn vay ngắn hạn của chủ nợ và tận dụng rất nhiều vốn của đối tác. Vốn huy động chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, nhờ vậy mà quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Cũng chính nhờ việc tận dụng tốt lượng vốn của đối tác mà Công ty đã không ngừng mở rộng được quy mô vốn lưu động nói riêng vốn kinh doanh nói chung, nhờ đó mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty trong những năm qua tuy tăng không nhiều nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại. Trong khi đó, quy mô vốn lưu động của Công ty tăng nhanh, năm 2001 so với năm 2000 lượng tăng tuyệt đối là 188,420 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,037%, năm 2002 so với năm 2001 lượng tăng tuyệt đối là 922,669 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9,74%. Tăng nhanh khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của Công ty không ngừng được cải thiện, thể hiện ở chỗ: tất cả các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty không ngừng tăng lên từ năm 2000 đến năm 2002. (Hệ số khả năng thanh toán chung các năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng, hệ số thanh toán chung các năm 2000, năm 2001, năm 2002 lần lượt là 1,357; 1,362 và 1,449. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đều ở mức cao, hệ số khả năng thanh toán nhanh các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 1,111; 1,087 và 1,239. Hệ số khả năng thanh toán tức thời các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 0,003; 0,023 và 0,027). Kết quả này cũng có nghĩa là các khoản nợ của doanh nghiệp hoàn toàn có thể được thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp. Nó cho thấy nếu tình trạng xấu xảy công ty không phải sử dụng tài sản cố định để thanh toán nợ. Đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán ngay thì công ty vẫn có khả năng đảm bảo. Hạn chế duy nhất là khả năng thanh toán bằng tiền mặt hơi thấp. Có được những thành quả trên là nhờ vào sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo Công ty cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đặc biệt là các đơn vị trực tiếp quản lý các nguồn vốn, tài sản của Công ty như phòng tài chính kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng vật tư... đã thực hiện tốt vai trò quản lý của mình và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty. Những yếu kém chủ yếu và nguyên nhân. Các yếu kém Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty còn nhiều bất cập cần khắc phục sớm. Sau đây là một số bất cập điển hình mà em mạnh dạn nêu ra để từ đó chúng ta cùng tìm hướng giải quyết. Mất cân đối trong cơ cấu vốn lưu động Kết quả phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty cho thấy: vốn lưu động của Công ty bao gồm bốn thành phần chính là tiền mặt, các khoản phải thu, vật tư hàng hoá tồn kho và một số tài sản lưu động khác tồn tại dưới dạng tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển. Tuy nhiên, trong cơ cấu này, vốn lưu động dưới dạng các các khoản phải thu và vật tư hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn. Trong các năm từ 2000 đến 2002, tỷ trọng các khoản phải thu luôn chiếm một tỷ trọng trên dưới 75% vốn lưu động. Chính điều này dẫn đến, mặc dù Công ty chủ trương thực hiện chính sách chiếm dụng vốn của đối tác nhưng ngược lại chính Công ty cũng bị đối tác chiếm dụng một lượng lớn vốn lưu động của mình. Trong khi đó, Công ty lại duy trì một lượng tiền mặt quá ít, tỷ lệ tiền mặt chỉ chiếm không tới 2% trong tổng vốn lưu động. Điều này làm cho khả năng thanh toán tức thời của Công ty rất hạn chế. Đặc biệt là mỗi khi có nhu cầu tiền mặt phát sinh thì Công ty không còn cách nào khác là phải đi vay với chi phí cao. Chính những bất cập trong cơ cấu vốn lưu động làm cho hiệu quả vốn lưu động chưa đạt được như mong muốn. Tình trạng tồn đọng vốn còn kéo dài. Tồn đọng vốn là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế hiện nay, đặc biệt lại càng không thể tránh khỏi với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vì, đặc điểm nổi bật của các sản phẩm xây dựng là thời gian thi công kéo dài, có giá trị tài tài sản lưu động luân chuyển chiếm tỷ trọng lớn... Do đó, ứ đọng vốn là điều đương nhiên. Biểu hiện của tình trạng tồn đọng vốn là lượng vật tư hàng hoá tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động. Nhưng ở Công ty tình trạng tồn đọng vốn kéo dài và thời gian ứ đọng dài. Các số liệu báo cáo tài chính của Công ty cho thấy: suốt từ năm 1997 đến năm 2000 giá trị vật tư hàng hoá tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trên dưới 20% vốn lưu động của Công ty. Các năm từ 2000 đến 2002, tỷ trọng các khoản vật tư hàng hoá tồn kho có giảm chút ít nhưng vẫn cao (trên dưới 18% vốn lưu động). Điều này có nghĩa là một lượng vốn lưu động của Công ty đã bị ứ đọng, trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng tuy nhiên, Công ty vẫn chưa khắc phục được tình trạng này. Vòng quay vốn chưa cao. Vòng quay vốn lưu động của Công ty thấp và có chiều hướng g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0013.doc
Tài liệu liên quan