Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: .7

VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I .Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động: .7

I.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

I.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn Lưu động: .7

 + Khái niệm

 + Đặc điểm VLĐ

I.1.1.2 Phân loại vốn VLĐ: .10

 + Phân loại theo hình thức biểu hiện

 + Phân loại theo Vai trò của từng loại VLĐ trong SXKD

I.1.1.3 Cơ cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu VLĐ: 12

I.1.2 Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp: 13

I.1.2.1 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: 13

 + Vốn chủ sở hữu

 + các khoản nợ

I.1.2.2 Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn

 + Nguồn thường xuyên

 + Nguồn tạm thời

I.1.2.3 Phạm vi huy động vốn: .15

 + Nguồn vốn bên trong

 + Nguồn vốn bên ngoài

I.1.3 Nhu cầu VLĐ và xác định nhu cầu VLĐ: 15

 + Nhu cầu VLĐ

 + Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ

I.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ: 18

 

doc50 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa là các nguồn tài trợ cũng giảm công ty sẽ tiết kiệm được khoản chi phí sử dụng vốn nhưng quan trong hơn là quá trình kinh doanh được liên tục duy trì năng lực hoạt động cũng như khả năng thu lợi nhuận trong năm. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn tốt có hiệu quả thì vòng quay vốn sẽ tăng lên, đây là điều kiện để công ty tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Tóm lại xuất phát từ vai trò của của vốn lưu động trong hoặt động sản xuất kinh doanh, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết nó quyết định đến hiệu quả và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ đó đặt ra cho nhà quản lý không chỉ quản lý vốn lưu động tốt mà phải sử dụng chúng một cách có hiệu quả hợp lý để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm tăng lợi nhuận. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể dùng hệ thống các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Đổi với nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số này có thể thấy được năng lực thanh toán, hoàn trả các khoản nợ. Đổi với chủ nợ có thể thấy được độ an toàn của các khoản cho vay Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này tính đến khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn cần thanh toán ngày lập tức, chỉ số này >=1 cho biết doanh nghiệp có một lượng tiền mặt đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên chỉ tiêu này cao trong thời gian dài thể hiện đồng tiền không luân chuyển, khả năng sinh lời kém. Công thức: = Hệ số khả năng thanh toán tức thời = vốn bằng tiền nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn Hệ số khả năng thanh toán nhanh=(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này nhỏ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu chính là: số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn Số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm. Công thức: L=M/VLĐ L: số vòng quay của vốn lưu động trong năm M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong năm VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. K=360/L hay K=VLĐbp x 360/Doanh thu thuần K: kỳ luân chuyển vốn lưu động Sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hàng dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp tốt hay không. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả. Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc từng tháng. Vốn lưu động bình quân trong kỳ kế hoạch chính là nhu cầu vốn lưu động trong kỳ. Còn đổi với vốn lưu động bình quân thực tế thì như sau: VLĐbq năm=Tổng số dư bình quân các quý trong năm/số quý trong năm. Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng có thể giúp doanh nghiệp giảm được lượng vốn lưu động cần thiết, tiết kiệm được vốn lưu động cũng có nghĩa là giảm được chi phí sử dụng vốn nâng cao khả năng cạnh tranh Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển: Khi tốc độ vốn lưu động luân chuyển nhanh doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần tăng thêm về quy mô vốn lưu động Ta có công thức tính mức tiết kiệm vốn lưu động như sau: Vtk =M1/360(k1-ko) hoặc Vtk =M1/L1 – M1/Lo Trong đó: Vtk: vốn lưu động tiết kiệm M1: Tổng mức luân chuyển vốn trong năm kế hoạch Lo,L1: số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch Ko,K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch.\ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động(TSLNVLĐ): xác định bằng công thức sau TSLN VLĐ = LNtrước thuế(lợi nhuận sau thuế)/VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận trước thuế được tạo ra trên một đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động: HLg VLĐ =Vốn lưu động bình quân trong kỳ/doanh thu thuần trong kỳ Công thức này xác định doanh thu đạt được một đồng thì cần số vốn lưu động là bao nhiêu. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Những nhân tố khách quan Doanh nghiệp là một thực thể sống trong nền kinh tế, nó luôn tồn tại và phát triển dưới sự tác động của môi trường xung quanh và luôn tìm cách thích nghi với những quy luật trong môi trường đó, chính vì vậy mà mỗi nhà quản lý, mỗi chủ doanh nghiệp phải đề ra những biện pháp, chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp để khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình. - Các nhân tố trong môi trường tự nhiên kinh tế: Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định quy mô của vốn lưu động, nó tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu một môi trường tự nhiên thuận lợi thì doanh nghiệp không cần dự trữ hoặc dự trữ vừa đủ để sản xuất, như vậy có thể làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận, ngược lại trong môi trường không thuận lợi thì doanh nghiệp phải tăng dự trữ sẽ làm tăng rủi ro cho hàng tồn kho. Trong nền kinh tế có lạm phát cao, sức mua của đồng tiền giảm dẫn đến sự gia tăng của vật tư hàng hoá thì vốn lưu động sẽ giảm dần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền. Ngược lại trong điều kiện giảm phát của nền kinh tế tức là nhu cầu về hàng hoá giảm, sản phẩm công ty sản xuất ra không bán được cùng với thời gian hàng hoá không giữ được nguyên giá trị, doanh nghiệp sẽ phải chịu bán lỗ để thu hồi vốn và không đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khoa học kỹ thuật khi được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh nó có thể tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá với cùng một đơn vị thời gian và giảm được nhiều chi phí sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên mức tối đa. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường về giá cả và chất lượng. Ngược lại doanh nghiệp nào không tận dụng được điều đó thì đồng nghĩa với việc tự làm mất tính canh tranh và tự đào thải ra khỏi nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô: Hệ thống pháp luật chính sách của nhà nước sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, chẳng hạn chính sách về thuế, chính sách giá trị gia tăng, chính sách cho vay có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, nó còn ảnh hưởng và tác động đến kế hoạch chiến lược lâu dài của doanh nghiệp như: mua sắm, nhập khẩu, dự trữ nguyên vật liệu Những nhân tố khác: ngoài những yếu tố nêu trên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cụ thể là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: Tác động của tỷ giá, tác động của yếu tự nhiên và môi trường, những biến động của yếu tố đầu vào như: số lượng, giá cả máy móc thiết bị , nguyên vật liệunhững biến động của yếu đầu ra như: khủng hoảng thừa, giảm đột ngột nhu cầu, sự mất uy tín của sản phẩm cùng loại.. . Các nhân tố chủ quan: Doanh nghiệp ngoài chịu sự tác động của các nhân tố khách quan còn phải chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan, bao gồm các nhân tố sau: Xác định nhu cầu vốn lưu động: nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, gây ứ đọng vật tư, vốn chậm luân chuyển và phát sinh chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm, nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ làm doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất không liên tục gây hại do ngừng sản xuất không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Phân bổ vốn không hợp lý giữa các khâu là khâu mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ. Phải có sự phối hợp đồng bộ giiữa ba khâu, đáp ứng cho công đoạnh kế tiếp được thuận lợi, liên tục thì mớI đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lãng phí vốn trong quá trình mua sắm thì sẽ thì sẽ thiếu vốn bổ xung cho các khâu tiếp theo, nhưng nếu đầu vào không đủ sẽ gây gián đoạn sản xuất và thiếu sản phẩm tiêu thụ. Mua sắm vật tư hàng hoá không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra sẽ không tiêu thụ được, nếu muốn tiêu thụ được thì doanh nghiệp phải hạ giá như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức thanh toán không tốt, công ty bán chịu cho khách hàng đây là hiện tượng rất phổ biến và là nguyên nhân gây ra ứ đọng nợ, vòng quay vốn chậm. và hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao. Khai thác nguồn vốn không hợp lý: để bù đắp sự thiếu hụt nhiều doanh nghiệp chưa biết khai thác tận dụng từ những nguồn có thể chiếm dụng, những nguồn tài trợ ngắn hạn mà lại đi vay các tổ chức kinh tế các ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Hơn nữa các khoan vay này chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn áp lực phải thanh toán nhanh đúng thời hạn và khi đúng hạn thì doanh nghiệp không có khả năng chi trả khiến cho doanh nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính, tác động xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Do trình độ quản lý: Trình độ quản lý của doanh nghiệp là yếu kém dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gây ra tình trạng sử dụng lãng phí vốn lưu động. Công tác bảo quản sản phẩm không tốt làm cho hàng hoá bị hao hụt, mất mát nên hiệu quả sử dụng vốn thấp. Kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn lưu động bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ kinh doanh, điều này ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.4. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Qua phân tích đặc điểm của vốn lưu động cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động chúng ta có thể đưa ra một số nguyên tắc sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Nguyên tắc 1: bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho các doanh nghiệp là với khốI lượng sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường, làm thế nào để có được tỷ lệ đúng đắn giữa số vốn lưu động với kết quả sản xuất. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng cường hiệu quả của đồng vốn lưu động bỏ ra. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động đúng đắn, hợp lý và phải tổ chức nguồn tài trợ phù hợp. Nguyên tắc 2: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hoá, sự luân chuyển của vốn lưu động và sự vận động của vật tư hàng hoá luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Do đó quản lý tốt vốn lưu động phải đảm bảo sử dụng vốn lưu động trong sự kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hoá. Điều đó có nghĩa là tiền chi ra phải có một lượng vật tư nhập vào theo một tỷ lệ cân đổi hoặc số sản phẩm được tiêu thụ phải đi kèm với số tiền thu về nhằm bù đắp lại phần vốn đã bỏ ra. Có như vậy mới không xẩy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau Nguyên tắc 3: Tự cấp phát và bảo toàn vốn lưu động: Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp đổi với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực hiện nguyên tắc này một mặt doanh nghiệp phải chủ động khai thác sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác tìm cách huy động khai thác các nguồn vốn huy động bên ngoài sao cho đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thâp nhất và đảm bảo sự an toàn của doanh nghiệp, sử dụng vốn một cách thận trọng và tiết kiệm. Đồng thời tổ chức và sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, có hiệu quả. Có như vậy vốn lưu động mới phát huy được hết hiệu quả sử dụng của nó đem lại đà tăng trưởng vững mạnh cho doanh nghiệp 1.2.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động trong từng thờI kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục. Giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, tổ chức huy động vốn nhằm hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao, làm giảm lợi nhuận của doanh ngiệp, đồng thờI cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. + Lựa chọn hình thức khai thác huy động vốn lưu động; Tích cực khai thác triệt để các nguồn vốn lưu động bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hang hoá kém phẩm chấtmà doanh nghiệp phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Tổ chức tốt vốn lưu động ở khâu mưa sắm, dự trữ sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp muốn tổ chức tốt ở khâu mua sắm, dự trữ sản xuất thì phải tận dụng nguồn vật tư tại địa phương gần nhất, tìm bạn hàng làm ăn có uy tín để giữ mối quan hệ lâu dài đảm bảo nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần kiểm tra thường xuyên đổi với quá trình mua sắm vật tư, sản xuất, tiêu thụ dựa trên cơ sở phân tích chặt chẽ, tránh tình trạng ứ đọng vốn nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá dự trữ thừa. Doanh nghiệp cần xác định quy mô hợp lý việc dự trữ, tồn kho đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là một biện pháp quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng hết công suất máy móc thiết bị để hạ giá thành và như vậy doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều dản phẩm làm ra. Ngoài ra cần tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. + Làm tốt công tác thanh toán công nợ: Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thanh toán được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu về vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có. Muốn vậy doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu đổi với khách hang bang việc đưa ra chính sách bán hàng thích hợp như: chiết khấu, giảm giá đồng thờI phải bố trí cơ cấu vốn trong kỳ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn. + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro Khi doanh nghiệp đi vay vốn mà bị chiếm dụng vốn trở thành nợ khó đòi thì sẽ làm tăng rui ro tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa doanh nghiệp cần tiến hành lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt. + Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụngvốn lưu động Thực hiện biện pháp này đòi hỏI doanh nghiệp phải tăng công tác kiểm tra tài chính đổi với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. + Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Đây là những người hoạch định các chiến lược cho doanh nghiệp nên phải năng động, nhậy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đảy mạnh quản lý vốn lưu động để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên thực tế mỗi doanh nghiệp có những khó khăn và thuận lợi khác nhau, do vậy từng doanh nghiệp phải căn cứ vào các biện pháp chung để từ đó đưa ra cho mình phương hướng, biện pháp cụ thể có khả năng thực hiện nhất nhằm quản lý vốn lưu động, thực hiện bảo toàn vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM THĂNG LONG 1 Tổng quan về tình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghệ phẩm Thăng Long 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công nghệ phẩm Thăng Long được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép, giấy phép số: 0102007431 Địa chỉ: số 98, ngõ 2, tổ 30 Phường Nghĩa Tân, Quận cầu Giấy Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và buôn bán thiết bị máy móc, vật tư phục vụ ngành Công Nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, hàng điện Tử điện lạnh, Tin học thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải ô tô, xe máy và phụ tùng, hàng may mặc, mua bán hoá chất ( những loại nhà nước cho phép), Mở các đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. Công ty được thành lập tháng 12 năm 2002 và bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2003 đến nay. Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và sản phẩm hoá dùng trong thực phẩm. Khách hàng của công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, chuyên cung cấp Thạch rau câu và cho các Công ty sản xuất Kem ở miền Bắc và miền Trung. Hiện Công ty đang có kế hoạch phát triển vào thị trường miền Nam. Công ty có một lượng khách hàng lớn khá ổn định trên cả nước. Với phương thức bán hàng thanh toán gối lô, và thanh toán nhanh có chiết khấu. Để cạnh tranh với các đổi thủ cùng ngành nghề Công ty liên tiếp có các chương trình khuyến mại và giảm giá cho khách hàng khi đạt được mức doanh số trong thời kỳ hay giá trị của các hợp đồng lớn, thị phần của Công ty chiếm khoảng 40% trên thị trường hiện nay. Trong thời gian tới Công ty đã có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại miền Nam và mở kênh tiêu thụ tại đó. Do Công ty được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 2003 đúng vào thời kỳ kinh tế Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt Việt Nam đang đàm phán ở giai đoạn cuối của quá trình ra nhập tổ chức Thương mại thế giới, đây cũng là thời kỳ quan trọng để hoàn thiện luật kinh doanh cho phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời tạo cơ hội hết sức cho các doanh nghiệp trong nước được hội nhập và phát triển. đây cũng là thời kỳ hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp ra nhập thị trường với điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản và nhanh gọn. Tuy nhiên do doanh nghiệp mới được thành lập, tiềm lực kinh tế và trình độ còn hạn chế nên cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh và kinh nghiệm lâu năm. Trước tình hình đó lãnh đạo Công ty cũng có những quyết định đúng đắn tận dụng những thế mạnh sẵn có, tận dụng những nguồn nguyên liệu rẻ sẵn có trong nước cùng với đội ngũ quản lý có trình độ nhậy bén với thị trường đã đem lại những hiệu quả kinh tế quan trọng đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Chức năng: Là một doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH công nghệ phẩm Thăng Long từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, xây dựng Công ty phát triển ổn định chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường, góp phần làm tăng trưởng kinh tế nước nhà đáp ứng tối đa yêu cầu của người tiêu dùng. Công ty TNHH công nghệ phẩm Thăng Long là một Công ty tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý chặc chẽ của lãnh đạo Công ty, đã đem lại những hiệu quả quan trọng và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, ngày càng mở rộng quy mô, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán Bộ công nhân viên của Công ty. Chức năng của Công ty + Kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất chế biến. + Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tư, phụ tùng, phương tiện vận tải ô tô, xe máy, hàng may mặc, hàng điện tử điện lạnh, tin học thiết bị văn phòng. + Xuất nhập khẩu hàng hoá thành phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản, và hàng tiêu dùng nhà nước cho phép. + Mua bán hoá chất ( những loại nhà nước cho phép) + Đại lý bán ký gửi hàng hoá. Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, đúng ngành nghề đã được quy định trong giấy phép kinh doanh được cấp phép vào tháng 12/2002 Đảm bảo hoạt đông kinh doanh lành mạnh có hiệu quả, phối hợp với nhà nước thực hiện các chức năng xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng về hàng hoá, thúc đẩy tiêu thụ ở tất cả các tỉnh. Đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với công nhân viên của Công ty, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho Cán bộ công nhân viên, góp phần làm ổn định phát triển kinh tế nước nhà và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Mở rộng liên kết với các thành phần kinh tế, góp phần tổ chức hoạt động thương mại và dịch vụ ở các địa bàn kinh doanh ở tất cả các tỉnh . Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. 2 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty: Nhân sự: Cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ cao được đào tạo có chuyên môn. Tổng số nhân viên của Công ty là 30 người trong đó: Trình độ Đại học là 10 Trình độ cao đẳng là 7 Còn lại 13 người là trung cấp và phổ thông. + Bộ máy tổ chức: Gồm giám Đốc và một phó giám Đốc Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, và cũng là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư. Phó Giám đốc với tư cách là người giúp việc cho Giám đốc làm các việc như: Quản trị hành chính văn phòng Công ty, làm công tác điều hành khai thác nguồn hàng, tiêu thụ hàng hoá đồng thời cũng là người đại diện cho Giám đốc đi đàm phán với đổi tác khi Giám đốc vắng mặt. Đồng thời Giám đốc và phó Giám đốc là người ra quyết định điều động cán bộ, sắp xếp nhân viên, tuyển dụng giải quyết mọi thắc mắc của công nhân viên Công ty. + Phòng xuất nhập khẩu Quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, làm thủ tục khai báo hải quan với các mặt hàng nhập và xuất theo quy định trong giấy phép kinh doanh. Đồng thời đi tìm các nguồn hàng khác. + Kế toán: Làm công việc ghi chép thống kê tài sản tổng hợp, quyết toán tài chính và cũng là người giúp các thành viên trong Công ty thực hiện thu chi theo đúng quy định của nhà nước. Kế toán cũng là người kiểm tra chặt chẽ tài sản, tiền, quản lý tài chính, và đưa ra kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý cho Giám đốc + Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác khuếch trương sản phẩm, quảng cáo, tiêu thụ, lập kế hoạch sản xuất, nghiên cứu thị trường, dự báo, quản lý kho hàng thành phẩm, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ. + Các đơn vị trực thuộc: Gồm các chi nhánh ở các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung như: Tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghệ phẩm Thăng Long. Các ngành nghề chủ yếu của Công ty: Sản xuất và buôn bán thiết bị máy móc, vật tư phục vụ ngành công nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, hàng điện tử điện lạnh, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải ô tô, xe máy, các nguyên liệu làm bánh kẹo, làm kem như Thạch rau câu. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh thêm các mặt hàng như: Mua bán hoá chất( loại nhà nước cho phép) Xuất khẩu đồ Thủ công mỹ nghệ Trên đây là những mặt hàng chủ yếu của Công ty. Nhìn chung công việc kinh doanh của Công ty trong mấy năm qua là khá thuận lợi do nhu cầu của khách hàng càng nhiều, cùng với sự phát triển kinh tế của Vịêt Nam không ngừng tăng lên trong mấy năm qua, mức sống của người dân được nâng lên và nhu cầu của người tiêu dùng cũng nhiều lên. Tuy vậy bên cạnh đó thì Công ty cũng gặp không ít những khó khăn, Công ty phải đổi mặt với những sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. Đặc biệt là các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc giá rất rẻ và phong phú về chủng loại. Đứng trước những khó khăn đó lãnh đạo Công ty cũng đã tìm ra những giải pháp như: Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, thúc đẩy tiêu thụ với số lượng lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ vào phía Nam, khai thác những nguồn hàng mới. + Các yếu tố đầu vào: Hiện nay Công ty có các nhà cung cấp chính ở trong và ngoài nước như: + Công ty đường mía Thanh Hoá cung cấp đường + Công ty sữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5387.doc
Tài liệu liên quan