Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương một : HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Vai trò tín dụng: 4

1.1.3 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng: 7

1.1.4 Các hình thức tín dụng của ngân hàng : 8

1.2 Hiệu quả tín dụng 16

1.2.1 Khái niệm hiệu quả tín dụng 16

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng 17

1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng 22

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng : 25

Chương hai: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 35

2.1 Một vài nét khái quát về Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam . 35

2.2 Quy trình tín dụng và quản lý tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam 37

2.2.1 Đối tượng áp dụng 37

2.2.2 Quy trình cho vay 37

2.2.3 Quản lý tín dụng 41

2.3 Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam. 43

2.3.1 Thực trạng hoạt động tại SGD I-NHCT Việt Nam 43

2.3.2 Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng 49

2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng hiệu qủa tín dụng tại SGD I – NHCT Việt Nam: 64

Chương ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NHCT VIỆT NAM 67

3.1 Phương hướng , mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2006 tại SGD I- NHCT Việt Nam . 67

3.1.1 Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2006 67

3.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh năm 2006 67

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại SGDI – NHCT Việt Nam : 71

3.2.1 Thực hiện phân tích tín dụng và đề ra chính sách tín dụng hợp lý. 72

3.2.2 Đổi mới chiến lược khách hàng, tập trung vốn cho các khách hàng chiến lược và các ngành hàng chiến lược, ưu tiên các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, mở rộng các đối tượng khách hàng khác nhau. 73

3.2.3 Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin tín dụng: 75

3.2.4 Tăng cường quản lý tín dụng đối với khách hàng. 75

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát : 77

3.2.6 Bổ sung. sửa đổi chính sách tín dụng trong từng thời kỳ. 78

3.2.7 Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 79

3.2.8 Hạn chế cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo. 79

3.2.9 Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội guc cán bộ tín dụng. 79

3.2.10 Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 80

3.3 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam. 80

3.3.1 Đề xuất với SGD I- NHCTVN 80

3.3.2 Kiến nghị với NHCT Việt Nam: 81

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước. 81

3.3.4 Kiến nghị đối với các bộ, cơ quan liên ngành. 83

3.3.5 Kiến nghị với Chính phủ. 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

M

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, qui chế, pháp lệnh, các điều luật buộc ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Trong đó cơ quan quản lý trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đưa ra các điều khoản bắt buộc các NHTM phải thực hiện như mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức tín dụng cung ứng… Do vậy các chính sách của ngân hàng Nhà nước cũng tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ để quản lý nền kinh tế. Một quyết định của ngân hàng Nhà nước sẽ thay đổi khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, tác động tới tiết kiệm và đầu tư từ đó mà cũng ảnh hưởng đến qui mô và hiệu quả tín dụng. Ø Các nhân tố khác: rủi ro trong hoạt động của khách hàng, ngân hàng. Khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh có thể không tránh khỏi những rủi ro như chính trị bất ổn, thiên tai bão lũ, cháy nổ, hàng bị đắm, rủi ro do đối tác không cung cấp hàng, trả tiền đúng hạn hay từ một qui định, do một chính sách nào đó của Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên mà hàng hoá chậm tiêu thụ, không được tiêu thụ…gây tổn thất cho khách hàng làm giảm khả năng vay vốn và trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể gặp các biến động xấu như khủng hoảng kinh tế, tỷ giá biến động, hoả hoạn, trộm cắp…gây mất mát cho ngân hàng hiệu quả nói chung bị ảnh hưởng. Đây là những nhân tố bất khả kháng nmà cả khách hàng và ngân hàng không thể kiểm soát. Chương hai: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 2.1 Một vài nét khái quát về Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam . Sở giao dịch I -Ngân hàng Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Industrial and commercial Bank of Vietnam- Trasaction Office N°1, có trụ sở tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Sở được chính thức mang tên Sở giao dịch I –NHCT (Ngân hàng Công thương) Việt Nam từ sau quyết định số 134/QĐ-HĐQT- NHCT Việt Nam ngày 30/12/1998. SGD I có chức năng như một chi nhánh của NHCT Việt Nam thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động của một ngân hàng thương mại, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Nhiệm vụ quyền hạn của Sở là: Sử dụng có hiệu quả bảo toàn vốn và các nguồn lực của NHCT Việt Nam; tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; thực hiện các nghiệp vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam; là đầu mối cho chi nhánh NHCT phía bắc trong mọi nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua SGD I đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng kinh doanh, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. SGD I đang ngày càng có vị thế, vai trò đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế chung, trở thành địa chỉ tin cậy đối với khách hàng. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Sở gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, và có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 8 quĩ tiết kiệm trực thuộc phòng khách hàng cá nhân. Trong đó các phòng nghiệp vụ tín dụng là: phòng khách hàng số 1 (phòng giao dịch với khách hàng lớn), phòng khách hàng số 2 (giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ), phòng khách hàng cá nhân và phòng tài trợ thương mại. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại SGD I Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tài trợ thương mại Phòng khách hàng cá nhân Phòng Kế toán tài chính Phòng Khách hàng số 1 Phòng Khách hàng số 2 Phòng Kế toán giao d ịch Phòng Kế toán giao d ịch Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổng hợp tiếp thị Phòng thẻ Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Thông tin điện toán Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ liên kết chặt chẽ và mật thiết, mỗi phòng ban là một mắt xích quan trọng tạo nên một chuỗi có tác dụng hỗ trợ và thúc đấy lẫn nhau đảm bảo thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Hiện nay tại SGDI có khoảng gần 300 nhân viên, trong đó 80% là lao động trực tiếp còn lại là lao động gián tiếp. Số người có trình độ đại học chiếm trên 70% với 15 thạc sĩ, trong thời gian tới con số này sẽ được tăng lên do Sở luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho cán bộ công nhân viên của mình được tiếp tục đào tạo. 2.2 Quy trình tín dụng và quản lý tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam Quy trình tín dụng và quản lý tín dụng có tác dụng giúp cho quá trình cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa, chống rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng 2.2.1 Đối tượng áp dụng Về nguyên tắc SGD I sẽ xem xét cho vay các đối tượng sau: - Các khách hàng Việt Nam bao gồm các cá nhân tổ chức, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , các tổ chức khác có đủ điều kiện tại Điều 94 của Bộ luật dân sự. - Các pháp nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, nếu pháp luật nước đó được Bộ luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác được quy định. Các đối tượng này phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam trong từng thời kỳ. 2.2.2 Quy trình cho vay Ø Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng vay vốn - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin về khách hàng, các quy định của SGD I mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay. Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng toàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ. Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ CBTD báo cáo với trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình, ngược lại nếu chưa đầy đủ yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện. ØThẩm định các điều kiện vay vốn - Thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn . Cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Trước hết phải kiểm tra hồ sơ khách hàng, kiểm tra tính xác thực, hợp háp hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng, xác minh quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan. Thứ hai kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay, kiểm tra tính xác thực các loại hồ sơ, đối với các báo cáo tài chính dự tính cần kiểm tra khả năng vay trả, nguồn trả, ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh hiện tại của khách hàng, phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. Thứ ba, kiểm tra mục đích vay vốn. Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay tại Sở giao dịch I. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn có nằm trong danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, các dịch vụ Nhà nước cấm thực hiện. - Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Về khách hàng vay vốn. CBTD phải tìm hiểu thông tin về khách hàng như các thông tin về tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, đánh giá các tài sản bảo đảm nợ vay… Về phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư. Cán bộ tín dụng tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra, kinh nghiệm, năng lực triển khai phương án, dự án, khả năng quản lý và thực hiện của chủ đầu tư dự án… - Kiểm tra, xác minh thông tin thông qua hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng, thông qua trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) và các thông tin có tại ngân hàng hoặc thông qua các bạn hàng, đối tác làm ăn, các nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp, thông tin từ các cơ quan quản lý cấp trên. - Phân tích ngành. Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn, dự án đầu tư sẽ thực hiện. - Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn. Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, đánh giá các quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi của khách hàng. - Dự kiến các lợi ích của ngân hàng khi phê duyệt các khoản tín dụng, tính toán các khoản lãi, các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. - Phân tích, thẩm định phương án đầu tư nhằm đưa ra các quyết định, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, hạn chế phòng ngừa rủi ro - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Ø Xác định phương thức cho vay Việc xác định phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ xác định phương thức cho vay theo các quy chế hiện hành của NHCT Việt Nam. Ø Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay - Xem xét khả năng nguồn vốn, cân đối các khoản vay vốn lớn đồng thời dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với các khoản vay để thanh toán nước ngoài. - Xác định lãi suất cho vay: Cán bộ tín dụng phải tổng hợp các số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho các tín dụng được cấp. - Xem xét điều kiện thanh toán , cán bộ tín dụng phối hợp với phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung và điều kiện thanh toán, các hình thức thanh toán. Ø Lập tờ trình thẩm định cho vay Cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định tín dụng lên trưởng phòng tín dụng hay người được uỷ quyền, lựa chọn linh hoạt những nội dung chính và cần thiết liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án, dự án đầu tư của khách hàng. Ø Trình duyệt khoản vay Trình duyệt khoản vay không qua hội đồng tín dụng cơ sở. Cán bộ tín dụng sẽ trình tờ trình thẩm định tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực, chính xác của tờ trình thẩm định. Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ, các tiêu chuẩn và điều kiện được cấp vốn, các tài sản đảm bảo….theo đúng quy định rồi trình lên giám đốc ngân hàng phê duyệt. Giám đốc ngân hàng là người ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở tờ trình thẩm định, chỉ phê duyệt các khoản vay thuộc quyền phán quyết của Sở giao dịch I. Trình duyệt khoản vay thông qua hội đồng tín dụng cơ sở. Trong trường hợp này trưởng phòng tín dụng sẽ đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định tín dụng cơ sở triệu tập họp hội đồng tín dụng cơ sở. Chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ triệu tập và điều hành cuộc họp, ký các quyết định cuối cùng, chỉ đạo chuyển hồ sơ lên Trụ sở chính NHCT Việt Nam khi khoản vay này vượt thẩm quyền. Ø Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo. - Sau khi khoản tín dụng đã được duyệt đồng ý cho vay, CBTD sẽ soạn thoả hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay theo mẫu quy định của ngân hàng. - Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay với khách hàng sau khi kiểm tra lại toàn bộ các điều khoản phù hợp. - Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo. - Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hơp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Ø Giải ngân Cán bộ tín dụng thực hiện quá trình giải ngân đúng tiến độ theo các điều khoản đã ký kết với khách hàng trong hợp đồng tín dụng. Ø Kiểm tra và giám sát các khoản vay Các cán bộ tín dụng tại SGD I phải tiến hành kiểm tra giám sát các khoản vay nhằm đảm bảo người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc quá trình trả nợ, thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng. Ø Thu nợ, thu lãi và xử lý các phát sinh. Ø Tất toán các khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay Ø Giải chấp tài sản đảm bảo, xuất kho giấy tờ tài sản đảm bảo, xoá giao dịch tài sản bảo đảm Ø Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay tại kho theo quy định lưu trữ chứng từ có giá. 2.2.3 Quản lý tín dụng Quản lý tín dụng bao gồm các việc Ø Thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và tài khoản vay. Trong quá trình khách hàng đang có dư nợ tín dụng của ngân hàng, CBTD phối hợp cùng các phòng ban khác nhau để tiếp tục thu thập các thông tin về khách hàng của mình thông qua các báo cáo định kỳ của khách hàng, từ các nguồn ngân hàng có được hay tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Ø Thay đổi hạn mức tín dụng và phê duyệt hạn mức mới. Trong một số trường hợp hạn mức tín dụng sẽ được thay đổi như: Khách hàng cần tăng giảm hạn mức tín dụng do có thay đổi nhu cầu về vốn, ngân hàng nhận thấy cần giảm hạn mức tín dụng khi khách hàng có dấu hiệu bất lợi hoặc do yêu cầu từ nội bộ ngân hàng, thay đổi do một số nguyên nhân. Muốn thay đổi hạn mức tín dụng khách hàng phải làm đơn lên ngân hàng, CBTD tại SGD I phải nghiên cứu, thẩm định, đánh giá hồ sơ phương án, trình các kết quả thẩm định trên lên ban lãnh đạo Sở giao dịch I để quyết định yêu cầu này của khách hàng. Ø Quản lý danh mục cho vay Định kỳ hàng tháng trưởng phòng tín dụng phải có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc các bộ phận làm báo cáo đánh giá danh mục cho vay bằng cách thực hiện phân tích cơ cấu dư nợ hiện có theo các tiêu chí Ngành kinh tế Phương thức cho vay Quy mô vốn vay Thời hạn cho vay Đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp Chất lượng các khoản vay Các tiêu chí khác Ø Quản lý hồ sơ tín dụng Cán bộ tín dụng tại SGD I phải đảm bảo một cách chắc chắn rằng các thông tin, tài liệu liên quan đến một khách hàng vay vốn được lưu trữ một cách đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất trong hồ sơ tín dụng. Hồ sơ tín dụng phải đảm bảo đầy đủ đơn xin vay vốn, tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay, các biên bản họp hội đồng tín dụng, hợp đồng tín dụng và các giấy tờ kèm theo, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay, các báo cáo đánh giá chung về khách hàng, các công văn thư từ với khách hàng, các báo cáo thanh tra và các thông tin hỗ trợ khác. 2.3 Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam. 2.3.1 Thực trạng hoạt động tại SGD I-NHCT Việt Nam Ø Tình hình huy động vốn qua các năm 2002- 2005 tại SGD I – NHCT Việt Nam. Trong những năm vừa qua các ngân hàng đã đóng góp vai trò đáng kể đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Xét trong cả hệ thống NHTM huy động tiền gửi tăng trung bình ở mức 25%/năm, tổng vốn tín dụng hiện nay là 60% của GDP và đang tăng mạnh. Theo ước lượng sơ bộ từ NHTG hiện nay có khoảng 25 triệu tài khoản tiết kiệm được mở, một con số rất gần với tổng số hộ dân Việt Nam. Tổng số các tài khoản tín dụng vi mô kể cả tiết kiệm lẫn tín dụng vào khoảng 9 triệu tài khoản một con số rất cao ngay cả so với tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với thành tựu chung của hệ thống các NHTM Việt Nam hiệu quả hoạt động tại Sở Giao Dịch I – NHCT Việt Nam cũng được nâng lên một cách rõ rệt. SGD I đã có được một số kết quả quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều mặt như sau. • Tình hình huy động vốn Bảng: Tình hình huy động vốn tại SGD I-NHCT Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) S Ngvốn huy động 14.605 100 15.158 100 14.026 100 16.071 100 I.Phân theo đối tượng 1.Tiền gửi DN 10.817 74 10.981 72,4 9.918 70,7 10.399 64,71 1.1: - VNĐ 10.776 99,6 10.910 99,3 9.822 99 10.229 98 - Ngtệ qui VNĐ 41 0.4 71 96 1 170 2 1.2: - K kỳ hạn 9.446 87 9.355 85,2 8.436 85 9226 88,7 -Có kỳ hạn 1.341 13 1.626 1482 15 1173 11,3 2.Tiền gửi dân cư 3.728 25,5 3.628 24 3398 24,2 3908 24,3 2.1: - VNĐ 1.099 29,5 1.548 42,7 1418 41,7 1773 45,5 -Ngtệ quy VNĐ 2.629 70,5 2.080 57,3 1979 58,3 2135 54,5 2.2: Không kỳ hạn 72 0.2 41 19 0,5 6 0,2 Có kỳ hạn 3.565 98 3.587 98,9 3379 95 3902 99,8 3. Tiền gửi khác 60 0.5 549 3,6 710 5 1764 11 II.Phân theo loại tiền 1. VNĐ 11.934 81,7 12.958 85,5 11.950 85 13.709 85,3 2. Ngoại tệ quy VNĐ 2.671 18,3 2.200 14,5 2.076 15 2.362 14,7 III.Phân theo kỳ hạn 1.Không kỳ hạn 9.518 65 9.396 62 8.455 60 9.231 57,4 2. Có kỳ hạn 5.087 35 5.762 38 5.570 40 6.840 42,6 ( Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2005) SGD I nằm tại số 10 Lê Lai quận Hoàn Kiếm- một địa điểm thận lợi bởi đây là khu vực trung tâm kinh tế thương mại của Hà Nội nơi tập trung kinh doanh buôn bán tấp nập của Thủ đô với nhiều văn phòng đại diện, nhiều doanh nghiệp lớn đặc biệt có các hộ kinh doanh buôn bán lớn do đó nguồn tiền gửi rất dồi dào. Do vậy hiện nay SGD có khoảng 8000 khách hàng mở tài khoản giao dịch, nguồn vốn huy động được ngày càng tăng. Tổng vốn huy động đến ngày 31/12/2005 đạt được 16071 tỷ đồng tăng 2.046 tỷ đồng tức tăng 14,5% so với thời điểm cuối năm 2004. Trong đó cụ thể như sau: Phân theo đối tượng khách hàng: Tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động, chiếm từ trên 70% qua các năm 2002, 2003, 2004, và đạt 64,7% năm 2005. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, lãi suất thấp có số lượng lớn do vậy SGD đã đưa ra nhiều chính sách thu hút nguồn vốn này bằng các ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn như các chính sách lãi suất, các dịch vụ thanh toán kèm theo, thu nhận tiền mặt chứng từ cho khách hàng. Trong cơ cấu tiền gửi của doanh nghiệp thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm hầu hết ( 99%) và là các khoản tiền gửi không kỳ hạn bởi chủ yếu các doanh nghiệp gửi tiền đều với mục đích thanh toán trong nước. Tiền gửi của dân cư: Nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau tiền gửi doanh nghiệp. Nguồn huy động này từ năm 2002-2005 đang ngày càng tăng tuy tốc độ tăng chậm với tỷ lệ lần lượt là: 24,5%, 24%, 24,2%, và 24,3% trong năm 2005 một tốc độ tăng khá ổn định. Nguồn huy động từ dân cư tuy mất chi phí cao hơn nhưng có ưu điểm là một nguồn vốn ổn định, vững chắc do vậy Sở cần phải có những biện pháp kết hợp giữa nguồn tiền gửi dân cư và doanh nghiệp tạo sự phù hợp cho cơ cấu nguồn vốn, nhu cầu cho vay đảm bảo tính an toàn và đem lại lợi nhuận hợp lý. Các loại tiền gửi khác đang có xu hướng tăng mạnh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Nếu như năm 2002 tiền gửi khác chỉ đạt 60 tỷ chiếm có 0,5% về tỷ trọng thì qua năm 2003 đã tăng lên 549 tỷ gấp 9 lần năm trước tương ứng với 3,6% về tỷ trọng vốn huy động và đạt mức 1.764 tỷ đồng năm 2005 nhiều hơn 1054 tỷ đồng chiếm 11% trên tổng nguồn huy động. Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo thành phần huy động là xu thế tất yếu của hoạt động huy động vốn của SGD I cũng như trong các NHTM nói chung, điều này tạo ra một cơ cấu nguồn vững chắc, đa dạng, ổn định tránh được rủi ro trong hoạt động. Tiền gửi khác ở đây bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, vay từ ngân hàng Nhà nước hoặc các khoản vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, từ phát hành trái phiếu kỳ phiếu tuy nhiên việc phát hành các loại giấy tờ có giá này không được coi trọng tại Sở như ở các ngân hàng khác. - Phân loại theo tiền tệ: theo tiêu thức này ta có thể chia ra loại tiền huy động ra làm hai loại : tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi ngoại tệ. Cùng với sự tăng trưởng trong công tác huy động vốn, việc huy động bằng VNĐ cũng gia tăng với một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động chiếm trên 80%. Riêng trong năm 2005 huy động vốn bằng VNĐ đạt 13.709 tỷ đồng tương đương với 85,3% về tỷ trọng. Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ qui ra VNĐ của SGD I còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn dưới 20%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ qui ra VNĐ năm 2002 là 2.671 tỷ đồng chiếm 18,3% tổng nguồn huy động đến năm 2004 giảm xuống còn 2076 tỷ đồng giảm chung so với tổng nguồn huy động năm đó và chỉ chiếm 15% trên tổng nguốn vốn huy động. Đến năm 2005 khoản mục này tăng lên 286 tỷ đạt 2.362 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,7%. Sở dĩ tiền gửi bằng VNĐ luôn chiếm đa số trong tổng nguồn huy động là do tâm lý chung của người dân Việt Nam còn khá e ngại với ngoại tệ chỉ coi các loại ngoại tệ mạnh là phương tiện cất giữ và chủ yếu các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ là từ dân cư bởi SGD I đóng trên địa bàn có nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng mỹ nghệ thủ công mà khách mua bán sử dụng ngoại tệ để thanh toán, hoặc các doanh nghiệp thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Phân theo kỳ hạn: Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Qua số liệu ta có thể thấy tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động khoảng 60% trên tổng nguồn. Tuy nhiên nguồn này đang có xu hướng giảm qua các năm đồng nghĩa với việc tiền gửi có kỳ hạn tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối. Nếu như vào năm 2002 tiền gửi không kỳ hạn là 9.518 tỷ đồng chiếm 65,2% tổng nguồn vốn huy động được và tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt 5.087 tỷ đồng chiếm 34,8% thì qua năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống còn 9.231 tỷ đồng với tỷ trọng còn là 57,5%, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 42,5% đạt 6840 tỷ tăng 1.753 tỷ đồng so với năm 2002. Do phần lớn nguồn vốn huy động được là từ các doanh nghiệp nên tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn bởi đây là tiền gửi mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích thanh toán. Điều này gây lên khó khăn cho hoạt động tín dụng do SGDI hầu hết cho vay các khoản với thời gian tương đối dài. Sự dịch chuyển cơ cấu nguồn theo xu hướng gảm dần nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng nguồn tiền gửi có kỳ hạn sẽ tạo ra một cơ cấu nguồn vốn có tính ổn định hơn ngân hàng sẽ có một cơ cấu chính sách cho vay phù hợp với nguồn huy động. Ø Tình hình hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của SGDI đã có sự biến đổi tích cực về chất và lượng, mức độ tăng trưởng tín dụng đã và đang phù hợp với khả năng quản lý và giám sát của mình. Sở không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý phù hợp với cơ cấu nguồn. SGD I đã thiết lập một chính sách tín dụng và qui trình phân tích tín dụng một cách khoa học, xử lý qui trình cho vay nhanh gọn tiết kiệm chi phí. Tăng cường cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, yêu cầu mọi khoản vay đều có tài sản đảm bảo, tăng cường công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn, mở rộng các hình thức cho vay khác nhau đối với doanh nghiệp và cá nhân với một mức lãi suất hợp lý. Do vậy đến 31/12/2005 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.788 tỷ đồng tăng lên 374 tỷ đồng so với năm 2004 tốc độ tăng là 15,5% đạt 90% so với kế hoạch được giao. Nhìn chung trong đó cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm đa số khoảng 74% trong tổng dư nợ tức 2.066 tỷ đồng đã giảm 6% so với 2004, đồng thời cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên so với 2004 là 6%, đạt 722 tỷ đồng chiếm khoảng 26% tổng nguồn vốn huy động. Ngoài hình thức cho vay là chủ yếu Sở giao dịch I cũng mở rộng các hình thức bảo lãnh cho khách hàng của mình với doanh số bảo lãnh hàng năm tăng 15%. Các hình thức bảo lãnh chủ yếu tại SGD I là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình. Sở chủ trương thực hiện bảo lãnh cho mọi đối tượng các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội có đủ điều kiện mà Sở đề ra chủ yếu là phát hành thư bảo lãnh với mức phí không quá 2%/năm tính trên giá trị còn lại của nghĩa vụ bảo lãnh. Đây là xu hướng phát triển đa dạng hoá các hình thức, hoạt động tín dụng, hoạt động ngân hàng nhằm tăng thu nhập cho các sản phẩm dịch vụ. Ngoài hoạt động tín dụng SGD I còn tham gia đầu tư các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia như các công trình, dự án phát triển điện lực, các dự án của tổng công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty đường sắt, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các công ty liên doanh. Các dự án này không chỉ mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ø Hoạt động kế toán: có một số kết quả Hoạt động thanh toán trong và ngoài nước được thực hiện cập nhật nhanh chóng, chính xác. Doanh số thanh toán trong năm 2005 đạt 445.000 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2004 Sở giao dịch I đã mở được hơn 8.400 tài khoản giao dịch với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Riêng năm 2005 mở được 173 tài khoản cho tổ chức kinh tế và 273 tài khoản cá nhân. Ø Hoạt động thanh toán quốc tế: Từ năm 1991 SGDI đã chính thức thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, nhờ thu…với doanh số hoạt động ngày càng tăng mà chủ yếu là hoạt động mở L/C với mức tăng trưởng cao. Ø Kết quả kinh doanh năm 2005của SGD I : SGD I đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong việc huy động nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, đa dạng các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ do đó Sở đã đạt được kết quả kinh doanh tốt. Lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36383.doc
Tài liệu liên quan