Lời mở đầu 1
Chương I. Khái quát chung về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
I. Đặc điểm xe cơ giới và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
1. Đặc điểm và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 6
II. Nội dung của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 8
1. Đối tượng bảo hiểm 8
2. Phạm vi bảo hiểm 11
3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 12
4. Hợp đồng bảo hiểm 14
5. Phí bảo hiểm 15
6. Giám định tổn thất 21
6.1. Nguyên tắc giám định 21
6.2. Quy trình giám định tổn thất 21
7. Công tác bồi thường 27
7.1. Nguyên tắc bồi thường 27
7.2. Quy trình bồi thường 30
III. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới 33
1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm 33
1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền 33
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ 33
2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm 34
2.1. Bên mua bảo hiểm có quyền 34
2.2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ 34
Chương II. Thực trạng công tác xác định phí và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty PJICO 35
I. Giới thiệu khái quát về PJICO 35
1. Sự ra đời và phát triển 35
2. Cơ cấu tổ chức của công ty PJICO 36
3. Các nghiệp vụ bảo hiểm công ty PJICO triển khai 40
4. Các hoạt động kinh doanh của công ty 41
4.1. Kinh doanh bảo hiểm 41
4.2. Hoạt động đầu tư 44
4.2.1. Vai trò và nguyên tắc đầu tư của Công ty 44
4.2.2. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của công ty: 45
4.3. Một số hoạt động khác 47
5. Vài nét về văn phòng bảo hiểm Phi hàng hải 48
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty PJICO 49
III. Công tác xác định phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 52
1. Nguyên tắc xác định phí của công ty 52
2. Thực trạng công tác xác định phí của công ty PJICO 55
3. Nhận xét chung 57
IV.Công tác bồi thường tổn thất tại Công ty PJICO 59
1. Phương thức bồi thường 59
2. Tình hình xét giải quyết bồi thường tổn thất của công ty trong những năm qua 64
3. Trục lợi bảo hiểm 66
3.1. Tình hình trục lợi bảo hiểm tại Công ty 66
3.2. Các hình thức trục lợi 68
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xác định phí và bồi thường tổn thất trong BHVC xe cơ giới tại PJICO 74
I. Trong công tác xác định phí 74
II. Trong công tác bồi thường tổn thất 78
1. Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên 78
2. Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất 78
3. Bảo đảm chính xác và kịp thời cho người thụ hưởng trong bồi thường tổn thất 79
4. Nhanh chóng phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm 80
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả trong công tác xác định phí và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ.
Hoà theo sự phát triển đó, năm 1995 Công ty cổ phần bảo hiểm Ptrolimex, tên giao dịch là PJICO (Ptrolimex Joint- Stock Insuarance Company) đã chính thức đi vào hoạt động. Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06- TC/GCN ngày 27/5/1995 của Bộ Tài chính, giấy phép thành lập số 1873 GP- UB ngày 8/6/1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060256 ngày 15/6/1995 của Uỷ ban kế hoạch (hiện là Sở kế hoạch đầu tư) Thành phồ Hà Nội.
Công ty có trụ sở chính tại 22 Láng Hạ- Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của công ty là 31 tỷ VNĐ. PJICO có 8 cổ đông lớn trong đó có 7 thành viên sáng lập và 1 thành viên tham gia, những công ty này đã có những đóng góp rất tích cực góp phần đưa hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả.
PJICO là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu của các cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính, hạch toán độc lập. Công ty có thời hạn hoạt động là 25 năm, kể từ ngày được cấp giấp phép thành lập hoạt động, hết thời hạn trên nếu tiếp tục kinh doanh thì có thể xin gia hạn.
Bảng 4: Danh sách sáng lập viên và số vốn góp
Công ty
Tỷ lệ vốn góp
Vốn góp (Triệu đồng)
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
51%
28.050
2. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
10%
5.500
3. Tổng công ty thép Việt Nam (VSC)
6%
3.300
4. Công ty tái bảo hiểm quốc gia (Vinare)
8%
4.400
5. Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (Matexim)
3%
1.650
6. Công ty điện tử Nà Nội (Hanel)
2%
1.100
7. Công ty thiết bị an toàn (AT Co.,Ltđ)
0,5%
275
Nguồn: “Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của PJICO”
2. Cơ cấu tổ chức của công ty PJICO
PJICO là công ty cổ phần, do đó nó có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân cấp quản lý từ trên xuống dưới.
+ Đại hội cổ đông: Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của PJICO bao gồm:
Đại hội đồng thành lập
Đại hội đồng thường niên
Đại hội đồng bất thường
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý PJICO, do đại hội cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty PJICO
Đại hội cổ đông
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng tài sản
hoả hoạn
Phòng phi
hàng hải
Chi nhánh
Nghệ An
Phòng bảo hiểm
Thanh Hoá
Văn phòng bảo hiểm KVI
Văn phòng
bảo hiểm KV II
Chi nhánh
Hải Phòng
Chi nhánh
Quảng Ninh
Phòng Tổng hợp
Phòng quản lý nghiệp vụ
Phòng bảo hiểm Quảng Nam
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
Huế
Phòng bảo hiểm
Hàng hải
Phòng tái bảo hiểm
Chi nhánh
Khánh Hoà
Văn phòng
bảo hiểm KV III
Văn phòng
bảo hiểm KV IV
Văn phòng
bảo hiểm KV V
Văn phòng
bảo hiểm KV VI
Văn phòng
bảo hiểm KV VII
Phòng đầu tư
Tín dụng
Phòng kế toán
Chi nhánh
Quảng Bình
Phòng BH
Hà Tĩnh
Ban thanh tra
pháp chế
Phòng tổ
Chức cán bộ
Phòng BH
Cà Mau
Phòng BH
An Giang
Phòng BH
Kiên Giang
Chi nhánh
Cần Thơ
Chi nhánh
Sài Gòn
Tổng đại lý, đại lý
Bảo hiểm
+ Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và được uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành kinh doanh. Tổng giám đốc PJICO, là người tốt nghiệp đại học Tài chính, Kinh tế hoặc tương đương, có kiến thức kinh nghiệm quản lý kinh doanh bảo hiểm và không được kiêm nhiệm bất kỳ chức vụ nào tại bất kỳ cơ quan, đơn vị kinh tế nào.
+ Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng sẽ giúp việc cho Tổng giám đốc. Trong sơ đồ cho thấy giám đốc trực tiếp điều hành quản lý các phòng:
- Phòng kế toán
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán
- Ban thanh tra pháp chế
Ngoài ra Tổng giám đốc còn quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các khu vực một cách gián tiếp thông qua Phó giám đốc.
+ Hệ thống các phòng ban tại công ty PJICO
- Phòng kế toán: Làm nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý hợp đồng, quản lý phí bảo hiểm, chi trả tiền bồi thường tổng hợp bồi thường, tổng hợp số liệu lập các báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước
- Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng quản lý nhân sự trong Công ty, quản lý lao động, tiền lương, điều động cán bộ, tuyển cán bộ nhân viên cho Công ty.
- Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, liên doanh ký kết, thực hiện các dự án đầu tư…
- Ban thanh tra pháp chế: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan tới hoạt động bảo hiểm, kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường. Ban thanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục thực hiện bồi thường.
- Phòng tổng hợp: Có chức năng hành chính quản trị và quản lý tài sản của Công ty. Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị tài sản, thiết bị văn phòng cho Công ty, in ấn tờ rơi tuyên truyền quảng cáo, tổ chức phục vụ các cuộc họp hội nghị. Phòng tổng hợp còn có nhiệm vụ văn thư, nhận và gửi các công văn.
- Phòng bảo hiểm Hàng hải: Phòng có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ bảo hiểm về xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm nhà thầu đóng tàu, bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
- Phòng bảo hiểm Phi hàng hải: Thực hiện việc khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm học sinh, giáo viên, bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bảo hiểm hành khách, khách du lịch.
- Phòng bảo hiểm Tài sản hoả hoạn: Làm nhiệm vụ khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro về xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm máy móc, bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê mướn.
- Phòng Tái bảo hiểm: Thực hiện nhiệm vụ nhận và nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
- Phòng Giám định bồi thường: Có nhiệm vụ thực hiện giám định các tổn thất được bảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại, tổn thất từ đó quyết định mức bồi thường.
- Phòng Quản lý nghiệp vụ và thị trường: Quản lý tất cả các hoạt động của các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có của Công ty, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Phòng còn có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu những nghiệp vụ bảo hiểm mới.
Các phòng nghiệp vụ của công ty phụ trách việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc quyền quản lý của mình trên một mạng lưới chi nhánh, văn phòng bảo hiểm, đại lý, công tác viên trên khắp toàn quốc bao gồm 11 chi nhánh và 24 phòng ở các tỉnh thành, riêng trên địa bàn Hà Nội đã có 7 văn phòng khu vực.
3. Các nghiệp vụ bảo hiểm công ty PJICO triển khai
- Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải
+ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không.
+ Bảo hiểm thân tàu
+ Bảo hiểm TNDS của chủ tàu
+ Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu
+ Bảo hiểm tàu sông tàu cá
- Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải
+ Bảo hiểm xe cơ giới
+ Bảo hiểm kết hợp con người
+ Bảo hiểm học sinh, giáo viên
+ Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
+ Bảo hiểm khách du lịch
+ Bảo hiểm hành khách
- Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản
+ Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt
+ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
+ Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp
+ Bảo hiểm máy móc
+ Bảo hiểm trách nhiệm
+ Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê mướn
- Nghiệp vụ tái bảo hiểm
+ Nhận và nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm
- Các hoạt động khác
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm như: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xác định giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
+ Hợp tác đầu tư tín dụng liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
4. Các hoạt động kinh doanh của công ty
4.1. Kinh doanh bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là nội dung hoạt động chủ đạo của Công ty PJICO. Những năm đầu mới thành lập hầu như Công ty chỉ tiến hành bảo hiểm cho khách hàng trong cổ đông, đến nay 70% doanh thu của công ty là từ khách hàng ngoài cổ đông. Công ty triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đến những khách hàng có nhu cầu tham gia với mục tiêu giúp khách hàng có thể nhanh chóng ổn định tình hình tài chính nếu rủi ro xảy ra, tránh những xáo trộn lớn trong cuộc sống hàng ngày, thông qua đó góp phần ổn định tình hình xã hội, ngoài ra còn đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trên cơ sở nguồn vốn nhàn rỗi này doanh nghiệp mới có thể tiến hành các hoạt động đầu tư, thu nhập từ hoạt động này mực đích là để duy trì tính ổn định trong kinh doanh của Công ty, đảm bảo khả năng chi trả, hơn thế nữa nó còn là nhân tố làm giảm mức phải đóng góp của khách hàng.
Là Công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm, PJICO trải qua không ít những khó khăn của những ngày đầu hoạt động, khi mà các điều kiện cơ chế pháp luật còn chưa đầy đủ, khách hàng còn ít lòng tin. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sáng suốt của hội đồng quản trị, của các cơ quan ban ngành liên quan, sự ủng hộ, hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, Công ty đã từng bước phát triển, tạo được chỗ đứng trên thị ttrường bảo hiểm Việt Nam.
Bảng 5: Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Chỉ tiêu
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Triệu đồng
14.108
52.230
80.279
96.353
97.276
123.655
146.538
175.800
2. Tốc độ tăng
Lần
-
3,70
1,53
1,20
1,01
1,27
1,18
1,2
Nguồn: “Báo cáo tổng hợp về bảo hiểm gốc”
Qua bảng số liệu cho thấy:
Năm 1995, do Công ty mới đi vào hoạt động, lượng khách hàng không nhiều chủ yếu là từ cổ đông, vì thế doanh thu năm này chỉ đạt mức 14.108 triệu đồng. Nhưng đến năm 1996 doanh thu bảo hiểm gốc tăng 3,7 lần tức đạt 52.230 triệu đồng, điều đó chứng tỏ tuy mới đi vào hoạt động nhưng PJICO đã thích ứng khá nhanh, tạo được ấn tượng tốt, niềm tin ở khách hàng. Từ năm 1997 hoạt động của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu tăng đều đặn qua các năm (với tốc độ tăng bình quân 1,286) từ 1997 đến 2001 tương ứng là 80.297 triệu đồng, 97.276 triệu đồng, 123.655 triệu đồng, 146.538 triệu đồng và gần đây nhất là năm 2002 với mức doanh thu đạt 175.800 triệu đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2001.
Có thể coi đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với một công ty bảo hiểm còn non trẻ, ít kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt lại là một công ty cổ phần bảo hiểm- một hình thức sở hữu mới mẻ trong lĩnh vực này. Cần phải nói thêm là tuy PJICO là Công ty bảo hiểm đầu tiên ra đời dưới hình thức sở hữu cổ phần, nhưng Công ty cũng không nhận được những ưu đãi nào từ phía Nhà nước như đối với các công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hoá như: miễn thuế trong một thời gian hoạt động nhất định, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế nhập khẩu máy móc dây truyền công nghệ, nguyên vật liệu…. đó là những khó khăn thiệt thòi lớn, từ đó càng khẳng định những cố gắng nỗ lực của toàn Công ty trong thành công bước đầu này.
Song song với tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, thị phần của Công ty cũng không ngừng phát triển.
Bảng 6: Thị phần của các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam
Đơn vị: (%)
Stt
Tên Cty
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1
Bảo Việt
82,92
69,09
63,45
60,90
56,76
50,90
44,6
35,78
2
BảoMinh
15,54
20,28
21,15
22,28
24,53
25,10
26,71
34,04
3
PJICO
-
4,08
5,89
5,80
5,87
6,04
6,22
6,18
4
PVIC
-
4,96
6,64
6,76
4,80
5,36
8,28
10,47
5
BảoLong
1,44
1,59
1,77
1,28
1,52
1,40
1,24
1,57
6
VIA
-
-
1,10
1,09
1,69
2,40
1,57
1,28
7
UIC
-
-
-
1,62
1,94
2,40
2,55
1,92
8
PTI
-
-
-
0,27
2,80
4,00
4,39
3,61
9
BIDV- QBE
-
-
-
-
0,09
0,40
0,65
0,68
10
Allian-AGF
-
-
-
-
-
2,0
3,79
4,47
Nguồn: “báo cáo hoạt động của Vinare”
Năm 1995 thị trường bảo hiểm Việt Nam chính thức chỉ có ba công ty là Bảo Việt, Bảo Minh và Bảo Long chia nhau nắm giữ toàn bộ 100% thị trường trong nước, trong đó nổi lên là Bảo Việt với thị phần xấp xỉ 83%. Các năm tiếp theo cùng với sự ra đời của một số công ty bảo hiểm mới là PJICO, PVIC… lúc này thị phần của PJICO sau hơn một năm hoạt động đã đạt được 4,08%. Các năm tiếp theo thị phần của công ty không ngừng tăng, đặc biệt là hai năm 1997 đạt 5,89%, năm 2000 đạt 6,04%. Tuy nhiên cũng phải kể đến những đối thủ cạnh tranh của PJICO như Bảo Minh, thị phần của công ty bảo hiểm này tăng rất đều qua 7 năm (1995-2001) và đạt mức khá cao, năm 2002 (34,04%). Allian-AGF tập đoàn bảo hiểm của Đức tuy mới được phép hoạt động ở Việt Nam từ năm 1999, lại là một công ty nước ngoài không quen thuộc lắm với thị trường Châu á nhưng họ cũng có những kết quả khá nổi trội đạt 2,0% vào năm 2000 và 3,79% vào năm 2001 và năm 2002 là 4,47%. Năm 2001 thị phần của PJICO là 6,22% và năm 2002 là 6,18%. Mức tăng đều đặn thị phần qua các năm của PJICO tuy không cao, nhưng với sự giảm dần thị phần của Bảo Việt (mỗi năm Bảo Việt giảm gần 5% thị phần) các công ty bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng đang đứng trước cơ hội mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Song song với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, Công ty luôn tăng cường sự hợp tác với các công ty bảo hiểm bạn thông qua các dịch vụ đồng bảo hiểm với Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, UIC… và mở rộng hợp tác giúp đỡ với các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như Vinare, MunichRe, CollogeRe, SwissRe, HartforRe, West of England, Lloyd’s… Đến nay Công ty đã chính thức gia nhập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ này Công ty đã tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các khách hàng lớn, nhiều công trình có giá trị từ 1000-2000 tỷ đồng vẫn được khách hàng tham gia bảo hiểm với PJICO điển hình là:
- Trung tâm thương mại DEAHA với giá trị bảo hiểm là 125 triệuUSD
- Trung tâm thương mại quốc tế HITC có giá trị bảo hiểm là 100 triệuUSD
- POSCONAMA cũng tham gia bảo hiểm của PJICO với giá trị là 67 triệu USD
- Một phần khu công nghiệp đèn hình HANEL bảo hiểm với giá trị là 165 triệu USD
Ngoài ra còn có: Nhà máy thuỷ điện sông Hinh, đường dây tải điện Hàm Thuận- Đa My, đường quốc lộ 1, đường quốc lộ 5…
Hơn thế nữa, qua các mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm giàu kinh nghiệm trong nước và thế giới, công ty sẽ học hỏi được kinh nghiệm, tranh thủ được hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
4.2. Hoạt động đầu tư
4.2.1. Vai trò và nguyên tắc đầu tư của Công ty
Đầu tư là một trong số những mảng hoạt động lớn của PJICO, nó có một vai trò quan trọng không những tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn đối với cả nền kinh tế.
- Đối với bản thân Công ty:
+ Hoạt động đầu tư giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc đưa ra sản phẩm mới với mức giá rẻ hơn.
+ Hoạt động đầu tư góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty
+ Góp phần khuyếch trương thanh thế, hình ảnh của Công ty
+ Hoạt động đầu tư giúp Công ty thực hiện được cam kết với khách hàng.
- Đối với nền kinh tế: Quỹ đầu tư của Công ty bảo hiểm sẽ góp phần phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho người lao động
* Nguồn vốn đầu tư của PJICO:
- Vốn điều lệ của Công ty sẽ được trích ký quỹ một khoản (khoảng 15%), số còn lại sẽ được đem đầu tư.
- Quỹ nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ.
- Quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự trữ tự nguyện
- Lãi của các năm trước chưa sử dụng
* Cũng giống như các công ty bảo hiểm khác hoạt động đầu tư của PJICO phải tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ sau:
- Nguyên tắc an toàn: Việc đầu tư thường gặp các rủi ro sau, khi đầu tư Công ty sẽ tránh gặp phải:
+ Rủi ro lãi suất; Lãi suất trên thị trường luôn có sự biến động làm cho giá trị các tài sản đem đầu tư biến đổi theo
+ Rủi ro tỷ giá: Là việc đồng nội tệ bị mất giá làm cho giá trị các khoản đầu tư của Công ty giảm theo
+ Rủi ro tín dụng: liên quan đến việc người vay vốn của doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải các khoản tiền đã vay, gây khó khăn cho Công ty trong việc thu hồi vốn.
+ Rủi ro thị trường: Xuất phát từ việc các điều kiện của thị trường chưa hoàn chỉnh dẫn đến giá cả của các tài sản không phản ánh đúng giá trị thực của các tài sản đó.
- Nguyên tắc sinh lời: Khi đầu tư, Công ty phải đảm bảo thu được một khoản lợi nhuận nhất định để tăng doanh thu cho Công ty, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên.
- Đảm bảo khả năng thanh khoản: Đó là khả năng mà các khoản đầu tư phải nhanh chóng chuyển đổi xang thành tiền để thực hiện các cam kết đối với khách hàng
4.2.2. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của công ty
+ Cho vay thế chấp: Hình thức đầu tư này sẽ tạo dưng được mối quan hệ về tiêu thụ sản phẩm giưa doanh nghiệp bảo hiểm và đơn vị kinh doanh
+ Đầu tư vào chứng khoán: Với loại hình này tỷ suất lợi nhuận thường cao hơn so với các hình thức khác. Đặc biệt là đối với hình thức cổ phiếu khi mà độ rủi ro càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận cao càng lớn
+ Đầu tư vào bất động sản: Lãi suất thu được từ hoạt động đầu tư này cao nhưng độ rủi ro đi kèm càng lớn. Ngoài ra đầu tư vào bất động sản có độ thanh khoản kém
+ Các hình thức đầu tư khác: Góp vốn liên doanh, gửi tiền ở các tổ chức tín dụng…
Các khoản đầu tư này hàng năm đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận không nhỏ góp phần nâng cao tổng doanh thu của Công ty, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Doanh thu hoạt động đầu tư của PJICO
trong giai đoạn 1995-2002
đơn vị: (VNĐ)
Năm
Doanh thu hoạt động đầu tư
1995
2.974.819.000
1996
5.171.081.000
1997
6.066.343.000
1998
6.512.688.000
1999
7.146.023.000
2000
7.557.730.000
2001
8.497.317.000
2002
9.500.000.000
Nguồn : “Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO”
Doanh thu từ hoạt động đầu tư của Công ty khômg ngừng tăng qua các năm, năm 1995 doanh thu này chỉ đạt gần 3 tỷ đồng, năm 2001 doanh thu này đã là gần 8,5 tỷ đồng đây là một con số quả là không nhỏ đối với một Công ty còn non trẻ như PJICO.
Năm 2002, tổng nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư quy ra VNĐ của PJICO đến thời điểm 31/12/2002 là 152.679.348.237 đồng tăng 12,6% so với năm 2001. Doanh thu đầu tư: 9,5 tỷ đồng, đạt 105,6% kế hoạch, tăng 11,8% so với năm 2001.
Năm 2002, Công ty đã triển khai đầu tư trên thị trường chứng khoán trên 2 lĩnh vực:
+ Cho vay vốn cầm cố chứng khoán (rủi ro thấp và lãi suất cho vay cao hơn lãi suất bình quân.
+ Trực tiếp kinh doanh các loại chứng khoán niêm yết. Tổng giá trị đã mua là 4816 tỷ đồng với kết quả chỉ số tăng giá tích hợp dương, mức cổ tức cao.
Kết quả đầu tư qua các năm là tương đối cao trong điều kiện môi trường đầu tư Việt Nam còn hạn hẹp, nhiều rủi ro, lãi suất ngân hàng một vài năm gần đây giảm mạnh.
4.3. Một số hoạt động khác
PJICO có đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ cao năng động sáng tạo, ham học hỏi hơn nữa lại được ban giám đốc và các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện hướng dẫn đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Đã có nhiều khoá học bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ, hàng năm Công ty cử hàng trăm lượt cán bộ tham dự các khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở trong nước, mỗi năm Công ty thu xếp cho hàng chục cán bộ xuất sắc đi đào tạo ở nước ngoài. Cho đền nay tất cả cán bộ nhân viên đều được ký hợp đồng lao động, được thực hiện đầy đủ chế độ BHXH và BHYT theo đúng quy định của Nhà nước. Hàng năm được sự ủng hộ của ban lãnh đạo công ty, ban chấp hành công đoàn vẫn duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ mát… điều này giúp cán bộ nhân viên yên tâm công tác, gắn bó hơn với Công ty.
PJICO còn rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng chính trị cho nhân viên, đã có nhiều khoá học bồi dưỡng đối tượng Đảng được tổ chức cho những người lao động tiêu biểu theo học, không ngừng nâng cao giác ngộ chính trị, giáo dục tinh thần ý thức tổ chức kỷ luật của lớp người lao động trẻ.
Có thể nói sự ra đời của Công ty PJICO vào ngày 15/6/1995 đã đánh dấu sự mở cửa thực sự của Nhà nước đối với hoạt đông kinh doanh bảo hiểm. Ngay sau khi ra đời, PJICO đã nhanh chóng triển khai kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cả về chiều sâu và trên diện rộng. Số lượng nghiệp vụ bảo hiểm triển khai ngày càng tăng thêm và đa dạng hoá. Tới nay Công ty đã thực hiện trên 40 nghiệp vụ bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng. Về kinh doanh bảo hiểm gốc những năm đầu Công ty chỉ tiến hành bảo hiểm cho khách hàng trong cổ đông, đến nay trên 70% doanh thu của Công ty là từ khách hàng ngoài cổ đông.
Vị trí, chỗ đứng và uy tín của Công ty PJICO trên thị trường bảo hiểm ngày càng được củng cố và khẳng định. Trong suốt những năm hoạt động và phát triển doang thu phí bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm của PJICO liên tục tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường
5. Vài nét về văn phòng bảo hiểm Phi hàng hải
Phòng bảo hiểm Phi hàng hải là một văn phòng trực thuộc Tổng công ty có địa chỉ tại 22 Láng Hạ- Đống Đa Hà Nội, cũng như các văn phòng khác của công ty, phòng bảo hiểm Phi hàng hải có quy mô không lớn (chỉ có 9 cán bộ) nhưng được cơ cấu, tổ chức khá chặt chẽ bao gồm:
- Trưởng phòng: Là người được công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, có năng lực chuyên môn cao, có trình độ đại học. Trưởng phòng làm nhiệm vụ quản lý tổng hợp hoạt động vủa toàn bộ văn phòng, trực tiếp báo cáo kết quả kinh doanh cũng như những đề xuất, kiến nghị lên Công ty.
- Hai phó phòng: Là những cán bộ có năng lực, trình độ, có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý văn phòng cùng với trưởng phòng và chịu sự phân công công việc của trưởng phòng.
- Sáu nhân viên: Là những cán bộ có, trình độ đã qua tuyển chọn của Công ty, có nhiệm vụ tham gia triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm trong phạm vi hoạt động của văn phòng.
Phòng bảo hiểm Phi hàng hải triển khai tất cả các nghiệp vụ của Công ty. Tuy nhiên hai mảng hoạt động mạnh nhất và có kết quả cao nhất đó là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kết hợp học sinh- sinh viên, ngoài ra một nghiệp vụ khác cũng được triển khai khá rộng rãi là bảo hiểm du lịch, nhưng do nghiệp vụ này có tính thời vụ và phí tương đối thấp nên doanh thu mang lại thấp hơn nhiều so với hai nghiệp vụ kể trên.
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty PJICO
Loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới PJICO triển khai chủ yếu là áp dụng với xe ôtô, rất ít áp dụng cho xe máy. Vì giá trị của xe máy là tương đối thấp nếu chăng may xảy ra tai nạn, chi chi sửa chữa cũng không lớn như đối với ôtô. Với những khoản chi phí nhỏ này thì ngay cả trường hợp có tham gia bảo hiểm chủ phương tiện cũng rất ngại đòi bồi thường vì giấy tờ yêu cầu rắc rối, tốn thời gian, số tiền bồi thường thấp nên có ít khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất cho xe máy.
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện vì thế mà kết quả hoạt động phụ thuộc rất lớn vào tâm lý khách hàng (chủ xe, lái xe) và uy tín của công ty. Hơn nữa phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là rất cao, nếu so với phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì cao hơn nhiều. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối vơi ôtô thông thường khoảng từ 160.000- 400.000 đồng tuỳ từng loại xe và tuỳ từng hạn mức trách nhiệm tham gia, trong khi đó phí bảo hiểm vật chất xe (bảo hiểm toàn bộ) trung bình khoảng 3 triệu đồng một xe, nếu là xe mới, có giá trị lớn thì số phí này còn cao hơn nữa. Do số phí lớn như vậy, nên việc tham gia hay không tham gia hoặc tham gia ở công ty bảo hiểm nào để được giảm phí nhiều nhất, bồi thường thuận tiện nhất đều được chủ xe cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Quyết định này còn chịu ảnh hưởng bởi trình độ hiểu biết cũng như khả năng tài chính của mỗi chủ xe vì thế tiếp cận và thuyết phục được khách hàng là rất quan trọng và tương đối khó khăn. Không chỉ có vậy, PJICO còn phải đương đầu với cạnh tranh từ phía các công ty bảo hiểm khác như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long… Đặc biệt là từ sau năm 1998 nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia như Allian, bảo hiểm Việt úc với tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm quản lý, hoạt động đã thu hút được lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Đây là một thách thức lớn mà công ty phải vượt qua.
Trước những khó khăn chung, để tồn tại và phát triên PJICO đã không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ từ khâu khai thác đến khâu bồi thường nhằm mang đến sức cạnh tranh mới cho sản phẩm của Công ty, giúp sản phẩm có đặc trưng riêng, đưa sản phẩm đến với khách hàng tạo sự ưa chuộng nơi khách hàng. Do vậy, nghiệp vụ này được phát triển mạnh mẽ, mang lại doanh thu rất lớn cho Công ty.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới qua các năm các năm:
Bảng 8: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1. Số xe tham gia bảo hiểm
Chiếc
3.920
4.704
6.545
7.174
7.944
9.237
2. Doanh thu phí
Trđ
7.432
8.323
11.581
15.472
22.802
32.766
3. Tốc độ tăng DT liên hoàn
%
-
11,99
39,14
33,6
47,38
43,7
4. Chi phí khai thác
Trđ
599,10
963,30
1.308,60
1.348,80
1.398,30
1.502,76
5. Hiệu quả khai thác (=D/C)
Trđ/Trđ
12,40
8,64
8,805
11,47
16,3
21,80
6. chi phí khai thác/đầu xe(C/S)
Nghìn đồng/xe
152,83
204,78
199,94
188,01
176,02
162,689
Nguồn: “Báo cáo tổng hợp về bảo hiểm gốc”
Hay dưới dạng biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0015.doc