MỤC LỤC
Trang
Phần I : Mở đầu . 1
Phần II : Nội dung . 2
I. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản . 2
II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu chủ yếu 2
1. Vai trò hoạt động xuất khẩu 2
1.1. Vai trò hoạt động xuất khẩu đối với Quốc Gia 2
1.2. Vai trò hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp 2
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3
III : Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam 3
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu . 3
2. Thuận lợi và khó khăn . 7
2.1. Thuận lợi 7
2.2. Khó khăn 8
IV : Giải pháp phát triển 9
1. Tăng cường đầu tư chế biến, bảo quản hàng nông sản 9
2. Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu 9
3. Đồng bộ hệ thống văn bản pháp lý 10
Phần III : Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản - Thực trạng và giải pháp phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là mặt hàng được Nhà nước hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Trên lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản nước ta đã đạt được những thành công, song bên cạnh những thành công đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy em chọn đề tài về "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản - thực trạng và giải pháp phát triển".
Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này đã giúp em có được một số kiến thức nhất định về chứng khoán. Song do kiến thức còn có hạn lên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần II: Nội dung
I. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hoặc dịch vụ) cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
II. vai trò của xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia
Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn thế nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ rất thấp. Ngược lại trình độ sản xuất thấp lại chính là nguyên nhân làm cho quốc gia này thiếu vốn. Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này buộc các quốc gia này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua đó nâng cao khả năng sản xuất. Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là: Làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này?
Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu này các quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau:
Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Nguồn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vay nợ, viện trợ.
Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ ngân hàng , du lịch.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp
+ Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị... để tự hoàn thiện mình.
+ Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp.
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu ủy thác.
Xuất khẩu tại chỗ.
Tái xuất khẩu.
xuất khẩu và nước nhập khẩu.
III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
+ Về thị trường gạo: Thái Lan và Mỹ là những nước XK gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay .Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định .Còn Việt Nam ,ngay từ nặm1989 thị trường XK chủ yếu là Châu á chiếm 50% sản lượng gạo XK . Đặc biệt năm 1995, thị trường Châu á nhập khẩu tới 70% sản lượng gạo XK của Việt Nam . Sau thị trường Châu á , Châu phi cũng là thị trường nhập khẩu tương đối lớn :49% năm 1989 nhưng có xu hướng giảm dần vào những năm gần đây .Thị trường Châu Mỹ dao động lên xuống thất thường .Thị trường Châu Âu lại có xu thế tăng nhanh từ 0,01% năm 1989 tăng lên47,7 % năm 1997.
Biểu 1: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam .
Các khu vực
1989
1992
1995
1996
1997
1. Châu á trong đó:
Trung đông
50
0.0
44.6
10.5
79
10
47
3.2
42
0.5
2. Châu phi
49
35.5
10
11
4
3. Châu Mỹ
0.9
15.1
9.0
15.7
9
4. Châu âu
0.01
4.8
2.0
27
47.7
Nguồn : Vụ xuất nhập khẩu -Bộ Thương mại .
Năm 2000 (dự kiến) khu vực Châu á-TBD:2,2 triệu tấn gạo,chiếm khoảng 55%,Trung đông và Châu phi 1200 triệu tấn , chiếm 30%.;Châu âu,Châu mỹ khoảng 0,6 triệu tấn chiếm 15%. Như vậy: Thị trường Châu á, Châu phi là thị trường chính nhập khẩu gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 70-80% số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.Hiện nay Nhật Bản và Trung Quốc đã mở rộng thị trường để nhập khẩu gạo Việt Nam. Mặc dù gạo Việt nam đã có mặt trên 80 quốc gia thuộc tất cả các Châu lục nhưng phần gạo xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm đáng kể . Thực sự Việt Nam chưa xây dựng được cho mình hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy ,lại bị giảm thu nhập XK cho khoản hoa hồng. Chính vì thua kém trong giao dịch Quốc tế cũng như chất lượng làm cho giá cả gạo chênh lệch so với giá Quốc tế.
+ Về thị trường cà phê : Thị trường cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng , phát triển và có sự chuyển dịch lớn . Trước đây ,cà phê Việt nam chủ yếu được xuất khẩu sang Liên xô cũ và các nước Đông Âu.Trước khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, cà phê của VN phải qua các nước trung gian ,chủ yếu Singapore(chiếm gần 70% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam),Kế đó là Đức ,Pháp ,Ba lan và ý .Sau khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam , xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Singapore giảm dần (niên vụ 1995/1996) chỉ còn chiếm 3,65%,xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng ,từ 15,2% (vụ 1994/1995) lên tới trên 33.42% (vụ 1997-1998).Hiện nay ,Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang trên 50 nước ,đứng đầu là Mỹ,sau đó là các nước như Đức, Ba lan, Anh, ý.
Biểu 2: 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều nhất
(niên vụ 1997-1998).
Thứ tự
Thị trường
Tỷ trọng %
1
Mỹ
33.42
2
Đức
11.33
3
Ba lan
7.11
4
Anh
5.76
5
ý
4.88
6
Pháp
4.17
7
Nhật
4.04
8
Angieri
3.89
9
Singapore
3.56
10
Australia
3.11
+ Về thị trường chè : Trong giai đoạn 1986-1995 ,thị trường xuất khẩu chè giảm mạnh ở thị trường Liên xô cũ và ĐôngÂu,nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng khôi phục lại .Ngoài thị trường truyền thống đến nay chè Việt Nam đã xuất khẩu đến thị trường của 30 nước kể cả những thị trường khó tính như Anh , Mỹ ,Hồngkông ,Nhật bản ,Pháp ...Các nước khu vực trung dông tiêu thụ khoảng 20000-30000 tấn /năm ,thị trường Châu âu cũng tiêu thụ chè với khối lượng lớn . So với nhiều nước khác ,chè xuất khẩu của VN có chất lượngtốt và cho năng suất cao nên được ưa chuộng ở nhiều nước trên Thế Giới. Năm 1994 ,gía chè XK của Việt nam đạt 1250 USD /tấn ,năm 1997 giá bình quân khoảng 1500USD/ tấn.Trong khi giá chè bình quân TG giảm từ 1800 USD/tấn xuống còn 1430 USD/ tấn .
Biểu 3: Giá chè xuất khẩu (USD/tấn ).
Năm
Giá chè Việt Nam
Giá chè TG
1994
1250
1800
1997
1500
1430
+ Về thị trường hạt điều : Trong giai đoạn 1990-1995, hạt điều là sản phẩm có tốc độ tăng XK cao nhất ,đồng thời cũng là sản phẩm có thị trường XK được phát triển rộng rãi .Năm 1995, thị trường XK lớn nhất là Trung quốc (chiếm tới 63% khối lượng Xk của Việt Nam ) nhưng chủ yếu là xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch ,tiếp đến là Hôngkông :15,97% và Singapore:10,82% . Từ năm 1996 , nước ta đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác ,93-95% sản lượng hạt điều nhân được sản xuất ra trong năm được xuất khẩu ra nước ngoài (25000-30000 tấn nhân điều /năm ),còn 5-7% không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được tiêu dùng nội địa chủ yếu để sản xuất bánh ,kẹo...với sản lượng từ 1800-2000tấn /năm.Đến nay thị trường tiêu thụ điều nhân Việt Nam tương đối ổn định như khu vực Bắc Mỹ chiếm khoảng 30%lượng điều thô xuất khẩu ,Châu âu chiếm 30% ,còn lại Trung quốc và các nước trong khu vực chiếm 40%.Giá điều nhân trong những năm qua nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng dần từ 4500-4700USD/tấn FOB cảng TP.HCM.
Những định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn( 2000 –2010).
Biểu 4: Dự báo sản lượng một số hàng nông sản XK của Việt Nam vào năm 2010 .
Mặt hàng
Diện tích
(ngàn ha)
Sản lượng Xk
(ngàn tấn)
Kim ngạch Xk (trUSD)
Tỷ trọng trong % N.sản Xk.
Cà phê
350
420
700
8.2
Điều nhân
300
60
300
3.5
Chè
100
100
140
1.65
Lạc nhân
300
250
150
1.76
Hạt tiêu
10
40
150
1.76
( Nguồn :Bộ Nông nghiệp và TNT).
Bên cạnh việc xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, việc tìm ra một cơ cấu thị trường thích hợp cũng không kém phần quan trọng trong việc năng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu .Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chuyển dịch từ Đông sang Tây: từ Châu á sang Châu Âu và Bắc Mỹ . Xu hướng trên thể hiện trên các đặc điểm chủ yếu sau :
+ Số tuyệt đối về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Bắc á sẽ vẫn tăng lên nhưng tỷ trọng % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào khu vực này sẽ giảm trung bình 3-4% / năm .Riêng Nhật Bản vẫn có khả năng tăng từ 17-18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam .
+ Đối với khu vực Đông Nam á ( chủ yếu là các nước thuộc ASEAN ) , đây là thị trường có nhiều triển vọng trong tương lai,nhưng trước mặt chưa có khả năng tăng kim ngạch Xk của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Bởi lẽ, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN đã tham gia AFTA và đang thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan của AFTA .Sự hạ thấp hàng rào thuế quan sẽ khuyến khích buôn bán giữa các nước trong nội bộ ASEAN ; mặt khác, danh mục các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và các nước khác thuộc khối ASEAN có sự tương đồng khá lớn nên sẽ hạn chế quan hệ trao đổi giữa các nước trong nội bộ ASEAN .
+ Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ ) là thị trường mới ,đầy triển vọng đối với Việt Nam . Mỹ đang là thị trường lớn tiêu thụ các hàng thành phẩm của các nước đang phát triển ,trong đó có Việt Nam .Cho nên đây là thị trường mà Việt Nam khuyến khích cả nhập khẩu và xuất khẩu .Do đó , khu vực thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ có nhiều khả năng trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam ngay trong những năm trước mắt. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường có thể sẽ tăng trung bình 2.5-3% /năm. Năm 2000, thị trường Bắc Mỹ có khả năng chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam .
Như vậy khu vực thị trường trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào 4 khu vực chính và có sự chuyển dịch được thể hiện trong bảng dưới đây:
Biểu 5: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010.
Đơn vị tính %.
Châu lục
1991-1995
2000
2010
Châu á-TBD
80
50
45
Châu Âu
15
25
25
Châu Mỹ
2
20
25
Châu Phi
3
5
5
Dự kiến Việt nam sẽ xuất khẩu một số mặt hàng chính và những thị trường sau:
Gạo: khu vực Châu á -TBD 55%,Trung Đông và Châu Phi 30%, Châu Âu và Châu Mỹ15%.
Cà phê: thị trường nhập khẩu chủ yếu là EU 49.6%, Mỹ chiếm 13.6%, Singapore10.4%, Nhật bản chiếm khoảng 6.0%.
Cao su : dự kiến xuất khẩu sang các nước Châu á -TBD chiếm tỷ trọng 65%( trong đó Trung quốc khoảng 50% ); các nước ÂU-Mỹ 15%, các nước còn lại 20%.
Nhân điều : thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung quốc chiếm 45.2%,Mỹ chiếm 25.2%,Châu Âu chiếm 15.2% , Châu úc chiếm 10%; các nước Châu á khác chiếm khoảng 4.4%.
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1. thuận lợi
Việt Nam là một nước chủ yếu là làm nông nghiệp. Do vậy tiềm lực về mặt hàng nông sản là vô cùng to lớn, với những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là.
Xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu cà phê.
Xuất khẩu hạt điều.
Xuất khẩu cao su……
Sự chuyển dịch hợp lý trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua bước đầu đã tạo được những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, trong quá trình xuất khẩu, các mặt hàng nông sản vẫn còn nhiều yếu kém và khó khăn. Những khó khăn của việc xuất khẩu hàng nông sản VN bắt nguồn từ hai phượng diện. Tác động từ môi trường bên ngoài: đó là những nhân tố thuộc hoàn cảnh, tình hìnhThế giới, hệ thống pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển đối với nông nghiệp của Chính phủ và nhà nước ta.Tác động từ môi trường bên trong đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh. Sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành hàng nông sản xuất khẩu ta thấy vẫn còn nhiều yếu kém ,nhiều khó khăn nhất định cần được nêu ra và có những giải pháp khắc phục ,nhiều lợi thế chưa được khai thác và phát huy tương xứng với tiềm năng. Những khó khăn, yếu kém đó như sau.
2.2. Khó khăn
Hoạt động trong môi trường thương mại quốc tế hết sức phức tạp khó xác định về mặt số lượng, biến động giá cả nông sản hàng hoá tiêu thụ. Thêm vào đó, xu hướng không chế của các nước mạnh ,xu hướng chủ nghĩa khu vực, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm nâng cao làm cho sản phẩm hàng hoá của Việt Nam với khối lượng nhỏ, chất lượng thấp ,quan hệ thương mại chưa được mở rộng khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định và gía cả không đảm bảo công bằng.Từ khi Việt Nam gia nhập hiệp hội ASEAN phải cam kết từng bước giảm thuế nhập khẩu, giảm lợi ích do xuất khẩu nông sản đem lại. Sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam là lúa gạo phải cạnh tranh với đối thủ mạnh như Thái lan, Mỹ, ấn Độ nhiều ưu thế hơn. Việt Nam phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn ta nhiều mặt. Ngoài ra, các doanh nghiệp VN tham gia thị trường QT trong điều kiện sự phân công lao động quốc tế cơ bản đã được xác định tương đối ổn định, mặt khác phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia, các công ty, doanh nghiệp lớn có tiềm lực và kinh nghiệm trên thương trường. Trong khi đó các doanh nghiệp VN còn nhiều mặt yếu và lệch pha trong sản xuất và thị trường như công nghệ thông tin ,tiếp thị ,thiếu vốn ,thiếu kinh nghiệm và bạn hàng lớn...
Trên đây là các nguyên nhân chủ yếu đã cản trở hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nước ta thời gian qua. Để tăng cường XK nông sản và chuyển dịch cơ cấu nông sản hợp lý ,một mặt các doanh nghiẹp phải có sự nỗ lực của bản thân các ngành, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân trên .Mặt khác ,cần phải có các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản từ phía nhà nước và các cơ quan có chức năng để hoạt động xuất khẩu nông sản có thể phát triển nhanh chóng và thuận lợi hơn .
IV. Giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta
1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản
Hoạt động sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản chính là khâu tạo ra hàng cho xuất khẩu. Nó có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu. Do vậy hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu hàng nông sản vẫn chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và chế hàng nông sản để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Các biện pháp tiến hành bao gồm:
Hỗ trợ vốn ban đầu cho nông dân.
Hỗ trợ về giống, phổ biến kiến thức cho người nông dân.
Tổ chức tốt công tác thu mua nông sản cho nông dân.
Tăng cường đầu tư tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung.
Đầu tư mạnh cho phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản.
Trợ giúp cho các công ty xuất khẩu hàng nông sản.
Nhà nước cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu nông sản theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường .
Những quy định về xuất khẩu, các hàng rào thương mại trong nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của nhà nước cần được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa như:
2. Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Đây là một chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung. Chính sách này cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác, tuỳ theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường. ở chính sách này, để tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách thường phá giá đồng bản tệ. Về mặt lý thuyết, việc phá giá tiền tệ làm giảm nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định một tỷ giá vừa đủ nhưng cũng phải vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho goại thương và bảo toàn được đội ngũ bạn hàng. Thành công của chính sách này đòi hỏi một loạt các chính sách khác đi kèm để giữ cho nền kinh tế không “suy sụp“ trong điều kiện lạm phát. Từ quan điểm này việc chọn thời điểm phá giá tiền tệ là hết sức quan trọng.
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã có tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Ngày 7/8/1999, ngân hàng nhà nước đã quyết định thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệ xuống ± 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức 11.800VNĐ/USD lên 12.998 VNĐ/USD đã làm cho sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sau một năm tăng 75%, Cà phê tăng 49%, Chè tăng 20%... Ngoài ra, điều chỉnh tỷ giá còn giắt giảm lỗ cho những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ, một số mặt hàng xuất khẩu đang bị đã chuyển thành lãi. Thực tiễn này cho thấy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở các doanh nghiệp trong nước (nói chung) và ở công ty VILEXIM nói riêng, nhà nước nên thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu, chế độ tỷ giá này phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác của nhà nước.
3. Đồng bộ hệ thống văn bản pháp lý
Hệ thống văn bản pháp lý phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty chuyên doanh xuất khẩu, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đấy nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. Việc khuyến khích sản xuất trực tiếp và khuyến khích đầu tư xuất khẩu ở nước ta hiện nay chỉ mới quan tâm đến các cơ sở trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu và các công ty kinh doanh xuất khẩu chứ chưa quan tâm đến các công ty làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Chẳng hạn: Hiện nay nhà nước đã có những chính sách ưu tiên đối với người sản xuất và những đơn vị tham gia xuất khẩu hàng nông sản nhưng lại chưa quan tâm thích đáng tới các đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị, phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần phải xem xét và có các chính sách ưu đãi đối với các đon vị này.
Chính sách thuế VAT như hiện nay đang cản trở đến hợp đồng xuất khẩu của công ty. Để nạp thuế VAT, công ty phải đi vay tiền của ngân hàng với lãi xuất cao. Tuy nhiên, quá trình hoàn thuế VAT của nhà nước lại diễn ra quá chậm chạp. Điều này làm cho công ty đã thiếu vốn kinh doanh lại càng thiếu hơn. trong thời gian tới, nhà nước cần xem xét lại chính sách này nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu .
Phần III: Kết luận
Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Thông qua đó, các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, ở nước ta xuất khẩu được đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu đã trở thành nhiệm vụ chiến lược của quốc gia trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng của Đảng, nhà nước, tất cả các Bộ, ngành và đặc biệt là sự thực hiện của các công ty hiện đang tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Trước yêu cầu đó, Nhà nước đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là hàng nông sản phục vụ các chương trình kinh tế của Đảng và nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Bài tiểu luận này đã trình bày nội dung, thực tiễn và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở của nước ta sang thị trường thế giới.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình “ Kinh doanh quốc tế ”: chủ biên PTS Đỗ Đức Bình, NXB Giáo dục, 1998.
Giáo trình “ Marketing quốc tế ”: biên soạn PTS Nguyễn Cao Văn, NXB Thống kê, 2000.
Giáo trình “ Kinh tế học quốc tế ”: chủ biên GS -PTS Tô Xuân Dân, NXB Giáo dục, 1996.
Sách: “Mấy vấn đề kinh doanh lương thực ở Việt Nam ”. Tác giả :
Sách: “Lương thực Việt Nam - đổi mới hướng xuất khẩu ” Tác giả : Nguyễn Trung Văn, NXB Chính trị Quốc gia, 1998.
Tạp chí Thương mại số 12-2001. Bài “ Một số vấn đề đặt ra với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” .
Tạp chí Phát triển kinh tế :
Số 105-2000. Bài “ Tìm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam” Tác giả : TS Lê Khoa .
Số 107-2000. Bài “ Một số giải pháp cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” Tác giả : Th.S Nguyễn Thị Minh Tâm .
Số 124-2002. Bài “Xuất khẩu Việt Nam năm 2001 - nhìn lại cơ cấu mặt hàng” Tác giả :
mục lục
Trang
Phần I : Mở đầu …………………………………………………………...
1
Phần II : Nội dung ………………………………………………………...
2
I. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ……………………..
2
II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu chủ yếu …
2
1. Vai trò hoạt động xuất khẩu ……………………………………………
2
1.1. Vai trò hoạt động xuất khẩu đối với Quốc Gia ………………
2
1.2. Vai trò hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp ……………
2
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ………………………………………
3
III : Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam ……………………
3
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ……………………………………….
3
2. Thuận lợi và khó khăn ………………………………………………….
7
2.1. Thuận lợi ………………………………………………………
7
2.2. Khó khăn ………………………………………………………
8
IV : Giải pháp phát triển …………………………………………………
9
1. Tăng cường đầu tư chế biến, bảo quản hàng nông sản …………………
9
2. Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu
9
3. Đồng bộ hệ thống văn bản pháp lý
10
Phần III : Kết luận
11
Tài liệu tham khảo
12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35587.doc