LLỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM CHÁY 1
I) Nội dung cơ bản của tái bảo hiểm 2
1. Lịch sử hình thành và vai trò của tái bảo hiểm 2
1.1.Bản chất của tái bảo hiểm 2
1.2.Vai trò và tác dụng cơ bản của tái BH 3
1.3.Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 3
2. Các hình thức tái bảo hiểm 7
2.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn 7
2.2. Tái bảo hiểm bắt buộc 9
2.3. Tái bảo hiểm kết hợp tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc 10
3.Các phương pháp tái bảo hiểm. 11
3.1.Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm. 12
3.1.1.Tái bảo hiểm số thành 12
3.1.2.Tái bảo hiểm mức dôi 14
3.1.3.Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi. 15
3.2. Tái bảo hiểm theo Mức bồi thường. 15
3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ. 17
a. Loại đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức. 17
b. Loại đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự cố. 18
3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường. 18
3.2.3. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt. 18
4. Hoa hồng tái bảo hiểm – Thủ tục phí tái bảo hiểm . 19
5.Phí tạm giữ. 21
6. Quản lý hợp đồng. 22
II.Nội dung cơ bản của tái bảo hiểm cháy 23
1.1 Đối tượng bảo hiểm: 23
1.2. Đơn vị rủi ro. 23
1.3. Phạm vi bảo hiểm: 24
PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM CHÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM 28
I. Giới thiệu chung về tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 28
1. Sự ra đời của tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Việt Nam 28
2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 28
3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Vinare 30
3.1 Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm 30
3.1.1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm 30
3.1.2.Hoạt động nhượng tái bảo hiểm 33
3.2 Các hoạt động khác 34
3.2.1. Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài 34
3.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm 35
3.2.3.Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi 35
II.)Tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 36
1.Giới thiệu chung về tình hình thị trường bảo hiểm cháy và tái bảo hiểm cháy ở Vịêt Nam 36
a) Thị trường bảo hiểm cháy 36
b)Thị trường tái bảo hiểm cháy 38
2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 41
2.1. Hợp đồng thực hiện nhận và nhượng tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 41
2.1.1. Hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy 41
1.1.2 Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cháy 43
2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm cháy 44
2.3. Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Vina Re 50
2.4.Tình hình tổn thất 58
2.5.Kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy ở Vina Re 59
2.5.1.Tổng thu . 61
2.5.2. Tổng chi 61
2.5.3 Kết quả thu chi 63
3. Đánh giá chung 64
a>Những mặt đạt được 64
b>Những mặt còn tồn tại 66
PHẦN3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM CHÁY TÁI VINARE 68
I.Mục tiêu của Vina Re trong giai đoạn tới 68
II Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại Vina Re 69
1. thuận lợi 69
a)Thuận lợi từ thị trường bảo hiểm 69
b)Thuận lợi từ phía công ty 70
2. khó khăn 71
III)Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại Vina Re 73
IV.Giải pháp thực hiện đối với tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 76
1.Hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm 77
2.Phát triển dịch vụ khách hàng và chính sách khách hàng 78
3.Thực hiện chính sách mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm 79
4. Tiếp tục tăng thêm nguồn vốn kinh doanh 80
5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên 81
6.Nâng cấp và hiên đại hoá hệ thống thông tin 81
7.Xây dựng thương hiệu VINARE 82
KẾT LUẬN 83
Tài liệu tham khảo 84
87 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểm, nâng cao phần dịch vụ giữ lại cho thị trường, hạn chế tái bảo hiểm bằng ngoài tệ ra thị trường nước ngoài, do vậy ngay từ khi bắt đầu thành lập, công ty đã cố gắng bằng mọi cách, cải tiến thu xếp các hợp đồng chuyển nhượng tái cho thị trường trong nước với các điều kiện, điều khoản ưu đãi hơn chuyển nhượng dịch vụ ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chia sẻ dịch vụ .
Bảng số liệu trên cho thấy tổng phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước từ Vinare giai đoạn 2000-2005 đạt 391.26 tỷ đồng chiếm trung bình 18.65% phí nhượng tái. Bên cạnh đó ta có thể thấy sự thay đổi trong cơ cấu chuyển nhượng tái giữa nhượng tái trong nước và nhượng tái nước ngoài.:tỷ trọng phí nhượng tái trong nước có xu hướng tăng lên đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của phí nhượng tái ra nước ngoài. Nếu như năm 1995 –1998 tỷ lệ phí nhượng ra nước ngoài chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% phí nhận tái thì cho đến giai đoạn 2000-2004 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 81.35%. Đây là điều đáng mừng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam bởi việc giảm phí chuyển nhượng tái ra nước ngoài đồng nghĩa với việc năng mức giữ lại của thị trường trong nước .
3.2 Các hoạt động khác
3.2.1. Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài
Do thực hiện việc nhận tái bắt buộc do đó công ty có điều kiện tổng hợp phân tích những vấn đề chung của thị trường, đồng thời thông qua sự hợp tác quốc tế Vina Re điều kiện cập nhận nhiều nguồn thông tin từ thị trường nước ngoài. Do vậy ngay từ những năm đầu hoạt động với mục tiêu cung cấp thông tin cho thị trường trong nước và nước ngoài, công ty đã xuất bản cuốn “ thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam”.một năm 6 số trong đó 4 số tiếng Việt ra hàng quý và 2 số tiếng Anh. Đến năm 2003 công ty được Bộ Văn Hoá thông tin cấp giấy phép xuất bản thành “ tạp chí thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam ”. Với nội dung thông tin từ thị trường đã được các doanh nghiệp đánh giá cao bởi nó không chỉ giúp các doanh nghiệp các những quyết định đúng đắn mà còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả và lành mạnh.
3.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm
Bằng uy tín và quan hệ quốc tế Vina Re đã tư vấn nhiều loại hình mang tính chất quỗc tế như bảo hiểm hàng hoá, hàng không, dầu khí về các điều kiện, điều khoản tỷ lệ phí ...nhằm bảo đảm lợi ích của người tham gia bảo hiểm
Đối với các công ty bảo hiểm mới hình thành chưa có kinh nghiệm và uy tín gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm, Vina Re đã chủ động giúp đỡ nhằm giúp các công ty này thực hiện thu xếp tái với chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả cho công ty
Trong hoạt động tư vấn khâu giám định, giải quyết bồi thường, Vina Re kết hợp chăt chẽ với các công ty bảo hỉêm gốc giải quyết nhanh chóng, khắc phục sự cố đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho khách hàng
Ngài ra công ty còn tổ chức các cuộc hội thảo, phối hợp với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đào tạo các cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường .
3.2.3.Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi
Với mục tiêu sử dụng vốn an toàn đạt hiệu quả cao đến nay các hoạt động đầu tư của công ty mang lại hiệu quả cao ,cụ thể
hoạt động góp vốn cổ phần :Hiện nay công ty đã góp vốn vào 3 công ty cổ phần trong đó có hai công ty bảo hiểm là:công ty cổ phần bảo hiểm PJICOvới tỷ lệ góp vốn8% , công ty cổ phần bưu đIện PTI –8%và công ty cổ phần khách sạn du lịch SàI Gòn –Hạ long
Hoạt động liên doanh :công ty bảo hiểm liên doanh Samsung-vina đựơc thành lập năm 2002 với vốn góp 50%-50% đến nay đã đi vào ổn định
Hoạt động cho thuê bất động sản mang lại nguồn thu không nhỏ cho công ty khoảng 5.8tỷ VNĐ /năm
Sau 10 năm trưởng thành và hoạt động công ty đã được Chính phủ trao tặng Huân Chương Lao Động hạng Nhì , có thể nói đạt được những kết quả nói trên phải khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên không ngừng cố gắng, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp và quan trọng nhất là có hướng đi đúng đắn phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước
II.)Tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
1.Giới thiệu chung về tình hình thị trường bảo hiểm cháy và tái bảo hiểm cháy ở Vịêt Nam
a) Thị trường bảo hiểm cháy
Với những điều kiện kinh tế nhất định và đặc điểm riêng của nghiệp vụ, bảo hiểm cháy mới được thực hiện triển khai từ cuối năm 1989. Song cho đến nay, sau 15 năm thực hiện trải qua những thay đổi lớn của thị trường bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm cháy đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu khẳng định vị trí quan trọng của mình .
Tốc độ tăng trưởng phí hàng năm trung bình tăng 20.8%, phạm vi bảo hiểm không ngừng được mở rộng, không chỉ dùng lại khai thác ở các công trình lớn có giá trị lớn còn khai thác ở những công trình vừa và nhỏ của mọi thành phần kinh tế . Bên cạnh đó hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện được phủ khắp cả nứơc tạo tiền đề khai thác những khác hàng mới bên các những khách hàng ở những thành phố lớn như Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh...
Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên ,thị trường bảo hiểm cháy Việt Nam còn nhiều vấn đề tồn tại. Một trong những vấn đề đáng chú ý là tình hình cạnh tranh hạ phí vẫn tíêp tục diễn ra. Số lượng các công ty bảo hiểm tăng nhanh từ 5 công ty năm 1996 tới nay lên tới 14 công ty hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ đã tạo ra sức ép lớn cho các doanh nghiệp tìm kiếm dịch vụ . Ơ đây chúng ta không phủ nhận những yếu tố tích cực của cạnh tranh mang lại, song cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí, chấp nhận những hợp đồng không tương xứng về an toàn rủi ro, cách áp dụng phí ...thì là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêng và bảo hiểm phi nhân thọ nói chung .Trong khi tỷ lệ hợp đồng tăng, tỷ lệ trách nhiệm tăng thì tỷ lệ tăng trưởng phí phí có xu hướng giảm ( một số công ty giảm 30%-40% phí giành dịch vụ ). Đây là một điểm nóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua không chỉ có ở nghiệp vụ bảo hiểm cháy mà còn các nghiệp vụ khác như :hàng hải, vât chất thân xe ...bởi với tỷ lệ phí thấp như vậy, không những làm giảm hiệu quả kinh doanh mà buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với những nguy hiểm khi thị trường gặp tổn thất .Tưởng rằng sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001 xu hướng cạnh tranh giảm phí giữa các doanh nghiệp có phần lắng xuống, tuy nhiên nó lại trở lên phức tạp và quýêt liệt năm 2003 và tiếp tục diễn ra trong năm 2004 không chỉ ở những dịch vụ nhỏ và vừa mà còn có xu hướng diễn ra mạnh ở những dịch vụ lớn (chủ yếu là những dịch vụ tái tục do lượng dịch vụ lớn có số vốn đầu tư nước ngoài không tăng )
Bên cạnh những yếu tố về phí thì tình hình tổn thất của thị trường Việt Nam diễn ra theo chiều hướng xấu theo xu hướng tăng dần và phức tạp đặc biệt là hai năm gần đây 2003(.....), 2004 với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay là 60%với hàng loạt các vụ cháy lớn xảy ra như Interfood (4,7triệu USD ), nhà máy dệt Tainan Spinning (1triệu USD)(năm 2003 ). Cháy nhà máy giầy Pou Yien (ước tính 4,4 triệu USD ) cháy nhà máy giầy Thượng Thăng (ước tính 3.5triệu USD ) . Và gần đây nhất là tổn thất tại nhà máy nhựa Formosa (thuộc tập đoàn Rormosa của Đài Loan ) với tổng tổn thất ước tính lên tới 3triệu USD (năm 2004)
Bảng số liệu sau cho thấy rõ hơn về doanh thu phí và tổn thất đã bồi thường qua các năm:
Bảng : Phí bảo hiểm và tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm cháy Việt Nam giai đoạn 1995-2004
Đơn vị:1000 USD
Năm
doanh thu phí
Số tiền bồi thường
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
5872
10500
11719
14266
13500
18345
18275
20000
22000
25000
304
1338
3199
5120
2200
3900
5600
5600
6500
15000
( nguồn Vinare )
Trước tình hình tổn thất như hiện nay đặt ra yêu cầu đối với doanh nghiệp bảo hiểm là cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ, chất lượng giám đinh đồng thời kết hợp chặt chẽ với khách hàng và cơ quan có liên quan trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
b)Thị trường tái bảo hiểm cháy
Nếu như trên thế giới tái bảo hiểm đã được triển khai từ rất lâu thì tại Vịêt Nam tái bảo hiểm mới chỉ được triển khai từ năm 1972 tại Bảo Việt với hai mục đích chính : mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ,trao đổi thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm nghiệp vụ và tăng doanh thu . Bảo Vịêt bắt đầu nhận các hợp đồng tái bảo hiểm từ các nước XHCN sau đó đến năm1978 mở rộng thị trường tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm các nước Tư bản phát triển và các công ty môi giới lớn ở thị trường Luân Đôn .Tuy nhiên đến năm 1985 do hoạt động không có hiệu quả ,chúng ta đã huỷ các hợp đồng tham gia qua môi giới từ thị trường TBCN. Như vậy kể từ năm 1985 nghiệp vụ nhận tái chỉ bố hẹp trong phạm vi các nước XHCN cho đến năm 1990 khi tình hình Đông Âu có những biến động lớn về chính trị, các công ty bảo hiểm cần phải thay đổi lại tổ chức, thay đổi lại chính sách kinh doanh, các công ty bảo hiểm các nước XHCN đã huỷ toàn bộ hợp đồng tái bảo hiểm với Bảo Việt
Tuy nhiên đến năm 1994 với quyết định số 100 Cp của Chính Phủ về việc mở cửa thị trường bảo hiểm Vịêt Nam cùng với việc ra đời của công ty taí bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) đã tạo ra bước ngoặt lớn cho thị trường tái bảo hiểm Việt Nam
Như chúng ta đã biết, thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Vịêt Nam vẫn là thị trường nhỏ, các dịch vụ ở mức nhỏ và trung bình, khả năng giữ lại của thị trường thấp, hầu hết phải thực hiện tái qua nước ngoài do vậy chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động của thị trường tái khu vực và thế giới
Nếu như trước ngày 11/9/2001, tình hình thế giới không có những biến động lớn, thì ở Việt Nam tình trạng cạnh tranh hạ phí trên thị trường là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến việc thu xếp tái bảo hiểm dẫn tới kết quả là việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà tái bảo hiểm quốc tế gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh việc khó khăn trong các dịch vụ tái tục của các hộp đồng cố định, các hợp đồng tạm thời có số phí quá thấp hầu như không thể thu xếp được chương trình tái, hoặc nếu có thực hiện được buộc ta phải chia nhỏ các hợp đồng cho nhiều nhà tái hay thực hiện tái không có sự bảo đảm (hợp đồng mù ) mang lại hiệu quả kinh doanh thấp do chi phí thực hiện cao .
Sau thảm hoạ khủng bố tại Mỹ năm 2001 với những tổn thất nặng nề với ước tính tổn thất đến nay 40.2 tỷ USD, tình hình thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới có những biến động lớn :
Hàng loạt các công ty bảo hiểm, kể cả các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới bị phá sản do không đủ năng lực tài chính, khả năng tài chính suy giảm buộc phải bán hoặc thực hiện sát nhập do vậy trên thị trường lúc này việc cạnh tranh các dịch vụ chỉ còn xuất hiện ở những tên tuổi lớn, có uy tín
Để đảm bảo mức an toàn, các điều kiện, điều khoản ngày càng ngặt nghèo . Đối với các hợp đồng cố định phạm vi trách nhiệm của công ty nhận tái giảm cùng với các mức giữ lại của các công ty nhượng tăng hơn nhằm dàng buộc công ty bảo hiểm gốc vơí những rủi ro đã nhận. Các hợp đồng tái tạm thời trở lên khó khăn hơn với những yêu cầu khắt khe về giám định tổn thất trước khi nhận tái
Phí bảo hiểm có xu hướng tăng, hoa hồng nhượng tái giảm và trở về theo xu hướng chi để các công ty bảo hiểm trang trải các chi phí khai khác và quản lý dịch vụ
Tình trạng khó khăn trên thị trường tái bảo hiểm thế giới trở thành một xu hướng chung toàn cầu và không khu vực nào tránh được .Tuy nhiên theo điều kiện từng thị trường ,khu vực mà mức độ khó khăn từng nơi diễn ra khác nhau . Thị trường bảo hiểm Tài sản –cháy Vịêt Nam với đặc thù là một thị trường đầy tiềm năng với kết quả kinh doanh ổn định ,tỷ lệ tổn thất thấp là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tái .Tuy nhiên sau năm 2001 với những tác động xấu của tình hình thế giới, thị trường tái bảo hiểm Việt Nam có những thay đổi : Một số nhà nhận taí trước đây cạnh tranh ở thị trường Việt Nam như Hanover Re, Patter Re ...đến nay không thể tiếp tục chính sách cạnh tranh, thu xếp tái của các công ty bị ảnh hưởng rõ ràng ,một số công ty nhận tái không thể duy trì được khả năng nhận các hợp đồng cố định, việc thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cũng gặp khó khăn do thị trường sau ngày 11/9 thiếu các nhà nhận tái tạm thời .Đứng trước tình hình thị trường yêu cầu đòi tăng phí ,các công ty trong nước khó có thể cạnh tranh bằng phí mà buộc phải tăng phí dịch vụ để bảo toàn cho việc thực hiện tái bảo hiểm . Có thể nói bên cạnh yếu tố tích cực của việc tăng phí thì mùa tái tục năm 2001-2002 là mùa kho khăn nhất đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam .
Năm 2003/2004 khi tình hình thế giới tiếp tục với những thiên tai và tài sản lớn (theo Munich Re năm 2004 là năm tổn thất thiên tai lớn nhất từ trước đến nay lên tới 40tỷ USD đó là chưa kể tổn thất sóng thần vừa qua ) mang lại những khó khăn nhất định cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó hàng loạt tổn thất có xu hướng diễn biến xấu nhất từ trước đến nay (tỷ lệ tổn thất năm 2004 là 60% ) cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt, giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra sau một thời gian lắng xuống khiến cho các nhà tái bảo hiểm có cái nhìn khá thận trọng khi thu xếp những dịch vụ từ thị trường Việt Nam. Để có thể đáp ứng các sức ép của thị trường, xu hướng chung đòi hỏi các công ty bảo hiểm trong nước phải chú trọng hơn nữa đến việc năng cao khai thác chất lượng dịch vụ, cải tiến khâu giám định phù hợp với yêu cầu chung của thể giới .
2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.1. Hợp đồng thực hiện nhận và nhượng tái bảo hiểm cháy tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.1.1. Hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy
a.Hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy của Vina Re được thực hiện theo hai loại hợp đồng :Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời
Hợp đồng nhận tái bảo hiểm cố định
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định là loại hợp đồng nhận tái được thực hiện chủ yếu tại Vina Re .Với đặc thù riêng của thị trường Việt Nam là thực hiện tái bắt buộc qua Vina Re 20% lượng dịch vụ chuyển nhượng do đó hợp đồng tái bảo hiểm cố định có khối lượng rất lớn và tương đối ổn định
Như đã trình bày ở phần lý luận chung đây là hợp đồng có hiệu lực trong một năm, việc thu xếp nhận hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần các công ty gốc gửi bản chào tái. Đa phần các hợp đồng được thực hiện trước 1 năm, chậm nhất đến tháng 11. Và sau 1 năm đến kỳ tái tục tiếp theo, hợp đồng này có thể bổ sung sửa đổi thêm điều kiện, điều khoản cho phù hợp thực tế nếu các bên đồng ý
Hợp đồng nhận tái tạm thời
Bên cạnh các hợp đồng cố định, Vina Re còn nhận các hợp đồng nhận tái tạm thời. Loại hợp đồng này có số lượng không ổn định, biến động qua các năm bởi những dịch vụ từ hợp đồng này thường là những dịch vụ nằm ngoài phạm vi của các hợp đồng cố định hay là các dịch vụ của những công ty mới thành lập chưa có hợp đồng cố định
Để đánh giá dịch vụ được chào tái, cán bộ nghiệp vụ cần đánh giá xem xét các yếu tố sau :
Khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng
Xem xét các yếu tố liên quan đến dịch vụ chuyển nhượng (Số tiền bảo hiểm, đặc trưng của đối tượng bảo hiểm (công trình dễ cháy hay có nguy cơ cháy nổ cao), điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc áp dụng, các quy định về loại trừ, tỷ lệ phí áp dụng, các điều khoản bảo hiểm phụ ( lũ lụt, động đất, bạo loạn, thảm hoạ ...) tỷ lệ hoa hồng đề nghị, mức giữ giữ lại...
Trên cơ sở đánh giá thông tin trên cán bộ nghiệp vụ của phòng sẽ quyết định nhận hay không
b. Phương pháp tái : đối với các hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy, các phương pháp tái khác nhau được áp dụng trong từng giai đoạn cụ thể
Trước năm 1998 phương pháp tái được sử dụng chủ yếu là mức dôi và số thành
Từ năm 1999-2002 Hợp đồng nhận tái chỉ được nhận dưới hình thức tái số thành
Tù 2002 đến nay :
áp dụng hợp đồng mức dôi đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập như :Samsung _Vina, VASS, IAI....
áp dụng tái số thành với các công ty bảo hiểm còn lại trên thị trường .
c. Hoa hồng nhận tái bảo hiểm cháy
Hoa hồng nhận tái bảo hiểm cháy được trả bởi Vina Re gồm hai loại hoa hông cố định và hoa hồng theo lãi
Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm ,hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được chuyển nhượng sẽ được hưởng 27% phí bảo hiểm gốc, còn đối với hợp đồng tự nguyện ,hoa hồng sẽ được hưởng theo sự thoả thuận của hai bên
1.1.2 Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cháy
Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cháy của Vina Re cũng được thực hiện dưới hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời. Về tính chất, nội dung, cách thức ký kết hợp đồng này về cơ bản giống như hợp đồng nhận tái. Điểm khác biệt duy nhất của hai loại hợp đồng này là ở phương pháp tái áp dụng. Đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, Vina Re sử dụng dưới hai hình thức tái: tái mức dôi và tái vượt mức bồi thường
Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi
Trên cơ sở phân tích khả năng tài chính của công ty và đặc điểm riêng của nghiệp vụ. Vina Re đã đưa ra mức giữ lại cho nghiệp vụ tái cháy cụ thể như sau:
Năm
mức giữ lại (USD)
1995-1996
1997-1999
2000-2002
2003-2004
300000
400000
600000
1000000
Hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm được thực hiện cho cả nhà nhận tái bảo hiểm trong nứơc và nước ngoài với nguyên tắc ưu tiên nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tới mức tối đa có thể nhận được và thu xếp tái ra nước ngoài theo phương thức hiệu quả nhất.
ở bất cứ loại rủi ro nào, Vina Re cũng giữ lại 1 000 000 USD. Mức đôi 1 được ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nứơc với mức hoa hồng từ 26%-28% . Khi thị trường trong nước đã nhận hết khả năng công ty sẽ chuyển nhượng ra nước ngoài với mức hoa hồng nhận được khoảng 30-35%. Để đảm bảo rủi ro được phân tán, trong một mức dôi công ty có thể tiến hành nhiều hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cho nhiều nhà nhận tái khác nhau
Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
Nhăm mục đích bảo vệ cho mức giữ lại của mình ,công ty đã thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. Cấu trúc hợp đồng như sau
+) Lớp 1 Giới hạn 500.000 USD vượt quá 100.000USD cho một đơn vi rủi ro hoặc một sự cố. Đây là lớp bảo vệ cho các rủi ro thường xuyên
+) Lớp 2 Giới hạn 1.200.000USD vượt quá 600.000 USD cho một đơn vị rủi ro hay một sự cố. Đây là lớp bảo vệ cho các rủi ro thảm hoạ
2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm cháy
Có thể nói đối với đối với các công ty tái bảo hiểm, quá trình nhận tái có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cũng như trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ . Do vậy năng cao doanh thu phí nhận tái bảo hiểm luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty
Bảng số liệu sau cho ta biết cụ thể tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ cháy tại Vinare.
Bảng1 :tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm cháy từ thị trường trong nước của Vina Re (1995_2004)
Năm
Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí
(%)
thủ tục phí
theo HĐ cố định
theo HĐ tạm thời
Tổng
(USD)
giá trị
(USD)
tỷ lệ so với doanh thu phí nhận
(%)
Giá trị
(USD)
tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
1995
1.900.000
80,85
450.000
19,15
2.350.00
-
470.000
20
1996
3.100.000
84,70
560.000
15,30
3.660.000
55,74
915.000
25
1997
3.800.000
86,96
570.000
13,04
4.370.000
19,40
1.093.000
25,011
1998
3.815.000
87,10
565.000
12,90
4.380.000
0,23
1.095.000
25
1999
2.700.000
85,71
450.000
14,29
3.150.000
-28,08
788.000
25,016
2000
2.650.000
77,49
770.000
22,51
3.420.000
8,57
855.000
25
2001
2.600.000
75,80
830.000
24,20
3.430.000
0,29
858.000
25,015
2002
2.949.000
78,36
814.000
21,64
3.763.000
9,71
1.046.000
27,9
2003
3.100.000
67,39
1.500.000
32,61
4.600.000
22,00
1.180.000
25,65
2004
4.200.000
76,36
1.300.000
23,64
5.500.000
19,56
1.400.000
25,45
Tổng
30.814.000
80,00
7.809.000
20,00
38.623.000
9,700.000
25,13
(nguồn :Vina Re, phòng tái phi hàng hải )
Doanh thu phí nhận tái
Để đánh giá về tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Vinare ta có biểu đồ sau:
(nguồn Vinare )
Qua số liệu bảng 1 cho thấy tổng phí nhận tái của Vina Re trong 10 năm qua đạt trên 38623 nghìn USD với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 10.8%
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể chia tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm cháy thành hai giai đoạn
Giai đoạn 1:Từ năm 1995-1998 Đặc điểm của giai đoạn này là phí nhận tái tăng khá nhanh với tốc độ trung bình 26% nhưng không ổn định, và có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 1996 tốc độ tăng trưởng đạt mức 55.74%thì đến năm 1997 là 19.4% và đến năm 1998 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0.23%
Giai đoạn 2:từ năm 1999 –2004 Có thể nói thời điểm năm 1999 là bước ngoặt đánh dấu sự tụt giảm phí nhận tái của Vina Re, tốc độ tăng trưởng phí mang con số âm là -28.08% tức là từ 4830 xuống còn 3150 nghìn USD .Giải thích cho sự tut giảm này có thể do những nguyên nhân chủ yếu sau :
Do ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường bảo hiểm cháy trong nước, năm 1999 doanh thu phí từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy giảm 2.92% so với năm 1998 do sự ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực
Một số doanh nghiệp như :Bảo Minh, PIJCO, PVIC ...trước năm 1999, trong những năm đầu mới thành lập thực hiện tái 100% dịch vụ cho Vinare nhưng từ năm 1999 chỉ thu xếp tái bảo hiểm 20% dịch vụ bảo hiểm cháy theo quy định bắt buộc cho Vinare. Chúng ta có thể thấy được sự tụt giảm của phí nhận tái tự nguyện trong tỷ trọng phí tự nguyện đã giảm từ 52% năm 1998 xuống cong 38% năm 1999
Riêng trường hợp của Bảo Việt, mặc dù doanh thu phí bảo hiểm cháy không giảm nhưng công ty đã tăng mức giữ lại do đó làm giảm lượng phí nhượng sang cho Vina Re
Năm 1999 có sự áp dụng thuế giá trị gia tăng vì vậy biểu phí có giảm đi so với quy định chung 10%
Trên thị trường đã có biểu hiện gay gắt cạnh tranh giảm phí giữa các doanh nghiệp bảo hiểm do vậy cũng có tác động nhất định dẫn tới sự giảm phí chung của toàn thị trường
Tuy nhiên, nếu nhìn trên biểu đồ, đều đáng mừng là sau sự tụt giảm phí năm 1999 thì doanh thu phí không có dấu hiệu đi xuống mà có xu hướng tiếp tục tăng cao. Cụ thể như sau :
-Ngay năm 2000 phí nhận tái của Vina Re đã có sự tăng trưởng ở mức 8.67%, đây là một dấu hiệu đáng mứng đánh dấu sự tăng trưởng tốt trong những năm tiếp theo
-Năm 2001 doanh thu phí chỉ tăng 3,43 triệu USD với mức tăng trưởng 0,29% song con số này phản ánh sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ chuyên viên trong việc khai thác dịch vụ tái bởi năm 2001, tình hình khó khăn trên thị trường bảo hiểm thế giới đã ảnh huởng trực tiếp tới các nghiệp vụ trên thị trường Việt Nam trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm cháy, phí của cả thị trường năm 2001 ứơc đạt 265 tỷ VNĐ tương đương với mức tăng trưởng 4%. Tuy nhiên nếu tính riêng một mặt bằng giá so với USD thì phí thị trường giảm 0.3% so với năm 2000
-Trong ba năm trở lại đây đặc biệt trong hai năm 2003, 2004 doanh thu nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ cháy có sự tăng trưởng tốt với mức tăng 22% năm 2003 và 19,59% năm 2004 . Đây là mức tăng cao nhất từ sau năm 1999 so sánh với năm 1999 doanh thu phí đạt 3.150 nghìn USD thì đến năm 2004 doanh thu phí đã lên tới 5500 nghìn USD . Có thể giải thích sự tăng trưởng trên là do những yếu tố sau :
Sự tăng trưởng cao của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng bình quân năm đạt 18% đã có những tác động tích cực tới doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ cháy tại Vina Re
Trong năm 2003;2004 một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam như : công ty liên doanh bảo hiểm Samsung Vina, công ty bảo hiểm Viễn Đông.., thực hiện nhượng 100% dịch vụ tái qua Vina Re .
Những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các hợp đồng nhận tái, các điều kiện, điều khoản được thay đổi một cách phù hợp, hoa hồng nhận tái được tăng lên, đồng thời không thể phủ nhận những nỗ lực của công ty trong việc nâng cao tỷ lệ tái tự nguyện .
Cũng trên bảng số liệu 1, ta có thể thấy rõ về cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo hình thức tái : theo hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời. Có thể nói doanh thu phí nhận tái của Vina Re từ thị trường trong nước theo hợp đồng cố định chiếm một tỷ trọng cao khoảng 80% trong tổng doanh thu phí nhận tái với tổng giá trị nhận tái đạt 30.814 nghìn USD . Bên cạnh đó ta có thể thấy, doanh thu phí theo hợp đồng cố định có mức tăng ổn định, theo xu hướng tăng, trong khi đó doanh thu phí từ các hợp đồng tạm thời không có sự ổn định , phụ thuộc vào tình hình thị trường của từng năm .
Từ những kết quả trên có thể khẳng định sự thành công của Vina Re trong việc thoã thuận thu xếp các hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy cố định bởi như chúng ta đã phân tích ở phần 1 những ưu, nhược của mỗi hình thức tái, hợp đồng tạm thời thường có chi phí rất tốn kém, mất nhiều thời gian trong việc đánh giá và quản lý hợp đồng .Qua đó khẳng định mối quan hệ giữa Vina Re và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ngày càng chặt chẽ.
Thủ tục phí nhận tái nghiệp vụ bảo hiểm nghiệp vụ cháy
Có thể nói về bản chất thủ tục phí là khoản tiền mà doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0070.doc