Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Hội nhập AFTA và vấn đề tăng cường năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may của Việt Nam 3

I) Một số vấn đề về AFTA 3

1) Giới thiệu chung về AFTA 3

2) Các mục tiêu của AFTA 4

II) Sự cần thiết phải nâng cao vấn đề cạnh tranh MặT HàNG dệt may TRONG thị trường AFTA 5

1) Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh 5

1.1) Thực chất của cạnh tranh 5

1.2) Lợi thế cạnh tranh 6

1.3) Tiêu chí của cạnh tranh 8

2) Cơ hội và những thách thức khi dệt may tham gia khu vực tự do AFTA 8

2.1) Những cơ hội trong quá trình hội nhập 8

2.2) Những thách thức trong tiến trình hội nhập 10

Phần II: đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may (96 – 02) 13

I) Tổng quan về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian qua 13

1) quy mô xuất khẩu của hàng dệt may 13

2) Về thị trường xuất khẩu dệt may 15

II) Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 16

1 ) Về thị trường 16

2) Đánh giá sự cạnh tranh về chi phí, giá cả 19

2.1) Về chi phí 19

2.2) Về giá cả 20

3) Đánh giá khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, trình độ khoa học công nghệ 22

3.1) Về khoa học công nghệ 22

3.2) Về chất lượng, mẫu mã 22

4) Về đội ngũ cán bộ quản lý 23

5) Đánh giá chung 24

Phần iii: Phương hướng và các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam 25

I) phương hướng phát triển ngành dệt may trong thời gian tới 25

1) Các mục tiêu đặt ra 25

2) Phương hướng phát triển 27

II) Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may sang thị trường AFTA 28

1) Giải pháp về giá cả, giá thành sản phẩm 28

2) Giải pháp về công nghệ, chất lượng mẫu mã 29

2.1) Giải pháp về công nghệ 29

2.2) Về nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm 31

3) Giải pháp về môi trường kinh doanh 32

4) Giải pháp về lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 33

III) Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 34

1) Kiến nghị đối với doanh nghiệp 34

2) Kiến nghị đối với Nhà nước 35

Kết luận 36

Tài liệu tham khảo 37

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u 30 đến 50 năm. Vì vậy chi phí đầu vào ở các ngành Việt Nam cao hơn 30% đến 50% so với các đối tác ASEAN, đây quả là một bất lợi lớn trong cạnh tranh về giá của hàng hoá Việt Nam. Khả năng đổi mới công nghệ lại rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là do chúng ta thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Ngoài vấn đề thiếu vốn, thì việc chiếm dụng vốn của nhau, công nợ không thanh toán được càng làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó sẽ làm giảm đi khả năng cạnh tranh của các ngành, nhất là khi mà tiềm lực kinh tế của các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh yếu tố công nghệ, vốn thì yếu tố lao động cũng có những ảnh hưởng lớn khi mà ngành dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động. Xét về yếu tố này so với một số nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia v.v. thì lực lượng lao động Việt Nam tuy có dồi dào nhưng trình độ thấp ( từ trình độ chuyên môn tay nghề, ý thức kỷ luật lao động …) trong khi đó ở các nước này đã có một lực lượng các bộ khoa học kỹ thuật và một đội ngũ công nhân lành nghề có thể làm chủ được những công nghệ mới, những khoa học kỹ thuật tiên tiến và tạo ra một lợi thế trong cạnh tranh. Phần II: đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may (1996 – 2002) I) Tổng quan về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian qua 1) quy mô xuất khẩu của hàng dệt may Dệt may là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam không chỉ tạo lợi nhuận mà còn thu hút một lượng lao động rất lớn. Trong 10 năm trở lại đây, ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1338,2 triệu USD trong năm 1996 lên 2,1 tỷ USD vào năm 2001, dự kiến năm 2002 đạt 2,4 tỷ USD (biểu 1). Với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Năm 2001 kim ngạch hàng dệt may đạt 2 tỷ gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,91% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Biểu 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may (1996-2002) Nguồn: Tổng cục hải quan Bảng 1: Quy mô xuất khẩu của dệt may Việt Nam so với các nước Tên nước Sản lượng sợi (1.000 tấn) Sản lượng vải lụa ( 1triệu m² ) Sản phẩm may mặc (1 triệu sp) Kim ngạch xuất khẩu (1triệu USD) Trung Quốc ấn Độ Bangladesh Thái Lan Indonesia Việt Nam 5.300 2.100 200 1.000 1.800 85 21.000 23.000 1.800 4.200 4.400 304 10.000 - - 2.500 3.000 400 50.000 12.500 4.000 6.500 8.000 2.100 Nguồn: VINATEX. Qua bảng 1, ta thấy rõ Việt Nam đang còn nhiều điều yếu kém, quy mô của ta còn thua kém các nước trong khu vực và các nước khác, trong đó có một số nước là đối thủ cạnh tranh chính, điều này gây cho ngành dệt may nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2001 mặc dù đã vượt qua ngưỡng 2 tỉ USD nhưng so với các nước trong khu vực như Thái Lan ta thua 2,25 lần, Indônesia ta thua 4 lần, Trung Quốc ta thua 25 lần…(bảng1) Như vậy khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong 10 năm qua chúng ta đều thấy rõ tốc độ tăng trưởng của ngành tăng khá nhanh. Chỉ trong 3 năm 1995-1997, giá trị tổng sản lượng của ngành dệt may đã tăng lên 20,3%, trong đó ngành dệt tăng 11,7% ngành may tăng 38,3% so với mức 29.3% của giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may cũng chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 1349 triệu USD, chiếm 15,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chiếm trên 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Nhưng từ năm 1998 đến nay tốc độ tăng lại chậm dần, năm 1999 chỉ còn 9% riêng sáu tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước thực hiện khoảng 990 triệu USD, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 39,6 % kế hoạch cả năm . Phần lớn hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện dưới dạng hợp đồng gia công, trong đó người mua cung cấp cho người sản xuất trong nước vải nhập khẩu, sau đó mua lại thành phẩm. Ban đầu, loại hợp đồng này tỏ ra có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam do còn thiếu kiến thức về Marketing trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay lợi ích của cách tiếp cận với xuất khẩu một cách thụ động này đang được đặt thành dấu hỏi. Người xuất khẩu bị mắc vào cái bẫy là tạo ra giá trị gia tăng thấp, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng vừa qua ở Châu á, khi người mua đòi hạ giá cả trong hợp đồng xuống 20% so với 12 tháng trước. Mặt khác trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có giấu hiệu chững lại, giá gia công xuất khẩu giảm khoảng 20% trong những năm qua đã ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu của hàng dệt may Doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn và không được hưởng một lợi thế nào về hạn ngạch XNK trên thị trường Đông á . Tổng công ty lớn của Nhà nước chiếm khoảng một nửa giá trị xuất khẩu của ngành dệt may tỏ ra chưa chuẩn bị cho thách thức này. 2) Về thị trường xuất khẩu dệt may Ngành dệt may hiện đang xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch.Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam là Nhật Bản và EU. Tại thị trường Nhật, hàng Việt Nam được xếp thứ 5 về giá trị và mức xuất khẩu trong năm 2001, tuy nhiên hiện nay đang bị sức ép lớn từ các phía. Đến hết quý I/2002 kim ngạch xuất khẩu của dệt may vào thị trường Nhật Bản ước đạt 200 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến vào tất cả các thị trường ước đạt khoảng 500 triệu USD (theo dự kiến của Bộ thương mại, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2001). Về hạn ngạch là thị trường EU, xuất khẩu không có nhiều biến động trong thời gia qua, kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức từ 500-600 triệu USD/năm, và cũng không có khả năng tăng đáng kể trong thời gian tới, dự kiến. Quý I/2002 xuất khẩu đạt 180 triệu USD. Thị trường truyền thống với mức xuất khẩu 2,1 tỷ USD trong năm 2001 thì dường như đã bão hoà. Còn đối thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam vừa thâm nhập vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây, tuy có tốc độ tăng trưởng rất cao (5-6 lần) nhưng kim ngạch tuyệt đối còn quá thấp so với thị trường EU và Nhật Bản, và sự thâm nhập đó không đáng kể so với một thị trường dệt may lớn nhất thế giới, hiệp định thương mại Việt-Mỹ mới có hiệu lực nên khả năng xuất khẩu vào thị trường này ở giai đoạn này mới chỉ ở mức khiêm tốn, năm 2001 xuất khẩu mới chỉ đạt 45 triệu USD, 3 tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ dự kiến đạt 50 triệu USD Đối với các sản phẩm không bị khống chế bởi hạn ngạch của EU và Canada cũng như đối với các thị trường phi hạn ngạch khác như Châu úc, Nam Mỹ, Đông âu… hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc. II) Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 1 ) Về thị trường Thị trường dệt may xuất khẩu gồm có thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm dệt may của Việt Nam đang dần tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng, các sản phẩm dệt may đã tạo được tiếng nói của mình, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Bên cạnh đó do sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước (Trung quốc, Hàn Quốc, Hồng Công, Thái Lan…) làm cho sức ép về cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Thực tế đã cho thấy, sản phẩm dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam nhìn chung đã có nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng, mẫu mã của hàng nhập khẩu luôn đạt tiêu chuẩn cao và phong phú về chủng loại hơn, và tâm lý của người dân ta thích tiêu dùng đồ ngoại. Từ thực tế đó, chúng ta đã tăng cường nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại sản phẩm. Tạo lập “tiếng nói” của mình ngay thị trường trong nước, từ đó làm cho người tiêu dùng trong nước tin tưởng và có cách nhìn tích cực hơn đối với hàng trong nước. Vì thế chúng ta sẽ cải thiện được vị trí của mình trong thị trường nội địa. Thị trường nước ngoài gồm có thị trường trong khối ASEAN và thị trường ngoài khối ASEAN. Hiện nay ngành dệt may có rất nhiều lợi thế để mở rộng thị trường nước ngoài. So với một số nước trong khu vực, ngành dệt may Việt Nam có hệ số so sánh lớn hơn, thậm chí vượt trội ( thể hiện qua bảng 2). Bảng 2: Lợi thế so sánh giữa các nước ASEAN Sản phẩm Các nước Indônesia Malaisia Philippin Singapore Thái Lan Việt Nam Sợi,chỉ và vải dệt 1.6 0.4 0.4 0.2 1.2 1.8 Trong đó - Sợi nhân tạo 0.2 0.3 0.4 0.1 0.7 0.7 - Tơ lụa 0.2 0.0 0.0 0.2 0.9 9.2 Nguồn : Báo cáo của World bank, đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập AFTA- Đánh giá về chất lượng Qua (bảng 2) ta thấy rất rõ ràng lợi thế so sánh Việt Nam là rất cao (1.8) cao nhất trong các nước ASEAN, chứng tỏ trong khối thì khả năng cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu là rất tốt Việt Nam, ngành có triển vọng rất lớn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ so với các nước khác trong khu vực, tiếp đến là Inđônêsia và Thái Lan (với hệ số cạnh tranh lần lượt là 1.6 và 1.2). Trong tương lai đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong khu vực là Inđônêsia và Thái Lan. Đối với thị trường ngoài khối hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang thị trường có hạn ngạch và phi hạn ngạch Thị trường phi hạn ngạch, thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Châu úc, Nam Mỹ, Đông âu… hàng dệt may hiện nay đang chịu nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, thực tế cho thấy ta chưa thật sự chiếm lĩnh được các thị trường này, mà thị trường phi hạn ngạch đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, tự tìm kiếm thị trường. Đối với việc mở rộng thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đối với thị trường này thì một số mặt hàng dệt may xuất khẩu truyền thống đã tạo được thế đứng vững chắc. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam hiện tại và tương lai trong thị trường này là Trung Quốc. Thị trường hạn ngạch thì mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu sang Nhật và EU, và đây là thị trường chính xuất khẩu của hàng dệt may hiện nay, xuất khẩu sang thị trường này đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng thời gian qua ta đang bị cạnh tranh mạnh về giá của hàng Trung Quốc, hơn thế nữa lại phải chịu sức ép của các nhà sản xuất ở Nhật Bản. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3, hơn nữa do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây chỉ dao động ở mức 500- 600 triệu USD/năm. Việc EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước WTO vào cuối năm 2004 là một bất lợi lớn đối với hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam do nước ta vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa gia nhập WTO. Trung Quốc gia nhập WTO là một yếu tố gây ra sự cạnh tranh gay gắt đối với hoạt động xuất khẩu nước ta, song với việc Trung Quốc giành cho Việt Nam Quy chế tối huệ quốc và tăng hạn ngạch nhập khẩu sau khi gia nhập WTO theo thoả thuận mà hai nước mới đạt được, rõ ràng, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào chính thị trường tiềm năng này ngày càng mở rộng. Còn đối với thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới trong những năm qua, do chưa có tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệt may Việt Nam vẫn còn chịu thuế xuất nhập khẩu cao nên khó cạnh tranh với các nước khác. Nhất là khi chính phủ Mỹ tăng cường ưu đãi hàng dệt may vùng vịnh Caribe (CBA) và Châu Phi (phi hạn ngạch và không thuế nhập khẩu) từ năm 2000, trước đó hiệp định NAFTA cũng đã tạo cơ hội cho Canada và Mexico trở thành các nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất và Mỹ. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BAT) đã mở ra một cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu dệt may. Hiệp định BAT có hiệu lực và thị trường mở rộng sẽ ho phép hàng dệt may sang Mỹ được hưởng tối hệu quốc (MFN hoặc NTR) và có khả năng Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế ưu đãi phổ cập-GSP với thuế suất 0%. Đây là cơ hội tiên quyết để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà không bị khống chế bởi hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu của Chính phủ Mỹ đang áp dụng với các nước khác, lợi thế chỉ có hiệu lực rong vòng 1 năm nhưng nếu biết tận dụng thì đây là cơ hội tốt để hàng dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. Xuất khẩu dệt may sang các thị trường truyền thống hiện nay gần như đã ở mức bão hoà, có sự thay đổi về thị trường, xuất khẩu sang các thị trường mới ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh của hàng dệt may ở thị trường truyền thống là tương đối, nó không thật sự gay gắt lắm, do ta đã chiếm lĩnh được thị trường, tạo lập được uy tín. Sự cạnh tranh ở đây chủ yếu là về giá cả 2) Đánh giá sự cạnh tranh về chi phí, giá cả 2.1) Về chi phí Việt Nam có đội ngũ lao động trình độ văn hoá khá, có trình độ tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Hơn nữa giá nhân công lao động Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu á từ 0,16-0,35 USD/giờ so với 0,32 USD/giờ của Inđônêsia, 1,13 USD/giờ của Malaixia, 1,18 USD/giờ của Thái Lan, 3,16 USD/giờ của Singapore. Như vậy với chi phí nhân công rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cho thấy ngành dệt may có lợi thế rất lớn trong việc giảm giá thành sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam là một nước có tiềm năng về sản xuất nguyên phụ liệu, có các vùng trồng cây công nghiệp có năng suất cao, có các điều kiện thuận lợi hơn các nước ASEAN về trồng bông, và có khả năng khai thác từ 25.000-30.000 ha diện tích trồng cây bông, cung cấp cho khoảng 10.000 tấn/năm. Nhưng hiện trên thực tế hiện nay công tác trồng cây bông chỉ mới cung cấp cho ngành dệt may khoảng 4.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 25% công suất máy móc thiết bị hiện có. Tuy Việt Nam có được lợi thế như vậy nhưng sức cạnh tranh của ngành dệt may hiện nay còn thấp khi tiến hành hội nhập khu vực và thế giới. Tỷ lệ nội địa hoá nguồn nguyên liệu hiện nay còn thấp chỉ khoảng 15%. Chất lượng nguyên liệu trong nước còn kém so với các nước trong khu vực, giá thành cao và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngành may xuất khẩu (tỷ lệ vải trong nước có chất lượng chỉ mới đáp ứng được 12,25% nhu cầu của ngành may), các loại khác chủ yếu là nhập khẩu. Ta đang phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu hục vụ cho ngành dệt may làm cho chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% (trừ giá nhân công) nên giá thành dệt may chưa cạnh tranh được với hàng các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, năng suất của ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN, các chi phí về nguyên phụ liệu đều cao do chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn, hệ thống cung cấp đầu vào chưa kiểm soát chặt chẽ, chi phí trung gian cao. Như vậy chi phí đầu vào là một vấn đề nan giải cảu ngành dệt may, giải quyết tốt “bài toán” về chi phí này sẽ giúp chúng ta nâng cao sức cạnh tranh. 2.2) Về giá cả Ngành dệt may của Việt Nam là ngành có chất lượng và giá rẻ hơn với hàng nước ngoài. ưu điểm này nằm trong bản chất của ngành và lợi thế so sánh giữa tiền lương công nhân Việt Nam với tiền lương công nhân nước ngoài. Về bản chất, ngành dệt may chỉ đòi hỏi đầu tư ít, kỹ thuật ít thay đổi, những máy may Sinco cũ từ 20-30 năm trước vẫn hoạt động tốt và làm ra các sản phẩm tốt. Ngành dệt may cần rất nhiều nhân công, nhưng giá nhân công rẻ là một khâu quyết định trong ngành dệt và may mặc. ở các nước phát triển, giá nhân công trên 10 USD/giờ và ở các nước phát triển giá nhân công chỉ khoảng 3-4 USD/giờ. Tiền lương công nhân Việt Nam chỉ khoảng 33 USD đến 100 USD 1 tháng. Mặt khác cầu về hàng hoá luôn co dãn, nên giá cả quần áo đẹp lên đến hàng chục USD mỗi bộ. Nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may hiện nay đang phải nhập khẩu, nó đẩy giá cả của hàng hoá tăng lên, trong khi các nước trong khu vực đã tự túc được nguyên phụ liệu nên đã giảm được giá sản phẩm làm cho giá cả của ta càng cao hơn Giá hàng dệt may xuất khẩu trong thời gian gần đây có xu hướng giảm, do tình hình kinh tế các nước nhập khẩu tăng trưởng chậm. Hàng dệt may của ta về giá thành còn tương đối cao so với một số nước trong khu vực (đặc biệt là với Trung Quốc: đối thủ cạnh tranh chính) Sản phẩm dệt may của ta đa số là sản xuất gia công nên phụ thuộc phần lớn vào đơn đặt hàng hoặc thông qua các nước thứ ba nên bị ép giá, mặt khác giá gia công trên thế giới có xu hướng giảm từ 15% đến 20% năm. Hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước ta còn thấp, nay lại gặp sự cạnh tranh mãnh liệt của các nước, nhất là Trung Quốc và của nhiều nước do những lợi thế về vị trí địa lý, về việc không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, hoặc với mức thuế nhập khẩu thấp, đồng nội tệ của một số nước có cùng loại hàng xuất khẩu sút giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ. Như vậy giá cả của hàng hoá dệt may xuất khẩu chưa thật sự hấp dẫn đối với các nước nhập khẩu, điêù này làm giảm khả năng cạnh tranh cảu hàng hoá dệt may xuất khẩu 3) Đánh giá khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, trình độ khoa học công nghệ 3.1) Về khoa học công nghệ Trong lĩnh vực dệt may hiện nay trang thiết bị máy móc và công nghệ sử dụng còn lạc hậu, gần 50% máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng trên 20 năm do đó ngành dệt may Việt Nam chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với các nước khác. Nhìn chung, trong một số năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ hiện đại tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi…Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng... nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức... thuộc thế hệ mới, có nhiều chủng loại đã được trang bị Computer nên đạt năng suất chất lượng cao, tính năng sử dụng rộng. Trong lĩnh vực may, công nghệ đã có những chuyển biến khá kịp thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ(25-26 máy), sử dụng 34-38 lao động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót ngay nên đảm bảo được sản phẩm sản xuất chất lượng. Như vậy, nhìn chung thì công nghệ, thiết bị của ngành dệt may Việt Nam đã được đổi mới khá nhiều nên đã có thể cạnh tranh được với các sản phẩm chất lượng khác. Bên cạnh đó về nguyên liệu đầu vào, các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào vật liệu nhập khẩu(từ 60-80 % nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu) nguồn nguyên vật liệu trong nước không sẵn có hay có thì chất lượng lại kém, sản xuất phụ thuộc lớn vào lao động thủ công làm cho chất lượng sản phẩm kém, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. 3.2) Về chất lượng, mẫu mã Mẫu mã là một yếu tố hết sức quan trọng, nó đóng góp vai trò thành bại của hàng hoá dệt may. Mẫu mã của hàng hoá có đẹo thì người mua mới sẵn sàng bỏ tiền ra họ mua. Xét về hình thức và mẫu mã, hàng may mặc của nước ta tuy đã có những thay đổi tương đối nhanh do công nghệ tin học đã được đưa vào một số khâu thiết kế, tạo mẫu…, công tác đào tạo cán bộ thiết kế chuyên nghiệp chất lượng cao cũng đã rất được chú trọng ở một số công ty lớn. Tuy nhiên, nhìn chung mẫu mã dệt may Việt Nam vẫn chưa đa dạng và phong phú, chưa có các loại phương án phù hợp với mọi loại khách hàng, mẫu mã còn đơn điệu nên chưa gây được thiện cảm cho khách hàng. Sản phẩm Việt Nam còn rất đơn điệu, nhàm chán, chưa có sự thay đổi lớn vì chưa cập nhật thông tin kịp thời trong khi thị hiếu may mặc của khách hàng rất khác nhau và khó tính, luôn thay đổi theo mốt và thời gian. Bên cạnh đó chất lượng của hàng dệt may còn kém, chỉ mới một số công ty lớn được cấp các chứng chỉ về chất lượng, trong khi khách hàng từ EU, Nhật Bản rất khắt khe về chất lượng. Do đó thâm nhập vào thị trường này trở nên khó khăn. Một vấn đề ta phải quan tâm trong giai đoạn này là vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, các sản phẩm dệt may Việt Nam chưa tạo được tên tuổi nhà sản xuất, họ mua sản phẩm của mình chỉ biết nơi sản xuất là Việt Nam, chứ chưa biết là hãng nào sản xuất, điều này đòi hỏi các nhà sản xuất Việt Nam tạo lập tên tuổi để chứng nhận sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế 4) Về đội ngũ cán bộ quản lý Hiện nay công tác đào tạo cán bộ của ta còn nhiều bất cập, công tác đào tạo cho ngành dệt may chưa thật sự được chú trọng, đào tạo cán bộ chưa đúng hướng, chất lượng đào tạo chưa cao. Điều này ảnh hưởng tới doanh nghiệp đó là thiếu cán bộ kỹ thuật cao, thiếu những nhà quản lý giỏi. Công tác nghiên cứu và đổi mới quản lý tại các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu mới được quan tâm ở mức vừa phải. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chủ yếu là của nhà nước, trong công tác quản lý một bộ phận lớn các doanh nghiệp quản lý theo cơ chế mệnh lệnh, tình trạng kỷ luật trong lao động chưa cao, cán bộ công nhân nghỉ nhiều, đi làm không đúng giờ. Tình trạng làm việc thiếu nghiêm túc một phần do cơ chế quản lý, một phần do cơ chế tiền lương chưa phù hợp, tiền lương chưa phải là động lực giúp người lao động làm việc. Sự đòi hỏi gắn kết giữa các doanh nghiệp với nhau chưa cao, các doanh nghiệp còn tách rời nhau, thiếu sự học hỏi lẫn nhau. 5) Đánh giá chung Ngành dệt may trong những năm qua đã có bước tiến đáng kể, khả năng cạnh tranh đã được nâng cao về nhiều mặt, giá cả ngày càng được cải thiện, có sự đa dạng về chủng loại, chất lượng mẫu mã cũng đã dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường ngày càng được mở rộng. Hàng dệt may của Việt Nam đã và đang chứng tỏ mình có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành dệt may đã đạt được những thành công nhất định, điều đó chứng tỏ ta đã quan tâm phát triển ngành dệt may và có sự đầu tư đúng đắn, các doanh nghiệp đã đầu tư, cải thiện công nghệ, mẫu mã, tăng cường đội ngũ quản lý, ngành dệt may đã chú trọng đến chất lượng, uy tín sản phẩm. Bên cạnh những thành công, thì ngành dệt may còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn cần phải khắc phục. Chi phí đầu vào cho ngành dệt may còn quá cao, ngành dệt may còn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào. Công tác tiếp thị , Marketting, giới thiệu sản phẩm của ngành ra thị trường khu vực và thế giới chưa được chú trọng, chúng ta chậm cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu. Công nghệ đa số sử dụng từ thời trước để lại, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhiều yếu kém. Thêm vào đó là đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý chưa được đầu tư đúng mức, chậm học hỏi, đổi mới. Thị trường xuất khẩu dệt may hiện nay đã có nhiều thị trường mới mở ra, tạo cơ hội cho ngành dệt may xâm nhập, các thị trường tiềm năng đang được khám phá, tuy nhiên ta còn phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, các thị trường truyền thống chưa khai thác hết. Phần iii: Phương hướng và các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam I) phương hướng phát triển ngành dệt may trong thời gian tới 1) Các mục tiêu đặt ra Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4.9.1998 , mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là : Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, giá cả và chủng loại, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm , thực hiện đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Quan điểm chung về phát triển ngành dệt may Việt Nam là : +Công nghiệp dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình CNH-HĐH đất nước. +Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu nội địa, thay thế nhập khẩu kết hợp với hướng ra xuất khẩu, hoà nhập vào sự phát triển thị trường khu vực và thế giới. +Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng đa dạng sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp may và một số doanh nghiệp dệt. +Phát triển công nghiệp dệt may gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế khác: Trồng bông, dâu tơ tằm, ngành hoá chất, cơ khí… Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển chung, các mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 như sau (bảng 3): Bảng 3 : Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2005 và 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Đến 2005 Đến 2010 1. Sản xuất Bông sơ. Xơ sợi tổng hợp. Sợi các loại Vải lụa thành phẩm Dệt kim May mặc 2.Kim ngạch xuất khẩu . 3. sử dụng lao động 4.Tỷ lệ giá trị sử dụng phụ liệu nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu 5 –Nhu cầu vốn đầu tư - Vốn đầu tư mở rộng - Vốn đầu tư chiều sâu 6. Vốn đầu tư phát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35320.doc
Tài liệu liên quan