Đề tài Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

A – LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO 1

1.Nghèo đói, và thực trạng nghèo đói ở nước ta hiện nay: 1

1.1. Đói nghèo: 1

1.1.1. Quan niệm về đói nghèo: 1

1.1.2. Thước đo đói nghèo 1

1.2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam: 3

1.3.Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở việt nam 6

1.4. Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiên nay: 7

2.Các quan điểm tín dụng cho người nghèo: 7

2.1. Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo đói ở nông thôn: 7

2.2. Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo: 8

2.2.1. Trường phái cổ điển 9

2.2.2. Trường phái kiềm chế tài chính: 10

2.2.3. Trường phái “ohio”: 12

2.2.4. Trường phái thể chế kiểu mới: 13

2.2.5. Tiếp cận đa hệ thống – xu hướng mở rộng tín dụng cho người nghèo 14

2.3. Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo: 15

2.3.1. Định nghĩa về tài chính vi mô: 15

2.3.2.Tác động tới quá trình xóa đói giảm nghèo: 16

3.Nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho người nghèo: 17

3.1. Nhu cầu về tín dụng qui mô nhỏ: 17

3.2.Nhu cầu về tiết kiêm: 17

B - MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÃ THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA 19

CHO VIỆT NAM 19

1.Một số mô hình tài chính vi mô thành công trên thế giới. 19

1.1.Ngân hàng Grameen thuộc Cộng hòa Bangladesh. (GB) 19

1.2.Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng Thailand. (BAAC) 21

2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 22

2.1.Quan niệm sai lầm về hoạt động tài chính vi mô 22

2.2.Tại sao các dự án trên lại đi đến thất bại 24

C- THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 26

1. Khái niệm tài chính vi mô 26

2. Hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam 27

2.1. Cấu trúc 27

2.2. Khu vực tài chính chính thức 30

2.2.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 30

2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời 30

2.2.1.2. Mục tiêu, nguồn vốn và lãi suất 30

2.2.1.3.Kết quả đạt được sau 5 năm hoạt động 31

2.2.1.4.Định hướng trong thời gian tới 34

2.2.2.Qũy tín dụng nhân dân 35

2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời 35

2.2.2.2. Nguồn vốn và lãi suất 35

2.2.2.3. Kết quả hoạt động 36

2.2.2.4. Định hướng phát triển giai đoạn từ năm 2008-2013 của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. 42

2.3. Khu vực bán chính thức 43

2.3.1. Chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức xã hội 43

2.3.2. Các chương trình tín dụng của Hội liên hiệp Phụ Nữ 44

2.3.3. Các chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế. 45

2.4. Khu vực tài chính không chính thức 46

2.4.1. Cho vay nặng lãi: 46

2.4.2. Vay bạn bè hoặc người thân 47

2.4.3. Các câu lạc bộ tín dụng nông thôn: Họ, phường, Hụi 47

D – GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 48

1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô 48

2. Phát triển hoạt động của khu vực chính thức đến đối tượng là nông dân và những người di cư. 52

2.1.Tăng cường thể chế cho các định chế tài chính chính thức 52

2.2.Mở rộng mạng lưới kênh cung cấp vốn 52

2.3.Phát triển cơ chế cho vay thích ứng với điều kiện cuả người nghèo 53

2.4.Tiết kiệm là bắt buộc và phải đi kèm với hoạt động tín dụng 54

3. Chương trình tiết kiệm và tín dụng thông qua các tổ chức xã hội cần áp dụng rộng rãi 54

4. Thực hiện các chương trình của Chính phủ 55

5. Xây dựng năng lực pháp lý cho khu vực tài chính bán chính thức. 55

KẾT LUẬN 57

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi nhóm từ 15 – 25 người, một hộ nông dân được vay tối đa tương đương 2.400 USD, người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so với lãi suất cho vay của đối tượng khác (thường được giảm từ 1 – 3% năm so với các đối tượng vay khác). Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Quan niệm sai lầm về hoạt động tài chính vi mô Hoạt động của ba mô hình tài chính vi mô trên đã cho thấy những khám phá quan trọng trong hoạt đông cung cấp dịch vụ tín dụng qui mô nhỏ mới xuất hiện trong vài năm qua. Tuy nhiên, rất nhiều chương tín dụng không thành công như các tổ chức này bởi những quan niệm sai lêch khi dánh giá những hạn chế của người nghèo và các hoạt động kinh tế của họ. Dưới đây là những quan niệm đó: Một là, những người sản xuất kinh doanh nhỏ cần được quan tâm đến vì họ là những người nghèo. Điều đó hoàn toàn sai lầm vì những người kinh doanh nhỏ rất giỏi trong nên kinh tế địa phương. Họ thưởng là những người có nhiều năm kinh nghiệm buôn bán với quyết tâm và hết lòng vì công việc. Họ rất nhạy bén trước sự biến động của giá cả và các nhân tố khác của thị trường. Từ đó sử dụng hiệu quả những thông tin và nguồn lực hiện có để sản xuất kinh doanh hợp lí. Tất nhiên những điều này chỉ đúng trong nền kinh tế địa phương mà thôi. Hai là, các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ là thừa, nên được thay thế bằng các doanh nghiệp lớn sủ dụng nhiều nhân công. Thực tế, nằm ngoài lề hệ thống tài chính chính thức, các cơ sở kinh doanh nhỏ vẫn tồn tại được và có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của địa phương, nhưng cần được cải thiện. Những hoạt động kinh doanh nhỏ này chắc chắn được thực hiện một cách nghiêm túc. Ba là, lãi suất cho vay người nghèo cần được bao cấp. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng nhất của hầu hết các tổ chức tài chính vi mô hiện nay. Lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô phải tính đến mọi khoản chi phí hoạt động để đạt được sự bền vững. Các tổ chức cũng cấp nhiều khoản vay nhỏ kéo theo là các khoản tiết kiệm nhỏ và không thường xuyên sẽ phải chịu một chi phí giao dịch cáo hơn và tiếp theo họ phải áp dụng mức lãi suất thương mại cao hơn. Nhờ có các khoản tài trợ của nước ngoài và vốn ưu đãi của chính phủ mà lãi suất này được giảm xuống đôi chút. Tuy nhiên, lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô thượng thấp hơn nhiều mức trên thì trường chính thức và những nguồn vốn khác mà người nghèo có thể tiếp cận. Bốn là, chỉ cung cấp các tín thôi sẽ là vô nghĩa. Cần phải kết hợp với các hoạt động đào tạo, mở rộng thị trường và các dịch vụ khác. Trên lý thuyết là như vây, người nghèo cần thêm nhiều sự giúp đỡ khác nhau nữa để cuộc sống của họ bớt khó khăn. Do vậy sự kết hợp này dường như rất lý tưởng nhưng nó lại đòi hỏi những khoản tiền trợ cấp rất lớn và đã chứng tỏ rằng chúng không có khả năng bền vững. Ngân hàng Grameen và một số tổ chức khác đã sử dụng phương pháp ít phổ biến nhất nhưng đã chứng minh được rằng khách hàng có thể sử dụng khoản vay ít ỏi để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hay để đầu tư cho cở sỏ sản xuất kinh doanh tăng khả năng sinh lời. cung cấp các dịch vụ phục vu thị trường và các dịch vụ khác là điều rất quan trọng, nhưng điều cốt yếu nhất là phải quản lý một cách độc lập các chương trình nay. Năm là, người nghèo không đáng tin cậy trong các hoạt động tín dụng. Nhu cầu tiêu dùng của người nghèo rất cấp bách vì thế họ sẽ nhanh chóng sử dụng bất kì một khoản vay nào cho tiêu dùng. Cho dù cấp bách đến đâu thì người nghèo vẫn phải tiết kiệm dù rât nhỏ. Điều này đã được phân tích rât rõ ở trên. Mặt khác, tỷ lệ hoàn trả rất cao của hàng triệu khách hàng tài chính vi mô đã chứng minh thực nghiệm người nghèo đáng tín cậy. Sáu là, người nghèo không thể tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm của người nghèo rất cao. Theo báo cáo của nhiều tổ chức tài chính vi mô người nghèo có thể tiết kiệm cũng như sử dụng các dịch vụ tín dụng. Bẩy là, nghèo đói đã gây ra ảnh hưởng méo mó rằng người nghèo không thể cái thiện điều kiện sống của họ. Sự thành công đáng chú ý của các tổ chức tài chính cho vay hơn 100 triệu khách hàng trên khắp thế giới, mà đại đa số là những người sống dưới mức nghèo khổ đã chứng minh rằng khả năng của người nghèo có thể cải thiên điều kiện sống của họ bằng nỗ lực và sự khéo léo của chính họ. Tại sao các dự án trên lại đi đến thất bại Đối với các tổ chức tài chính. Khi các ngân hàng hay các tổ chưc tài chính thực hiên các hoat động tài chính vi thì họ thường: Tạo ra các trở ngại như yêu cầu phải có giấy đăng kí kinh doanh, có bảo đảm cá nhân, giấy chứng nhân sở hữu tài sản và các tài sản thế chấp khác thường là cản trở với các khách hàng tiềm năng. Không thân thiện với người nghèo. Hầu hết người nghèo chưa bao giờ nói chuyện với các nhân viên ngân hàng hay bước vào ngân hàng. Chi phí để nhận được khoản vay quá cao vì người nghèo nhận được quá nhiều tài liệu, mất công đi lại nhiều lần và thời gian chờ đợi không biêt đến bao giờ mới nhận được tiền. Cung cấp tín dụng không thích hợp, không đáp ứng nhu cầu của người nghèo – chờ đợi quá lâu để được gia hạn tín dụng. Đối với các tổ chức xã hội: Nhân viên của các tổ chức này có kĩ năng giao tiếp tốt với người dân địa phương nhưng lại ít kinh nghiệm kinh doanh và thiếu khả năng để đưa ra những lời khuyên thích hợp, có lợi cho người dân. Mục tiêu kinh doanh và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn vì thế họ không biết họ là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh doanh. Các dự thường quá phức tạp – tham gia vào cả việc phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạch sản xuât tập thể, không tâp trung vào nhóm đối tượng mà họ đang nhắm tới. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam Khi mới thành lập, tín dụng đối với người nghèo cần được hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên khi ngân hàng hay các tổ chức đã từng bước hoạt động ổn đinh thì dần dần tự chủ và ít phụ thuộc và ngân sách Nhà nước Nhân rộng mô hình cho vay thông qua tổ nhóm tương hỗ nhằm tăng cường quản lý và giảm sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hang kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn. Đồng thời coi trọng vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn. Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất cho dần chuyển sang cơ chế lãi suất thực dương phù hợp vơi điều kiện hoạt động thực tế. Lãi suất đủ bù đắp chi phi và có lãi là cơ sở để tổ chức tài chính vi mô tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời lãi suât phù hợp sẽ hạn chế một số vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cơ chế cho vay đơn giản phù hợp với trình độ của người dân đia phương, nhanh gọn. Song công tác kiểm tra, kiểm soát là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách. Tóm lại, thực hiện công cuộc XĐGN ở mỗi nước đều có cach tiệp cận và thực hiện khác nhau, thành công của mỗi nươc đền băt đâu từ chính thực tiên của mỗi nước đó. C- THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái niệm tài chính vi mô Tài chính vi mô được hiểu một cách chung nhất là việc cung cấp những khoản vay nhỏ( tín dụng vi mô) cho các gia đình nghèo để giúp họ tiến hành hoạt động sản xuất hoặc tăng cường các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Theo thời gian hoạt động tài chính vi mô đã bao gồm các loại dịch vụ rộng hơn như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm…. Khi người ta nhận ra rằng những người nghèo và rất nghèo không thể tiếp cận được các tổ chức tài chính có tính truyền thống sẽ cần đến sự đa dạng của những sản phẩm tài chính . Tín dụng vi mô bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980, tuy nhiên, từ 30 năm trước đó các hoạt động này đã manh nha hình thành ở Băng la det Brazil và một vài nước khác. Đặc trưng của tín dụng vi mô là bằng sự tập trung vào nhóm khách hàng lựa chọn nguồn tín dụng không chính thức, tránh được sớm hơn những rủi ro có thể phát sinh so với những khoản vay nhằm mục đích phát triển. Sự nhấn mạnh này thay đổi từ việc cung cấp các khoản vay có tính trợ cấp đến việc nâng cấp các chương trình mang tính định hướng thành việc xây dựng các tổ chức địa phương đủ điều kiện phục vụ người nghèo. Tín dụng vi mô trở thành một khu vực riêng biệt phi lợi nhuận khởi điểm là tránh trở thành hoạt động chính sách công khai và hệ quả là không thực sự tiến hành tất cả các hình thức cho vay phát triển khác. Hoạt động vi mô truyền thống tập trung vào việc cung cấp sản phẩm tín dụng được tiêu chuẩn hóa . Cũng giống như bất kỳ ai khác, người nghèo cần phải sử dụng một loạt các công cụ tài chính để có thể tạo dựng tài sản, ổn định việc chi tiêu và tránh rủi ro. Vì vậy, người ta phải xem xét đến việc mở rộng khái niệm tài chính vi mô. Thách thức của chúng ta hiện nay là phải tìm ra phương pháp hợp lý và hoàn chỉnh để đưa ra được một danh mục phong phú hơn về các sản phẩm tài chính vi mô. Khách hàng truyền thống của tài chính vi mô là những người có thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận các tổ chức tài chính chính thức, điển hình là những lao động tự do và thường là các hộ kinh doanh cá thể. Ở khu vực nông thôn, họ thường là nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ như những người chế biến thức ăn và mua bán vặt… Ở khu vực thành thị, hoạt động tài chính vi mô đa dang hơn, khách hàng có thể là các chủ cửa hiệu, nhà cung cấp dịch vụ, nghệ nhân, người bán hàng rong…. Nói chung, khách hàng của hoạt động tài chính mô là những người nghèo và những người sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập cố định. Việc tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức có tính truyền thống, vì nhiều lý do, có liên quan đến thu nhập; người càng nghèo thì càng ít cơ hội để tiếp cận. Mặt khác, người càng nghèo thì càng sự chuẩn bị các nguồn tài chính chính thức có thể không đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu tài chính nhất định hoặc có thể loại trừ người đó. Những cá nhân bị loại trừ và khu vực thị trường không được phục vụ là khách hàng của tài chính vi mô. Khi chúng ta mở rộng khái niệm về các loại dịch vụ tài chính vi mô, thì trường tiềm năng về khách hàng của tài chính vi mô cũng được mở rộng. chẳng hạn, tín dụng vi mô có thể có thị trường rộng lớn hơn, những liệt kê về các dịch vụ tài chính gồm nhiều loại sản phẩm tiết kiệm, thanh toán và dịch vụ gửi tiết kiệm, thanh toán và dịch vụ gửi tiền, các sản phẩm bảo hiểm….. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có các khái niệm tài chính vi mô khác nhau được sử dụng ở Việt Nam trên ba giác độ: nhóm mục tiêu, quy mô khoản vay và tiền gửi và cơ chế sử dụng để cung cấp dịch vụ tới khách hàng. 2. Hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam 2.1. Cấu trúc Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng với chào lưu chung của thế giới, tài chính vi mô bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Cho đến đầu thập niên 90 , loại hình tài chính vi mô theo hướng thể chế xuất hiện đó là Quỹ Tình Thương( T.Y.M) ở Hà Nội và Quỹ CEP- trợ vốn cho các đối tượng công nhân viên chức nghèo và dân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và đặc biệt trầm trọng ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Cao Nguyên Trung Bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở nông thôn là thiếu vốn để sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình . Cung cấp dịch vụ tài chính là giải pháp quan trọng giúp các hộ gia đình giảm nghèo một cách bền vững. Theo cách phân loai phổ biến hiện nay, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam được chia làm ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực không chính thức dựa trên tiêu chí tư cách của tổ chức thực hiện hoạt động tài chính vi mô và cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động này: Khu vực tài chính chính thức bao gồm các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng ( riêng các QTDND còn được điều chỉnh bởi Luật Hợp Tác Xã) và đăt dưới sự quản lý và giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước. Các Ngân Hàng thương mại , ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng hợp tác là các tổ chức tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực này. Khu vực tài chính bán chính thức: là những tổ chức không phải là ngân hàng nhưng đang có hoạt động tài chính vi mô phục vụ các thành viên nghèo của tổ chức mình như Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động….và các NGOs quốc gia và quốc tế được phép hoạt động tại Việt Nam. Khư vực tài chính không chính thức bào gồm các quan hệ vay mượn từ bạn bè, họ hàng, người chuyên cho vay lãi… Như vậy cách phân loại “ chính thức”, “ bán chính thức” hay “ không chính thưc” có ý nghĩa quy chiếu về cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức và quản lý trong từng khu vực, không bao hàm cách đánh giá về tính chất và quy mô hoạt động của mỗi khu vực tài chính đã nêu. Hơn nữa trong cách phân loại cho thấy sự quy chiếu này là hàm ý đối với quy định của Luật các Tổ Chức tín dụng và các văn bản có liên quan về tổ chức và hoạt động ngân hàng khi với những tổ chức hoàn toàn đều dưới sự điều chỉnh của Luật các TCTD được xếp vào khu vực chính thức, những tổ chức tín có hoạt động tài chính vi mô, được điều chỉnh bởi một số quy phạm khác nhưng chưa xác định rõ có chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD hay không được xếp vào khu vực bán chính thức và không chính thức. Mỗi khu vực có qui mô hoạt động khác nhau, sự phân tích cơ chế hoạt động của mỗi khu vực sẽ cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo ở Việt Nam Biểu đồ 2: Hệ thống dịch vụ tài chính nông thôn DOANH NGHIỆP Họ hàng Bạn bè Bạn bè ị TK&TD Hiện vật C.trình P. triển C.ty Tài chính Bán điều tiết Bán chính thức Hệ thống tài chính nông thôn ````NHCSXH NHN&PTNT NHCT,ĐT&NT Chính thức NHNN Việt Nam Ngân hàng Qũy TDND HTX TD NHTMNN NH nước ngoài và liên doanh NHTMCP TMCPNT TMCP đôthị HTX Sản xuất Việt nam TCXH Phi chính thức Phi điều tiết CLB Tín Dụng TK&TD Hiện vật Cho vay Tư nhân Hộ gia đình và doanh nghiệp nông thôn Nướcngoài UBND 2.2. Khu vực tài chính chính thức 2.2.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.2.1.2. Mục tiêu, nguồn vốn và lãi suất NHCSXH là tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo , nhưng NHCSXH không đưa ra tiêu chí cho riêng để xác định của Chính Phủ. Điều kiện để cho vay là người đi vày phải là các hộ thuộc diện hộ nghèo. Các tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ Lao Động – Thương binh xã hội xây dựng. Vào cuối năm 2003, tổng nguồn vốn của NHCSXH là 10.525.000 triệu đồng trong đó 6.045.928 triệu đồng( 57%) được vay từ ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. nguồn tiết kiệm huy động được chỉ chiếm 13,3% . điều này có nghĩa là NHCSXH chưa thể huy động nguồn tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vốn của họ. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn của NHCSXH ước đạt 35.951 tỷ đồng , gấp 5 lần so với khi nhận bàn giao và đến 30/6/2008 tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 45.000 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2002. Trước tháng 10/1999, lãi suất cho vay mà NHCSXH áp dụng là 0,8%/tháng, sau tháng 10/1999 là 0,7%/tháng và từ năm 2001 là 0,5%/tháng, mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với mức lãi suất 1%/tháng của ngân hàng nông nghiệp. với mức lãi suất như vậy, NHCSXH khó có thể đạt được vị trí bền vững về tài chính và vì vậy hàng năm chính phủ phải bù đắp cho sự thiếu hụt này. Kết quả đạt được sau 5 năm hoạt động Qua 5 năm hoạt động, NHCSXH đã hình thành hệ thống mạng lưới rộng khắp từ Trung ương đến địa phương với 65 chi nhánh cấp tỉnh và sở giao dịch cấp huyện;601 phòng giao dịch cấp huyện, 8.649 điểm giao dịch cấp xã. Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt trẽ với các hội, đoàn thể ( Hội phụ Nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh Niên), thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 240 ngàn tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn bản trong cả nước với hàng trăm cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng kết 5 năm hoạt động của NHCSXH đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho những bước đi tiếp theo; thực sự đã là một công cụ tài chính của Nhà Nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Những đóng góp đó là: Thứ nhất, thực hiện nghị định 78 NHCSXH đã tập trung mọi nguồn lực để tăng nhanh quy mô tín dụng chính sách xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn: NHCSXH đã tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi do các tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại bàn giao sang, đồng thời bảo đảm việc thực hiện các chương trình một cách liên tục. Tính đến 30/6/2008, tổng nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội đạt 45.000 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2002.. Về chính sách đầu tư cho vay, từ 3 chương trình tín dụng ban đầu, đến nay, NHCSXH đã có 14 chương trình tín dụng cấp quốc gia, trong đó có 10 chương trình quốc tế; ngoài ra còn nhiều chương trình, dự án của các địa phương ủy thác cho NHCSXH thực hiện. Tính đến ngày 30/6/2008 , tổng dư nợ đạt 42.200 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng mới trong 5 năm 2003-2008 là 33.505 tỷ đồng. mức tăng dư nợ bình quân năm đạt 38%. Chính sách đầu tư được tập trung cho vay hộ nghèo, vùng nghèo, cho vay học sinh sinh viên và cho vay giải quyết việc làm chiếm 90% trong tổng số nguồn vốn. Đến nay số tín dụng chính sách xã hội đã đến với các xã, phường trong cả nước. Số hộ nghèo và các đối tượng khác còn dư nợ là 6 triệu khách hàng, tăng hơn 3,2 triệu khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao. Mức dư nợ bình quân một hộ nghèo được nâng từ 2,5 triều đồng năm 2002 lên 7 triệu đồng năm 2008. tính đến nay, đã có hơn 9,1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn góp phần giúp gần 1,4 triệu hộ thoát nghèo thu hút 1,9 triệu người lao động có việc làm; hơn 750.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng hơn 820.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn. Nợ xấu, nợ quá hạn giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao( năm 2003) xuống còn 2% (cuối năm 2007). Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn đạt trên 95%, tỷ lệ thu lãi cũng đạt trên 95% số lãi phải thu. Thứ hai, NHCSXH đã xây dựng và hoàn thiện được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội phù hợp, hiệu quả: Sau 5 năm thực hiện quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, NHCSXH đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý kênh tín dụng chính sách phù hợp vơi điều kiện và đặc điểm của nước ta, phù hợp với cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại: về tổ chức bộ máy quản lý, Ngân hàng được tổ chức theo 3 cấp và ở mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp; về phương diện quản lý vay vốn, với bộ máy gọn nhẹ để hoàn thành nhiệm vụ ngày càng một nặng nề hơn, NHCSXH đã chọn phương thức quản lý phù hợp,đó là ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị- xã hội, thực hiện bình xét công khai tại các Tổ tiết kiệm và vay vốn, các bộ ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ vay vốn tại các điểm giao dịch tại xã. Vơi phương thức này, NHCSXH đã tổ chức được mạng lưới hoạt động rộng khắp đến tất cấ các xã, phường, thôn, bản trong cả nước. Thứ ba, chi phí hoạt động của NHCSXH được quản lý chặt trẽ, tiết kiệm: Trong 5 năm qua, NHCSXH đã tổ chức thực hiện triệt để chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong xây dựng, mua sắm, chi phí quản lý nên chi phí quản lý ngành có xu hướng giảm dần và thấp hơn định mức của nhà nước ( với định mức được Thủ tướng Chính phủ cho phép là 0,6 %/ tháng tính trên số dư nợ cho vay bình quân có thu được lãi, NHCSXH đã thực hiện : năm 2003 là 0,56%, năm 2004 là 0,58%, năm 2005 là 0,54%, năm 2006 là 0,49% và 2007 là 0,48%); chi phí quản lý của NHCSXH thấp hơn so với chi phí ủy thác trả cho các ngân hàng thương mại trước đây. Vì vậy, mô hình tổ chức và phương thức quản lý mới, không những chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay tăng lên mà mỗi năm còn tiết kiệm cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Thứ tư, các công tác về tổ chức, cán bộ và đào tạo, thi đua khen thưởng, thanh tra kiểm tra, công tác tổ chức hạch toán kế toán, tin học hóa…đều có những bước tiến bộ , đi dần vào kỷ cương, nề nếp, góp phần nâng cao vị thế của hệ thống NHCSXH. Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được như trên, trong 5 năm hoạt động vừa qua, NHCSXH cũng đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn nổi bật lên là: Thứ nhất là chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn ổn định, lâu dài. Việc bố trí vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước còn bất cập, còn có khoảng cách xa giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước giao cho NHCSXH thực hiện với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm (gồm vốn chương trình vốn điều lệ, vốn bù cấp chênh lệch lãi suất), dẫn đến bị động, chắp vá cho cả các cơ quan và NHCSXH Thứ hai là danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn phục vụ cho nhiều chính sách khác nhau, nhưng do việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra, thống kê, cập nhập số liệu thật chưa khoa học, không sát thực tế, đã tạo ra những khẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của nhà nước dẫn tới sự mất công bằng giữa các địa phương. Thứ ba là thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng nghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế xã hội trên một địa bàn, giữa hoạt động tín dụng cuả NHCSXH với các hoạt động khuyến công – nông – ngư, chuyển giao công nghệ….của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội Thứ tư là thiếu sự gắn bó chặt trẽ và thường xuyên giữa các cơ quan chủ quản chương trình với NHCSXH trong quá trình xây dựng chính sách, thực hiện chương trình, nhất là trong công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chương trình. Định hướng trong thời gian tới NHCSXH đã để ra mục tiêu phấn đấu “ đến năm 2020 có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần vào phát triển thị trường tài chính ở nông thôn; cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi cuả chính phủ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội" Thực hiện định hướng phát triển trên đây đòi hỏi NHCSXH phải bằng mọi giải pháp mở rộng dịch vụ tín dụng có chất lượng, đúng bằng chính sách; đồng thời từng bước đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, trước hết là phát triển dịch vụ huy động vốn, dịch vụ thành toán;… Trước mắt NHCSXH đã để ra một số nhiệm vụ từ 2008 đến năm 2010 như sau: Tập trung huy động, khai thác nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn Đảm bảo 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ chung cho các chương trình trong giai đoạn 2008-2010 khoảng 30-35 % Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý , đặc biệt là cơ chế huy động vốn , cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Đến năm 2010, các chi phí quản lý ngành( trừ chi phí lãi suất huy động vốn) được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay và nguồn thu các dịch vụ ngân hàng… Qũy tín dụng nhân dân 2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời Qũy tín dụng nhân dân ra đời năm 1993 và cũng đóng một vài trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. QTDND là các tổ chức tài chính do hộ nông dân thành lập tự quản lý, có quy mô nhỏ ở cấp xã. QTDND thành lập ở cấp xã do chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh cấp giấy phép hoạt động. So với NHCSXH và ngân hàng và phát triển nông thôn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan