Tiết 31 CLO (KHHH :Cl – CTHH :Cl2)
A. Mục tiêu bài học:
– Học sinh biết được tính chất vật lý của Clo: màu vàng lục, mùi hắc, rất độc, tan được trong nước, nặng hơn không khí.
– Biết tính chất hóa học của Clo.
+ Có một số tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với Hydro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại muối Clorua.
+ Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.
– Kỹ năng:
+ Biết dự đoán tính chất hóa học của Clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hóa học.
+ Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: đồng tác dụng với khí Clo, điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, Clo tác dụng với nước, với dung dịch kiềm. Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
+ Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của Clo.
B. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bài dạy điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Xem bài trước.
C. Tiến trình họat động:
1. Kiểm tra bài cũ:
– Học sinh 1:
Viết các phương trình hóa học của: S, C, Cu, Zn, với O2.
– Học sinh 2:
Viết các phương trình hóa học:
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong trong bài học Clo thông qua việc sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Tên đề tài :Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong trong bài học “ Clo ” thông qua việc sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học
Người thực hiện : Phạm Thị Khánh Chi – giáo viên trường THCS Vĩnh Phong
2.Tóm tắt :
Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH . Trường THCS Vĩnh Phong cũng như các trường khác đang từng bước quan tâm đến việc dạy học các môn học. Đặc biệt với môn Hoá , có rất nhiều kiến thức trừu tượng , những thí nghiệm với điều kiện PTN của trường không thể tiến hành vì không đảm bảo sự thành công cũng như tính an toàn với cả thầy và trò .Ví dụ khi dạy về tính chất hoá học của Clo , giáo viên không thể tiến hành thí nghiệm biểu diễn minh hoạ cho tính chất hoá học .Nếu giáo viên chỉ đơn thuần giới thiệu tính chất hoá học của Clo , yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa rồi lên bảng viết PTHH thì học sinh sẽ thấy nhàm chán , không cuốn hút được trò vì không đảm bảo độ tin cậy , không thấy được sự kì diệu của hoá học .
Giải pháp của tôi là sử dụng các thí nghiệm mô phỏng trình chiếu bằng đầu chiếu projector để học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng , viết PTHH từ đó khẳng định tính chất hoá học của Clo
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp tương đương : hai lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong . Lớp 9A là lớp thực nghiệm , lớp 9B là lớp đối chứng . Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp khi dạy bài “ Clo ” . Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh , kết quả bài kiểm tra 5phút cuối giờ của lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn với lớp đối chứng . Điều đó chứng minh rằng khi sử dụng các thí nghiệm mô phỏng với các thí nghiệm không thể tiến hành trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh về tính chất hoá học của Clo ở trường THCS Vĩnh Phong
3. Giới thiệu
a. Hiện trạng
Trong điều kiện của trường THCS Vĩnh Phong chỉ có 1 phòng thí nghiệm chung cho tất cả các môn , không có phòng chức năng cho môn Hoá . nhiều hoá chất không đảm bảo độ tinh khiết , không có tủ phốt , dụng cụ không đồng bộ ... chỉ đảm bảo tiến hành các thí nghiệm hoá học đơn giản , những thí nghiệm hoá có liên quan đến hoá chất độc hại là không thể tiến hành . Công nghệ tiên tiến của máy tính , của đầu chiếu projector .. đã tạo ra các thí nghiệm hoá học mô phỏng để thay thế các thí nghiệm tiến hành trên lớp . Điều này vừa đảm bảo tính an toàn lại truyền cho các em lòng tin vào khoa học , say mê khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống
Tại trường THCS Vĩnh Phong , trên 90% giáo viên biết sử dụng máy vi tính để soạn giáo án . Số giáo viên biết sử dụng phần mềm powerpoint là trên 60% nhưng mới chỉ dùng lại ở việc trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai thác tài nguyên dạy học trên mạng để phục vụ cho giảng dạy .Đặc biệt với giáo viên dạy môn Hoá và Sinh , nếu không biết khai thác tài nguyên dạy học , học sinh không được mở rộng tầm nhìn ,không được tự phát hiện ra kiến thức , không hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng .
b.Giải pháp thay thế
Sử dụng các thí nghiệm hoá học mô phỏng tiến hành các thí nghiệm . Giáo viên trình chiếu bằng đầu chiếu projector cho học sinh quan sát , trả lời các câu hỏi của giáo viên để dẫn dắt học sinh phát hiện kiến thức .
c.Một số nghiên cứu gần đây liên quan :
- SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học ở THCS của tác giả : Ths Võ Tiến Dũng , CN Nguyễn Phong trường CĐSP Quảng Trị
- SKKN : Ứng dụng phần mềm Violet trong dạy Hóa học THCS của tác giả của tác giả Phạm Thuỷ Tùng - trường THCS Hiếu Giang – Đông Hà - Quảng Trị
- SKKK : Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng ”thông qua sử dụng một số tệp có định dạng flash và video clip trong dạy học của nhóm nghiên cứu : Đinh Thị Thảo , Vũ Thị Thê , Nguyễn Thị Thìn trường CĐSP Hoà Bình ; Bùi Văn Nghị , sở giáo dục và đào tạo Hoà Bình
d. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy “ Clo” có nâng cao khả năng tiếp thu tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 không ?
e.Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy “ Clo ”sẽ nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong
4. Phương pháp
a.Khách thể nghiên cứu
Trường THCS Vĩnh Phong có nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu :
+ Cơ sở vật chất : Mặc dù nhà trường chưa có phòng chức năng song nhà trường rất quan tâm đến việc ƯDCNTT của giáo viên trong dạy học : trường có 2 đầu chiếu projector ; 1 phòng máy vi tính hoạt động tốt đều có kết nối mạng Internet
+ Học sinh: Hai lớp 9A ; 9B có nhiều điểm tương đồng :
Lớp
Tổng số
Nam
Nữ
9A
28
12
16
9B
24
10
14
Ý thức học tập cũng như kết quả học tập của 2 lớp cũng tương đương nhau .
b. Thiết kế nghiên cứu
Với cả 2 lớp 9A và 9B , sau khi học xong bài “ Tính chất của phi kim ” tức là trước khi tác động , tôi cho làm bài kiểm tra 5phút cuối giờ , kết quả cho thấy :
Bảng so sánh kết điểm bài kiểm tra trước tác động
Lớp
0 -> <2
2 -> < 5
5-> <6,5
6,5-> <8
8-> 10
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
9A
0
0
4
14,28
11
39,28
7
25
6
21,44
9B
3
12,5
9
37,5
7
29,17
5
20,83
Thiết kê kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 nhóm tương đương
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm (lớp 9A)
O1
Dạy học có sử dụng thí nghiệm mô phỏng
O3
Đối chứng (lớp 9B)
O2
Dạy học không sử dụng thí nghiệm mô phỏng
O4
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của bài của giáo viên :
- Ở lớp đối chứng : giáo viên thiết kế bài học không sử dụng các thí nghiệm mô phỏng , quy trình chuẩn bị bài như bình thường
- Ở lớp thực nghiệm : Giáo viên thiết kế bài học có sử dụng các thí nghiệm mô phỏng được sưu tầm , lựa chọn tại website :www.violet.vn/main/
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 5’ sau bài học “ Tính chất của phi kim ”( Tiết 30)
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 5’ sau bài học “ Clo ” (Tiết 31). ( Xem phần phụ lục )
5.Phân tích dữ liệu - kết quả
a. Phân tích kết quả
Bảng so sánh kết điểm bài kiểm tra sau tác động
Lớp
0 -> <2
2 -> < 5
5-> <6,5
6,5-> <8
8-> 10
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
9A
0
0
1
3,57
4
14,28
11
39,28
12
42,87
9B
0
0
2
8,33
10
41,67
7
29,17
5
20,83
Như trên đã chứng minh rằng kết quả trước tác động của 2 lớp là tương đương . Sau tác động đã có chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . Có sự chênh lệch này là do có sự tác động .
b.Giải thuyết của đề tài :
“Sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy tính chất hoá học của Clo sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong ” đã được kiểm chứng
c.Bàn luận :
Độ chênh lệch điểm số rõ rệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động . Bởi lẽ , trước tác động , 2 lớp là tương đương nhau nhưng sau tác động đã có sự chênh lệch . Mặc dù tỉ lệ điểm trên trung bình ở 2 lớp trước tác động so với sau tác động là thay đổi không đáng kể song tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm sau tác động đã được tăng lên trong khi đó ở lớp đối chứng thì sự chênh lệch là không đáng kể .
* Hạn chế :
Nghiên cứu này sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong giờ học Hoá học là một giải pháp rất tốt nhưng trên thực tế giảng dạy còn gặp một số khó khăn :
- Môĩ giáo viên phải lên lớp 12 – 14tiết/1tuần , phải dành nhiều thời gian cho soạn bài nên có rất ít thời gian để tim kiếm tài nguyên dạy học trên mạng Internet . Hơn nữa việc soạn bài trên Powerpoint mất nhiều thời gian nên nhiều giáo viên còn ngại ứng dụng
- Trường THCS Vĩnh Phong chưa có phòng chức năng nên trước mỗi giờ dạy cớ sử dụng đầu chiếu projector đều phải chuẩn bị lắp đặt thiết bị , mất rất nhiều thời gian
- Khi trình chiếu trong giờ dạy học , có rất nhiều yếu tố lạ mắt làm học sinh chú ý thay vì chú ý đến bài học
6. Kết luận và khuyến nghị
a. Kết luận :
Việc sử dụng thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy “ Clo ”ở lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong thay thế cho việc chỉ giới thiệu các thí nghiệm thông qua hình vẽ trong SGK đã nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động của học sinh
b. Khuyến nghị :
Đối với cấp lãnh đạo : cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất đặc biệt là có phòng chức năng . Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT , khuyến khích và động viên giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Đối với giáo viên : không ngừng tự học , tự bồi dưỡng để biết cách khai thác tài nguyên dạy học trên mạng Internet , có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại
Với kết quả của đề tài này , bản thân tôi rất mong các bạn đồng nghiệp quan tâm , chia sẻ đặc biệt là đối với giáo viên dạy môn Hoá để tạo hứng thú , lòng say mê với môn học , từ đó học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động
7. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tập huấn “ Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ” - Dự án Việt Bỉ - Bộ GD – ĐT
- Sách giáo khoa hoá học 9 (Dương Tất Tốn - Trần Q Sơn)
- Sách giáo viên hoá học 9 (Dương Tất Tốn - Trần Q Sơn)
- Phương pháp dạy học hoá học (Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Duy)
- SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học ở THCS của tác giả : Ths Võ Tiến Dũng , CN Nguyễn Phong trường CĐSP Quảng Trị
- SKKK : Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề “Vật chất và năng lượng ”thông qua sử dụng một số tệp có định dạng flash và video clip trong dạy học của nhóm nghiên cứu : Đinh Thị Thảo , Vũ Thị Thê , Nguyễn Thị Thìn trường CĐSP Hoà Bình ; Bùi Văn Nghị , sở giáo dục và đào tạo Hoà Bình
- Mạng Internet : vioet.vn/main/.............
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 31 CLO (KHHH :Cl – CTHH :Cl2)
A. Mục tiêu bài học:
– Học sinh biết được tính chất vật lý của Clo: màu vàng lục, mùi hắc, rất độc, tan được trong nước, nặng hơn không khí.
– Biết tính chất hóa học của Clo.
+ Có một số tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với Hydro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại " muối Clorua.
+ Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.
– Kỹ năng:
+ Biết dự đoán tính chất hóa học của Clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hóa học.
+ Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: đồng tác dụng với khí Clo, điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, Clo tác dụng với nước, với dung dịch kiềm. Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
+ Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của Clo.
B. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bài dạy điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Xem bài trước.
C. Tiến trình họat động:
1. Kiểm tra bài cũ:
– Học sinh 1:
Viết các phương trình hóa học của: S, C, Cu, Zn, với O2.
– Học sinh 2:
Viết các phương trình hóa học:
a. Khí Flo và Hydro. c. Bột sắt và lưu huỳnh. b. Lưu huỳnh và oxi. d.Khí Hydro và lưu huỳnh.
2. Dạy bài mới.
² Họat động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của Clo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
– Chiếu hình vẽ bình đựng Cl2 ->yêu cầu học sinh quan sát bình đựng khí Clo và cho biết: màu sắc, trạng thái?
– So sánh khí Clo với không khí?
– Cung cấp thêm:
+Mùi hắc
+ Clo tan được trong H2O.
+ Là khí độc.
– Cuối cùng, yêu cầu học sinh chốt lại tính chất vật lý của Clo.
– Học sinh quan sát và nhận xét: Clo là chất khí, màu vàng lục
– Clo nặng hơn không khí 2,5 lần.
– Học sinh chú ý.
– Học sinh chốt lại và ghi bài.
– Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc.
– Nặng hơn không khí 2,5 lần.
– Tan được trong H2O.
– Là khí độc.
² Hoạt động 2: Tính chất hóa học của Clo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
– Yêu cầu học sinh dự đoán xem Clo có những tính chất hóa học nào? Và tại sao lại dự đoán như thế?
- Gthiệu : Vì Clo rất độc nên không thể tiến hành các TN trên lớp . Thay vào đó cô sẽ trình chiếu các TN mô phỏng đề nghị các em trật tự quan sát để nhận xét
– Giáo viên trình chiếu lần lượt từng thí nghiệm mô phỏng đồng tác dụng với Clo ; sắt tác dụng với Clo ; Hiđro tác dụng với Clo
- Y/c Hs chú ý quan sát hiện tượng -> rút ra kết luận
– Gv đặt vấn đề: Ngoài tính chất hóa học của phi kim Clo còn có tính chất hóa học nào khác?
– Gv chiếu TN Clo tác dụng với H2O , vừa chiếu vừa giới thiệu cách làm . Sau đó chiếu lại lần 2
- Y/c Hs chú ý quan sát hiện tượng -> rút ra kết luận
– Giáo viên giải thích: phản ứng của Clo với nước xảy ra theo hai chiều:
HCl làm quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu do tính oxi hóa mạnh (tẩy màu của HClO).
– Cho học sinh thảo luận nhóm: Khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hóa học?
- – Gv chiếu TN Clo tác dụng với NaOH , vừa chiếu vừa giới thiệu cách làm . Sau đó chiếu lại lần 2
- Y/c Hs chú ý quan sát hiện tượng -> rút ra kết luận
– Hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng.
– Nước Gia – ven có tính tẩy màu vì NaClO là chất oxi hóa mạnh tương tự HClO.
– Gọi học sinh nêu lại tính chất hóa học của Clo.
– Học sinh dự đoán: Clo có những tính chất của phi kim:
+ Tác dụng với kim loại.
+ Tác dụng với Hydro.
– Học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng
– Học sinh suy nghĩ.
– Học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét:
+ Dung dịch nước Clo có màu vàng lục, mùi hắc.
+ Nhúng giấy quỳ tím vào chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu ngay.
– Học sinh chú ý.
– Học sinh thảo luận và trình bày:
Dẫn khí Clo vào nước xảy ra cả hiện tượng vật lý và hóa học.
+ Khí Clo tan vào nước (hiện tượng vật lý).
+ Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới là HCl và HClO (hiện tượng hóa học).
– Học sinh quan sát và nhận xét:
Dung dịch tạo thành không màu.
Giấy quỳ tím mất màu.
– Học sinh nêu lại:
+ Tác dụng với kim loại.
Cu + Cl2 " CuCl2
+ Tác dụng với Hydro.
H2 + Cl2 " 2HCl
+ Tác dụng với H2O.
Cl2+H2OHCl+ HClO
+ Tác dụng với dung dịch NaOH
3. Hướng dẫn học ở nhà:
– Làm bài tập 3, 4, 5, 6, 11 trang 81 SGK.
– Xem tiếp bài “Clo”.
PHỤ LỤC 2 :
Đề kiểm tra 5 phút sau tác động
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau .Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
FeCl3
HClO Cl2 HCl
NaClO
t0
Đáp án :
Cl2 + H2 2HCl
t0
3Cl2 +2 Fe 2FeCl3
Cl2+H2OHCl+ HClO
Biểu điểm : mỗi PT đúng được 2,5 điểm . Thiếu đk phản ứng hoặc chưa cân bằng đều trừ nửa số điểm
PHỤ LỤC 3: BẢNG ĐIỂM
Lớp thực nghiệm (9A)
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐIỂM SAU
TÁC ĐỘNG
1
TRẦN THANH BÌNH
6
6,75
2
HÀ T PHƯƠNG DUNG
8,5
9,5
3
NGUYỄN MĨ DUYÊN
9
10
4
LƯU HUỲNH ĐỨC
7,75
7,75
5
LƯU HẢI HÀ
7
8
6
HÀ MINH HẢI
6
7
7
NGUYỄN HUY HOÀNG
5,5
5,5
8
PHẠM VĂN KHOA
7,75
8,5
9
KHÚC THÀNH LONG
3
3
10
KHÚC THÀNH LƯỢNG
7,5
9
11
NGUYỄN VĂN MINH
4,5
5
12
PHẠM T THUÝ NGÂN
9,5
10
13
HÀ THỊ KIM OANH
7,5
9
14
NGUYỄN HOÀNG PHÚC
4
6
15
HÀ NHẬT QUANG
9
9
16
LƯU XUÂN SANG
4,25
5
17
NGUYỄN THỊ THANH
6
7
18
NGUYỄN THU THẢO
6
7
19
NGUYỄN MINH THU
6,25
7,5
20
PHẠM HỒNG THUÝ
6
6,5
21
NGUYỄN T HUYỀN TRANG
10
10
22
BÙI THỊ HUYỀN TRANG
6
7
23
KHÚC THỊ VIỆT TRINH
6
6,5
24
KHÚC THỊ THU TRINH
6
6,5
25
NGÔ GIA TỰ
6
7
26
HÀ THỊ HỒNG TƯƠI
7,5
8,5
27
NGÔ THỊ HẢI YẾN
10
10
28
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
7
8
Lớp đối chứng
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐIỂM SAU
TÁC ĐỘNG
1
NGUYỄN NGỌC ÁNH
7
6,5
2
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
5,5
6
3
LƯU HOÀNG CƯỜNG
5
5
4
NGÔ THUỲ DUYÊN
5
4
5
PHẠM THỊ HIỀN
8
8,5
6
TRẦN THỊ DIỆU HOA
6,75
7
7
PHẠM T THU HOÀI
6,5
6,5
8
NGUYỄN ĐỨC HỌC
7,5
7
9
VŨ THỊ THU HUỆ
6,25
7
10
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
8
9
11
KHÚC THỊ HỒNG LIÊN
5
5
12
NGUYỄN CÔNG MINH
4
3
13
NGUYỄN VĂN MINH
4
4
14
HÀ MINH NGHĨA
4
4,5
15
NGUYỄN TRỌNG NINH
8
8
16
ĐÀO DIỆU OANH
7,5
8
17
NGUYỄN T KIM OANH
8
9
18
BÙI BÍCH PHƯƠNG
5
5
19
NGUYỄN T NHƯ QUỲNH
7,5
8
20
PHẠM THÁI SƠN
7,5
8
21
NGUYỄN TRUNG THÀNH
6
6
22
LƯU THỊ HỒNG THƠM
6,25
6,5
23
NGUYỄN ÚT THUỲ
6
6
24
BÙI THỤC TRINH
8
8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong trong bài học Clo thông qua.doc