Hiện nay, nhu cầu về nhà ở của người dân còn rất lớn nhưng yêu cầu về nhà ở, chất lượng cuộc sống của người dân cũng cao hơn, nhất là đối với người sống ở đô thị, từ việc đi lại, ăn ở, các dịch vụ công cộng đến môi trường, thiên nhiên. Người dân cũng có ý thức và thận trọng hơn đối với các dự án có dấu hiệu không bình thường như dự án “ma”, dự án “treo”
Đây là những điều các chủ đầu tư sẽ phải lưu ý tới nếu muốn sản phẩm của mình thu hút khách hàng. Và dù phát triển các dự án nhà ở phía Đông, phía Tây hay bất cứ khu vực nào khác ở Hà Nội thì sự cạnh tranh ấy cũng sẽ là cơ hội cho người dân có thêm lựa chọn hợp lý đối với nhà ở của mình cũng như cho các nhà đầu tư.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh của các doanh nghiệp bất động sản trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài, source –nguồn) – những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận. Ở Việt Nam , khi nhắc đến từ này, rất nhiều người trong trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự,… Và nguyên tắc của outsourcing là: “tôi dành cho mình những công việc mà biết chắc sẽ thực hiện tốt hơn những người khác và chuyển giao cho bên thứ ba phần việc mà họ làm tốt hơn tôi và những người khác”. Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến hình thức thuê ngoài ngoại biên của các tập đoàn Tây Âu (trong trường hợp chuyển một phần công việc ra nước ngoài) và hình thức gia công bên ngoài doanh nghiệp nhưng ở trong lãnh thổ một quốc gia. - Thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing) Quan niệm đánh đồng outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập trình có lẽ xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển vào đầu thập niên 90. Đây là khoảng thời gian mà các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày càng ăn nên làm ra do áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing. Quá trình này được gọi là thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing), hay khái niệm outsource mà ta thường nghe nói đến. Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao Bangalore thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” địa điểm lý tưởng được các công ty phần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco, Oracle... Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tài chính của các công ty lớn trên thế giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã giúp Reuters giảm được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với mức trả cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương mà không phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính. Tuy nhiên, do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngày càng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém nên Bangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa. Trung Quốc, Nga, Brazin, Việt Nam ... đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4 thành phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines . Tại Việt Nam, phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nước ngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT, TMA Solutions… Mới đây, Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia công phần mềm cho hãng Boeing. Theo ông Đinh Lê Đạt, trưởng nhóm điều hành lập trình của Luxsoft tại Việt Nam thì “Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn sử dụng hình thức outsourcing. Mức tăng trưởng kinh tế khả quan, môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ…chính là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Việt chính là địa điểm quan trọng để các nhà đầu tư tiến vào thị trường các nước lân cận.” Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia Mỹ La tinh: , Outsourcing trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Ngoài công nghệ thông tin, outsourcing còn hiện diện trong nhiều lĩnh vực phổ biến khác. Tại Mỹ, hơn hai triệu hợp đồng lao động của công dân Mỹ (bao gồm tuyển dụng, sa thải, trả lương, đào tạo nâng cao chuyên môn nghề nghiệp) được các công ty chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực quản lý. Hình thức outsourcing ở Mỹ luôn tăng trưởng ở mức 30%/năm và cho phép khách hàng tiết kiệm tới 30% chi phí. Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing như Exult được thành lập vào năm 1998 và hiện nay đang quản lý nhân sự cho BP và Unisys. Thị trường outsourcing đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhiều công ty đã ăn nên làm ra trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hấp dẫn này: công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo vệ tòa nhà, văn phòng, dịch vụ quản trị hệ thống mạng…Outsourcing đã làm nảy sinh ra nhiều nghề mới mà có thể các doanh nghiệp không muốn đưa vào danh sách các công việc toàn thời gian cố định. Ở Việt Nam, hình thức outsourcing hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đối với các doanh nghiệp lớn, dịch vụ outsourcing phổ biến là dịch vụ dọn dẹp văn phòng, bảo vệ 24/24, vận chuyển văn phòng trọn gói…Các công ty nhỏ mới thành lập lại có xu hướng sử dụng dịch vụ outsourcing kế toán, báo cáo thuế, lắp đặt/quản trị mạng hoặc bảo trì máy tính/thiết bị văn phòng… Trong lĩnh vực xuất bản, hình thức outsourcing khâu dịch thuật, biên tập cũng khá phổ biến. Mạng lước cộng tác viên dịch thuật đã giúp các nhà xuất bản tiết kiệm được không ít chi phí về quản lý nhân sự. Xu hướng Payroll Outsourcing – xu hướng đang gia tăng tại Việt Nam Vào giữa thập niên 90, hình thức payroll outsourcing (thuê các công ty bên ngoài thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên) xuất hiện tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia và sau đó lan rộng ra tới các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp nước ngoài thích sử dụng dịch vụ này của các ngân hàng thì bây giờ, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty săn đầu người hoặc tư vấn nhân sự. Tại TP.HCM, có thể nói hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự hoặc săn đầu người đều có kiêm thêm công đoạn này, mặc dù trên các web site của họ không thấy công bố thông tin về dịch vụ trả lương. Theo ông Huỳnh Minh Quân, giám đốc công ty tư vấn nhân sự Nhân Việt (đơn vị sở hữu trang web săn đầu người cao cấp www.VIPdatabase.com), cho biết “Đây là một công việc không quá khó nhưng đòi hỏi uy tín cũng như sự chuyên nghiệp, chính xác, cẩn thận từ nhà cung cấp dịch vụ, vì thế, trong lĩnh vực này, các công ty tư vấn nhân sự có ưu thế rất lớn. Họ chính là những đơn vị hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của việc tư vấn về nhân sự, bao gồm từ khâu tuyển chọn nhân sự, trả lương, luân chuyển vị trí làm việc cho đến khâu đánh giá chất lượng công việc... Vì thế, khi sử dụng dịch vụ này từ các công ty tư vấn nhân sự, các doanh nghiệp khách hàng thường cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, trong quá trình cung cấp dịch vụ này, chúng tôi còn tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách tư vấn, hỗ trợ họ trong nhiều vấn đề khác như tư vấn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đánh giá nhân sự….” * Lợi ích từ outsourcing Nhưng điều thú vị nhất không phải là số lượng hay quy mô thương vụ mà là tính chất của hình thức này. Mặc dù một số nhà lãnh đạo cho đến nay sử dụng outsourcing nhằm cắt giảm chi phí nhân sự nhưng phần lớn họ lại có xu hướng nhắm đến cách tiếp cận phức tạp khác. Nhiều công ty sử dụng outsourcing nhằm tiếp nhận các kỹ năng cạnh tranh, nâng cao khả năng phục vụ và phản ứng đối với nhu cầu hay thay đổi của kinh doanh. Lợi ích mà outsourcing mang lại cho các doanh nghiệp là không nhỏ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc chọn lựa đối tác hợp tác. Một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công việc trong dài hạn.
Chương 2 - Thực trạng chung các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường BĐS Hà Nội
2.1. .Đánh giá chung thị trường bất động sản Việt
Cùng với thị trường chứng khoán thì thị trường bất động sản cũng đang là 1 thị trường rất nóng ở Việt Nam bởi khả năng thu lời rất cao của thị trường này.
Tại Hà Nội có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ khi mở rộng, nhà đất ở phía Đông nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Trong khi sức hút của thị trường BĐS phía Tây vẫn rất rõ nét thì điều này có tạo ra sự cạnh tranh từ hai phía
Một trong những sự kiện được chú ý nhiều nhất ở khu vực phía Đông thời gian qua là cầu Vĩnh Tuy đã chính thức thông xe, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Đây cũng chính là lý do khiến thị trường BĐS ở đây sôi động hẳn lên. Tại những khu vực gần cầu phía bên quận Long Biên, theo khảo sát của chúng tôi , giá đất tăng khoảng 20 - 30% so với trước thời điểm thông cầu khoảng 1 tháng, còn nếu so với giá cách đây một vài năm thì có thể tăng tới 4,5 lần. Như đất mặt đường khu tái định cư cầu Vĩnh Tuy giờ có giá khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 trong khi thời điểm năm 2006 giá trên giấy tờ chỉ là 10 triệu đồng/m2. Không chỉ khu vực gần cầu “sốt” đất, nhiều nơi khác cũng được “thơm” lây. Điển hình như khu đô thị mới Việt Hưng nằm khá xa cầu Vĩnh Tuy nếu so với khoảng cách tới cầu Chương Dương, giá nhà đất bỗng chốc tăng vọt. Một người dân ở tòa K6 - khu đô thị mới Việt Hưng cho biết: tại thời điểm tháng 5/2009, họ mua căn hộ diện tích 70m2 ở đây chỉ với giá 820 triệu đồng (tương đương 11,6 triệu đồng/m2) thì hiện nay giá đã lên tới hơn 1 tỷ đồng (khoảng 15 triệu đồng/m2).
Đối với khu vực phía Tây, sau một thời gian tạm lắng hiện đang có xu hướng nóng dần lên với rất nhiều các dự án đã và đang được phát triển như: khu đô thị Văn Quán, Văn Khê… Giá đất ở đây đang có sự biến động mạnh so với thời đỉểm cách đây khoảng 6 tháng.
Theo nhận định của Savills, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá này là do có rất nhiều tuyến đường đang được làm như: đường Lê Văn Lương kéo dài , Quốc lộ 32... Thông thường thì giá đất ở những khu vực có đường mới đi qua sẽ lên theo tiến độ xây dựng của con đường.
Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng này là do tâm lý gom hàng của các nhà đầu tư ngắn hạn. Họ mong chờ một cơn sốt đất như đã diễn ra vào năm 2007.
Không dừng lại ở việc tăng giá, thị trường BĐS phía Đông còn đang được chú ý với hàng loạt các dự án lớn được triển khai như: Khu đô thị sinh thái Ecopark lớn nhất miền Bắc, khu đô thị Đại An, Sài Đồng, Thạch Bàn… và đặc biệt là dự án xây dựng thành phố ven sông Hồng đã được phê duyệt UBND TP Hà Nội gần đây cũng làm cho đất ở khu vực này “nóng” lên trông thấy.
Hiện tại, hạ tầng giao thông ở khu vực này đang dần cải thiện. Không chỉ cầu Vĩnh Tuy, mà cả cầu Thanh Trì cũng đã được đưa vào sử dụng và các tuyến đường nối với cầu sẽ là trục nối thành phố với khu vực phía Nam Hà Nội, Hà Đông và khu vực phía Tây.
Bên cạnh đó, tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối 2010 và việc nâng cấp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cùng với quốc lộ 5 kéo dài cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế cho khu vực nói chung.
Theo một số chuyên gia, với những điều kiện như vậy thì không có lý do gì thị trường BĐS ở phía Đông không phát triển và nếu chủ đầu tư các dự án ở đó biết đánh “trúng” tâm lý khách hàng đối với yêu cầu sản phẩm thì có thể tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ đối với các dự án BĐS phía Tây.
Hiện nay, nhu cầu về nhà ở của người dân còn rất lớn nhưng yêu cầu về nhà ở, chất lượng cuộc sống của người dân cũng cao hơn, nhất là đối với người sống ở đô thị, từ việc đi lại, ăn ở, các dịch vụ công cộng đến môi trường, thiên nhiên... Người dân cũng có ý thức và thận trọng hơn đối với các dự án có dấu hiệu không bình thường như dự án “ma”, dự án “treo”…
Đây là những điều các chủ đầu tư sẽ phải lưu ý tới nếu muốn sản phẩm của mình thu hút khách hàng. Và dù phát triển các dự án nhà ở phía Đông, phía Tây hay bất cứ khu vực nào khác ở Hà Nội thì sự cạnh tranh ấy cũng sẽ là cơ hội cho người dân có thêm lựa chọn hợp lý đối với nhà ở của mình cũng như cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó phân khúc thị trường nhà riêng lẻ đang trở nên đắt khách : Theo thống kê của Savills Việt Nam, trong quý 4/2009 đã có khoảng hơn 31.000 căn hộ được chào bán, trong đó thị trường sơ cấp với khoảng 2.200 căn hộ (14 dự án) và thị trường thứ cấp khoảng 29.580 căn hộ (theo landtoday.com.vn)
Giá đất nền bị đẩy cao trong đợt sốt vừa qua khiến một lượng khách không nhỏ đã chuyển từ nhu cầu nhà chung cư sang nhà riêng lẻ. Không quá xa trung tâm, lại có giá cả ít biến động, phân khúc nhà dưới 3 tỷ này thu hút được nhiều người.
Trong khi phân khúc chung cư có phần chững lại thì giao dịch nhà ở riêng lại đang ấm dần. Trong vòng một tháng trở lại đây, đã có khoảng 10 giao dịch thành công. Khách hàng quan tâm nhiều đến nhà khoảng 2-3 tỷ, rộng từ 30-40 m2, có mặt tiền tương đối rộng rãi, lối vào khoảng 6 m. Khu Hoàng Cầu, Cầu Giấy, Mỹ Đình, Thanh Xuân được nhiều người hỏi mua. Bởi nơi đây có giá cả phải chăng không quá đắt đỏ như trung tâm thành phố.
Theo khảo sát của VnExpress.net, nhà ở riêng lẻ có mức giá khá đa dạng và phụ thuộc nhiều vào vị trí cũng như diện tích. Nhà dưới 1 tỷ thuộc hạng bình dân, thường nằm sâu trong các ngõ ngách và xa trung tâm. Khu vực này được nhiều người lựa chọn nhưng thực tế rất ít người rao bán. Các sàn bất động sản giao dịch chủ yếu môi giới nhà riêng lẻ tầm 2-3 tỷ. Cá biệt có những nhà trên phố cổ lên tới hơn 150 triệu mỗi m2 nhưng rất hiếm người mua. Đối tượng người mua phần đông là những cặp vợ chồng trẻ mới cưới hoặc bố mẹ mua làm của hồi môn cho con cái. Còn những nhà có giá khá cao tầm trên dưới 10 tỷ chủ yếu được mua để đầu tư. Trong cả tháng, sàn ACB chỉ có 2 giao dịch thành công với giá khoảng 9 tỷ ở Cầu Giấy và Thanh Xuân. Nhà giá cao thường có diện tích rộng từ 130- 200 m2. Khách hàng mua chủ yếu để kinh doanh khách sạn tư nhân hoặc mở nhà hàng.
Theo một số chuyên gia địa ốc, phân khúc nhà đơn lẻ ấm lại trong thời gian gần đây do 3 nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, nếu như chung cư hay đất nền dự án do nhiều nhà đầu tư thứ cấp khuấy động thì đối tượng mua nhà ở riêng lẻ chủ yếu là những người có nhu cầu thực sự. Khách hàng mua dự án chung cư phải chờ đến 3-5 năm mới có nhà thì người mua nhà lẻ có thể ở được ngay. Ngoài ra, khách hàng của nhà thổ cư chủ yếu là người có nhu cầu thực nên họ vẫn đặt tiền trước, nhờ vậy mà vẫn có giao dịch. Bên cạnh đó một lượng khách đã chuyển từ nhu cầu mua nhà chung cư sang phân khúc nhà ở riêng lẻ. Đất nền dự án sốt trong thời gian vừa qua khiến giá cả bị đẩy lên cao nên nhiều người không có khả năng chi trả. Hơn nữa, vụ lừa đảo 250 tỷ đồng bán nhà trên giấy khiến tâm lý khách hàng ít nhiều dao động. Khách hàng đưa ra quyết định cẩn trọng hơn và e ngại các dự án chung cư nên đã chuyển sang nhà lẻ.
Một số chuyên gia địa ốc cho rằng, thời gian qua, ngân hàng siết tín dụng cho vay bất động sản nhưng không hạn chế đối với người có nhu cầu thực cũng là nguyên nhân khiến nhà riêng lẻ đắt hàng. Tiêu biểu như ngân hàng Việt Á cho người có nhu cầu thực nhà có trị giá trên dưới 1 tỷ đồng trong thời hạn 10 năm. Ngân hàng VIB cũng hướng tới các đôi vợ chồng trẻ cặp vợ chồng trẻ, có thu nhập ổn định và có nhu cầu về nhà ở... Maritime Bank cũng cho người có thu nhập thấp, trung bình và cao vay tới 2 tỷ đồng và thời gian trả tối đa là 15 năm...
Dự đoán về mảng nhà lẻ trong tương lai, phân khúc này sẽ giữ nhiệt lâu hơn so với đợt sốt đất nền vừa qua. Bởi đất thổ cư, thường không thu hút nhà đầu tư thứ cấp mà chủ yếu là đối tượng có nhu cầu thực. Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, một số tuyến đường Láng Hòa Lạc, Lê Văn Lương kéo dài sẽ hoàn thành làm phân khúc nhà riêng lẻ có thể sẽ tiếp tục nóng lên.
2.2. Thực trạng các doanh nghiệpViệt Nam
2.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nước
- Các doanh nghiệp trong nước hoạt động đang ngày càng có những dấu hiệu khả quan với các dự án các công trình ngày càng lớn số vốn ngày càng lớn.
Thị trường bất động sản ở Việt Nam là một thị trường còn rất non trẻ vói lịch sử phát triển chỉ xấp xỉ 20 năm. Ban đầu chúng ta chỉ có các công ty nhà nước với số vốn ít ỏi khả năng yếu kém hoàn toàn phải dựa vào nước ngoài, không thực hiện được các dự án lớn. Hiện nay thì số lượng các công ty bất động sản là không thể tính hết với nhiều công ty lớn với số vốn lên tới hàng nghìn tỉ đồng mag không chỉ bao gòm các doanh nghiệp nhà nước mà cả tư nhân. Và nhìn vào các công trình lớn chúng ta có thể thấy rất nhiều các công trình do các công ty Việt Nam xây dựng với những cái tên như HUD, Vinaconex,Hòa Phát... Bên cạnh đó lĩnh vực dịch vụ liên quan tới BĐS như marketing, bán hàng, … các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang làm khá tốt. Tuy còn nhiều thua kém so với các công ty nước ngoài nhưng các công ty Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành công khi biết tận dụng lợi thế sân nhà. Có một số trường hợp các công ty nước ngoài còn đứng ra nhận các công trình lớn rồi đem cho các doanh nghiệp Việt Nam làm. Và cũng có nhiều trường hợp thì các công ty trong nước có thể làm thành công các dự án mà các công ty nước ngoài đã thất bại.
Anh Tấn Trung, Giám đốc công ty cổ phần địa ốc Tấn Điền cho biết, công ty của anh nhận tư vấn và tiếp thị rất nhiều dự án BĐS do CBRE quản lý thất bại trước đây để lại và rất thành công
- Tuy nhiên các công ty Việt Nam còn hoạt động không chuyên sâu mà trên nhiều lĩnh vực còn phải thuê nước ngoài nhiều dịch vụ , công đoạn. đảm nhận còn từ thiết kế tới marketing bán hàng đều do các công ty nước ngoài đảm nhận dù Việt Nam không phải là không có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó
- Hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang tăng cường huy động vốn – vấn đề được xem là khó khăn nhất của các doanh nghiệp trong nước - bằng nhiều biện pháp như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, lên sàn chứng khoán...
Vốn là một vấn đề được đánh giá là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Khả năng tài chính kém làm các doanh nghiệp không thể tham gia các dự án quy mô lớn, chất lượng cao và thời gian kéo dài. Muốn phát triển đặc biệt là trong thời kì hậu khủng hoảng như hiện nay thì các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra hướng đi cho mình. Và khá nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã quyết định đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán trong thời gian tới coi đó là một kênh tiếp cận nguồn vốn hiệu quả để thực hiện các dự án bất đông sản. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc lên sàn giao dich chứng khoán sẽ giúp dễ dàng giới thiệu các dự án của mình tới nhà đầu tư, cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Hiện đã có thêm công ty chuẩn bị niêm yết và giao dịch chứng khoán. việc lên sàn giao dịch chứng khoán, ngoài việc tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu, sẽ giúp công ty dễ dàng huy động vốn cần thiết để thực hiện các dự án. Ngoài ra, đây cũng là một kênh tiếp thị các dự án tới các nhà đầu tư tiềm năng Các doanh nghiệp địa ốc thường phải cầm cự vốn trong thời gian khá dài vì thị trường trầm lắng, và việc huy động thêm vốn để thực hiện các dự án, thì bên cạnh vốn tự có, vay ngân hàng và phát hành trái phiếu, việc các doanh nghiệp lên sàn là một cách xoay xở tìm nguồn vốn để thực hiện các dự án. Vì trên thực tế, hiếm có doanh nghiệp nào có thể phát triển dự án bằng vốn tự có. Tuy nhiên việc lên sàn sẽ tạo ra nhiều áp lực về cổ tức, chỉ tiêu tăng trưởng, và hơn nữa việc lên sàn chỉ hiệu quả đối với các doanh nghiệp có quỹ đất, có dự án, có tiềm năng phát triển mạnh mới đủ sức thu hút nhà đầu tư. Nhìn ở góc độ phát triển thị trường thì việc lên sàn sẽ buộc các doanh nghiệp tham gia phải công khai minh bạch các họat động kinh doanh của mình, qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng tầm quản lý, chuẩn hóa và chuyên nghiệp hơn các hoạt động kinh doanh.
- Mặc dù “lên sàn” là một biện pháp hiệu quả để giúp các doanh nghiệp trong nước qua được giai đoạn khó khăn này tuy nhiên độ minh bạch và hợp tác giữa các công ty còn yếu kém khiến cho hoạt động của các công ty vẫn gặp không ít khó khăn nhưng rất may là điều này đang ngày càng được nâng cao, cải thiện.
Mạng các sàn giao dịch BĐS Miền Bắc được thành lập sẽ góp phần gắn kết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS với nhau, cập nhật thông tin về thị trường giúp cá nhân, tổ chức có thể tìm mua, bán BĐS dễ dàng. Đây là “chợ đầu mối” đầu tiên đi vào hoạt động sau khi có quyết định thành lập mạng sàn giao dịch BĐS tại ba miền Bắc – Trung – Nam, tập hợp được 50 sàn đang hoạt động. Sự kiện này cũng đánh dấu một bước tiến của thị trường BĐS trong lộ trình lành mạnh hóa.
Quan trọng hơn cả, thay vì phải đi “chợ lẻ”, các doanh nghiệp trong nước hiện đang đầu tư kinh doanh qua mạng, vì thế khách hàng chỉ cần ghé mạng sàn BĐS miền Bắc khi cần mua nhà đất, không chỉ có nhiều “hàng” để lựa chọn hơn, người có nhu có nhu cầu có điều kiện để so sánh, nắm bắt được giá cả thực tế, tránh bị mua đắt và vướng phải những rắc rối, rủi ro pháp lý do không nắm được thông tin.
2.2.2. Những tác động của WTO và lạm phát lên doanh nghiệp
2.2.2.1. Tác động của WTO
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của thế giới. Tiến trình hội nhập và sự tham gia chính thức của Việt Nam vào WTO từ ngày 7 /11 /2006 mang lại những cơ hội và những thách thức mà các doanh nghiệp (DN) phải vượt qua. Các DN cần phải có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng những đòi hỏi của cạnh tranh.
Sau khi ra nhập WTO, môi trường vĩ mô đã có những thay đổi nhất định
- Về mặt chính trị luật pháp, gia nhập WTO đồng nghĩa vơí việc phân biệt đối xử giữa các công ty trong nước và nước ngoài phải được dỡ bỏ trong thời gian ngắn nhất theo đúng lộ trình như Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Để lam f được diều đó chúng ta phải có những thay đổi về mặt chính sách và pháp luật nhằm tạo ra một môi trường pháp lí bình đẳng cho các công ty bất kể họ đến từ đâu. Điều này có nghĩa là các công ty Việt Nam nói chung, và công ty bất động sản nói riêng, vốn quen với sự ưu ái của cơ chế chính sách cũ , nay sẽ gặp phải khó khăn khi đối diệnn trực tiếp và bình đẳng với các công ty nước ngoài. Ngoài ra , môi trường chính trị ổn định cũng giúp Việt Nam trở thành điểm đến của không chỉ giới doanh nhân mà của những du khách và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO càng giúp chứng tỏ điều đó. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng , trong năm 2005 và 2006 , Quốc hội và chính phủ đã ban hành một số cơ sở pháp luật làm văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường bất động sản , cụ thể là luật nhà ở , luật kinh doanh bất động sản và luật đấu tư ... nhưng khi luật vẫn chưa đi vào cuộc sống , thì những vấ đề tồn tại cố hữu trên thị trường bất động sản vẫn chưa được giải quyết , đây vâ nx sẽ là cản trở của thị trường bất động sản nói chung và của công ty bất động sản nội địa nói riêng.
- Về mặt kinh tế , sự kiện gia nhập WTO đã đánh dấu một bước mới trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. Nhiều công ty nước ngoài coi việc Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội rất lớn đẻ đầu tư vào thị trương đầy tiếm năng này. Các quốc gia có tiếm năng kinh tế và kĩ thuật cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều có các tập đoàn lớn đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Với 39 tỷ USD trong tháng đầu năm , kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đang được Bộ công thương dự kiến ở mức 48 tỷ USD , tăng trên 20% so với năm 2006 . Cũng là con số cao kỉ lục vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm nay chắc chắn đạt tới 13 tỷ USD., cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đàu tư tầm cỡ và dự án quy mô vốn lớn , chẳng hạn dự án đầu tư bộ vi xử lí máy tính của hãng Intel (Mỹ) có số vốn đăng kí 1 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh hay dự án tổ hợp bất động sản cua tập đoàn Keangnam( Hàn Quốc ) tại Hà Nội với số vốn 1,05 tỷ USD.
Gia nhập WTO cũng đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển khởi sắc với tốc độ phát triển GDP trong năm 2006 là 8,2% ( Tổng cục Thống kê, 2007) và được ngân hàng phát triển Châu Á dự tính là 8,3% trong năm 2007 (ADB,2007). Bất chấp lạm phát cũng đang cận kề ở mức hai con số , sự tăng trưởng kinh tế trong vòng một năm vừa qua cũng đã tạo điều kiện cho thu nhập khả dụng của dân cư tăng lên dẫn đến nhu cầu bất động sản ngày càng tăng.
- Về mặt xã hội , việc gian nhập WTO tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ ngoại dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn.Người dân nhờ có thông tin hoàn hảo hơn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là internet, đã biết nhiều hơn về hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài và do vậy , đã có những thay đổi nhiều về thị hiếu và sở thích . Ví dụ, về mô hình nhà chung cư cao tầng hiện đại với diện tích rộng, thiết kế theo kiểu phương tây và dịch vụ trọn gói là trở thành một xu hướng tiêu dùng mới trong lĩnh vực bất động sản trong khoảng thời g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25877.doc