Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh 3

1.1.1. Các khái niệm 3

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4

1.1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 4

1.1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành 5

1.1.2.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 6

1.2. Công cụ và phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.1. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.2. Phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.3.1. Danh tiếng và thương hiệu 11

1.3.2. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường 11

1.3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

1.3.4. Trách nhiệm xã hội: 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 14

2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14

2.1.1. Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14

2.1.2. Phương thức cạnh tranh của DNNN Việt Nam 16

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 21

2.2.1. Những ưu thế 21

2.2.1.1. Đóng góp của DNNN Việt Nam 21

2.2.1.2. Danh tiếng của DNNN 21

2.2.1.3. Khả năng thích ứng của DNNN 22

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 24

2.2.2.1. Những hạn chế 25

2.2.2.2. Nguyên nhân 26

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNN VIỆT NAM 29

3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 29

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới 29

3.1.2. Định hướng 32

3.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 33

3.2.1. Về phía nhà nước: 33

3.2.2. Về phía DNNN: 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm được chia thành 4 nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm an toàn - vệ sinh, nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế. Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất. Trách nhiệm xã hội: ü Tham gia bảo vệ môi trường Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa được bằng các dụng cụ đo chính xác. Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu. Bởi vì, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu năng lực cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi chung. Vì thế mà bản thân mỗi doanh nghiệp và Chính phủ các nước đều quan tâm vấn đề đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNN VIỆT NAM Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 1995 thì DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp quản lý. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước - một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước. Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam v Giá cả Để tồn tại và phát triển, DNNN luôn luôn theo khuynh hướng tăng giá sản phẩm và dịch vụ do DNNN hoạt động theo cơ chế độc quyền. Các mặt hàng tăng giá của DNNN hoạt động độc quyền đều ở trong lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và nền kinh tế quốc dân như: điện nước, xăng dầu, vận tải hàng không, đường biển…Một số mặt hàng như phân bón, sắt, thép, xi măng…có mức giá cao hơn các mặt hàng cũng loại nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 20% - 40%, riêng giá đường thô cao gấp 70% - 80% so với giá đường thô thế giới. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với DNTN, sự giảm giá sản phẩm, dịch vụ chính là sự tồn tại, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này. v Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì Vượt qua khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, DNNN đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đạt được hàng Việt Nam chất lượng cao. Hầu hết các DNNN đều chọn chất lượng sản phẩm làm công cụ cạnh tranh, bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Điển hình là ngành da giày và ngành dệt may Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành da giày VN được mở rộng và ngày càng phát triển với quy mô lớn, là một nước xuất khẩu đứng thứ tư thế giới với kim ngạnh 2,5 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với hàng xuất khẩu là một thách thức lớn, vì ta còn nhiều điểm yếu như da giày Việt Nam chủ yếu là gia công, giày tự sản xuất thì mẫu mã nghèo nàn, giá cả lại cao. Trong khi đó Trung Quốc có những ưu điểm này lại không phải áp dụng hạn ngạch khi xuất khẩu ra thế giới. Ngay cả thị trường trong nước cũng phải cạnh tranh, vì hiện nay Trung Quốc cũng đã đưa sang Việt Nam một lượng không nhỏ. Đứng trước tình hình đó, hiện nay, ngành da giày Việt Nam đã được hỗ trợ rất lớn về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm đa dạng mẫu mã và tìm cách hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Thị trường dệt may Việt Nam cũng không ngừng phát triển và tính đến đầu năm 2010 thì con số kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD/năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của dệt may Việt Nam đều được làm một cách cẩn thận và có uy tín. Sản phẩm của dệt may Việt Nam có mẫu mã, kiểu dáng rất đa dạng và phong phú:sơmi (sơ mi nam và sơ mi nữ), đồng phục (bảo hộ lao động, công sở, đồng phục học sinh), veston nam, quần nam (quần âu nam, quần sooc nam), quần nữ (quần dài, quần lửng, váy), veston nữ (cleopatre), jacket nữ… Bên cạnh đó thì không thể không kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), để có được sức cạnh tranh lớn trên thị trường thì Công ty đã đa dạng hóa sản phẩm với hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, Phô-mai và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocalate hòa tan… v Thương hiệu Những thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam hầu hết là thương hiệu của DNNN như: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần giày Việt – Vina giày, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon, Công ty Ajinomoto Việt Nam…Những thương hiệu này sản xuất ra những sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều DNNN đã đoạt giải “Chất lượng vàng Việt Nam”, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9002, ISO 14001, IQNET. Những doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt, có thương hiệu, có uy tín đã được thị trường thế giới hợp tác sản xuất như Công ty cổ phần May 10 được các hãng lớn Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, Jacques Britt, Dornbusch, C&A, Seidensticker,…hợp tác. v Các chương trình khuyến mại Nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, thu hút và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam, các doanh nghiệp còn đưa ra các chương trình khuyến mãi như: hàng giảm giá, hàng có quà tặng đính kèm, tặng quà cho mỗi hóa đơn thanh toán trị giá từ 50.000 đồng trở lên…DNNN đưa ra chương trình khuyến mại là nhằm chủ yếu đánh vào sở thích của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chủ yếu có sở thích là mua ít, được nhiều. Phương thức cạnh tranh của DNNN Việt Nam Đối với DNNN thì phương thức cạnh tranh cũng rất đa dạng, ta có thể kể ra một số phương thức như sau: v Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài. Chúng ta phải sắp xếp và kiện toàn hoạt động của các công ty 91, lực lượng chủ đạo của kinh tế đất nước nắm giữ hơn 80% tổng số vốn của Nhà nước trong Doanh nghiệp. Với việc nắm giữ những ngành sản xuất quan trọng, sản phẩm của các tổng công ty 91 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNNN nói riêng và của cả nền kinh tế bởi vì đó chính là những yếu tố đầu vào như: viễn thông, vận tải đường sắt, xi măng, xăng dầu, sắt thép, điện…Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN thì trước hết cần nâng cao khả năng hoạt động của các tổng Công ty 91 bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó trọng tâm là phải phá thế độc quyền định giá của các tổng công ty bằng kiểm soát giá của Nhà nước, tôn trọng quan hệ cung - cầu về các sản phẩm chiến lược đó trên thị trường trong nước và quốc tế để giá cả của các mặt hàng này phải phù hợp với mặt bằng giá trong khu vực quốc tế. Từ năm 2001, Nhà nước chuyển các tổng công ty 90, 91 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ do các công ty tự đầu tư thành lập và đồng thời công ty mẹ đầu tư bằng tài chính vào các công ty con. Có thể nói, mô hình công ty mẹ - con đã tạo ra một bước tiến mới trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN. Các tổng công ty 90, 91 từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính (cấp trên - cấp dưới) và cơ chế vốn đã chuyển sang mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và cơ chế đầu tư vốn. Với mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập thí điểm tám tập đoàn kinh tế nhà nước. Những tập đoàn này lấy nòng cốt là các tổng công ty nhà nước hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm có tính chất chi phối tới nền kinh tế, bao gồm tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng, nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hóa được, tùy thực tế của từng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. Khuyến khích DNNN đã giao, bán được chuyển thành công ty cổ phần của người lao động. Sáp nhập, giải thể, phá sản của những DNNN hoạt động không hiệu quả. v Cổ phần hóa DNNN. Báo cáo về kết quả sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN tính đến hết năm 2006 thì cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến 2006 đã sắp xếp được 3.830 DNNN, bằng gần 68% số DNNN đầu năm 2001. Tính đến đầu tháng 7 năm 2010 thì cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.615 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 3.932 doanh nghiệp (chiếm 70,02%). Trong số các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa có 2.288 doanh nghiệp thuộc địa phương (chiếm 58,19%); 1.192 doanh nghiệp thuộc khối bộ, ngành (chiếm 30,31%) và 452 doanh nghiệp thuộc khối tập đoàn, tổng công ty (chiếm 11,5%). Số liệu DNNN đã cổ phần hóa qua các năm như sau: Năm 2007: 116 DNNN đã cổ phần hóa. Năm 2008: 98 DNNN đã cổ phần hóa. Năm 2009: 60 DNNN đã cổ phần hóa. 6 tháng đầu năm 2010: 26 DNNN đã cổ phần hóa. Hình 2.1 Số lượng DNNN cổ phần hóa các năm (Nguồn: Theo số liệu của Bộ Tài Chính) DNNN cần tiến hành cổ phần hóa còn rất nhiều nhưng số liệu qua các năm cho thấy số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa giảm dần. Tất cả DNNN phải cổ phần hóa đến 1/7/2010. Sau thời điểm đó, những doanh nghiệp nào chưa cổ phần hóa sẽ chuyển thành Công ty TNHH một thành viên. v Chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên. Tính đến tháng 6 năm 2010 thì có 3 công ty mẹ tại 3 tập đoàn, tổng công ty là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, cả nước đã có 57 DNNN chuyển sang Công ty TNHH một thành viên Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, công ty mẹ Petro Vietnam sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của tập đoàn này trước khi chuyển đổi. Petro Vietnam có 11 ngành nghề kinh doanh chính gồm: nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; đầu tư, khai thác than và các khoáng sản khác tại nước ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; đầu tư và sản xuất kinh doanh năng lượng tái tạo... Ngoài những ngành nghề chính trên, Petro Vietnam còn hoạt động trong các ngành, nghề khác có liên quan như: hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; đầu tư, kinh doanh bất động sản; đầu tư, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải đường thủy, đường không và đường bộ, đại lý tàu biển... Đối với Vietnam Airlines, đây là doanh nghiệp vận chuyển hàng không, được cấp thương quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu kiện; được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay, đồng thời thực hiện chức năng đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngành nghề kinh doanh chính là vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung. Vietnam Airline còn có nhiệm vụ bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác, cũng như sản xuất linh kiện, phụ tùng trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không...Ngoài ra, Vietnam Airlines còn hoạt động trên các lĩnh vực như vận tải đa phương thức, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phuc vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay… Với Vinataba, doanh nghiệp này được phép hoạt động trong 2 ngành nghề kinh doanh chính gồm đầu tư, sản xuất kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam và nước ngoài; trồng cây nguyên liệu thuốc lá; thực hiện dạy nghề thuộc lĩnh vực trồng, chế biến nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu, công nghiệp thực phẩm... Doanh nghiệp này gần đây cũng mở rộng kinh doanh đa ngành nghề sang các lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, đầu tư tài chính, bất động sản…, thông qua hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, Vietnam Airlines, Công ty  rượu bia nước giải khát Lâm Ðồng, Tập đoàn Sapporo Holdings Limited...Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Vietnam Airlines và Vinataba kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại, phát sinh của hai tổng công ty trước khi chuyển đổi. Sau đó, hai công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng được chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. VNPT kinh doanh trên 2 lĩnh vực chính gồm dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin; dịch vụ và sản phẩm truyền thông. Đồng thời còn hoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh khác như khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông... Vinachem có ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản; hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Ngoài ra, Vinachem còn kinh doanh một số ngành nghề khác như kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hóa chất và các ngành nghề khác. Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam Những ưu thế Đóng góp của DNNN Việt Nam DNNN chiếm thị phần lớn trên thị trường trong nước, theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn của 90 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.241 nghìn tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2008, khối doanh nghiệp nhà nước mà nòng cốt là các tập đoàn, tổng công ty đã đóng góp gần 40% giá trị GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa, giải quyết việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động với mức thu nhập bình quân là 3,8 triệu đồng. Ví dụ như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm lĩnh tới 75% thị phần sữa tại Việt Nam hiện nay. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…đem lại cho Việt Nam lượng doanh thu khá lớn. Danh tiếng của DNNN DNNN có thương hiệu nổi tiếng là hàng Việt Nam chất lượng cao, được nhiều người tiêu dùng bình chọn. Ví dụ như: Đạm Phú Mỹ, Agribank, PVFC, GARCO 10, Dệt 10-10… Bên cạnh đó, DNNN được hưởng ưu đãi nhiều nhất, hỗ trợ lớn nhất từ phía nhà nước. Các doanh nghiệp lớn về doanh thu, về tài sản bởi họ là nơi chiếm dụng nguồn lực nhiều nhất. Đó không chỉ là tài sản vật chất: đất đai, tài nguyên, nhà xưởng, tín dụng, vốn liếng... mà cả tài sản quyền kinh doanh, quyền nhận các dự án lớn, các hạng mục đầu tư mà nhà nước trao tặng hoặc ưu ái. Khả năng thích ứng của DNNN Qua đợt khủng hoảng vừa rồi, phần lớn DNNN là bị phá sản nhưng DNNN vẫn có khả năng thích ứng với thị trường bằng cách: v Tái cấu trúc doanh nghiệp: Tiến trình sắp xếp đổi mới DNNN chính thức khởi động từ 1992, với xuất phát điểm có 6.500 DNNN. Tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 DNNN được sắp xếp lại. Trong đó, 3.836 DNNN được tái cấu trúc ở hình thức triệt để nhất là cổ phần hóa. Cổ phần hóa đã huy động được thêm khoảng 100.000 tỷ đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức mua cổ phần. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của 1.616 doanh nghiệp có thời gian hoạt động sau cổ phần hóa trên 1 năm (tính đến cuối năm 2006) cho thấy: vốn điều lệ của các doanh nghiệp này tăng 58,6%, doanh thu tăng 48,2%, lợi nhuận tăng 331,8%, nộp ngân sách tăng 44,2%, thu nhập của người lao động tăng 51,8%... Chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2001 tới 2006, chúng ta đã sắp xếp được 3.830 DNNN; trong đó cổ phần hoá 2.472 DNNN... Cho tới nay, hình thức sắp xếp cổ phần hoá chiếm gần 65% tổng số DNNN đã sắp xếp. Sắp tới, trong giai đoạn đến năm 2009, chúng ta sẽ còn cổ phần hoá thêm 860 DNNN nữa. Hầu hết các công ty Nhà nước được sắp xếp đều chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty mẹ - công ty con và một số tổng công ty đã trở thành những tập đoàn kinh tế lớn. Hoạt động này đã tạo điều kiện cho các loại hình công ty trên bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, duy trì được tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất cao, bù đắp được các khoản lỗ và đóng góp hơn 40% giá trị GDP cho ngân sách quốc gia. Nền kinh tế vĩ mô bắt đầu được điều tiết một cách hợp lý và mềm dẻo hơn, tập trung vào những ngành then chốt. Nếu tính từ thời điểm trước năm 2001, các doanh nghiệp rất phân tán, dàn trải trong các ngành nghề, lĩnh vực; năm 2001 vốn bình quân của một DNNN là 24 tỷ đồng thì đến nay có khoảng gần 90 tỷ đồng. Báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương về kết quả của hơn 850 doanh nghiệp đã cổ phần hoá được hơn một năm cho thấy vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,76%, trên 90% doanh nghiệp hoạt động có lãi, thu nhập của người lao động tăng 12%, cổ tức bình quân đạt 17,11%... Chúng ta đã tách được chức năng quản lý hành chính Nhà nước khỏi chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra. v “Ưu tiên dùng hàng Việt!”: Nhằm kích cầu thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn thì các đơn vị thuộc khối DNNN đã đưa hàng về tiêu thụ tại thị trường nông thôn không chỉ có tác dụng kích cầu nội địa mà còn là cơ hội quảng bá thương hiệu của đơn vị đến những thị trường mới. Các mặt hàng được doanh nghiệp đưa ra ngoại thành để tiêu thụ chủ yếu là những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng giá bán phù hợp với thu nhập của bà con nông dân ngoại thành, hàng gia dụng, may mặc, điện tử, thực phẩm chế biến. Riêng đối với khu vực miền núi, ngoài những sản phẩm trên, doanh nghiệp sẽ tăng cường thêm hai mặt hàng là muối iot và vở học sinh. Bảng 2.1 : Top 10 DN trong bản xếp hạng 500 DN lớn nhất VN năm 2009 Thứ hạng Tên doanh nghiệp 1 Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2 Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam 3 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4 Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam 5 Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 6 Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC 7 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 8 Tổng Công ty dầu Việt Nam – PVOIL 9 Tổng Công ty viễn thông quân đội 10 Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin Nguồn: VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, năm 2009 - Để bán được sản phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước thì nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những lời kêu gọi thiết thực để mọi người cùng hưởng ứng như: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Qua đó, ta thấy DNNN cũng có khả năng thích ứng lớn với sự biến động của nền kinh tế, đặc biệt là sự tác động lớn từ suy thoái toàn cầu. Theo thông tin của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thì top 10 trong bản xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) trong năm 2009 lại là các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc khối DNNN (xem bảng 2.1) Khối kinh tế Nhà nước chiếm tới 46,4% trong VNR500, trong đó, 10 doanh nghiệp đầu tiên này đều đạt doanh thu trên 1 tỷ USD, đóng góp hơn 10% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008. Quy mô của các doanh nghiệp trong top 10 này cũng tăng đáng kể và ngày càng thu hẹp khoảng cách với thế giới. Cả 10 doanh nghiệp này đều đủ tiêu chí lọt vào bảng xếp hạng Fortune500 về doanh thu. Qua đó, ta thấy được nhiều DNNN đứng vững trong cạnh tranh đặc biệt là trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua. Những hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là người đứng ngoài cuộc. Trong đó DNNN chính là chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực hết sức quan trọng và then chốt góp phần quyết định sự thành công của quá trình này. Cho đến nay, DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, DNNN vẫn còn nhiều hạn chế sau: - Quy mô DNNN vẫn chưa lớn, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Không ít tỉnh, thành phố chưa kiên quyết trong cổ phần hóa, còn để nhiều DNNN hoạt động kinh doanh. Trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu; một số doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao. Nhiều DNNN năng suất lao động và hiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; còn khoảng 15% số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. - Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn quá cao, một số công ty có số nợ phải trả gấp năm lần vốn nhà nước tại công ty, có công ty vay gấp hơn 20 lần vốn, dẫn đến độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục. - Cơ chế quản lý DNNN còn nhiều bất cập từ quyền tự chủ tuyển chọn nhân sự, điều hành doanh nghiệp đến tài chính, giá cả, tiền lương... Tổ chức quản lý trong DNNN chuyển biến còn chậm. Nhiều DNNN và doanh nghiệp đã cổ phần hóa chưa có điều kiện thay đổi cơ bản quản trị công ty một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Một số tổng công ty nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Một số công ty hoạt động còn kém hiệu quả. Ở nhiều tổng công ty giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa có sự thống nhất trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. - Kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNN nói chung và tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. - Vấn đề hậu cổ phần hóa chưa được quan tâm đúng mức; sự hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, cho nên, có nơi chưa phát huy quyền làm chủ của cổ đông và người lao động, ngược lại có nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của giám đốc. - Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DNNN đã cổ phần hóa chưa được quy định đầy đủ, nên còn lúng túng. - Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm, ở một số tổng công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn còn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con như giao chỉ tiêu kế hoạch, thu phí quản lý… Nguyên nhân Tất cả những hạn chế làm cho DNNN kém năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đã nêu ở trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - DNNN mặc dù được đầu tư nhiều nhưng năng lực cạnh tranh lại kém là do sử dụng vốn quá lãng phí. Không ai chịu lãng phí tài sản của mình còn tài sản của Nhà nước thì hoàn toàn có thể, chỉ cần làm không sai luật hoặc không bị luật pháp truy cứu. Theo số liệu thống kê năm 2007, cả nước còn gần 3000 doanh nghiệp nhà nước các loại đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước…nhưng chỉ đóng góp cho 40% thu nhập trong GDP của cả nước mỗi năm. - Chính sách tài chính tín dụng tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện và chưa đòi hỏi đúng mức để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động trong sản xuất kinh doanh, tích tụ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ; chưa hoàn thiện và phát triển đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan