MỤC LỤC
PHẦN MỘT: LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN HAI: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 3
1. Quan niệm về dược phẩm: 3
2. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 4
3. Các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 4
3.1. Mức doanh thu của sản phẩm qua từng năm 4
3.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường qua từng năm 5
3.3. Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh 5
3.4. Giá cả sản phẩm 5
3.5. Mức hấp dẫn của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh 6
3.6. Thương hiệu của sản phẩm 6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 7
1. Thực trạng dược phẩm Việt Nam 7
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc ở Việt Nam 7
1.2. Tình hình tiêu dùng thuốc tân dược của Việt Nam 7
1.3. Tình hình sản xuất thuốc 8
1.4. Chủng loại và chất lượng sản phẩm 9
1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm 10
1.6. R&D nội địa chưa phát triển 12
1.7. Kết quả hoạt động xuất – nhập khẩu dược phẩm Việt Nam 12
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 15
2.1. Mức doanh thu của dược phẩm Việt Nam qua các năm 15
2.2. Thị phần dược phẩm Việt Nam 16
2.3 Chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh 20
2.4. Giá cả dược phẩm. 22
2.5. Mức hấp dẫn của sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, bao gói.so với đối thủ cạnh tranh 24
2.6. Thương hiệu thuốc Việt Nam 24
Tổng số 26
Tổng số 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 28
1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu của dược phẩm Việt Nam 28
2. Những dự báo trong thời gian tới 28
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam 29
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 30
3.2. Giải pháp về giá của sản phẩm 34
3.3. Một số giải pháp khác 36
4. Khuyến nghị 37
4.1. Công tác quản lý nhà nước 37
4.2. Công tác sản xuất, cung ứng thuốc cho nhân dân 38
4.3. Công tác đảm bảo chất lượng Thuốc 39
4.4. Công tác đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn 40
4.5. Công tác hợp tác quốc tế 41
PHẨN BA: KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất thuốc generic nên vẫn còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt là thuốc hiếm nhập khẩu cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện.
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK, Servier, Pfizer, Novatis Group … đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO.
Hình 2: 10 quốc gia xuất khẩu dược phẩm lớn nhất vào Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí thương mại
Các tập đoàn nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào lợi thế về tài chính và sản phẩm: Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y – dược, các cuộc hội thảo khoa học; Các sản phẩm nước ngoài hầu hết có giá trị cao, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị.
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
. Mức doanh thu của dược phẩm Việt Nam qua các năm
Trong những năm gần đây, công nghiệp dược nội địa phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Các sản phẩm trong nước đã được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng với số lượng khá lớn.
Hình 3: Tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất thuốc.
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng mạnh trong năm 2008: tổng giá trị khoảng 1.425 triệu USD tăng 25,4% so với năm 2007. Để đáp ứng nhu cầu đó, thuốc nội địa cũng ngày càng gia tăng sản xuất: thuốc sản xuất trong nước năm 2008 đạt giá trị 715.435 tăng 25,4% so với năm 2007.
Bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược cũng đẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, trong khi vào thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng ký mỗi năm.
2.2. Thị phần dược phẩm Việt Nam
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn với dược phẩm nước ngoài.
Hình 4: doanh thu của một số công ty dược ở Việt Nam
Nguồn: Tạp chí thương mại.
Theo thống kê trên, doanh thu lớn chủ yếu thuộc về các tập đoàn nước ngoài. Đây là điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác được, đồng thời dược phẩm trong nước còn chưa có khả năng cung cấp các loại thuốc đặc trị có giá trị cao.
Hình 5:Các nhóm thuốc trong và ngoài nước đăng ký trong năm 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 số lượng các nhóm thuốc đăng ký là khá lớn. Trong đó, thuốc tân dược trong nước vẫn chủ yếu tập trung vào các loại thuốc thông thường chống viêm nhiễm, giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ chiếm đến hơn 50% số lượng đăng ký thuốc nội địa năm 2008. Đối với nước ngoài thì số lượng đăng ký cũng tập trung nhiều vào các loại chống viêm nhiễm nhưng đồng thời các loại thuốc đặc trị cũng được tiến hành đăng ký nhiều gấp hơn hai lần thuốc nội địa như thuốc an thần, tâm thần (thuốc nội địa: 16 đăng ký, thuốc ngoại: 66 đăng ký); thuốc chống động kinh (thuốc nội địa: 4 đăng ký, thuốc ngoại: 20 đăng ký)… Điều này chứng tỏ, thuốc ngoại đang có xu hướng “ lấn sân ” sang phân khúc thị trường thuốc thông thường. Đây sẽ là khó khăn lớn cho dược phẩm nội địa khi phải cạnh tranh với dược phẩm nước ngoài được đầu tư nguồn vốn lớn và khoa học kĩ thuật hiện đại.
Không chỉ trong khâu sản xuất mà ngay cả trong khâu phân phối thuốc ngoại cũng đang “ lấn át ” thuốc nội.
Hệ thống bệnh viện là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng của dược phẩm. Theo đánh giá về thị phần các loại thuốc được sử dụng trong bệnh viện hiện nay bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại được sử dụng trong hình sau:
Hình 6 : Cơ cấu phân phối thuốc trong bệnh viện 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Như vậy có thể thấy rằng thuốc nội địa áp đảo thuốc ngoại về số lượng (chiếm tới 60.7%) nhưng giá trị thuốc nội chỉ chiếm 16.6% trong khi thuốc ngoại là 83.4%. Nguyên nhân là do trong bệnh viện hầu hết mục đích sử dụng các loại thuốc thường là dùng cho các bệnh đặc trị. Trong khi dược phẩm trong nước chủ yếu là các loại thuốc thông thường với giá trị thấp. Điều này gây hạn chế lớn đối với dược nội địa. Để có thể cung cấp được các loại dược phẩm cho bệnh viện, các doanh nghiệp phải cạnh tranh tương đối khó khăn do hầu hết thị phần này do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ, với các loại thuốc đặc trị. Trong những năm gần đây khi các bệnh viện tiến hành đấu thầu thuốc nên đã làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội mới đối với những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các loại dược phẩm với chất lượng cao và giá thuốc hợp lý. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cung cấp cho khối bệnh viện, dược nội địa phải có các chiến lược cạnh tranh cụ thể hơn.
Hệ thống thương mại bao gồm các doanh nghiệp phân phối, đại lý và các cơ sở bán lẻ. Nếu xét về thị phần các loại thuốc trong nước và nước ngoài tại hệ thống phân phối thương mại hiện nay có thể thấy rằng số lượng dược nội địa chiếm tỷ lệ khá lớn trong khi giá trị lại không cao so với dược nước ngoài.
Hình 7: Cơ cấu phân phối thuốc trong hệ thống thương mại 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Phần lớn các nhà thuốc trên thị trường chính là người tiếp xúc trực tiếp với các trình dược viên. Các nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm đưa thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Như biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các nhà thuốc phân phối chủ yếu là các loại thuốc ngoại do các loại này đem lại lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ, phần chiết khấu mà các hãng dược phẩm nước ngoài trả cho các cơ sở kinh doanh cũng khá cao. Cũng chính vì vậy để có thể kéo dài được mối liện hệ đối với các nhà thuốc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải cạnh tranh về giá cả các mặt hàng có thể đảm bảo được thị phần. Do các doanh nghiếp sản xuất trong nước phần lớn là chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu về thuốc đặc trị nên hiện nay thị phần dành cho các loại thuốc biệt dược do công ty nước ngoài chiếm giữ.
2.3 Chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Trong những năm qua chất lượng thuốc tân dược trong nước đã từng bước thay đổi chất lượng theo chiều hướng tiến bộ.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho việc sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP tăng dần qua các năm, điều này đã thể hiện các doanh nghiệp dược Việt Nam đã thực sự nhập cuộc với sự cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp đạt GMP, GSP, GLP qua các năm
Nnăm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
3/2009
GMP
18
25
31
41
45
57
66
74
89
92
GLP
0
6
16
26
32
43
60
74
89
92
GSP
0
3
8
11
30
42
64
79
106
110
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Việc thực hiện GP’s đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã tạo điều kiện để chất lượng thuốc tương đồng với các nước về kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng. Các phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc. Đến hết năm 2008, 89 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đã chiếm khoảng 90% tổng trị giá thuốc sản xuất trong nước.
Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại. Nhiều trung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu. Các trung tâm kiểm nghiệm cũng đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng theo qui chế, kiểm nghiệm sàng lọc để ngăn ngừa thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bất hợp pháp lưu hành trên thị trường.
Bảng 5: Số liệu về tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng qua các năm
Năm
Tổng số mẫu lấy để kiểm tra chất lượng
Số mẫu không đạt TCCL
Tỷ lệ thuốc không đạt TCCL (%)
2001
35.751
1.167
3,26
2002
32.573
1.054
3,23
2003
31.966
986
3,08
2004
29.315
895
3,05
2005
29336
867
3,0
2006
29.819
947
3,18
2007
25.460
839
3.30
2008
25.320
744
2,94
Nguồn: Cục Quản lý dược
Thuốc không đạt chất lượng năm 2008 chiếm tỷ lệ 2,94% so với số lượng mẫu lấy kiểm tra chất lượng trên toàn quốc, thấp hơn so với năm 2007 (3,30%). Trong đó kháng sinh 26,9% (25/93 mẫu), kháng viêm 12,9% (12/93 mẫu), thuốc tiêu hoá 11,8% (11/93 mẫu) với các chỉ tiêu không đạt chất lượng là hàm lượng, độ ẩm, độ hoà tan và độ tan rã ; tỷ lệ thuốc đông dược và dược liệu 26,7% (22/93 mẫu) với các vi phạm về chất lượng ở chỉ tiêu độ ẩm và độ nhiễm khuẩn. Thuốc đông dược phần lớn được sản xuất ở các doanh nghiệp chưa đạt GMP, phòng kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên tỷ lệ thuốc đông dược không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao: 22/49 mẫu thuốc sản xuất trong nước phải thu hồi. Điều đó minh chứng cho lộ trình thực hiện GP’s là đảm bảo trước hết cho chất lượng thuốc sản xuất và lưu hành trên thị trường.
Bảng 6 : Số liệu về thuốc không đạt chất lượng phải thu hồi
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng
55
70
77
62
56
66
83
93
Nguồn: Cục Quản lý dược
2.4. Giá cả dược phẩm.
Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, thuốc nội địa đã đáp ứng được 50,2% nhu cầu trong nước. Các loại mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cung cấp vẫn là các loại thuốc thông thường và có giá thành tương đối thấp so với các sản phẩm cùng loại do nước ngoài cung cấp. Các sản phẩm này vẫn được thị trường tin dùng là do thuốc nội có giá thành không cao trong khi chất lượng vẫn bảo đảm, phù hợp với mức sống cũng như khả năng chi trả của người dân Việt Nam. Trong khi giá nguyên liệu sản xuất kháng sinh ngày một tăng thì một số nhà sản xuất có thể coi đây là cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Nguyên liệu Amoxicillin, Ampicillin do Việt Nam sản xuất có giá thấp, chính vì vậy các doanh nghiệp trong nước đã tiếp tục thực hiện cạnh tranh để có thể chiếm được thị phần nhỏ về các loại thuốc thông dụng. Tuy nhiên khi chỉ sản xuất ban đầu là các dạng thuốc cơ bản cũng đồng nghĩa với việc dư cung do các mặt hàng này được nhiều doanh nghiệp trong nước cùng tham gia sản xuất và cung cấp.
Đồng thời do công nghiệp hóa dược của Việt nam hiện nay còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu. Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến giá thuốc trên thị trường như: rủi ro về tỷ giá, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu… Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong thế bị động; chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá nhập dược liệu sẽ làm biến động giá thuốc trên thị trường
Hình 8: Thay đổi giá nguyên liệu năm 2008 so với 2007.
Nguồn: Tạp chí thương mại.
Năm 2008, các nguyên liệu nhập khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình 2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11,7%), vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80%. Ðây là nguyên nhân chính gây ra những điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên thị trường Việt Nam năm 2008 .
Để khắc phục được tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất phải có kế hoạch chủ động để đối phó với mọi biến động của thị trường. Đông thời, Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn dược liệu, nhưng hiện nay chưa thực sự được chú tâm quy hoạch và khai thác. Điều này gây nên một sự lãng phí lớn.
2.5. Mức hấp dẫn của sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, bao gói...so với đối thủ cạnh tranh
Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có tác động trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng nên dược phẩm có quy định chặt chẽ về chất lượng thuốc và thời hạn sử dụng hay còn gọi là “ tuổi thọ của thuốc ”. Trong thời hạn sử dụng thuốc sẽ phát huy tốt tác dụng, nếu quá thời hạn thuốc đó có thể giảm chất lượng hoặc gây tác động xấu tới sức khỏe. Có nhiều loại thuốc dễ bị biến dạng dưới tác động của môi trường nếu không được bảo quản đúng điều kiện, vì vậy, thuốc phải được đóng bao gói đúng quy định và có kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn.
Bao gói là yếu tố rất quan trọng đối với các sản phẩm tân dược của các doanh nghiệp trong ngành và chất lượng bảo quản thuốc. Vì mỗi loại sản phẩm khác nhau lại cần có cách thức bảo quản khác nhau: dạng bìa, vỏ hộp nhựa, bình thủy tinh, bình nhựa...Mỗi loại cần có tiêu chuẩn để đảm bảo yêu cầu an toàn riêng của ngành y tế. Do tính chất cá biệt về mặt bao bì nên các doanh nghiệp ít có khả năng tự gia công bao bì cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà thuốc tân dược phải chịu sức ép lớn từ các nhà cung cấp bao bì cho ngành tân dược.
2.6. Thương hiệu thuốc Việt Nam
Thương hiệu là giá trị kết tinh của quá trình hoạt động, là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thương hiệu chính là một điều kiện quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện uy tín của sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng. Để có thể tạo được thương hiệu cho sản phẩm thì ngoài việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khâu phân phối và quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, các doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng mua với số lượng lớn và điều tra thị trường để có thể tiến gần đến thị trường hơn. Tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc tiếp cận này còn khá chậm và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc điều tra nhu cầu thị trường chủ yếu hiện nay là do các công ty thương mại thực hiện, tuy nhiên sự gắn kết giữa nhà sản xuất và người phân phối lại chưa chặt chẽ. Điều này đã tạo ra một sự lệch lạc về thông tin thị trường tương đối lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù các nhà sản xuất dược phẩm hiện nay luôn có bộ phận nghiên cứu thị trường, tuy nhiên họ lại phụ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của các công ty thương mại và một phần thông tin từ các nhà thuốc. Chính vì thế mà đôi khi có sự lệch lạc về nhu cầu dược phẩm dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng của dược nội địa còn kém. Như vậy vấn đề chính ở đây đó là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng biết và sử dụng là việc tiếp cận nhu cầu thực sự của thị trường phải được tập trung và chú ý một cách thỏa đáng.
Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tạo nên hình ảnh cho sản phẩm. Mặc dù trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động quảng bá như hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho các hoạt động xã hội…nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do người dân không thể tự kê đơn thuốc cho mình mà phải thông qua các bác sĩ hoặc dược sĩ. Chính vì vậy mà việc thông tin quảng cáo thuốc thường hướng vào các bác sĩ. Đồng thời do thiếu hiểu biêt về các kiến thức y dược học nên người tiêu dùng sẽ không thể hiểu được hết tác dụng mà loại dược phẩm đó đem lại. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đã bắt đầu sử dụng đội ngũ trình dược viên để có thể tiếp cận với các bác sĩ, các nhà thuốc…Tuy nhiên như vậy chưa đủ vì các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh bằng cùng một phương thức với các doanh nghiệp dược nước ngoài vốn đã có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về tài chính. Đây có thể coi là một điểm hạn chế của dược phẩm Việt Nam khi tiến hành cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình sản xuất kinh doanh thuốc phát triển, theo đó hoạt động thông tin quảng cáo thuốc cũng phát triển, số lượng hồ sơ đăng ký thông tin quảng cáo tăng lên đáng kể (123 %) so với năm 2007, trong đó thông tin quảng cáo thuốc nước ngoài tăng 136% so với năm 2007. Đồng thời số lượng các quảng cáo vi phạm quy chế cũng có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 7: Tình hình thông tin quảng cáo thuốc
Năm
Hồ sơ quảng cáo thuốc trong nước
Hồ sơ quảng cáo thuốc nước ngoài
Tổng số
2005
994
469
1463
2006
695
575
1270
2007
525
671
1196
2008
563
915
1478
Nguồn: Cục Quản lý dược
Bảng 8: Số liệu về tình hình vi phạm quy chế Thông tin quảng cáo
Năm
Công ty trong nước
vi phạm
Công ty nước ngoài vi phạm
Tổng số
2005
4
12
16
2006
16
13
29
2007
24
8
32
2008
22
14
36
Nguồn: Cục Quản lý dược
Những doanh nghiệp như: Dược Đồng Tháp, Dược Hậu Giang, Công ty dược phẩm Hà Tây...hiện nay đang được thị trường biệt đến khá nhiều. Các sản phẩm của công ty này có thể được coi là những sản phẩm có thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Vậy tại sao các doanh nghiệp này lại có thể thành công khi tiến hành xây dựng thương hiệu của mình như vậy? Nguyên nhân là ở chỗ, các công ty này không chỉ biết dừng ở việc củng cố và nâng cao chất lượng của sản phẩm mà còn luôn chủ động tiếp cận thị trường, tìm nhiều biện pháp để có thể đưa hình ảnh của doanh nghiệp có thể đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu của mình còn hạn chế và chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu của dược phẩm Việt Nam
Bộ Y tế mà cụ thể là Cục quản lý dược Việt Nam đã xác định rõ phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập trong khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công nghệ hóa dược tại Việt Nam còn khá yếu với công nghệ lạc hậu. Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngành công nghệ hóa dược với mục tiêu đáp ứng 40% nguyên liệu kháng sinh phục vụ cho sản xuất trong nước vào năm 2015.
Dược phẩm sẽ tập trung phát triển công nghiệp bào chế thuốc, công nghiệp hóa dược, công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến; tổ chức sản xuất bao bì dược phẩm trong nước để đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng bao bì trong nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin trong các họat động phát triển công nghiệp dược Việt Nam.
2. Những dự báo trong thời gian tới
Dược phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó dân số và thu nhập của người dân là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của ngành và tiền thuốc bình quân đầu người.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay dân số Việt Nam có trên 86 triệu người và chắc chắn nhu cầu chữa bệnh và phòng bệnh của người dân sẽ tăng lên. Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng cao kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm cũng được nâng lên một cách nhanh chóng. Mặc dù, đơn thuốc do bác sĩ kê đơn tuy nhiên khi trình độ dân trí được nâng lên người tiêu dùng đã có thể nhận thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Như vậy, Việt Nam có thể coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hóa nói chung và nhu cầu dược phẩm nói riêng.
Trong thời gian tới khi đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên quy mô dân số tương đối lớn dược nội địa sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng này. Sự gia tăng về tiền thuốc bình quân đầu người cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn. Với một thị trường tương đối lớn và giàu tiềm năng như vậy, dược nội địa cũng phải chú ý đến sự xâm chiếm thị trường từ bên ngoài. Dược nước ngoài luôn biết tận dụng thời cơ lấn sâu vào thị trường đang lên. Nhất là đối với dược phẩm, một mặt hàng mà bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào con người cũng cần đến.
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
Việc phát triển công nghiệp dược nội địa luôn luôn là mối quan tâm của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các nước đang phát triển coi việc phát triển công nghiệp bào chế là vũ khí chống lại sự độc quyền của các công ty đa quốc gia dược phẩm khổng lồ nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc xác định bước đi đúng và trọng điểm đầu tư là yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành bại. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện trên các tiêu chí: chất lượng, giá cả, các dịch vụ đi kèm…Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước cũng như hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đề tài này xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ nhất: dược phẩm nội địa phải tận dụng lợi thế trong nước có đó là sự hiểu biết về cơ địa của người dân Việt Nam. Mặc dù các sản phẩm nước ngoài có ưu thế rất lớn về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên các loại dược phẩm này lại khó điều chỉnh cho hợp với cơ địa của người Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà sản xuất cần nhanh chóng sản xuất và cải tiến các loại thuốc phù hợp với người Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc điều tra đặc điểm nhu cầu cũng như mặt sinh lý của người dân. Đồng thời việc đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm cũng là điều mà các doanh nghiệp sản xuất dược cần chú ý. Hiện nay công tác R&D của các doanh nghiệp trong nước còn chưa thực sực được chú trọng. Chính vì vậy đây là một nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp nếu như muốn cạnh tranh được trên thị trường.
Thứ hai: đưa ngành dược Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp thực sự, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy thì cần phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành dược, mà yếu tố vốn sẽ là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường tích lũy, đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các trang thiết bị kỹ thuật cùng với việc hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất của dược phẩm trong nước. Như đã nói ở trên, trang thiết bị kỹ thuật luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với dược phẩm nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh. Việc dược nội địa sử dụng nguồn vốn của mình để nâng cao cơ sở kỹ thuật sẽ là điều hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo chiều sâu, từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng nguồn vốn của mình để có thể tập trung cho một dòng sản phẩm cụ thể có chất lượng, và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Vậy nguồn vốn đó ở đâu ra? Trước hết chính bản thân doanh nghiệp phải có ý thức sử dụng và tích lũy vốn của mình tránh thất thoát lãng phí. Muốn tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải biết dựa vào chính nguồn lực của bản thân doanh nghiệp. Nếu như các nhà sản xuất có thể giải quyết được việc sử dụng và tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất, cơ cấu đầu tư hợp lý chắc chắn có thể khắc phục được tình trạng lạc hậu về trang thiết bị kỹ thuật như hiện nay.
Thứ ba: Cần phải giải quyết vấn đề nguồn nhân lực. Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là một ngành nghề đòi hỏi hàm lượng chất xám và công nghệ cao như ngành sản xuất dược phẩm. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất công nghệ kỹ thuật hiện đại trên thế giới cần phải được tập trung giải quyết. Khi có một đội ngũ nhân lực về chất lượng sẽ tạo đà cho việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó cần chú ý
+ Cán bộ quản lý: họ chính là người quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Toàn bộ những giải pháp phát triển doanh nghiệp có được thực hiện thành công hay không là do bộ phận này quyết định. Muốn doanh nghiệp phát triển được thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm được xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra những hướng đi cụ thể và đúng đắn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý trẻ, có năng lực, có sáng tạo thực hiện hoạt động quản lý kinh doanh.
+ Lực lượng trong sản xuất: là những người giữ vai trò quyết định tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ổn định cao hay không. Việc sản xuất ra một mặt hàng sản phẩm không phải đơn giản. Từ công thức bào chế đến thành phẩm phải trải qua một giai đoạn khá dài. Người thực hiện việc sản xuất đều phải là những người được đào tạo trong ngành dược. Bên cạnh đó dược phẩm là một mặt hàng mà tác động trực tiếp đến sức khỏe con người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112152.doc