MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
A. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. 2
I. Tổng quan về WTO: 2
1. Tôn chỉ: 2
2. Chức năng cơ bản và địa vị pháp luật: 2
3. Cơ cấu tổ chức: 3
4. Nguyên tắc: 6 nguyên tắc: 3
5. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên: 4
II. Quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam 5
1. Bước đường gia nhập WTO: 5
2. Tác động của hội nhập WTO với Việt Nam: 6
B. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO. 7
I. Lý luận về cạnh tranh và kinh nghiệm của một số nước (Trung Quốc và các nước Asean). 7
1. Lý luận về cạnh tranh: 7
2. Kinh nghiệm của một số nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá (một số nước ASEAN và Trung Quốc): 12
II. Thực trạng và gải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam: 18
1. Đối với nông sản Việt Nam: 20
2. Đối với mặt hàng công nghiệp: 28
3. Đối với sản phẩm dịch vụ: 37
4. Một số vấn đề thương hiệu trong cạnh tranh: 42
Lời kết 44
Danh mục tài liệu tham khảo 45
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út nhanh chóng trong toàn bộ thặng dư thương mại của Trung Quốc, giảm xuống còn 25 tỷ USD so với 30 tỷ năm 2002 (bảng 7). Việc điều chỉnh một lượng lớn thương mại của Trung Quốc qua Hồng Kông không làm thay đổi kết luận này2. Những thay đổi trong chuyên môn hoá khu vực ở Châu Á cũng có thể thấy rõ từ thống kê thương mại của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc thực tế là tăng trong hơn hai năm qua, nhưng toàn bộ thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á chỉ tăng với một lượng nhỏ. Ví dụ trong khi nhập khẩu hàng hoá chế biến từ Trung Quốc của Hoa Kỳ tăng về thực chất thì điều này được bù lại phần nào bởi sự giảm nhập khẩu từ các nước Châu Á khác (hình 4).
Trong khi khu vực Châu Á vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu tới thị trường các nước nhóm G7, thì việc chuyên môn hoá ngày càng tăng cũng như tiêu dùng nội địa của riêng Trung Quốc ngày càng tăng đang cung cấp những lợi ích thiết thực cho khu vực3. Các quốc gia có thể thu được lợi ích lớn nhất từ sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, đó là họ sẽ trở thành những nhà xuất khẩu các sản phẩm cần nhiều tài nguyên và vốn của Châu Á. Những ảnh hưởng tiềm năng này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần tiếp theo.
II. Thực trạng và gải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam:
Từ nhiều năm, tiến sĩ Lê Đăng Doanh được biết đến như một nhà nghiên cứu kinh tế tầm cỡ, có những đánh giá, nhận định sâu sắc về bức tranh kinh tế VN sau khi mở hội nhập: "Cạnh tranh là hợp tác chứ không phải đối đầu".
Hiện với tư cách thành viên Tổ chuyên gia cao cấp Bộ Kế hoạch- Đầu tư, ông vẫn thường xuyên có các tham luận tại các hội thảo lớn của quốc gia và quốc tế về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Và chủ đề ông trăn trở và tâm huyết vẫn không nằm ngoài sự kiện VN chính thức gia nhập tổ chức WTO.
VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7.11.2006 trở thành thành viên thứ 150 là chậm, gia nhập sau Campuchia và Trung Quốc là chậm. Nếu như chúng ta có nỗ lực cao, có những quyết sách sớm hơn thì chúng ta có thể gia nhập WTO sớm hơn vì càng vào chậm thì yêu cầu đối với nước gia nhập càng cao hơn và khó khăn hơn.
Song bây giờ không phải là lúc xem xét lại là sớm hay muộn, vì đối với người đã bắt đầu không bao giờ là muộn cả. Điều quan trọng lúc này là từ cả Chính phủ, doanh nghiệp phải tập trung nỗ lực cao nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cũng như các quyền lợi của VN với tư cách là một thành viên WTO.
Gia nhập WTO, thuận lợi là hàng hoá của ta sẽ xâm nhập vào thị trường của các nước khác, thuế sẽ giảm đi, các hạn chế định lượng sẽ bị bãi bỏ và cơ hội để chúng ta có thể tăng được XK là lớn.
Để đổi lại, chúng ta cũng phải giảm thuế, mở cửa thị trường. Thương mại luôn luôn là con đường hai chiều, luôn luôn có quyền lợi và nghĩa vụ, cơ hội và thách thức. Chúng ta có cơ hội lớn hơn ở các mặt hàng công nghiệp, mặt hàng chế tác do những mặt hàng này được giảm thuế một cách mạnh mẽ. Nhưng các mặt hàng nông sản có mức độ giảm thuế thấp. Thêm vào đó, hiện nay vòng đàm phán Doha của WTO đang lâm vào bế tắc. Các nước Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) không chịu từ bỏ việc trợ cấp nông nghiệp. Các nước này lại là những cường quốc nông nghiệp không từ bỏ trợ cấp nông nghiệp, yêu cầu giữ giá lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác (sữa, thịt bò, v.v...) ở mức thấp, cộng với năng suất thu hoạch của họ rất cao làm cho mặt bằng giá nông sản trên thế giới luôn giữ ở mức thấp. Vì vậy, tất cả các nước đang phát triển XK nông sản bị thiệt, trong đó có VN. Đó là điều giải thích tại sao mặc dù giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên mà giá nông sản không tăng tương ứng.
Lợi thế lớn nhất khi vào WTO là mọi DN đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh là nguyên lý, là lẽ sống. Cạnh tranh sẽ gây áp lực để mỗi DN nâng cao hiệu quả, giảm bớt giá thành. Còn những DN nào không cạnh tranh được thì sẽ bị phá sản để những DN giỏi họ đến, họ sử dụng nhà xưởng, lao động, máy móc, tiền vốn hiệu quả hơn. Vì vậy, "phá sản"được coi là "một sự tàn phá sáng tạo", chứ không phải là tàn phá tuyệt đối. Tôi cho rằng DN VN cần thay đổi cách tư duy, nhìn nhận việc gia nhập WTO trên khía cạnh hợp tác và phát triển chứ không phải"đối đầu".
Trong cạnh tranh sẽ có sự đào thải và DN VN phải biết chấp nhận cạnh tranh, thậm chí chấp nhận thất bại nhưng thất bại không phải là ngày tận thế mà chúng ta sẽ vươn lên
.( Theo báo Lao Động Cuối tuần số 14 Ngày 12/11/2006 Cập nhật: 5:29 AM, 12/11/2006)
1. Đối với nông sản Việt Nam:
Các chuyên gia Australia, những người tham gia tư vấn và soạn thảo bộ khung tiêu chuẩn chung của các nước ASEAN về sản xuất nông nghiệp an toàn (ASEAN GAP) nhận định, WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Nhưng thách thức từ “sân chơi” này còn lớn hơn, nhất là ngành nông nghiệp.
a. Thực trạng:
• Chưa đồng bộ giữa vị thế và trình độ
Việt Nam đã đi tắt đón đầu khá thành công nhờ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp và trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản: hồ tiêu (thứ nhất), gạo và cà phê (thứ 2), hạt điều (năm 2006 Việt Nam vượt qua Ấn Độ có lượng xuất khẩu nhiều nhất)...
Nhưng tại buổi hội thảo do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông - thủy sản Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng (chuyên viên Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia) cho rằng, tay nghề của bà con nông dân - lực lượng sản xuất chiếm đa số lại chưa ngang tầm với những vị thế trên, hàm lượng chất xám tạo nên giá trị gia tăng trong nông sản làm ra chưa nhiều, chủ yếu vẫn còn xuất thô.
Vì vậy, dù là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản, nhưng đời sống của nông dân vẫn còn thấp. Và điều quan trọng, tính bền vững trong nông nghiệp còn rất bấp bênh, bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong chuỗi sản xuất, từ giống, chăm sóc... cho đến sau thu hoạch, thể hiện qua việc sản xuất theo phong trào. Trong khi đó, xét về mặt kinh tế và hiệu quả sử dụng đất, việc định vị cây trồng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý.
Điều này thấy rõ giữa cơ cấu cây lúa (giá trị trên một đơn vị diện tích thấp hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác), diện tích trồng khoảng 7 triệu ha so với hơn 1,4 triệu ha cây ăn trái, trong khi nhu cầu nhập khẩu của các nước trong tổ chức WTO hằng năm có đến gần 103 tỷ USD rau quả so với khoảng 10 tỷ USD lúa gạo... Vì vậy, thu nhập từ người trồng lúa bao giờ cũng thấp hơn các loại cây khác, nhất là cây ăn trái.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc vọng cho rằng “sân chơi” WTO quy định 4 “luật chơi” cũng chính là 4 thách thức trong sản xuất nông sản mà chúng ta đang thiếu: Đó là luật chơi về số lượng với yêu cầu hàng hóa phải lớn về số lượng, đồng bộ về kích cỡ, màu sắc, bao bì và thời gian giao hàng chính xác. Hai là luật chơi về chất lượng với chứng chỉ xác nhận về nguồn gốc giống, chất lượng sản phẩm... để chứng minh mặt hàng bảo đảm về chất lượng. Ba là, giá rẻ để có thể cạnh tranh, yếu tố quyết định như một thứ luật bất thành văn của bất cứ quốc gia nào muốn tham gia “cuộc chơi” này.
Và cuối cùng là luật chơi về an toàn thực phẩm, với yêu cầu hàng hóa phải có chứng chỉ nông nghiệp an toàn hay còn gọi là nông nghiệp tốt (GAP - Good Agricultural Practices) để bảo đảm tính vệ sinh và an toàn sản phẩm.
• Tổ chức lại sản xuất là nhu cầu bức bách:
Theo nhận định của các chuyên gia, để đáp ứng các luật chơi này, việc tổ chức lại sản xuất là yêu cầu bức bách, trong đó GAP - chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị sản xuất đến trước và sau thu hoạch, kể cả các yếu tố liên quan khác như môi trường, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi người lao động, là khó khăn nhất.
Tiến sĩ Joseph Ekman (chuyên viên Bộ Nông nghiệp bang New South Wales - Australia) cho biết, các nước trong WTO đều đặt ra những yêu cầu riêng về an toàn thực phẩm như EU có EuroGAP, Australia có Fresh Care... nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và là rào cản kỹ thuật mà các nước sử dụng để hạn chế lượng hàng nhập khẩu nào đó.
Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng quy trình VietGAP dựa trên bộ ASEAN GAP – một quy trình GAP chính thức cho các nước thành viên ASEAN vừa được công bố đầu tháng 11-2006, cùng với sự tham khảo các yêu cầu của EuroGAP. Xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành cây ăn trái, rau quả, kể cả hoa; nhanh chóng hoàn thành bộ VietGAP và có chương trình tập huấn rộng khắp về VietGAP cho nông dân là cách để nhà nước giúp bà con tham gia vào “cuộc chơi” WTO.
Có như thế mới nói đến khả năng xuất khẩu nông sản, nhất là rau quả, đồng thời sử dụng VietGAP như một rào cản kỹ thuật, bắt buộc những mặt hàng nông sản các nước muốn xuất khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu này.
• Nông nghiệp 2006: Thắng lợi trong thử thách (Theo trang Việt Nam trên đường hội nhập-Cổng phát triển Việt Nam.16/05/2007)
Năm 2006 là một năm đầy thử thách đối với mặt trận sản xuất nông nghiệp, dù chưa được như ý muốn, nhưng kết quả vẫn khả quan, nhất là xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã gia nhập WTO, sản xuất nông nghiệp sẽ phải cơ cấu lại để đạt hiệu quả tốt hơn; phù hợp với xu thế hội nhập. Những mặt hàng có thế mạnh sẽ được ưu tiên phát triển và không sản xuất mặt hàng kém cạnh tranh.
- Đối mặt với thiên tai và dịch họa
Thử thách lớn nhất đối với mặt trận sản xuất nông nghiệp năm 2006 là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra ở chính ngay vựa lúa của cả nước - ĐBSCL. Tháng 10/2006, trong một buổi họp giao ban bàn biện pháp phòng, chống dịch hại lúa ở các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT, Cao Đức Phát, đã nhấn mạnh: dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp, hơn cả dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, vì nó ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân và an ninh lương thực quốc gia. Quả đúng như vậy, đến cuối vụ hè thu và thu đông, diện tích lúa bị dịch bệnh phá hại đã lên tới trên 100.000ha, để lại hậu quả nặng nề. Sản lượng lúa hè thu, thu đông của ĐBSCL chỉ đạt gần 18,6 triệu tấn, giảm khoảng 700.000 tấn so với năm 2005. Với giá lúa 2.500 đ/kg, bà con nông dân bị thiệt hại trên 1.500 tỷ đồng. Đó là chưa kể tới chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công nhà nông, các địa phương bỏ ra trên 46 tỷ đồng cho công tác dập dịch. Điều nguy hại ở chỗ, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là bệnh do vi rút gây ra, được lây lan bởi vật trung gian là rầy nâu, hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, “dịch hoạ” đang là mối đe doạ trực tiếp vụ đông-xuân 2006-2007, vụ sản xuất chính ở ĐBSCL.
Điều rút ra được qua công tác phòng, chống dịch phá hại lúa là sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL thiếu bền vững. Lâu nay, các địa phương cùng bà con nông dân chạy theo sản lượng, số lượng phục vụ cho công tác xuất khẩu nên quanh năm gieo sạ, quanh năm thu hoạch, liên tục làm 3 vụ lúa/năm, thậm chí có nơi làm 7 vụ lúa/2 năm, không cho đất nghỉ, tạo môi trường cho dịch bệnh phát triển. Tìm thấy cái được trong cái mất, từ nhà khoa học đến người làm công tác quản lý ở vùng đất Chín Rồng đều có tiếng nói thống nhất trong năm 2006 rằng, “thủ phạm” gây ra dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là sản xuất lúa vụ 3. Cần phải "cắt" lúa vụ 3 để tạo ra môi trường sạch giữa 2 vụ lúa đông xuân và hè thu. Nhưng, theo tập quán sản xuất, nhà nông đặt câu hỏi: Giữa 2 vụ lúa, nông dân làm gì? Và, trồng cây gì để có hiệu quả hơn lúa vụ 3? Kể cả ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương vẫn đang lúng túng, chưa tìm được câu trả lời (!)
Dịch hoạ chưa qua, thiên tai đã tới. Năm nay, Việt Nam có tới 10 cơn bão. Trong đó, cơn bão số 9 (Durian) xảy ra ngày 5/12 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. ở các tỉnh phía Bắc, năm nay không có mưa to, bão lớn, nhưng bất chợt, vào thượng tuần tháng 11/2006 có ngay mưa đá ở nhiều nơi. Thời gian mưa không dài, nhưng thiệt hại cũng không nhỏ. Thời tiết thất thường đã và đang tiếp tục gây ra những khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp, trước mắt, hạn hán đang đe doạ vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc miền Trung.
- Xuất khẩu được mùa nhờ giá tăng
Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, năm 2005, xuất khẩu được 5,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. Năm nay, các hợp đồng xuất khẩu gạo dừng lại ở mức 4,8 triệu tấn. So với kế hoạch (5 triệu tấn) thì chưa đạt, nhưng điều quan trọng hơn không phải ở chỗ chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tấn, mà là được bao nhiêu tiền. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2006, xuất khẩu gạo được giá, bình quân 259 USD/ tấn, tăng 8 USD/tấn so với những năm trước, đạt kim ngạch 1,38 tỷ USD. Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá gạo nước ta có tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ gạo cùng phẩm cấp, nhưng giá gạo Việt Nam thấp hơn của Thái Lan 20 USD/tấn, thậm chí 40 USD/tấn, năm nay chỉ còn thấp hơn bình quân 5-10 USD/tấn.
Sau gạo là cao su. Năm 2005, cả nước xuất khẩu được 587.000 tấn, đạt kim ngạch 772 triệu USD. Năm nay, cao su luôn đứng đầu bảng về tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu khoảng 822.000 tấn, tăng hơn năm ngoái 235.000 tấn, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD, vượt 500 triệu USD so với kế hoạch. Theo Bộ Thương mại, năm 2006 có 8 ngành hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu nông sản chiếm 3 là gạo, cao su và sản xuất đồ gỗ.
Sau bao năm ảm đạm, người trồng cà phê Tây Nguyên lại bước vào một mùa náo nức. Năm 2005, nước ta xuất khẩu được 803.647 tấn cà phê, với giá 789,2 USD/tấn, đạt kim ngạch 634,2 triệu USD. Năm 2006, mới tính đến đầu tháng 12, xuất khẩu được 787.000 tấn, kim ngạch ước đạt 950 triệu USD. Giá cà phê xuất khẩu trung bình từ đầu năm đến nay tăng trên 40% so với năm trước. Giá xuất khẩu tăng, kéo theo giá cà phê trong nước tăng theo. Tại Lâm Đồng, tỉnh có diện tích cà phê nhiều thứ 2 cả nước, trên 100.000ha, lúc cao nhất giá cà phê Robusta (mua xô) 22.800 đ/kg, thấp nhất 20.800 đ/kg. Bà con nông dân cho biết, đây là giá cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Hồ tiêu vẫn giữ ngôi vị số 1 thế giới. Năm 2005, xuất khẩu 102.000 tấn, kim ngạch 15 triệu USD. Năm 2006, xuất khẩu 120.000 tấn, thu về 200 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay cả về số lượng và giá trị. Hạt điều thì ngược lại. Theo trung tâm thông tin Bộ Thương mại, ước tính xuất khẩu điều cả năm đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 86 triệu USD so với năm 2005. Do giá xuống, mua nguyên liệu đắt, chất lượng sản phẩm kém... năm 2005, ngành điều xuất khẩu lỗ 100 tỷ, năm nay dự đoán lỗ khoảng 300 tỷ.
Như vậy, năm nay, trong số 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, trừ ngành điều làm ăn thua lỗ, còn lại đều được mùa xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu nhờ giá cả thị trường thế giới tăng cao. Trong niềm vui, cũng không ít người lo. Vì giá cả không bao giờ ổn định, phụ thuộc vào giá không phải là con đường phát triển sản xuất bền vững, nhất là lúc Việt Nam đã vào chợ toàn cầu.
- Nỗi lo WTO
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, gạo Việt Nam vẫn không có thương hiệu trên thương trường quốc tế. Cũng do chạy theo số lượng, bán hàng thô là chính, cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về số lượng, nhưng lại đứng thứ 5 về kim ngạch. Năm 2006, tăng trưởng về kim ngạch chủ yếu nhờ giá cà phê thế giới tăng cao, còn sự gia tăng về chất lượng mang lại rất ít, thậm chí ngược lại. Trong một cuộc hội thảo về: "Nâng cao chất lượng cà phê Tây Nguyên", Hiệp hội Cà phê & ca cao Việt Nam đã đưa ra con số cảnh báo "nóng" về sự suy thoái chất lượng. Hàng năm, lượng cà phê kém chất lượng (dưới loại 3, 4) của nước ta bị loại bỏ ở thị trường LIFFE chiếm tỷ trọng cao trên trên thế giới. Cụ thể, năm 2005, cà phê Robusta Việt Nam bị loại bỏ 89% (tương đương 1,65 triệu bao). Trong 6 tháng, từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2006, tỷ lệ bị loại bỏ là 88% (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).
Việc kinh doanh cà phê trên thế giới giao dịch chủ yếu qua 2 thị trường kỳ hạn lớn LIFFE (London, Anh) và NYBOT (New York, Mỹ). Hai năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam chập chững bước vào sàn giao dịch LIFFE. Và, "học phí" thương trường phải trả không nhỏ. Đầu tháng 8/2006, khi giá cà phê giao kỳ hạn tháng 1/2007 trên thị trường LIFFE tăng lên 1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp cà phê ở Đăklăk cho răng đã tột đỉnh và chốt giá bán hàng loạt (có một số công ty bán tới vài chục ngàn tấn). Nhưng, trớ trêu, đến tháng 11/2006, giá cà phê đạt mức 1.650 USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp khốn đốn, lỗ đậm vì đã trót "nhỡ ký" bán hàng giá thấp. Trước đó, nhiều doanh nghiệp và tư nhân ở Đăklăk cũng đã thua tiền tỷ vì buôn bán cà phê trên mạng.
Nhiều người lo lắng khi gia nhập WTO, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất? Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết: Gia nhập WTO, những trợ cấp về nông nghiệp Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì, đặc biệt là những công trình thuỷ lợi. Trong trái phiếu Chính phủ, dành cho giao thông 70% và 30% cho thuỷ lợi. Về chương trình giống, Chính phủ đã dành 3.000 tỷ đồng để nghiên cứu giống cho nông nghiệp. Trước đây, Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp, nhưng không hiệu quả, nay chuyển hướng trợ cấp cho người nông dân. Ông Vũ Khoan nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có những hành động cụ thể. Bà con nông dân hãy tin Chính phủ sẽ có những chương trình đổi mới trợ cấp nông nghiệp và hãy tin rằng, trước sau gì thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ vẫn là ưu tiên cao nhất"!./.
b. Cơ hội và thách thức:
Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo.
Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo.Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ.Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. Tuy nhiên, thách thức đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là đối với xoá đói giảm nghèo là rất lớn.
• Cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan
Việt Nam là một nước 69% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức nghèo. Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi...
Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo. Thế nhưng khả năng chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm đang là một quá trình chậm chạp, khó khăn.
Theo chuyên gia WTO của tổ chức Oxfam, Lê Kim Dung, Việt Nam đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập, trong đó có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư, đồng thời Việt Nam sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp.
Hiện tại, mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của Việt Nam là 27%. Rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Bên cạnh đó, nguy cơ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Mỹ). Đây là một điểm bất lợi đối với Việt Nam khi phải đương đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn.
• Cạnh tranh trong ngành chăn nuôi
Không chỉ nông sản mà cả ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp, cụ thể như là năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm chăn nuôi thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế.
Thách thức thứ hai là các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu. Ví dụ một con bò của EU được hưởng trợ cấp một ngày là 2,62 USD, nhiều hơn thu nhập của người nông dân nghèo Việt Nam. Đây là một ví dụ để thấy trình độ phát triển chênh lệch quá lớn.
Ngoài ra đối với những nước không còn dùng trợ cấp chăn nuôi như Australia, hoặc New Zealand thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất hiện đại và hiệu quả. Một thách thức khác là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi (thịt lợn, thịt bò).
Như vậy, trong trường hợp khi Việt Nam mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu sẽ có tiềm năng tác động đến giá của các mặt hàng trong nước. Trong khi đó, trình độ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam còn quá thấp, đặc biệt là của nhóm người nghèo thì họ phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành nông nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút được tỷ lệ lợi nhuận thì cần phải giải quyết hai bài toán trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là lao động và phát triển những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Giải quyết vấn đề này bản thân một mình nông nghiệp không làm được, mà đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá.
• Đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ
Theo ông Phan Văn Ngọc, Giám đốc Tổ chức ActionAid Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc là họ xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh cho họ. Chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn.
Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành cổ phần hóa một loạt các doanh nghiệp kém hiệu quả. Đối với những vùng nông thôn ở xa, chính phủ các nước này tiến hành quy hoạch lại các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ.
Ông Phạm Quang Diệu, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010 với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề.
Gia nhập WTO là một quá trình tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp với không ít thuận lợi và khó khăn. Đã có nhiều giải pháp, chương trình hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được xây dựng nhưng vấn đề là nhanh chóng hiện thực hóa các chính sách, giải pháp trợ giúp cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường năng lực sản xuất, cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp của các nền kinh tế khác.
Khi đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp sẽ tiếp tục trở thành động lực chính thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ví dụ sinh động từ Trung Quốc cho thấy, trái ngược với dự báo của các chuyên gia kinh tế về một sự suy sụp trong ngành nông nghiệp nước này khi gia nhập WTO, một số ngành nông sản tăng vọt xuất khẩu, đe doạ cả nông sản Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường đầu tư mạnh vào nông nghiệp về cơ sở hạ tầng, vốn, kỹ thuật, bãi bỏ thuế và giảm phí nhằm tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong WTO.
c. Giải pháp:
• Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hoá và những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao. Bên cạnh đó tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng, uy tín của các mặt hàng thế mạnh, đã tạo được chỗ đứng của nông sản Việt Nam.
Chuyển từ cơ chế tự điều tiết sang cơ chế có sự quản lí của Nhà nước. Đồng thời nâng cao công tác dự báo, quy hoạch kế hoạch để có được thông tin, định hướng khuyến nghị...
• Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị nông sản. Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, vai trò của hợp tác xã, quy trình kĩ thuật và kí kết hợp đồng tiêu thụ ổn định cho nhà nông.
• Ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35876.doc