Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VIỆT NAM 3

1.1. Tổng quan chung về cạnh tranh 3

1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của cạnh tranh 3

1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3

1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh 6

1.1.1.3 Phân loại khả năng cạnh tranh 8

1.2. Các lý thuyết lợi thế cạnh tranh 9

1.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh 13

1.3.1. Các tiêu chí thuộc sản phẩm (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã.) 13

1.3.2. Các tiêu chí trên thị trường (doanh số bán, thị phần, tốc độ tăng thị phần, hệ thống phân phối.) 15

1.3.3. Các tiêu chí liên quan đến quan điểm của khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu.) 16

1.3.4. Một số tiêu chí khác 17

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 18

1.4.1. Các nhân tố thuộc ngành 19

1.4.2. Mô hình về lợi thế cạnh tranh ngành ( mô hình 5 nhân tố của M.Porter ) 22

1.4.3. Mô hình phân tích SWOT 25

1.5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh 25

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sản phẩm nội thất S1102-01, bàn ghế cho trường học là S1021-01... Hơn nữa, khi được đóng dấu này, mỗi sản phẩm phải có các thông tin chi tiết đi kèm. 2.1.4.2. Chính sách thuế quan Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. 2.1.4.3. Hệ thống phân phối Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán đồ gỗ gia dụng.Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng có thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ. Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1500 m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoá tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng. 2.1.4.4. Xu hướng tiêu dùng và các nguyên tắc khi thâm nhập thị trường Nhật Bản Một số đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản Mặc dầu hầu hết người Nhật truyền thống đã quen với việc ngồi trực tiếp lên sàn nhà trải chiếu tatami (chiếu cói), việc sử dụng bàn ghế đã trở nên rất thông dụng do việc phổ biến nhà theo phong cách phương tây từ hơn 50 năm nay. Bàn và ghế gỗ bắt đầu được sử dụng trong các gia đình Nhật Bản từ những năm 1955 - 1960. Theo báo cáo của Cục Kế hoạch Kinh tế Nhật bản về xu hướng tiêu thụ đồ gỗ trong gia đình, năm 1961 bàn ghế được sử dụng trong 6,2% gia đình Nhật, trong khi bàn ghế phòng khách được sử dụng là 12% gia đình Nhật; năm 1992, 69,7% gia đình Nhật có bàn ghế ăn; năm 1995, 36,3% gia đình Nhật có bàn ghế trong phòng khách. Tỷ lệ này không thay đổi trong những năm gần đây. Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Người Nhật thường có những đặc điểm chung sau:  Đòi hỏi cao về chất lượng: xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch v.v. cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.   Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng. Thị hiếu về màu sắc: Có thời, người Nhật thích sắm những đồ đạc trong nhà giống như đồ của các thành viên khác trong gia đình, trường học, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhưng gần đây mọi thứ  trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua các hàng hoá khác nhau nhưng có cùng công dụng. Thị hiếu về màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả để mua hàng còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tuỳ chọn bọc da hay bọc vải, có nệm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ... để phù hợp với sở thích cá nhân của mình, vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay qui mô có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn.  Xu hướng về nhu cầu: Các doanh nghiệp cần lưu ý tới yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ nhập khẩu Nhật Bản để có chiến lược phát triển phù hợp. Đó là: *   Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả khu vực nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng. *   Tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá. *  Nhu cầu đồ gỗ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết hôn muộn. *  Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm, đặc biệt là giá các sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa, giá rẻ tăng. * Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu Âu tăng. Sinh thái: Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao đã nâng cao ý thức sinh thái và bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Các sản phẩm đồ gỗ tái sinh cũng như đồ gỗ có nguồn gốc xuất xứ đang chiếm được thị phần lớn tại Nhật. Nên cung cấp thông tin về các chất liệu hoá chất xử lý gỗ để tăng độ tin cậy an tâm của khách hàng khi giao dịch. Đối với vật liệu gỗ tự nhiên sử dụng làm đồ đạc, do ảnh hưởng của độ ẩm có thể nở ra hoặc co lại. Do sự chênh lệch về độ ẩm giữa Việt Nam và Nhật Bản khá lớn, sản phẩm của Việt Nam thường bị nứt hay cong vênh khi gặp môi trường khô và lạnh tại Nhật. Hơn nữa, hàng của Việt Nam còn gặp khó khăn trong khâu sử lý nguyên liệu để tránh mốc và chống mối mọt. Vì thế nguyên liệu gỗ cần được làm khô và xử lý thích hợp để chống mối mọt. Chất liệu sử lý cũng cần cũng cần lưu ý dùng những hoá chất không gât độc hại đến môi trường và con người theo quy định hiện hành của Nhật. Nên có những thông tin về chất liệu, hoá chất xử lý để tăng độ tin cậy, an tâm của khách hàng khi giao dịch. Không nên ngần ngại mua công nghệ của Nhật Bản vì chỉ có người Nhật mới nắm được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sản phẩm tiêu dùng Nhật Bản. Nếu sản phẩm có cả các bộ phận bằng kim loại cũng cần lưu ý để chống rỉ, tạo độ bền chung cho toàn bộ sản phẩm. Về thiết kế mẫu mã, các nhà sản xuất Việt Nam cần phải lưu ý cho các sản phẩm phù hợp với căn buồng nhỏ của người Nhật Bản và với những sàn nhà bằng tatami (chiếu cói) và các yếu tố văn hoá truyền thống khác của Nhật, chú ý sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản về màu sắc, kích thước, chức năng sản phẩm. Đồ đạc gia đình phần nhiều cũng là những sản phẩm mang tính thời vụ bởi vậy việc đảm bảo thời gian giao hàng đồng thời cũng đảm bảo quan hệ giao dịch lâu dài, giữ được khách hàng. Trong tương lai ngày càng nhiều nhà buôn và bán lẻ không có cơ sở sản xuất riêng bắt đầu mua trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu hàng bán sản phẩm. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa một số vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn liên quan đến vấn đề nhãn hiệu hàng hoá. Nếu có thể, các nhà xuất khẩu cần gửi mẫu hàng cho khách hàng xem trước. Một trong những cách làm hữu hiệu nhất là đem sản phẩm trưng bày tại hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Tokyo hoặc Hội chợ thương mại khác được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản. 2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 2.2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước Với chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến, lưu thông, tín dụng, xuất nhập khẩu... Về xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%). Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Hiện nay cả nước có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu (gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân). Sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng, bao gồm 5 chủng loại sản phẩm: đồ gỗ nội thất; bàn ghế ngoài trời; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...). Những sản phẩm này của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20% tổng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội cho ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu còn lớn hơn rất nhiều. Với sự tăng trưởng cao như hiện nay, Việt Nam sẽ có nhiều khả năng vượt qua Trung Quốc trong xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Mỹ vào cuối thập kỷ này, đặc biệt là khi các nhà nhập khẩu Mỹ đánh giá rất cao tay nghề chế biến của công nhân Việt Nam. Theo Bộ Thương mại, với kim ngạch đạt trên 1,2 tỷ USD trong 8 tháng qua, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, đồ gỗ là một trong những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu vượt trên 1 tỷ. Trong mấy năm gần đây, đồ gỗ luôn đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội, trong đó đồ gỗ nội thất luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60% kim ngạch xuất khẩu). Nếu năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD thì năm 2006 dự kiến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của cả nước có thể đạt tới 2,16 tỷ USD. tăng 38,4% so với năm 2005. Trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đã tăng 10 lần và đưa Việt Nam lên hàng thứ 4 Đông Nam Á về lĩnh vực này, sau Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan. Đây là một thành công lớn của ngành gỗ và lâm sản của Việt Nam khi chúng ta vẫn đang phải nhập tới 80% tổng số nguyên liệu. Tham khảo tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường Thị trường Kim ngạch tháng 10/05 Kim ngạch 10 tháng 05 Kim ngạch 10 tháng 04 % tăng giảm so cùng kỳ Mỹ 47.855.325 456.027.335 231.215.301 97,2 Nhật Bản 21.480.823 188.000.923 137.029.962 37,2 Anh 7.160.636 92.940.246 85.877.960 8,2 Đức 6.233.416 54.565.143 40.904.885 33,4 Trung Quốc 3.293.136 52.740.894 26.864.623 96,3 Pháp 5.974.273 49.292.198 39.111.091 26,0 Hàn Quốc 3.791.253 39.082.591 24.985.563 56,4 Úc 3.559.302 33.159.008 30.520.674 8,6 Đài Loan 3.141.978 32.507.904 49.353.031 -34,1 Hà Lan 2.435.783 31.924.616 24.870.242 28,4 TâyBan Nha 876.593 22.047.270 12.764.789 72,7 Bỉ 2.676.251 17.836.154 16.496.243 8,1 Italy 2.090.790 13.815.957 10.061.743 37,3 Canada 1.754.707 13.250.649 9.137.495 45,0 Đan Mạch 1.764.155 11.614.060 13.218.151 -12,1 Newzealand 1.235.105 11.545.946 8.787.003 31,4 Nguồn: Vinanet 2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9%). Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79 % năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, riêng 11 tháng năm 2004, thị phần xuất khẩu gỗ của ta đã chiếm 7,2% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản. Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản Đơn vị: 1000 Yên Năm KNXK của VN sang Nhật KNNK của Nhật Thị phần (%) 1999 7.596.699 164.425.965 4,62 2000 9.355.093 199.376.617 4,63 2001 13.111.825 226.500.086 5,79 2002 13.111.825 227.090.371 5,77 2003 15.139.691 226.062.289 6,69 11tháng 2004 15.118.859 208.857.751 7,23 Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng, gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp, thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam, mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng nhiều nhất. 11 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đạt 141 triệu USD, chiếm khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2003 và 9 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 127 triệu USD, tăng 117% so với cùng kỳ năm 2004. . Đây cũng được đánh giá là mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế nhất. Đặc biệt là về mẫu mã và giá cả. Ngoài ra, Nhật Bản không đánh thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng phần nào kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào Nhật Bản. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam đang phải cạnh tranh với những đối thủ rất "nặng ký" là Trung Quốc, Đài loan, Thái lan, Indonesia. Bảng 2.3: Thống kê chi tiết mã HS các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc sang Nhật Bản (11 tháng 2004) Đơn vị: 1000 Yên Chi tiết mã HS các mặt hàng gỗ Việt Nam Trung Quốc Kim ngạch Thị phần (%) Kim ngạch Thị phần (%) 15.118.859 7,23 85.963.686 41,15 Trong đó: 9403.30 Đồ gỗ dùng trong văn phòng 5.432 0.37 372.988 25.3 9403.40 Đồ gỗ dùng trong nhà bếp 951.386 13.5 1.116.983 15.9 9403.50 Đồ gỗ dùng trong phòng ngủ 2.147.606 15.4 6.024.173 43.2 9403.60 Đồ gỗ dạng chi tiết rời 9.776.663 9.9 43.281.732 43.9 4420.10 Bàn thờ, tượng gỗ 214.293 5.29 2.828.920 69.9 4421 Đồ gỗ khác 556.014 0.9 34.621.746 54.9   Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Bộ Thương mại đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do đồ gỗ nội thất sản xuất tại Việt Nam đuợc người Nhật rất ưa chuộng Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật năm 2005 đạt khoảng 150-175 triệu USD và có thể tăng gấp đôi, đạt 250-300 triệu USD vào 2010. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng sẽ tăng từ 70-75 triệu USD năm 2005, lên 170-220 triệu USD vào 2010. Để đạt mục tiêu trên, Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải tiến mẫu mã, chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Nhất là phát triển các loại sản phẩm làm bằng tay, tạo ra nét độc đáo riêng, có giá trị cao Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Nhật Bản, Năm 2004, xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản đã đạt khoảng 150 triệu USD tãng 10,8% so với trước đó. Theo các chuyên gia, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và TCMN của Việt Nam nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình. 2.2.2. Khả năng cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 2.2.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Nhật Bản Mặt hàng xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Inđônêxia. Trung Quốc có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ nên đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật (chiếm 41,1% thị phần), tiếp đó là Đài Loan (chiếm 9%), Thái Lan (chiếm 8,7%) và Inđônêxia (chiếm 6,8%). Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này). Nhằm giúp DN trong nước tìm đúng vị trí và thế mạnh của mình ở thị trường Nhật, ông Takashi Nakano, Giám đốc điều hành JETRO và bà Setsuko Okura, chuyên gia Nhật về hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ Nhật, đã phân tích mặt ưu, khuyết điểm của DN chế biến đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật... Theo ông Takashi Nakano, Việt Nam đang đứng thứ 5 trong các quốc gia có sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu vào Nhật, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đạt được vị trí này là nhờ trong thời gian gần đây, các DN trong nước đã tăng được năng lực cạnh tranh tại thị trường Nhật, nhờ lực lượng lao động giỏi, giá nhân công rẻ và chi phí nguyên liệu nhập khẩu thấp. Bên cạnh đó, ở thị trường Nhật, sản phẩm gỗ nội thất Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển và mở rộng thị phần, bởi sản phẩm đồ gỗ Việt Nam có ấn tượng khá tốt với người tiêu dùng Nhật, sản phẩm nhập vào có mức thuế bằng 0%, phí vận chuyển sang Nhật tương đương với phí vận chuyển hàng hóa trong nước Nhật, một số quốc gia áp dụng thuế chống bán phá giá đồ gỗ nội thất sẽ kích thích DN nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam sản xuất đồ gỗ, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng đồ gỗ trong nước. Tuy nhiên, ông Takashi Nakano cũng cho biết, bên cạnh thế mạnh và điều kiện thuận lợi trên, DN Việt Nam đang có nhiều điểm yếu. Hiện hầu hết các DN lệ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài (đến 80%), thiếu vốn kinh doanh, khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp, không có mẫu mã riêng (đa phần nhận làm theo đơn đặt hàng), công cụ tiếp thị - quảng bá còn nghèo nàn, ấn tượng hàng hóa chỉ tốt ở mức độ trung bình trở xuống, thiếu lao động có kỹ thuật tay nghề cao và thị trường cơ bản trong nước còn nhỏ bé. a. Về thị phần Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm đò gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, với tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm về thị phần tại thị trường Nhật Bản, tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79 % năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003, 7,2% năm 2005, với mức doanh thu ngày càng tăng qua các năm và hiện đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản . Dưới đây là thị phần của một số nước xuất khẩu về sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Nhật Bản Bảng 2.4: Thị phần của một số nước xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Nhật Bản ( 1/2002 - 11/2005 ) Đơn vị: % Năm 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 35,17 39,47 41,15 42,25 Đài Loan 7,43 8,76 9 9,8 Thái Lan 6,39 7,54 8,7 9,01 Việt Nam 5,77 6,69 7,23 8,1 Inđônêxia 5,62 6,46 6,8 7,14 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Điều đó cho thấy đồ gỗ nội thất Việt Nam ngày càng có chỗ đứng ở thị trường này, và ngày càng phát huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên nếu so với con sô 42,25% thị phần của Trung Quốc tại thị trường này thị Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé. Bởi vậy để phát huy được thế mạnh và khắc phục những khó khăn trên, theo bà Setsuko Okura, DN Việt Nam cần phải có chiến lược xâm nhập thị trường một cách bài bản, trước hết phải tìm ra được đối tác tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác thu mua sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Nhật có thể là cửa hàng chuyên doanh (thường là sản phẩm cao cấp), cửa hàng bách hóa, cửa hàng nội thất quy mô lớn; Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là đối tác thường xuyên của loại cửa hàng này và luôn được bao tiêu sản phẩm, và hệ thống bán hàng qua catalogue, qua Internet. Muốn tìm các đối tác này, DN trong nước phải biết khai thác các hội chợ, triển lãm tại Nhật, Trung Quốc (vì DN Nhật rất quan tâm đến các hội chợ đồ gỗ tại Trung Quốc và thường xuyên tham gia các hội chợ này), hoặc có kế hoạch trưng bày sản phẩm tại các showroom ở Nhật, hay đưa thông tin về sản phẩm lên mạng. DN phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi ngoại ngữ (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh) và khi quan hệ với đối tác này không nên giao dịch với đối tác thứ hai trong cùng một khu vực. Ông Takashi Nakano cũng cho biết, do thói quen và là tính cách riêng, đại diện các đơn vị thu mua Nhật thường rất khắt khe về mặt chất lượng hàng hóa. DN Việt Nam cần hiểu và thông cảm tính cách này trong quan hệ mua bán với người Nhật. DN cũng nên đáp ứng nhanh về mẫu mã và giá cả khi đối tác yêu cầu (nhiều doanh nhân Nhật phàn nàn phía đối tác Việt Nam luôn chậm trễ trong 2 khâu này). Khi hợp đồng được ký kết, DN Việt Nam nên thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho khách hàng bằng thư điện tử, bằng hình ảnh... mục đích tạo cảm giác yên tâm cho đối tác (phong cách này đang phổ biến tại Nhật). Thời gian giao hàng đối với nhà nhập khẩu Nhật rất quan trọng, một phần do việc quý trọng thời gian, một phần do cao điểm để tung ra thị trường một chủng loại sản phẩm mới không dài. Hàng chỉ về chậm một vài tuần là có thể sẽ thành hàng “sold”, hoặc không tiêu thụ được. Để tạo uy tín và tin tưởng với nhà nhập khẩu Nhật, DN Việt Nam nên có trách nhiệm với hàng hư hỏng, hàng kém chất lượng (đổi lại hoặc chịu trách nhiệm sửa chữa). Do tính cẩn trọng trong làm ăn, lần đầu bao giờ nhà nhập khẩu Nhật cũng đặt hàng số lượng nhỏ để thăm dò năng lực đối tác, sau đó mới tiến hành ký kết số lượng lớn. Dù đặt hàng số lượng không nhiều, người Nhật cũng muốn đến tận nơi sản xuất của đối tác để tham quan tìm hiểu. Đối với họ, một DN sản xuất đạt tiêu chuẩn là phải đáp ứng được năm điểm: ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh, sạch sẽ và kỷ luật. Dù là quốc gia giàu, song đa phần người Nhật sống trong các chung cư cao tầng với các phòng nhỏ (khoảng 30 m2/người), nên hàng gỗ nội thất phải tương ứng với diện tích này. Dù nhỏ, nhưng cũng phải có bàn và ghế cho phòng ăn, salon cho phòng khách, hàng nội thất cho phòng ngủ. Điều này giải thích vì sao hàng gỗ nội thất vẫn tiếp tục có thị trường ở Nhật. Do có diện tích sử dụng nhỏ nên người Nhật ưa chuộng những sản phẩm gỗ có nhiều chức năng (vừa là ghế dài vừa là giường ngủ; vừa là chiếc ghế đẩu vừa là bục nhỏ để trang trí bình hoa, chậu cá cảnh, chụp đèn; cánh cửa tủ quần áo có thể thành nơi treo tranh trang trí; tủ đựng sách có thể làm vách ngăn...). Mùa hè người Nhật sử dụng máy lạnh, mùa đông dùng máy sưởi nên sản phẩm gỗ phải chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ này, nghĩa là không bị nứt, bị xé... Ngày nay người Nhật đã phân biệt được phong cách đồ gỗ nội thất Việt Nam (thường chịu ảnh hưởng của phong cách Pháp) với phong cách đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan (ảnh hưởng đồ gỗ thời phong kiến Trung Hoa) và thích phong cách Việt Nam hơn vì nó gần gũi, hiện đại. Người tiêu dùng đồ gỗ ở Nhật cho rằng, đây là phong cách mới sẽ vượt trội hơn trong tương lai. Đây là một số điểm cần lưu ý để các doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36717.doc
Tài liệu liên quan