LỜI MỞ ĐẦU 1
CH ƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 4
SẢN PHẨM XUẤT KHẨU. 4
I/Khái quát về năng lực cạnh tranh. 4
1/Khái niệm năng lực cạnh tranh. 4
1.1/Cạnh tranh trong nền kinh tế. 4
1.2/Năng lực cạnh tranh. 5
1.2.1/Khái niệm năng lực cạnh tranh từ phạm vi quốc gia. 6
1.2.2/Khái niệm về năng lực cạnh tranh từ phạm vi của ngành, doanh nghiệp. 7
2/Năng lực cạnh tranh sản phẩm 9
II/ Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trước thềm hội nhập WTO. 11
1/ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 11
1.1/ Các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước. 11
1.2/ Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế. 12
2/ Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 13
2.1/ Các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh. 13
2.2/ Các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp 13
III/ Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trước thềm hội nhập WTO. 14
1/ Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trong từng năm. 14
2/ Thị phần của sản phẩm trên thị trường 15
3/ Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh. 16
4/ Mức chênh lệch về giá của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh . 16
5/ Mức chênh lệch về chất lượng của hàng may xuất khẩu so với hàng hoá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. 17
6/ Mức ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hoá của nhà xuất khẩu ra mặt hàng đó so với hàng hoá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. 17
IV/ Những thuận lợi và khó khăn của hàng may mặc xuất khẩu trong xu thế hội nhập WTO. 18
1/ Yêu cầu đặt ra với hàng may mặc xuất khẩu khi tham gia vào thị trường Mỹ. 18
1.1/ Các chính sách thương mại 18
1.1.1/Luật thuế quan và hải quan. 18
1.1.2/ Một số luật khác. 20
1.2/ Các tiêu chuẩn cần đáp ứng. 22
2/ Những thuận lợi và khó khăn của hàng may mặc xuất khẩu khi gia nhập WTO. 24
2.1/Những cản trở (khó khăn ). 25
2.2/Lợi thế (thuận lợi ). 28
V/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường mỹ trong xu thế hội nhập WTO. 29
1/ Xu hướng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu nói chung trên thị trường Mỹ . 29
2/ Xu hướng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ . 30
3/ Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường Mỹ. 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP WTO 32
I. Tình hình xuất khẩu hàng hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua. 32
1./ Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường quốc tế. 32
2/ Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Mỹ. 34
II/Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu VN trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO. 39
1/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu VN trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO. 39
1.1/ Tốc độ tăng trưởng hàng may mặc qua các năm. 40
1.2/ Mức chênh lệch về giá hàng may mặc so với đối thủ cạnh tranh 42
1.3/ Mức độ hấp dẫn về kiểu cách, mẫu mã so với đối thủ cạnh tranh. 43
1.4/ Thị phần : 45
2/ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ. 47
2.1/ Phân tích yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam. 47
2.2/ Phân tích yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam 49
III/ Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam. 56
1/ Thành tựu đạt được. 56
2/ Hạn chế. 57
3/ Nguyên nhân 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM TRƯỚC 60
THỀM HỘI NHẬP WTO 60
I./ Quan điểm và chiến lược phát triển ngành may mặc Việt nam trước thềm hội nhập wto. 60
1/ Chiến lược phát triển ngành may mặc. 60
1.1/ Mục tiêu. 60
1.2/ Định hướng phát triển ngành may đến năm 2010. 60
2./ Những quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam. 62
2.1/ Quan điểm quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp may Việt Nam đến năm 2010. 62
2.2./ Lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu để phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới 64
2.3./ Hỗ trợ các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh 65
II/Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ . 66
1./ Các giải pháp đối với doanh nghiệp . 66
1.1 ./ Đề cao tư tưởng cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp. 66
1.2./ áp dụng chiến lược Marketing thích hợp 67
1.3./ Nhóm giải pháp về sản phẩm . 67
1.3.1/. Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. 67
1.3.2./ Đa dạng hoá hàng may mặc xuất khẩu . 70
1.4 ./ Duy trì lợi thế về giá nhân công trong chi phí sản xuất 70
1.5/ Đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu. 71
1.6./ Tạo lập thương hiệu và khẳng định uy tín sản phẩm bằng nhẵn mác sản phẩm trên thị trường Mỹ. 72
1.7./ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao hiệu quả các hoạt động tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại. 73
1.8/ Nâng cao kỹ năng đàm phán với các doanh nhân Mỹ và nên mua bảo hiểm rủi ro xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ. 74
2./ Giải pháp vĩ mô 75
2.1/ Chính sách đầu tư phát triển 75
2.2./ Chính sách thị trường xuất khẩu. 76
2.3./ Chính sách cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may. 77
2.4./ Chính sách về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 77
2.5./ Chính sách về tài chính tín dụng. 77
2.6./ Chính sách về tổ chức quản lí và đào tạo con người 78
2.7./ Cải thiện thủ tục xuất nhập khẩu. 78
2.8./ Cải thiện công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị thị trường. 78
Kết luận 80
Danh mục tài liệu tham khảo 81
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu xuất khẩu: So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ và tốn kém. Do vậy ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của ta chủ yếu vẫn phải nhập ngoại. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương xứng. Hiện có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc& dệt là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ liệu từ nước ngoài.
Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc nước ta lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành may mặc Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt kỹ thuật và tay nghề tức là sẽ tự mình làm mất đi một thị trường rất có tiềm năng và nhiều cơ hội làm ăn như thị trường Mỹ.
* Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, nhóm chủng loại hàng quản lý bằng hạn ngạch đã có nhiều đột biến.
Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu hàng quản lý bằng hạn ngạch trong tháng 1/2006 đạt 152 triệu đô la Mỹ, tăng 65% so với tháng 1-2005 đạt 92 triệu. Tháng 1/2005 là tháng không thuận lợi của Việt nam với tất cả các nước thành viên sẽ được bỏ hạn ngạch vào năm 2005 nên không có hạn ngạch trước năm 2005 để dựng cuối năm 2004, duy chỉ có Việt Nam được ứng cuối năm 2004 để tăng xuất khẩu năm 2005 nhưng kim ngạch cũng chỉ đạt 92 triệu.
Tháng 1/2006 có 7 cat đạt trên 10%, 6 cat đạt trên 6% tổng nguồn hạn hạn ngạch, cụ thể cat 359/659S( quần áo bơi) đạt 18,19%, cat 342/642 đạt 15,11%).
Ngoài những chủng loại hàng tỷ trọng lớn có sự tăng trưởng rất cao so với cùng kì xuất hiện nhiều chủng loại mặt hàng đó xuất khẩu được ngay trong tháng 1/2006 mà cùng kỳ năm ngoái vẫn chưa thực hiện đựơc, đáng lưu ý là các Cat 200, 301, 332, 434, 448, 620 và 645/646.
Bảng 1: Hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sang một số thị trường chính.
(Hàng quần áo và phụ liệu, không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị :1000 USD
Năm
Nước
2001
2002
2003
2004
Mỹ
26.442
438.985
1.241.937
1.421.889
EU
797.527,777
706.545,413
514.255,087
607260,357
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Uỷ ban Châu Âu
Tại một số thị trường chính như Mỹ và EU
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ liên tục tăng qua các năm, từ 26,442 triệu USD (2001) lên 1421,889 triệu USD (2004). Còn tại thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu giảm từ năm 2001 đến năm 2003, bắt đầu tăng trở lại vào năm 2004 với giá trị tăng 93,00527 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 18,08% .
Sau đây là một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
STT
Chủng loại
Mặt hàng
1
4
Sơ mi, sơ mi ngắn tay bằng vải dệt kim
2
5
Áo đan, áo cổ lọ
3
6
Quần dài, quần short dệt kim
4
7
Áo blouse, áo blouse ngắn tay
5
8
Áo sơ mi dệt
6
12
Tất nữ, tất mỏng dài, bít tất
7
13
Quần áo lót nam nữ bằng vải dệt kim
8
18
Áo gilê, áo ngủ, pizama
9
21
Áo jacket
10
24
Áo ngủ, pizama bằng dệt kim
11
26
Áo dài phụ nữ
12
31
Áo nịt nửa thân
13
76
Quần áo lao dộng không phải dệt kim
2/ Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Mỹ.
- Triển vọng về quan hệ thương mại hai nước sau khi ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là rất lớn. Do Mỹ là thị trường hấp dẫn và khá lý tưởng đối với các nước xuất khẩu hàng hoá trên thế giới. Nước Mỹ có một triển vọng về quan hệ thương mại hai nước sau khi ký Hiệp định nền ngoại thương phát triển mạnh và là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm tăng lên đến trên một ngàn tỷ USD. Chiếm trên 12% tổng giá trị xuất khẩu và trên 14% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Mỹ tuy thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.
Thực tế cho thấy ngành may nói riêng đã có những bước đầu hội nhập vào thị trường Mỹ khá thành công. Mỹ là thị trường có sức mua các loại sản phẩm may mặc lớn nhất thế giới bao gồm nhiều chủng loại khác nhau kể cả các sản phẩm trung bình. Thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam ở chỗ Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhưng Mỹ vẫn giành một thị phần đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ, vậy điều đầu tiên khi thâm nhập thị trường Mỹ là doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nền công nghiệp Mỹ. Lực lượng cạnh tranh lớn thứ hai là các quốc gia đã và đang xuất khẩu hàng may mặc có uy tín trên thị trường Mỹ trong những năm qua như; Mêxicô, Trung Quốc, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc…
Bảng 3: Kim ngạch hàng may mặc các nước xuất khẩu sang Mỹ.
( Hàng quần áo và phụ liệu , không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị:triệu USD
Các đối tác
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Toàn thế giới
32.800,552
31.691,335
30.895,566
33.188,673
35.287,106
37.514,673
Trung Quốc
4.167,042
4.152,517
4.478,787
5.489,903
6.617,924
10.230,961
Mêhicô
5.119,442
4.671,587
4.504,279
4.169,910
4.137,043
3.841,732
ấn Độ
1.377,783
1.275,864
1.384,733
1.478,528
1.597,515
2.121,031
Inđônêxia
1.500,569
1.599,968
1.456,514
1.554,099
1.770,238
2.022,399
Bănglađét
1.471,538
1.449,558
1.260,601
1.258,993
1.372,876
1.680,624
Hồng Kông
2.223,939
2.003,698
1.951,781
1.930,121
2.012,215
1.569,801
Việt Nam
30,247
26,442
438,985
1.241,937
1.421,889
1.541,470
Các nước khác
16.909,992
16.511,701
15.419,886
16.065,182
16.357,406
14.506,655
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng dần qua các năm, trừ năm 2001 (chiếm 0.08 %) giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu vào Mỹ giảm nhẹ so với năm 2000. Còn bắt đầu từ năm 2002 trở đi giá trị hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ ngày một tăng: Cụ thể năm 2002 chiếm 1,42 % tăng 412.53 triệu USD tương ứng với tỷ lệ tăng 1560% so với giá trị hàng may mặc năm 2001. Từ năm 2003 chiếm 3.742% so với tổng kim ngạch toàn thế giới vào Mỹ, tăng 802.952 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 182.9% .Từ năm 2003 trở đi tốc độ tăng giảm đi tuy nhiên giá trị tăng thực tế lại rất lớn cụ thể năm 2005 tăng 119.581 triệu USD tương ứng tốc độ tăng 8.4% chiếm 4.1% kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, so với nước có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn vào thị trường Mỹ như Trung Quốc thì Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Trung Quốc chiếm 27,27% cơ cấu toàn thế giới vào thị trường Mỹ).
- Các sản phẩm may hiện nay rất phong phú bao gồm nhiều nhóm hàng khác nhau: đồ lót nam, nữ. Dùng cho nhu cầu nhà ở (bộ đồ ngủ, vỏ chăn ga, gối). Dùng cho nhu cầu mặc hàng ngày (sơ mi, quần âu, áo váy), thể thao (quần áo vải thun, vải bò), thời trang hiện đại (quần áo model) và nhóm trang phục đặc biệt ( Bảo hộ lao động cho các ngành nghề, quân trang .. )
Bảng 4: Cơ cấu giá trị các sản phẩm may mặc cụ thể Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ
(Hàng quần áo và phụ liệu,không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị:1000USD
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
30.247
26.442
438.985
1.241.937
1.421.889
1.541.470
6204-quần áo ves phụ nữ, ko gồm hàng đan
3.509
5.112
134.795
456.828
460.612
571.389
6203- quần áo ves nam giới , không gồm hàng đan
4.726
1.186
88.978
302.374
217.307
259.586
6201-áo khoác ngoài không có hàng đan
468
389
61.487
141.342
223.570
178.407
6205--áo sơ mi nam, không gồm hàng móc
13.400
11.080
39.386
98.097
131.990
145.864
6202--áo khoác nữ
83
205
47.831
97.263
166.704
132.886
6210—quần áo bằng nỉ
101
129
22.724
28.724
85.625
89.105
6211—Quần áo phục vụ thể thao: bơi, trượt tuyết...
797
2.737
14.758
36.594
53.623
47.424
6206--áo cánh và sơ mi phụ nữ
230
520
14.449
42.815
28.228
37.857
6209—Quần áo trẻ em, đồ thêm
557
164
3.616
10.885
24.939
36.945
6208-Đồ lót phụ nữ
87
102
3.755
12.413
10.123
15.777
6216-Các loại găng tay
5.384
4.655
4.021
4.297
9,512
12.303
6207--áo lót nam
104
127
2.567
9.176
6.410
9.539
6212-Yếm ,tạp dề, nịt bít tất
740
1
260
480
862
2.844
6214-Khăn quàng cổ
3
12
90
117
286
487
6215-Ca na vat, nơ
11
11
136
232
773
85
6213-Khăn tay ,khăn mùi xoa
0
0
27
36
14
18
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu vào Việt Nam là tương đối đa dạng. Các sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại từ các sản phẩm dành cho nam giới đến những sản phẩm dành cho nữ giới. Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng may đều tăng, bắt đầu có sự khác biệt từ năm 2002, như: áo sơ mi nam chỉ có 13,4 triệu USD (2000) đến năm 2005 đã vượt lên với giá trị 145,864 triệu USD, quần áo bằng nỉ năm 2000 chỉ có 0,1 triệu USD lên 89,105 triệu USD (2005 )... Trong đó giá trị các sản phẩm áo ves nam và nữ là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số giá trị sản phẩm tương ứng 37,07% và 16,84% ( năm 2005). Điều này cho thấy các sản phẩm may sẵn, âu phục sang trọng đang là nguồn nhu cầu cần được đáp ứng ngày càng nhiều với số lượng lớn.
Bảng 5: Cơ cấu hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ năm 2005
Sản phẩm
Giá trị (1000$)
Phần trăm
Hàng may mặc và phụ liệu, không kể đan..
1.541.469,985
23,2%
Hàng may mặc và phụ liệu, có đan và móc
1.123.811,184
17%
Hàng da giầy
721.310,395
10,9%
Đồ đạc, giường,đèn..
697.011,535
10,5%
Các loại khác
2.546.545,848
38,4%
Tổng số
6.630.148,947
100%
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
- Qua bảng số liệu trên, giá trị hàng dệt may của Việt nam vào Mỹ đạt 2.665.281,169 USD tương ứng là 40,2% chiếm tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, hàng may mặc và phụ liệu không kể đan chiếm 23,2% hàng may mặc và phụ liệu có kể đan chiếm 17%. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của hàng may mặc trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy vậy, do khâu nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới quá yếu nên các sản phẩm may mặc xuất khẩu hiện nay hầu như chưa có nhãn mác thương mại, để tạo lập danh tiếng trên thị trường xuất khẩu& chủ yếu được xuất dưới hình thức gia công hoặc sản xuất theo mẫu hàng nước ngoài.
II/Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu VN trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO.
1/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu VN trên thị trường Mỹ trước thềm hội nhập WTO.
* Các quan điểm đánh giá.
Yếu tố chính ban đầu tạo nên sức cạnh tranh: Thu hút sự chuyển giao, nguồn lao động dồi dào giá rẻ.
- Hai là xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công (CMT). Các công ty của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan cung cấp toàn bộ vải phụ kiện. Vì vậy ngành may xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào người mua với đặc điểm là giá thấp, giá trị gia tăng của người sản xuất thấp, cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ canh tranh về giá và ở những sản phẩm truyền thống đơn giản: quần, sơ mi, áo jacket, mà chưa đạt đến sự cạnh tranh về sự khác biệt hoá sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm đi kèm: Do các công ty không tiếp cận được thông tin thị trường, xu hướng của các thị truờng (Mỹ ). Do đó việc đánh giá sức cạnh tranh theo phương thức FOB hay dưới hình thức kinh doanh so sánh bán nhờ thu chưa đủ cơ sở để thực hiện .
Hiện nay sức cạnh tranh sản phẩm may (CMT) phụ thuộc chủ yếu vào chi phí lao động, chi phí kho vận, giao nhận điện nước, và các dịch vụ bưu chính viễn thông, chi phí về thủ tục hành chính và quản lý doanh nghiệp.
Từ các quan điểm đánh giá trên, việc đánh giá năng lực cạnh tranh hàng may mặc được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
1.1/ Tốc độ tăng trưởng hàng may mặc qua các năm.
Tiêu chí đầu tiên khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm là tốc độ tăng trưởng. Điều này được thể hiện cụ thể qua số liệu bảng sau :
Bảng 6: Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ
(Hàng quần áo và phụ liệu,không kể sản phẩm đan, móc..)
Đơn vị: triệu USD
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Hàng may
26,442
438,985
1.241,937
1.421,889
1.541,470
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Từ số liệu bảng 6 ta có biểu đồ 1 sau:
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khảu hàng may mặc Việt nam vào Mỹ
ơ
Dựa vào phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kiểu liên hoàn, số liệu trên biểu đồ cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc liên tục tăng qua các năm. Trong năm 2001, hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ đạt 26,442 triệu USD. Đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 438,985 triệu USD tăng 16,6 lần so với năm 2001, năm 2003 gấp 2,8 lần so với năm 2004 tăng gấp 1,14 năm 2003 và năm 2005 gấp 1,08 lần so với 2004. Tuy năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 438,985 triệu USD nhưng đây lại là năm có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2004, 2005 với kim ngạch xúât khẩu cao chứng tỏ hàng may mặc Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường. Không chỉ cung cấp cho thị trường Mỹ, số lượng chủng loại đa dạng mà còn đáp ứng ngày càng cao chất lượng của sản phẩm. Điều đó phản ánh các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh không chỉ dựa vào đánh giá tốc độ của bản thân quốc gia đó mà còn được so sánh với đối thủ cạnh tranh. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, Trung quốc và Ấn độ
Qua biểu đồ ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các nước sang thị trường Mỹ liên tục tăng với tốc độ tăng không đồng đều, điều đó cho thấy vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp là khác nhau. Nước đầu tiên cần phải kể đến là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Năm 2004 tốc độ tăng trưởng 20.55% của Ấn Độ tăng 8.05%, Việt Nam tăng 14.49% so với năm 2003. Năm 2005 Trung Quốc tăng 54.6% Ấn Độ tăng 32.77%, Việt Nam tăng 8.4%. Như vậy so với các đối thủ cạnh tranh như Trung quốc và Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thấp. Điều này cũng phản ánh đúng năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam còn thấp so với Ấn Độ, Trung Quốc cả về chủng loại, chất lượng, giá cả.Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Mỹ.
Bên cạnh tốc độ tăng rrưởng về mặt giá trị, ta cần đánh giá cả về mặt hiện vật. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng số lượng sản phẩm hàng may mặc của Việt Nam, Trung Quốc và Thế giới vào Mỹ.
(Hàng quần áo và phụ liệu, không kể sản phẩm đan, móc v.v..)
Đơn vị: triệu tá sản phẩm.
Việt Nam
Trung Quốc
Thế giới
2004
2005
% tăng
2004
2005
% tăng
2004
2005
% tăng
27,238
29,021
6,55
122,993
193,575
57,39
631,727
669,657
6,00
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong 2005 số lượng sản phẩm của Việt Nam tăng 1,738 triệu tá tương ứng với tốc độ tăng 6,55 % so với năm 2004.Trong khi đó, số lượng sản phẩm của Trung Quốc năm 2005 tăng 70,582 triệu tá sản phẩm tương ứng với tốc độ tăng 57,39 % so với năm 2004. Như vậy, mặc dù sản lượng của Việt Nam có tăng nhưng so với Trung Quốc cả về quy mô sản lượng cũng như tốc độ tăng của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ.
1.2/ Mức chênh lệch về giá hàng may mặc so với đối thủ cạnh tranh
Gần đây, sản phẩm may mặc đã đa dạng và phong phú hơn trước nhưng để hướng vào thị trường có yêu cầu cao thì ngành may mặc nước ta còn phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa để cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Từ năm 2000 đến nay: Có nhiều hoạt động nhằm phát triển thị trường xuất khẩu cho sản phẩm may mặc được thực hiện khá tốt cả từ phương diện tiến hành cuộc đàm phán buôn bán ở cấp độ quốc gia và từ phương diện của doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.
- Cụ thể, năm 2001 đơn giá xuất khẩu bình quân là 1,51 USD/m2 sản phẩm, đến năm 2004 tăng lên 3,14 USD/m2 sản phẩm, trong khi Trung Quốc từ 2,96 USD/m2 sản phẩm, tụt xuống còn 1,25 USD/m2 sản phẩm. Nếu tính những chủng loại hàng (cat) nóng nhất trên thế giới hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam cũng rất mạnh, ví dụ như mặt hàng áo sơmi dệt kim (cat 388/339) tính trong 9 tháng đầu năm 2004, Việt Nam được xếp vị trí thứ năm trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là cat 347/348, Việt Nam xếp thứ hai trong số
các nước xuất khẩu vào Mỹ.
Điều này cho thấy giá xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam đang thật sự là một thế mạnh quan trọng. Với lợi thế giá nhân công rẻ, hàng may mặc Việt Nam đang dần dần tạo chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
1.3/ Mức độ hấp dẫn về kiểu cách, mẫu mã so với đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói, trong những năm qua nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú. Do đó, các doanh nghiệp đã đầu tư vào việc đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc. Việc xác định sự đa dạng về mẫu mã được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 8: Chủng loại cụ thể hàng may mặc Việt Nam - Trung Quốc.
Cat
Đơn vị
Việt nam
Trung Quốc
2003
2004
2005
2004
332
Tá đôi
200
723
22.816
Đã tính gộp
333
Tá
153.5
1158
15.702
73.612
334/335
Tá
504.000
659195
656.545
757.026
338/339
Tá
9.546.550
15.526.010
14.106.857
2.341.712
340/640
Tá
1.105.149
2.055.066
2.139.882
2.238.588
341/641
Tá
476.658
601.442
952.878
1.961.211
342/642
Tá
414.163
482.844
511.434
666.987
345
Tá
212.154
55.911
77.530
130.750
347/348
Tá
5.260.722
6.682.579
6.328.395
2.032.794
351/651
Tá
358.502
202.784
392.926
650.802
352/652
Tá
1.177.523
1.370.325
1.387.486
1.673.641
359-C/659-C
kg
185.426
65.629
62.757
855.363
359-S/659-S
kg
208.392
520.212
516.670
660.729
434
Tá
6.275
3.005
12.686
8.050
435
Tá
15.147
23.490
24.513
25.673
440
Tá
0
83
2.409
7.624
447
Tá
32.536
8.424
28.643
61.247
448
Tá
11.581
10.616
10.867
21.777
632
Tá đôi
5631
10.030
26.462
0
638/639
Tá
918846
1.010.431
1.373.445
2.557638.
645/646
Tá
149.333
68.962
101.447
835.976
647/648
Tá
1.471.124
1.849.956
2.213.883
2.662.121
237
Tá
2.144.180
331
Tá đôi
1.929.736
332/432/632
Tá
2.348.989
336
Tá
195.616
433
Tá
17.407
436
Tá
4.812
438
Tá
27.176
442
Tá
38.056
445/446
Tá
282.483
631
Tá đôi
188.570
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy trong những năm qua chúng ta đã chú ý đến các chủng loại mẫu mã, kiểu cách. Vì vậy, số lượng các Cat hàng đều tăng. Cụ thể, Cat 334/335 tăng từ 504.000 tá (2003) lên 656.545 tá (2005); cat 338/339 tăng từ 9.546.550 tá (2003) lên 14.106.857 tá (2005) và Cat 340/640 từ 1.105.149 tá (2003) lên 2.139.882 tá (2005). Đó là sự nỗ lực không ngừng trong từng khâu thiết kế, cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.
Việc xuất khẩu với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng cho thấy sản phẩm may mặc Việt Nam ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, so với đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, mẫu mã, kiểu cách Việt Nam vẫn còn hạn chế. Điều này được minh chứng qua một số mặt hàng mà Việt Nam chưa đáp ứng được:Cat 237,331,336,433,436,438,442 Vì vậy , trong chiến lược cạnh tranh, ngành may cần phải chú ý hơn nữa đến khâu thiết kế, nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
1.4/ Thị phần :
* Để tiện so sánh tương quan năng lực cạnh tranh, chúng ta sẽ xem xét thành tích xuất khẩu và thị phần của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, tính riêng và cộng chung và, đựơc trình bày trong bảng dưới đây, kim ngạch tính bằng triệu đô-la và con số ghi trong ngoặc là thứ hạng tại Mỹ.
Bảng 9: Xuất khẩu và thị phần của Trung Quốc, Hồng kông, Ma Cao và Việt Nam trong 2002, triệu đô-la và thứ hạng.
Macao
Hồng Kông
Trung quốc
Trung Quốc (cộng chung)
Việt Nam
Quần áo
Xuất khẩu
1 648 (24)
22 343 (3)
41 302 (2)
65 293 (1)
2700
Thị phần, Mỹ
1 212 (20)
4 163 (3)
10 082 (1)
15 457 (1)
981(23)
Nguồn: WTO, International Trade Statistics, 2003.
Từ những thống kê này có thể rút ra vài nhận xét: Một là ngay cả khi tính riêng, Trung Quốc vẫn toàn đứng nhất nhì. Cộng chung với Ma Cao và Hồng Kông. Trung Quốc chiếm hạng nhất trên thị trường Mỹ cho kim ngạch xuất khẩu. Như thế một mình Trung Quốc đã chiếm ưu hạng, nếu cộng thêm phần đóng ghóp đáng kể của Hồng Kông và khiêm tốn hơn của Ma Cao thì có khác gì người khổng lồ lại còn mang giầy cao gót. Còn đối với Việt Nam, năm 2000, Việt Nam ký với Mý hiệp định thương mại song phương. gọi tắt là USBTA, cho phép Việt Nam thâm nhập thị trường với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, giảm thuế suất trung bình từ 35% xuống 5%. Ngành may mặc được đặc biệt lợi: bình quân thuế suất giảm từ 60% xuống 5% tuy có sự chênh lệch tuỳ theo mặt hàng, từ đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc trên thị trường Mỹ của Việt Nam có khả năng nâng cao, cạnh tranh bình đẳng hơn với các quốc gia cùng xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Không những thế nhờ hiệp định này và qui chế quan hệ bình thường Việt Nam được hưởng thuế suất MFN. Kết quả là xuất khẩu hàng may mặc tăng vọt từ 49 triệu đô-la năm 2001 lên 891 triệu năm 2002 tức gấp 20 lần trong chỉ một năm. Có thể nói về thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đứng thứ 23 trên một thị trưòng lớn như Mỹ là một kết quả tương đối khả quan. Nó đánh giá được lợi thế cạnh thế cạnh tranh của của Việt Nam cũng như tương quan về lợi thế đối với các quốc gia, tuy nhiên thị phần của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, vấn đề là nâng cao thị phần và nâng cao giá trị xuất khẩu là điều cấp bách nhất hiện nay. Thị trường Mỹ là một thị trường có mức độ cạnh tranh khốc liệt, tăng thị phần ở đây là vô cùng khó, muốn vậy phải nâng cao được khả năng cạnh tranh, đây là hai mặt của một vấn đề. Và cũng là vấn đề đặt ra cho may mặc Việt Nam ngay từ bây giờ khi sắp ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
* Và thực tế đã chứng minh đến năm 2004 ngành may mặc Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể áp dụng công thức tính thị phần, và qua bảng 7 được nêu ra ở trên, ta có số liệu về thị phần tương đối và tuyệt đối hàng may mặc Việt Nam, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Thị phần hàng may mặc của Việt nam và Trung Quốc trên thị trường Mỹ.
Năm
Nước
2004
2005
Thị phần
tương đối
Thị phần
tuyệt đối
Thị phần
tương đối
Thị phần
tuyệt đối
Việt Nam
0,22
4,31 %
0,15
4,33 %
Trung Quốc
19,47 %
28,91 %
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
Kết quả trên cho thấy Việt Nam đã có những tiến bộ lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Để tăng thị phần của mình trên một thị trường lớn như Mỹ và rút ngắn khoảng cách so với Trung Quốc, đây quả là sự cố gắng vựơt bậc của Việt Nam.
2/ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ.
2.1/ Phân tích yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.
- Trang thiết bị của ngành may mặc.
Bao gồm toàn bộ những máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp may như máy may, đây là một yếu tố cấu thành quan trọng cuả ngành may mặc, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngành này. Mặt khác nó còn thể hiện trình độ phát triển, năng suất lao động và mức độ đóng góp vào GDP của quốc gia.
- Nguồn nhân lực cho may mặc.
Để vận hành được những máy móc, thiết bị kể trên thì ngành may mặc cần một số lượng lao động rất lớn. Hiện tại thì nước ta đang có một đội ngũ lao động rất lớn trong ngành may mặc. Tuy nhiên chúng ta lại rất thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao vì vậy vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành may mặc đang là vấn đề đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.
- Các nguồn nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất .
Đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào thì cũng cần phải có nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, và ngành may mặc cũng vậy. Nguyên liệu đầu vào của ngành may mặc là sản phẩm cuối cùng của công nghệ dệt, những tấm vải thành phẩm tuy nhiên đối với Việt Nam thì nguồn nguyên liệu trong nước hiện vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất.
- Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp may mặc.
Một doanh nghiệp may mặc muốn làm ăn đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu một đội ngũ nhân viên quản lý năng động, sáng tạo. Họ là những người đề ra chiến lược phát triển doanh nghiệp, chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chính sách cho ngành may mặc.
Ngành may mặc có phát triển được hay không là do các chính sách của nhà nước có khuyến khích phát triển hay không. Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư, các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước khác thì ngành công nghiệp may mặc đã có những khởi sắc nhất định.
- Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và thương mại với hầu hết các nước trên thế giới sau khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã bình thường hoá (7/1995).
- Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh thu hút nhiều lao động và có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0076.doc