a) Công tác nội nghiệp: Tổ chức chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ. Vận dụng sổ kế toán. Kiểm soát nội bổ và kiểm tra chéo các nghiệp vụ kinh tế. Cập nhập chi tiết chứng từ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh của năm kế hoạch và lập báo cáo. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống kê từ Công ty đến đội sản xuất.
b) Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính quý, năm, kế hoạch trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Chú ý khâu chi tiêu tiền mặt, gửi ngân hàng, thuế để có căn cứ thực hiện. Cân đối nguồn vốn để trả nợ các khoản vay, kế hoạch đầu tư cho sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị. Đôn đốc thanh toán dứt điểm của các đơn vị, cá nhân có quan hệ tài chính với Công ty,. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư chiều sâu TSCĐ.
c) Công tác quản lý vốn lưu động, vốn cố định: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ và sửa chữa lớn tài sản cố định. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu tài chính và soạn thảo quy định về công tác phí. Theo dõi luân chuyển của vật tư hàng hoá, hàng tồn kho. Theo dõi luân chuyển tiền mặt, hiệu quả đầu tư. Quản lý bảo toàn và phát triển vốn.
d) Công tác thanh quyết toán: Thanh toán công trình với các chủ đầu tư và Tổng công ty. Đối chiếu công nợ với các đơn vị sản xuất và thanh quyết toán khi công trình hoàn thành, thanh toán với khách hàng. Thanh toán vay vốn, trả vốn lưu động dứt điểm với các tổ chức tín dụng đảm bảo uy tín của Công ty. Theo dõi các khoản trích nộp cấp trên, các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước. Quyết toán thuế. Đôn đốc, kiểm tra việc thanh quýêt toán với các đơn vị sản xuất.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Công ty cổ phần xây dựng công trình 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng đơn giá thuê xe máy, thiết bị phù hợp với từng thời điểm cụ thể, quy định chế độ báo cáo của đơn vị, công trường, công tác nghiệm thu, thanh toán cho các đơn vị.
- Quản lý giá thành xây dựng, lập và điều chỉnh dự toán, xây dựng định mức giao khoán nội bộ trong xây dựng côgn trình. Thanh quyết toán với A và thanh toán nội bộ các công trình xây dựng của công ty. Làm các thủ tục cho công tác triển khai thi công như: mặt bằng, hồ sơ thiết kế, dự toán, kiểm tra dự toán.
- Phòng kế hoạch kinh doanh quản lý toàn bộ công tác thống kê báo cáo, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị báo cáo tình hình SXKD của đơn vị và tập hợp kết quả chính thức từ ngày 25 đến ngày 28 hàng tháng theo biểu mẫu thống nhất do công ty quy định. Kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý trong quá trình SXKD kể cả việc tham mưu với giám đốc để bổ sung lực lượng hoặc thay thế đơn vị thi công nếu đơn vị đó không có khả năng hoàn thành công việc. Theo dõi, kiểm tra công tác thanh quyết toán của từng đơn vị.
Theo dõi thống kê tình hình hoạt động xe máy thiết bị của công ty: đơn vị sử dụng, địa điểm hoạt động, thời gian. Lập tổng hợp theo dõi thu khấu hao theo tháng, quý, năm, xay dựng bảng giá cho thuê xe máy.
- Công tác nghiệm thu thanh tóan hàng tháng hoặc kỳ thanh toán: căn cứ vào bản nghiệm thu, phòng kế hoạch kinh doanh xác định giá trị thanh toán với chủ đầu tư. Khi thanh toán cho đơn vị, phòng sẽ căn cứ vào nghiệm thu A - B là cơ sở quyết toán công trình và trình giám đốc thanh toán giá trị được hưởng cho đơn vị.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ phòng kỹ thuật công nghệ
1.3.1 Quản lý hồ sơ: phòng kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ thiết kế của các công trình gồm:
+ Hồ sơ thiết kế
+ Các văn bản quy định kỹ thuật của từng dự án
+ Các văn bản ẩn dấu công trình sau khi đã được các cơ quan chức năng chấp nhận (thông qua đơn vị thi công)
+ Các văn bản có liên quan đến công tác kỹ thuật và chất lượng của công trình
+ Giao hồ sơ (bản sao) mặt bằng, hệ thống cọc mốc cho các đơn vị được công ty giao nhiệm vụ thi công. Kết hợp cùng đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công, trình với chủ đầu tư để nghiệm thu bàn giao công trình.
+ Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị nghiệm thu chuyển giai đoạn và lập hồ sơ hoàn công công trình.
+ Trình dyệt khối lượng cuối cùng và hồ sơ hoàn công công trình lên chủ đầu tư.
1.3.2 Quản lý chất lượng: Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát và quản lý chất lượng các công trình công ty thi công. Hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị thi công chấp hành đúng các quy trình, quy phạm hoặc quy định kỹ thuật đối với các công trình mà đơn vị thi công. Cử cán bộ thường xuyên giám sát công trình.
a.Thực hiện việc kiểm tra chất lượng bằng những thí nghiệm đơn giản tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm mà công ty có. Quá trình quản lý và giám sát chất lượng phải được phản ánh thường xuyên vào nhật ký công trình. Công tác quản lý chất lượng phải được thường xuyên theo dõi và báo cáo lãnh đạo công ty thông qua các hội nghị giao ban hoặc bằng văn bản nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
b.Phối hợp cùng đơn vị thi công đề xuất những giải pháp kỹ thuật với TVGS hoặc chủ công trình trong trường hợp công trình có những vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc các giải pháp thi công. Đối với công trình có vi phạm lớn đến yêu cầu chất lượng kỹ thuật, phòng kỹ thuật có trách nhiệm lập biên bản và bàn biện pháp xử lý với đơn vị thi công.
c.Công tác quản lý chất lượng của từng công trình phải được tập hợp và lưu trữ theo chế độ quy định của Nhà nước để phục vụ cho công tác lập hồ sơ hoàn công.
1.3.4 Công tác nghiệm thu thanh toán:
Đối với chủ đầu tư:
- Quản lý khối lượng theo HSTK, khối lượng phát sinh và không được A chấp thuận, khối lượng đơn vị thực tế thi công. Việc quản lsy khối lượng phải được thống kê theo dõi thường xuyên theo từng hạng mục công việc, thời gian thi công, hàng thnág phải tập hợp báo cáo và lưu trữ.
- Trong quá trình nghiệm thu thanh toán, phòng Kỹ thuật có trách nhiệm phối hợp cùng đơn vị thi công tổ chức việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo thời gian định kỳ hoặc theo hạng mục công việc tới Tư vấn giám sát.
- Khi công trình hoàn thành, Phòng kỹ thuật có trách nhiệm cùng với Phòng kế hoạch kinh doanh và đơn vị thi công quyết toán khối lượng hoàn thành với A để làm cơ sở cho Công ty quyết toán kinh phí với chủ đầu tư.
- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm cùng với đơn vị thi công bàn giao công trình đưa vào sử dụng và theo dõi diễn biến về chất lượng của công trình trong thời gian bảo hành.
Đối với nghiệm thu nội bộ
- Căn cứ biện pháp tổ chức thi công của các công trình trúng thầu hoặc công trình chỉ thị thầu hay thầu phụ, phòng Kỹ thuật công nghệ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị thi công (Đội công trình, ban chỉ huy công trường…) lập biện pháp thi công chi tiết trình lãnh đạo phê duyệt.
- Phòng kỹ thuật công nghệ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và xác nhận khối lượng, biện pháp thi công hàng tháng để làm cơ sở xác định quỹ tiền lương chi trả cho đơn vị trong tháng và làm cơ sở thanh toán các hợp đồng thầu phụ (nếu có)
- Các đơn vị thi công có trách nhiệm báo cáo khối lượng thực hiện được hàng tháng về công ty theo đúng thời gian quy định
- Đối với nghiệm thu nội bộ hàng tháng phòng kỹ thuật chủ trì cùng các phòng nghiệp vụ liên quan, xác nhận hoặc nghiệm thu khối lượng hoàn thành nội bộ thông qua báo cáo hàng tháng của đơn vị hoặc dựa trên các văn bản nghiệm thu trực tiếp của đơn vị với bên A để các đơn vị thi công làm cơ sở thanh toán hoặc tạm ứng kinh phí.
- Do đặc điểm của từng công trình, nếu hàng tháng không tổ chức nghiệm thu nội bộ được thì ít nhất phải tổ chức nghiệm thu một lần trong một quý hoặc nghiệm thu khi kết thúc cho một hạng mục công trình
- Quản lý tiến độ công trình và tham gia điều hành sản xuất.
- Căn cứ biện pháp tổ chức thi công của các công trình trúng thầu hoặc công trình chỉ định thầu hay thầu phụ, phòng kỹ thuật có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị thi công lập biện pháp thi công chi tiết báo cáo Giám đốc công ty. Khi biện pháp thi công của đơn vị thi công đã được lãnh đạo Công ty duyệt, phòng kỹ thuật có trách nhiệm giám sát quản lý, đôn dốc đơn vị thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Trong quá trình tổ chức thi công của đơn vị, phòng kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi và có ý kiến tham gia những vấn đề không hợp lý trong thi công nhằm giúp đơn vị thực hiện đúng yêu cầu về tiến độ của công trình.
1.2.5 Công tác thí nghiệm và khảo sát
- Công tác khảo sát chủ yếu của phòng kỹ thuật là khảo sát phục vụ thi công bao gồm:
+ nhận tuyến, kiểm tra hệ thống cọc mốc trước khi thi công
+ Khôi phục, bàn giao tuyến cho đơn vị thi công
+ Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế của công trình trong quá trình thi công
1.2.6 Công tác hướng dẫn quy trình quy phạm, công nghệ mới và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Phòng kỹ thuật là thường trực của hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới. Có trách nhiệm nghiên cứu hướng dẫn và thông báo đến các đơn vị thi công những quy trình, quy phạm mới hoặc những chỉ thị, thay đổi về công tác kỹ thuật của các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên. Nghiên cứu và hướng dẫn các đơn vị thi công áp dụng các công nghệ mới. Hàng quý, hàng năm có trách nhiệm tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Công ty và báo cáo Tổng công ty.
1.2.7 Công tác an toàn lao động: Phòng kỹ thuật là thành viên trong Hội đồng BHLĐ và an toàn lao động. Có trách nhiệm cùng đơn vị thi công xây dựng các phương án an toàn lao động trong thi công thông qua biện pháp thi công chi tiết. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành công tác ATLĐ của các công trình đang thi công.
1.2.8 Công tác thống kê báo cáo: Chịu trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện khối lượng, tiến độ, chất lượng các công trình của các đơn vị thi công theo tháng, quý, năm. thường xuyên đôn đốc công tác thống kê báo cáo của các đơn vị, xây dựng thành hệ thống báo cáo kỹ thuật từ Công ty đến các đơn vị.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng quản lý vật tư thiết bị
- Tham mưu với lãnh đạo Công ty về công tác đầu tư thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
- Lập kế hoạch, phương án điều động thiết bị, xe máy và xác định tỷ lệ giao khoán cho các đơn vị, công trường phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của Công ty.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị của Công ty theo đúng định kỳ.
- Xây dựng đầy đủ hệ thống định mức giao khoán. Xây dựng quy chế hoạt động của Xưởng sửa chữa xe máy thiết bị và tổ chức cho xưởng sửa chữa thực hiện công việc bảo dưỡng xe máy đúng định kỳ và sửa chữa phục hồi thiết bị. Giám sát mọi công tác bảo dưỡng, sửa chữa của xưởng để đảm bảo chất lượng và tiến độ.
- Quản lý toàn bộ xe máy, thiết bị bao gồm hồ sơ, lý lịch xe máy, đảm bảo ghi chép, theo dõi đúng quy định. Tổ chức và chịu trách nhiệm khám định kỳ, đảm bảo sự hoạt động bình thường của xe máy.
- Xây dựng và ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu và phụ tùng cho tất cả các đầu xe máy, thiết bị của Công ty. Xây dựng nội quy an toàn cho xe máy trong quá trình thi công và vận hành.
- Tổ chức học tập và nâng cao tay nghề và thi nâng bậc hàng năm cho công nhân cơ giới. Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật của hệ cơ khí.
- Giám sát toàn bộ công tác mua sắm phụ tùng, vật tư thiết bị đảm bảo chất lượng, giá thành. Theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động xe máy ở các đơn vị, tổng hợp báo cáo hàng tháng theo mẫu biểu quy định.
- Đình chỉ hoạt động của xe máy khi người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, quy phạm và vi phạm nội quy an toán
- Quy hoạch, quản lý hệ thống xưởng SC và kho tàng của Công ty.
Tất cả các xe máy, thiết bị do Phòng vật tư thiết bị quản lý, được điều động theo lệnh của Công ty, các đơn vị sản xuất và lái xe lái máy không được tự ý sử dụng khi chưa có lệnh điều động và hợp đồng của Công ty.
Công ty ưu tiên cho các đơn vị trong Công ty thuê xe máy, thiết bị. Khi nhu cầu sử dụng không hết mới giải quyết cho các đơn vị ngoài thuê để đảm bảo thu khấu hao.
Quan hệ giữa Công ty và các đơn vị sử dụng xe máy, thiết bị bằng các hợp đồng thuê xe máy. Đơn vị tự chủ động điều hành khai thác thiết bị đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Đối với đơn vị ngoài Công ty muốn thuê thiết bị phải trả tiền trước theo hợp đồng (kể cả tiền chuyên chở đi về) thì mới được nhận máy. Trường hợp hợp đồng dài ngày (từ 2 tháng trở lên) có thể nộp trước 1/2 kinh phí thuê máy nhưng khi sử dụng máy đến hết giá trị đã trả tiền thì phải thanh toán nốt toàn bộ giá trị hợp đồng, nếu không thanh toán Công ty sẽ rút máy về. Đối với các đơn vị trong nội bộ công ty tiền thuê thiết bị được trừ vào các đợt thanh toán nhưng hết tháng đơn vị phải đối chiếu và nhận nợ.
Đối với những công trình thi công tập trung, khối lượng lớn, thu khấu hao theo dự toán công trình, Công ty sẽ tập trung các loại thiết bị để thi công theo biện pháp tổ chức thi công. Phần thu khấu hao căn cứ vào chi phí máy trong thanh toán công trình, Công ty sẽ thu khấu hao sau khi đã trừ vào kinh phí của đơn vị phần chi phí nhiên liệu, lương thợ máy, sửa chữa..
Đơn giá ca xe máy: Công ty sẽ căn cứ vào giá trị còn lại của thiết bị, giá ca xe máy theo quy định của Nhà nước và giá cả xe máy thực tế trên thị trường để tính toán, định giá cho phù hợp. Công ty sẽ ban hành giá ca xe máy cho từng loại thiết bị cụ thể.
Mua sắm, quản lý khai thác vật tư.
- Công ty sẽ cung cấp vật tư chính cho đơn vị thi công tại công trình theo kế hoạch, Phòng vật tư thiết bị phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tham mưu cho Giám đốc đấu thầu hoặc chọn nhà cung cấp đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, giá thành thấp và đúng thời gian theo quy chế mua sắm vật tư thiết bị. Đơn vị thi công có thể được giao mua sắm vật tư thi công phụ nhưng phải có kế hoạch cụ thể được Công ty duyệt. Khi mua hàng phải có hợp đồng hoặc hoá đơn, chứng từ hợp lý. Hàng hoá phải đúng chủng loại đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian để đáp ứng tất cả các yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Hàng hoá nhập kho, xuất kho phải được đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định của ngành vật tư.
- Kho tàng phải đúng quy định, đảm bảo an toàn về cháy, nổ, đủ điều kiện bảo quản chất lượng và số lượng hàng.
- Các đơn vị hoặc cá nhân đến nhận hàng phải làm đầy đủ các thủ tục hành chính, chấp hành nội quy kho tàng.
- Quy định việc quản lý, cấp phát vật tư cho các công trình Công ty quản lý.
- Dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất, phòng VTTB lập kế hoạch mua sắm và cấp phát vật tư chủ yếu theo tiến độ, thống nhất với đơn vị báo cáo Giám đốc Công ty duyệt.
- Trong quá trình tổ chức thi công do khối lượng phát sinh hoặc thay đổi thiết kế, đơn vị phải cùng các phòng nghiệp vụ lập văn bản báo cáo trình lãnh đạo để lập kế hoạch mua sắm, cấp phát bổ sung.
- Hàng tháng phải báo cáo sử dụng vật tư, kết thúc công trình phải làm quyết toán ngay. Vật tư cấp phát cho công trình nào phải quyết toán cho đúng công trình đó.
- Quy định với các công trình Công ty khoán cho đơn vị
- Đối với công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Công ty khoán cho Đội. Đội có thể sử dụng vật tư do Công ty cấp hoặc tự cung cấp nhưng phải đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và khi nhập xuất phải làm đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định. Những hợp đồng mua bán thiết bị, vật tư giá trị nhỏ, đơn vị có thể trực tiếp ký nhưng phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc và được Giám đốc đồng ý hoặc uỷ quyền để Công ty quản lý.
- Phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ để Công ty nắm được tình hình quản lý, sử dụng vật tư, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót đảm bảo việc thi công đạt chất lượng có hiệu quả.
1.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
1.4.1 Phòng tài chính kế toán Công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty xuống đơn vị sản xuất. Theo quy chế Tài chính của Công ty.
a) Công tác nội nghiệp: Tổ chức chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ. Vận dụng sổ kế toán. Kiểm soát nội bổ và kiểm tra chéo các nghiệp vụ kinh tế. Cập nhập chi tiết chứng từ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh của năm kế hoạch và lập báo cáo. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống kê từ Công ty đến đội sản xuất.
b) Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính quý, năm, kế hoạch trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Chú ý khâu chi tiêu tiền mặt, gửi ngân hàng, thuế để có căn cứ thực hiện. Cân đối nguồn vốn để trả nợ các khoản vay, kế hoạch đầu tư cho sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị. Đôn đốc thanh toán dứt điểm của các đơn vị, cá nhân có quan hệ tài chính với Công ty,. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư chiều sâu TSCĐ.
c) Công tác quản lý vốn lưu động, vốn cố định: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ và sửa chữa lớn tài sản cố định. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu tài chính và soạn thảo quy định về công tác phí. Theo dõi luân chuyển của vật tư hàng hoá, hàng tồn kho. Theo dõi luân chuyển tiền mặt, hiệu quả đầu tư. Quản lý bảo toàn và phát triển vốn.
d) Công tác thanh quyết toán: Thanh toán công trình với các chủ đầu tư và Tổng công ty. Đối chiếu công nợ với các đơn vị sản xuất và thanh quyết toán khi công trình hoàn thành, thanh toán với khách hàng. Thanh toán vay vốn, trả vốn lưu động dứt điểm với các tổ chức tín dụng đảm bảo uy tín của Công ty. Theo dõi các khoản trích nộp cấp trên, các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước. Quyết toán thuế. Đôn đốc, kiểm tra việc thanh quýêt toán với các đơn vị sản xuất.
1.4.2 Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác tài chính, Luật kế toán thống kê
- Từ chối thanh toán các khoản chi tiêu không hợp lý, hợp lệ và không hợp pháp. Không quan hệ kinh tế với các đơn vị, cá nhân khi chưa có hợp đồng kinh tế hoặc giao nhiệm vụ của Công ty.
- Từ chối giao dịch tiếp theo về tài chính đối với những đơn vị, cá nhân không chấp hành việc thanh quyết toán dứt điểm và các đơn vị không có cán bộ làm công tác thống kê ké toán.
- Không bố trí nhiệm vụ thống kê, kế toán tại các đơn vị sản xuất cũng như tại phòng Tài chính kế toán cho vợ, con, em của các lãnh đạo chủ chốt đương nhiệm.
- Chấp hành những khoản chi sai nguyên tắc tài chính khi chưa có lệnh chi của Giám đốc Công ty nhưng phải báo cáo lên Chủ tịch HĐQT và cơ quan nghiệp vụ cấp trên (phòng nghiệp vụ) để xem xét và cho ý kiến.
- Chịu mọi trách nhiệm về số liệu kế toán và các báo cáo tài chính được lập.
- Cân đối khả năng tài chính, trình Giám đốc Công ty duyệt kế hoạch tài chính cho các đơn vị.
- Phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng, ban, đơn vị để phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bảo quản chứng từ kế toán, đầy đủ có tính khoa học và lưu trữ theo quy định của Nhà Nước.
- cung cấp về tài chín phục vụ sản xuất kinh doanh, thanh toán công nợ và nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
- Bí mật thông tin về tài chính nhằm đảm bảo công tác bảo mật, giữ uy tín của Công ty.
- Phát hiện và đề xuất sử lý những sai phạm trong công tác quản lý tài chính từ Công ty đến đơn vị.
- Hàng quý, năm phải lập các báo cáo kế toán gửi các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, cục thống kê, ngân hàng… chịu trách nhiệm trước giám đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý Nhà nước về số liệu baó cáo kế toán.
- Từ số liệu trong báo cáo kế toán tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính và đề xuất phương án quản lý sản xuất có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn.
Tổ chức bộ máy và hình thức hạch toán của Công ty
Phòng TC – KT quản lý trực tiếp bộ máy kế toán từ Công ty đến các đơn vị theo hình thức kế toán tập trung. Hàng tháng các đơn vị sản xuất phải tập hợp các chi phí phát sinh tại đơn vị kèm chứng từ gốc gửi về phòng Tài chính kế toán Công ty để tổ chức ghi chép, hạch toán kế toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và phòng nghiệp vụ cấp trên.
1.5 Đơn vị thi công
1.5.1 Chức năng nhiệm vụ.
Đơn vị thi công là lực lượng trực tiếp sản xuất chính của Công ty được Công ty giao thầu xây dựng các công trình. Thực hiện hạch toán phụ thuộc vào Công ty theo chế độ chính sách của Nhà nước. Chịu sự điều hành của Ban giám đốc Công ty và các phòng ban nghiệp vụ.
1.5.2 Tổ chức của đơn vị thi công bao gồm
Mô hình tổ chức:
- Ban chỉ huy đơn vị: gồm 01 đội trưởng, 01 hoặc 02 đội phó.
- Cán bộ kỹ thuật
- Cán bộ kế toán thống kê
- Các nhân viên giúp việc khác theo yêu cầu. Theo biên chế đã được HĐQT phê duyệt.
Hoạt động của bộ máy đội phải đảm bảo được:
- Đủ năng lực chỉ đạo xây dựng các công trình được giao, thi công đúng thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng tiến độ để bàn giao công trình.
- Hạch toán công trình đúng giá thành theo pháp luật của Nhà nước.
- Sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo chế độ chính sách đối với CBCNV thuộc đơn vị mình quản lý, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển.
1.5.3 Nhiệm vụ của đơn vị thi công
Khi được Công ty giao thầu xây dựng công trình đơn vị phải tiến hành
- Lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết trình lãnh đạo Công ty phê duyệt . Chuẩn bị lực lượng, bố trí đội hình thi công như biện pháp đã được duyệt.
- Tiếp nhận hồ sơ và hiện trường
- Xây dựng kế hoạch phục vụ thi công: Kế hoạch vật tư, thiết bị, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương, nhân lực..trình Giám đốc phê duyệt trước khi thi công.
- Trong quá trình thi công phải đảm bảo.
- Tự chủ động trong bố trí lực lượng thi công theo biện pháp đã được duyệt. Nhất thiết mỗi công trình phải có cán bộ chỉ huy chịu trách nhiệm chính và cán bộ kỹ thuật đủ khả năng hoàn thành được nhiệm vụ . Mọi thiết bị, nhân lực thuê ngoài đưa vào xây dựng công trình phải có đầy đủ hợp đồng mang tính pháp lý. Đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt trong quá trình xây dựng công trình.
- Thi công công trình theo đúng đồ án thiết kế đảm bảo tiến độ, chất lượng mỹ thuật theo yêu cầu, chịu trách nhiệm trong quá trình bảo hành công trình sau khi bàn giao. Mọi chi phí do phải làm lại, sửa chữa và các thiệt hại kinh tế khác đơn vij hoàn toàn chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả SXKD.
- Tự chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong thi công. Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghệ, phòng Kế hoạch kinh doanh, xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh, thay đổi dự toán, trình Giám đốc công ty duyệt và cùng với Phòng KTCN, KHKD làm hồ sơ hoàn công công trình.
- Trong thi công phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị. Phải xây dựng nội quy và biện pháp an toàn cho người và thiết bị. Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ lao động theo yêu cầu.
- Hàng tháng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện của các tổ sản xuất và phân chia tiền lương cho từng người.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhật trình máy, thiết bị thi công.
- Mọi vướng mắc đều được kiến nghị lên các phòng ban nghiệp vụ và lãnh đạo Công ty. Giám đốc công ty là người cuối cùng ra chỉ thị giải quyết.
1.5.4 Hoạt động tài chính của đơn vị thi công
Chế độ tài chính của đơn vị là hạch toán phụ thuộc theo các quy định về tài chính của Nhà nước và Công ty, tập hợp đầy đủ, chính xác chứng từ chi phí cho từng công trình theo quy định.
Mọi hoạt động tài chính của đơn vị phải tuân thủ theo những quy định của Công ty và theo hướng dẫn của phòng nghiệp vụ. Việc ứng vốn của Công ty phải có kế hoạch, sử dụng đúng mục đích và quyết toán kịp thời trước khi vay đợt sau.
Đội trưởng là người quyết định chi tại đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các khoản chi đó. Mọi chi tiêu không hợp lý đều bị xuất toán.
Mọi thâm hụt về tài chính đơn vị phải tự bù đắp.
1.5.5 Thực hiện chế độ chính sách
- Hoạt động của đơn vị phải đảm bảo đúng chế độ chính sách và luật pháp của Nhà nước, tuân thủ theo điều lệ và quy chế hoạt động của Công ty.
- Phải xây dựng nội quy hoạt động của đơn vị thông qua lãnh đạo Công ty duyệt trước khi thực hiện.
- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với CBCNV của đơn vị mình như: Đóng BHXH, mua BHYT, chế độ bảo hộ lao động, trả lương thưởng và các chế độ khác theo đúng các văn bản hướng dẫn của Công ty. Trả lương đúng kỳ hạn, chậm nhất không được quá 2 tháng.
- Làm nghĩa vụ đầy đủ với Công ty.
- Không ngừng chăm lo và cải thiện đời sống cho CBCNV trong đơn vị.
2. Đặc điểm về lao động của công ty cổ phần xây dựng công trình 1
Trong sản xuất - kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ mới kỹ thuật mới cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năng lực nhân sự của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng biểu 1: Bảng tổng hợp năng lực nhân sự của công ty cổ phần xây dựng công trình 1
STT
Ngành nghề
2007
2008
2009
A
Kỷ sư:
32
45
56
1
Kỷ sư cầu
10
15
18
2
Kỷ sư cầu đường
9
12
15
3
Kỷ sư kinh tế xây dựng
7
8
10
4
Kỷ sư máy xây dựng
4
6
8
5
Kỷ sư điện
2
4
5
B
Cử nhân:
3
5
7
1
Cử nhân kinh tế
1
3
4
2
Cử nhân luật
1
1
2
3
Cử nhân ngoại ngữ
1
1
1
C
Công nhân kỷ thuật:
212
273
335
1
Công nhân cắt hàn
60
85
120
2
Công nhân kích kéo
80
105
120
3
Công nhân sữa chữa
18
20
25
4
Thợ vận hành máy xây dựng
38
45
50
5
Thợ bê tông
16
18
20
D
Lao động khác
30
45
50
Tổng cộng
277
368
448
Nguån: Phßng tæ chøc hµnh chÝnh c«ng ty
3. §Æc ®iÓm vÒ tµi chÝnh cña c«ng ty cæ phÇn x©y dùng c«ng tr×nh 1
N¨ng lùc tµi chÝnh cña c«ng ty ®îc thÓ hiÖn trong b¶ng sau:
Bảng biểu 2:Bảng tổng hợp năng lực tài chính của công ty cổ phần xây dựng công trình 1
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1
Tổng số tài sản có
344.841.019.046
402.912.527.950
411.306.538.949
2
Tài sản có lưu động hiện nay
261.766.282.620
333.723.183.057
342.717.416.037
3
Tổng số tài sản nợ
344.841.019.046
402.912.527.950
411.306.538.949
4
Tài sản nợ lưu động
314.867.041.846
367.120.377.595
374.768.718.795
5
Lợi nhuận trước thuế
4.408.900.418
4.725.166.754
4.823.607.728
6
Lợi nhuận sau thuế
3.174.408.301
3.420.120.062
3.472.997.564
7
Doanh thu
166.673.084.543
182.372.514.214
186.126.004.093
Đơn vị tính: VNĐ
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng công trình 1
Bảng biểu 3:Bảng tổng hợp máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng công trình 1
TT
Chủng loại
2007
2008
2009
1
Cần cẩu KATO
01
02
04
2
Cần cẩu TADANO
02
02
03
3
Cần cẩu HITACHI
03
05
06
4
Máy trộn bê tông
04
06
08
5
Máy bơm bê tông
01
02
04
6
Xe chở bê tông
02
04
05
7
Máy bơm vữa
03
05
06
8
Trạm trộn bê tông
02
03
05
9
Máy xúc
03
04
05
10
Máy xúc đào
01
02
02
11
Máy ủi
01
01
02
12
Máy lu
02
04
04
13
Máy san tự hành
01
01
01
14
Máy bơm
04
07
10
15
Bơm hố móng
01
02
03
16
Máy bơm hút bùn
01
01
02
17
Máy hàn
10
14
20
18
Đầm dùi
03
04
06
19
Máy cắt thép
01
02
02
20
Bộ dây hơi mỏ cắt
02
03
05
21
Máy mài cầm tay
05
08
10
22
Đầu kéo
02
03
03
23
Ô tô gắn cẩu
01
03
03
24
Kích căng kéo
07
09
11
25
Máy đẩy cáp
03
04
04
26
Xe đúc hẫng dầm
04
04
04
27
Xe lao dầm
02
04
05
28
Máy phát điện
03
04
04
29
Máy phát thủy lực
01
01
01
30
Máy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần xây dựng công trình 1.doc