Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

I. VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1. Khái niệm chung về đấu thầu:

2. Một số khái niệm liên quan:

3. Vai trò của đấu thầu với các doanh nghiệp xây lắp.

3.1. Đối với chủ đầu tư:

3.2. Đối với các nhà thầu.

3.3. Đối với Nhà Nước.

4. Các loại hình đấu thầu.

4.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

4.2. Đấu thầu mua sắm hàng hóa.

4.3. Đấu thầu xây lắp.

5. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp.

5.1. Năng lực đảm bảo năng lực cần thiết.

5.2. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh.

5.3. Nguyên tắc công bằng.

5.4. Nguyên tắc bí mật.

II. NĂNG LỰC ĐẤU THẦU.

1. Khái niệm năng lực đấu thầu.

2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu.

2.1. Năng lực tài chính

2.2. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

2.3. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công.

2.4. Chỉ tiêu về giá dự thầu.

Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng.

I. Sự hình thành, và phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng

1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng

2. Các ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty:

3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty:

4. Đánh giá tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phầnxây dựng và phát triển công trình hạ tầng .

4.1. Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2003 đến nay

4.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay.

II. Quy trình đấu thầu tại Công ty

1. Tìm kiếm và đánh giá thông tin.

2. Tham gia sơ tuyển và quyết định dự thầu

3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu.

4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.

III. Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng.

1. Đánh giá về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng:

1.1. Năng lực lập hồ sơ dự thầu.

2. Tổng hợp nhân lực:

3. Nguồn vốn.

4. Mối quan hệ với chủ đầu tư và kinh nghiệm của Công ty.

IV. Kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng .

V. Đánh giá chung về công tác đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng.

1. Ưu điểm.

2. Nhược điểm và những nguyên nhân chủ yếu.

Chương III:Giải pháp thúc đẩy hoạt động đấu thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng.

I. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng.

1. Nhận định tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm tới.

2. Nhiệm vụ kinh doanh trong trong những năm tới.

II. Các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng

1. Nâng cao năng lực dự toán dự thầu

2. Nâng cao năng lực tổ chức.

3. Nâng cao năng lực lao động.

4. Nâng cao năng lực tài chính.

5. Đổi mới máy móc thiết bị.

6. Tăng cường hoạt động Marketing.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nỗ lực cải thiện năng lực của mình đồng thời phát triển thị trường ngách một cách hợp lý. Cuối cùng, xây dựng thương hiệu mạnh cho Công ty, nâng cao uy tín cho công ty. II. Quy trình đấu thầu tại Công ty Quá trình tham dự thầu của Công ty gồm các bước sau: từ thu thập thông tin đến nghiên cứu thông tin, ra quyết định có tham dự thầu hay không, lập hồ sơ như thế nào, 1. Tìm kiếm và đánh giá thông tin. Đây là bước để Công ty biết được thông tin về cuôc đấu thầu gói thầu và thông tin về nhà thầu. Từ thông tin thu thập được là cơ sở để Công ty ra quyết định có tham gia dự thầu hay không. Nguồn thông tin Công ty thu thập đa dạng: do nhà đầu tư trực tiếp gửi thư mời tới Công ty , hoặc lấy từ báo trí, đài phát thanh, lấy từ các cơ quan Nhà nước, các Bộ, sở, ban, ngành có nhiều thông tin và có thẩm quyền cung cấp thông tin về đấu thầu như: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, bộ kế hoạch và Đầu tư, bộ Xây dựng, sở giao thông công chính, sở xây dựng Đây là những nguồn thông tin quan trọng cung cấp những thông tin chính xác, nhanh nhất và đáng tin cậy. Phòng trực tiếp tiếp nhận thông tin về đấu thầu là phòng KH-KT của Công ty. Thông tin sau khi được xử lý sẽ được duyệt bởi Giám đốc Công ty. 2. Tham gia sơ tuyển và quyết định dự thầu Sau khi biết thông tin về gói thầu, Công ty tiến hành nghiên cứu xem gói thầu có phù hợp với khả năng của Công ty hay không, và tiếp tục thu thập thêm thông tin về chủ đầu tư. Nhiệm vụ này được giao cho cán bộ 2 phòng KH-KT và phòng Kinh Doanh phối hợp. Để đánh giá năng lực của chủ đầu tư, Công ty có thể đánh giá thông qua ngân hàng để xem xét các khoản nợ của hợ, thông qua công ty bảo hiểm đê đánh giá chế độ ưu đãi đối với người lao động, thông qua chi cục thuế đánh giá tình hình đóng thuế cho Nhà nước, thông qua các dự án khác của chủ đầu tư xem xét hiệu quả và lĩnh vực đầu tư. Sau khi đã có đủ thông tin để có thể quyết định tham gia dự thầu hay không thì Giám đốc Công ty sẽ là người ra quyết định duy nhất và cuối cùng. Ra quyết định dự thầu là một bước quan trọng vì nó quyết định Công ty có tham gia đấu thầu hay không. Nếu đưa ra quyết định sai lầm thì có thể khi thm gia dự thầu, Công ty sẽ không trúng thầu, sẽ mất một khoản chi phí tham dự thầu, mất cơ hội giành được dự án tốt, hoặc mất khoản lợi nhuận nếu Công ty giành được dự án, và điều quan trọng hơn đó là nó ảnh hưởng xấu tới đánh giá của các đầu tư về năng lực của Công ty. Vì vậy, khi ra quyết định dự thầu, Công ty phải có nguồn thông tin chính xác và đầy đủ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Công ty phải tính lâu dài, quan trọng là nâng cao vị trí của công ty, tạo lập mối quan hệ với nhà đầu tư, từ đó điều chỉnh mức lợi nhuận hợp lý để nâng cao khả năng trúng thầu. Đối với những công trình lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, để phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đấu thầu và thực hiện nhiệm vụ đầu tư, chủ đầu tư có thể tổ chức việc sơ tuyển. Chỉ những nhà thầu nào đã vượt qua giai đoạn này mới được tham gia tiếp các giai đoạn sau của quá trình đấu thầu. Giai đoạn này cũng gián tiếp nhắc nhở các nhà thầu hãy lượng khả năng của mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác. Việc sơ tuyển hoàn toàn không làm dịu mức độ cạnh tranh giữa các nhà thầu, vì tuy số nhà thầu còn lại ít đi, nhưng đó là những nhà thầu có khả năng cạnh tranh tương đương. Thông qua các kênh thông tin khác nhau ( Thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức tư vấn, môi giới, qua các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước), nhà thầu nhận thông báo tuyển của chủ đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, để đảm bảo có đủ việc làm thường xuyên, Công ty phải rất nhạy bén nắm bắt các thông tin thị trường, trong đó có các thông tin về mời dự sơ tuyển. Sau khi nhận thông báo mời dự tuyển, Công ty làm theo chỉ dẫn dự sơ tuyển bao gồm các nội dung: Cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty; kinh nghiệm đã có về thi công các loại công trình mà chủ đầu tư quan tâm; năng lực về quản lý, lao động cơ sở vật chất kỹ thuật; tình trạng tài chính 3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu. Cá nhân, phòng ban lập hồ sơ dự thầu. Các bước: Nghiên cứu hồ sơ mời thầu. Điều tra dự án đấu thầu đòi hỏi phải nắm được tính chất quy mô, phạm vi đấu thầu; mức độ phức tạp về kỹ thuật của công trình; yêu cầu tiến độ, thời hạn hoàn thành hạng mục và hoàn thành tổng thể công trình; nguồn vốn; phương thức thanh toán; uy tín, năng lực công tác của tổ chức giám sát. Điều tra môi trường thi công: là việc điều tra các điều kiện thi công, tự nhiên, kinh tế và xã hội của dự án, những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới phương án thi công và cuối cùng là giá thành công trình. Điều tra đặc điểm vị trí của hiện trường thi công như vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa chất, giao thông vận tải thông tin liên lạc; điều kiện cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, giá cả, khả năng khai thác lao động phổ thông; khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm. Hàng loạt số liệu, thông tin cần điều tra xác định trong một thời gian ngắn nói lên kết quả điều tra phụ thuộc vào tổ chức, trình độ chuyên môn, phương tiện của đội ngũ cán bộ lập hồ sơ. Lập phương án thi công Giá dự thầu: yêu cầu chủ thầu; xây dựng giá từng hạng mục công trình. Biện pháp tổ chức thi công: kết quả nghiên cứu thực địa; bố trí phương án. Sau khi được lựa chọn qua giai đoạn sơ tuyển, Công ty sẽ nhận được tài liệu mời thầu, chỉ dẫn để lập hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm: Đơn dự thầu theo mẫu của bên mời thầu. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ nghề nghiệp. Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu. Biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình. Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng. Bản dự toán giá dự thầu. Bảo lãnh dự thầu Để lập hồ sơ dự thầu có luận chứng khoa học và có tính thuyết phục, công ty phải tập trung lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm, nhiều trường hợp phải thuê tư vấn ở những công trường nhất định. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ nâng cao xác suất trúng thầu. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu trong hồ sơ ( Giám đốc kiểm tra và quyết đình hồ sơ cuối cùng), hồ sơ sẽ được Phòng KHKT niêm phong và gửi tới bên mời thầu trong thời hạn quy định. 4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. Theo quy định luật pháp và chủ đầu tư. III. Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng. 1. Đánh giá về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: 1.1. Năng lực lập hồ sơ dự thầu. Nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu do Phòng KHKT chịu trách nhiệm hoàn thành, các phòng ban khác có trách nhiệm phối hợp, hợp tác để giúp phòng KHKT hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 1.2. Giới thiệu năng lực Đây là phần giới thiệu về năng lực của Công ty cho bên mời thầu. Một Công ty có năng lực tốt sẽ gây được uy tín đối với bên mời thầu. Đơn dự thầu là một lá đơn tóm tắt những nội dung chính của bộ HSDT, trong đó quan trọng nhất là đưa ra giá dự thầu của Công ty và thời hạn có hiệu quả của bộ Hồ sơ dự thầu đó. Bảo lãnh dự thầu: là phần bắt buộc phải có trong Hồ sơ dự thầu. Phần này xác nhận tên ngân hàng bảo lãnh cho Công ty; khoản tiền bảo lãnh và thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. Thông tin năng lực: Hồ sơ năng lực của Công ty thường tiến hành lập các bảng tóm tát có nội dung chủ yếu sau: Giới thiệu chung về công ty: lịch sử hình thành và phát triển, các lĩnh vực Công ty kinh doanh, chứng chỉ hành nghề xây dựng. Trình bày tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây nhất thông qua bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính hàng năm. Giới thiệu về kinh nghiệm của Công ty: trình bày số năm kinh nghiệm của các ngành kinh doanh, các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong vài năm gần đây. 1.3. Thuyết minh các giải pháp kỹ thuật. Đây là phần chiếm nhiều công sức nhất khi lập 1 Hồ sơ dự thầu. Trong bộ hồ sơ này, phần thuyết minh gồm các phần sau: Giới thiệu chung: Giới thiệu chung về gói thầu: địa điểm thực hiện, nguồn vốn, quy mô và nôi dung xây dựng, những căn cứ để lập biện pháp thi công. Bố trí lực lượng thi công Bố trí nhân lực: 1 Phó giám đốc (trưởng ban chỉ huy công trường) điều hành toàn bộ tiến trình thi công trên công trường; 1 đội trưởng (chủ nhiệm công trường): đội trưởng chịu trách nhiệm trước quyết định về các mặt: kỹ thuật, kinh tế, chất lượng công trình, tiến độ, an toành về người và tài sản; điều hành các tổ sản xuất trong đội. Nhóm kỹ thuật thi công công trình: gồm 1 kỹ thuật trưởng và các kỹ thuật viên. Máy móc thiết bị dùng: Vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình: Cung cấp thông tin cho bên mời thầu về các loại vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình, yêu cầu kỹ thuật đối với các loại vật liệu đó. Biện pháp tổ chức thi công là biện pháp thi công hạng muc công trinh và biện pháp quản lý chất lượng công trình. Đây là biện pháp kỹ thuật cụ thể để tiến hành xây dựng công trình. Tiến độ thi công: xác định mốc thời gian thi công và hoàn thành từng hạng mục công trình, công trình tổng thể; thời gian hoàn thành và bàn giao công trình. An toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. 1.4. Giá dự thầu Giá dự thầu là 1 nội dung được quan tâm thứ hai sau đề xuât kỹ thuật. Thường trong tổng điểm dành cho nhà thầu, giá dự thầu (đề xuất tài chính) chiếm 30% tùy thuộc vào từng công trình. Giá dự thầu la mức giá mà nhà thầu dự kiến dựa trên cơ sở bảng vẽ kỹ thuật và các bảng tiên lượng. Vì vậy, công tác tính giá dự thầu là 1 nội dung quan trọng luôn được quan tâm. Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng dự toán chi phí xây dựng theo phương pháp trong thông tư số 04/2005/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Dự toán chi phí công trình, hạng mục công trình theo chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ % giá trị dự toán xây dựng sau thuế. Bảng tính giá dự thầu: Khoản mục chi phí Cách tính Kết quả CHI PHÍ TRỰC TIẾP Chi phí vật liệu VL Chi phí nhân công NC Chi phí máy thi công M Trực tiếp phí khác 1.5% x (VL+NC+M)  TT Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T CHI PHÍ CHUNG PxT C GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG T+C Z THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ quy định TL Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (T+C+TL) G THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG  GxT GTGT Giá trị dự toán xây dựng sau thuế G+GTGT   GXDCPT Chi phí xây dựng nhà tạm Gxtỷ lệ quy định tại hiện trường để ở và điều hành thi công x ( 1+ TXDGTGT)  GXDLT Trong đó: : khối lượng công tác xây dựng thứ j : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j. : Hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có) : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có) P: Định mức chi phí chung (%) được tính theo quy định TL: Thu nhập chịu thuế tính trước được quy định trong thông tư. G : Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phù trợ, tạm phục vụ thi công trước thuế. GXDCPT: Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phù trợ, tạm phục vụ thi công sau thuế. CLVL: Chênh lệch vật liệu. TXDGTGT: Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tac xây dựng. GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 2. Tổng hợp nhân lực: STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ 1 Đại học + Kỹ sư Xây dựng + Kiến trúc sư + Kỹ sư điện + Kỹ sư cấp thoát nước + Kỹ sư Vật liệu xây dựng + Kỹ sư KC + Kỹ sư Cầu đường Người Người Người Người Người Người Người Người 27 12 03 03 03 01 02 03 2 Trung cấp kỹ thuật: + Xây dựng + Điện + Kinh tế xây dựng Người Người Người Người 09 05 03 01 3 Công nhân: + Công nhân bậc 6 + Công nhân bậc 4 + 5 + Công nhân bậc 2 Người Người Người Người 135 12 78 45 4 Lao động phổ thông Người 150 5 Tổng số CNCNV: Trong đó: + Nam + Nữ Người Người Người 321 280 41 Nhìn chung trình độ trung bình lao động trong Công ty còn ở mức thấp. Trình độ máy móc thiết bị chưa hiện đại, giá trị thấp, do đó khó có thể có phương án đồng bộ trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. 3. Nguồn vốn. Vốn là yếu tố quan trọng đối với tất cả mọi doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng. Nó thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn lớn sẽ có khả năng ứng phó với những thay đổi của thị trường, có thể trang bị được máy móc thiết bị với số lượng lớn, mức độ hiện đại cao. Vốn lớn cũng là yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư thông qua đó đánh giá doanh nghiệp. Chủ đâu tư bao giờ cũng ưu tiên, mong muốn trao dự án cho doanh nghiệp có tài chính lớn và dư giả. Vốn lớn cũng giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn dự án để tham gia đấu thầu. Không những thê, nó còn nâng cao khả năng thắng thầu cho doanh nghiệp. STT Tài sản Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản có 29385024 850000000 1646020018 3256950000 2 Doanh thu 16138575 1560000000 3780000000 6250000000 3 Tài sản có lưu động 21059431 34215356 33246825 52150650 4 Tổng tài sản nợ 29385024 850000000 1646020018 3025684000 5 Tài sản nợ lưu động 8967517 19520842 3510321 8235420 6 Lợi nhuận trước thuế 436502 98392557 189285714 375602650 7 Lợi nhuận sau thuế 327376 27550000 53000000 132000000 8 Doanh thu so với năm trước 96.66 2.42 1.65 9 Lợi nhuận sau thuế so với năm trước 84.15 1.92 2.49 10 hệ số nợ 0.31 0.02 0.00 0.00 11 Hệ số thanh toán nhanh 0.72 0.04 0.02 0.02 12 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0.020 0.018 0.014 0.021 13 Vòng quay vốn 0.55 1.84 2.30 1.92 Nguồn: Phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng Cơ cấu tài sản, tỷ lệ tăng qua các năm: tổng tài sản từ năm 2004 đến năm 2006 tăng từ 20385024 VNĐ lên 1646020018 VNĐ, và tỷ trọng tài sản lưu động giảm chứng tỏ tỷ lệ tài sản cố định tăng, giá trị máy móc thiết bị tăng . Hệ số nợ tài sản lưu động giảm từ 0.31 (năm 2004) xuống 0.02 năm (2005). Hệ số thanh toán nhanh cũng giảm, có thể suy luận logíc tỷ trọng vốn vay dài hạn tăng. Vòng quay vốn: tăng từ 0.55 (năm 2004) lên 1.84 (năm 2005) và 2.3 (năm 2006), đó là đấu hiệu khả quan về tình hình kinh doanh của Công ty. Công ty đã tăng doanh thu trên một đồng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. 4. Mối quan hệ với chủ đầu tư và kinh nghiệm của Công ty. Loại hình công trình xây dựng số năm kinh nghiệm I. Xây dựng dân dụng 4 II. Xây dựng chuyên dụng (chuyên ngành) 1. Đào đắp nền đường 4 2. Xây dựng cống kè, tuy nen 4 3. Thi công mặt đường thấm nhập nhựa, cấp phối 4 4. Thảm mặt đường 4 5. Phun cát tẩy rỉ, sơn cầu thép 4 6. Công trình cây xanh công viên, vỉa hè đô thị 3 Nguồn: phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng Vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình: Cung cấp thông tin cho bên mời thầu về các loại vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình, yêu cầu kỹ thuật đối với các loại vật liệu đó. Biện pháp tổ chức thi công là biện pháp thi công hạng muc công trinh và biện pháp quản lý chất lượng công trình. Đây là biện pháp kỹ thuật cụ thể để tiến hành xây dựng công trình. Tiến độ thi công: xác định mốc thời gian thi công và hoàn thành từng hạng mục công trình, công trình tổng thể; thời gian hoàn thành và bàn giao công trình. An toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. IV. Kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng . Bảng số lượng công trình thắng thầu Đơn vị: Tỷ đồng STT Tên hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng Giá trị do nhà thầu thực hiện 1 Phun cát tẩy rửa rỉ kết cấu thép và phun sơn 14,674,000 14,674,000 2 Sơn bảo vệ cầu và tường chắn hai đầu cầu Mai dịch thuộc dự án Vành đai III 70000000 87710000 3 Gia công tôn lượn sóng phục vụ công trình đường giao thông 160000000 172215000 4 Duy tu hoàn thiện hạ tầng và sân vườn cây xanh tại khách sạn Sheraton Hà Nội 57750000 89638000 5 cải tạo đường nội bộ Viện Vật liệu xây dựng 86953307 90500936 6 Trồng cây đặc biệt tại dải phân cách giữa quốc lộ 5 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn 1350000000 1275000000 7 Xây dựng đường nội bộ, hè, cây xanh, xưởng sản xuất nhôm định hình chất lượng cao công suât 2276232000 1415084735 8 Trồng cây xanh, cây cảnh khuôn viên nhà máy ôtô Nông dụng Cửa Long - Hưng Yên 1500000000 1486000000 9 Cải tạo đường quốc lộ 3 vào cổng nhà máy cơ khí Đông Anh 245479568 420286560 10 Gia công tôn lượn sóng 420286560 420286560 11 Cải tạo hè, trồng cây xanh trước cửa UBND huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên 835818000 776160297 12 Xây dựng tường rào 67667500 67667500 13 Sửa chữa cầu Phong châu - Phú thọ 1096420000 1096420000 14 Phun sơn tẩy rỉ kết cấu thép và phun sơn 46475000 21364200 15 Phun sơn tẩy rỉ kết cấu thép và phun sơn 60000000 29898000 16 Sửa chữa hư hỏng bê tông Asphalt mặt cầu, Sơn nóng PQ - Dự án: B5 Cầu Kiền 161349000 149360000 17 Phun cát tẩy rỉ thép tấm và phun sơn 212335000 18 Xây dựng đường, vỉa hè, cây xanh nối Cao tốc bắc Thang Long - Nội Bài vào Trung Tâm Thương Mại Mê Linh Plaza 557678000 514592000 19 Xây dựng hệ thóng cầu cống bể ngầm Đài Thủy Nguyên năm 2005 Bưu điện Hải Phòng - Gói thầu thi công xây lắp cống bể tại cá khu vực thuộc Huyện Thủy Nguyên HP 450000000 441268000 20 Trồng cây đặc biệt của gói thầu 01 - Dự án xây dựng cầu Thanh Trì - TP Hà Nội 1473000000 21 Sửa chữa thảm bê tông nhựa gói thầu R5- Dự án: Nâng cấp, mở rộng QL 10 369807991 22 Sửa chữa hư hỏng bê tông Asphalt mặt cầu, Sơn nóng PQ - Dự án: B5 - Cầu Kiền 140708000 23 San ủi mặt bằng xây dựng nhà máy giấy An Hòa 2000000000 1054108888 24 Xây lắp tuyến cáp đoạn Bưu điện Văn hóa xã Chu Va-Bưu điện Sa Pa, Công trình Tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh Lòa Cai và Thị xã Lai Châu 900000000 25 Cải tạo chỉnh trang hệ thống cây xanh trên địa bàn thị xã Hà Đông 293000000 Nguồn: Phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng Bảng 1: Bảng số lượng công trình dự thầu và trúng thầu Năm số lượng công trình dự thầu số lượng công trình thắng thầu 2003 4 2 2004 14 10 2005 9 5 2006 9 7 2007 14 10 Nguồn: Phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng . Số lượng công trình trúng thầu qua các năm có xu hướng tăng, xác xuất trúng thầu cũng tăng. Bảng 2: Bảng giá trị công trình dự thầu và trúng thầu Năm giá trị công trình dự thầu giá trị công trình thắng thầu 2003 250153160 84674000 2004 13148925000 8028939435 2005 2588620120 944155500 2006 6848921000 5494864991 2007 1856132000 1256867250 Nguồn: Phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng . Từ đồ thị ta nhận thấy: Năm 2004, tổng giá trị các công trình trúng thầu tăng vọt, thể hiện nỗ lực và thành công trong sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, năm 2005 giảm mạnh và lại dần tăng vào năm 2006. Dự đoán xu hướng ổn đình và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Danh sách một số công trình thắng thầu Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng công trình dự thầu 4 14 9 9 14 Số lượng công trình trúng thầu 2 10 5 7 10 Giá trị công trình dự thầu 250153160 13148925000 2588620120 6848921000 1856132000 Giá trị công trình trúng thầu 84674000 8028939435 944155500 5494864991 1256867250 Giá trị bình quân 1 công trình thắng thầu 42337000 802893943.5 188831100 784980713 125686725 Số lượng công trình trúng thầu/số lượng dự thầu 50% 71% 56% 78% 71% Giá trị công trình trúng thầu/giá trị công trình dự thầu 34% 61% 36% 80% 68% Nguồn: Báo cáo hàng năm do Phòng HCQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng cung cấp. Nhận xét: Tỷ lệ trúng thầu và giá trị trúng thầu ngày càng tăng trong những năm tương lai. Và đã đạt mức 78% về số lượng và 80% về giá trị các công trình dự thầu. Như vậy hiệu quả đấu thầu ngày càng tăng, cho thấy công ty đang dần nâng cao được năng lực của minh, cải thiện được vị thế trong ngành xây dựng. V. Đánh giá chung về công tác đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng. Ưu điểm. Công ty bước đầu đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều nhà đầu tư trong khu vực rộng, có xu hướng vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường xây dựng đang phát triển mạnh, hơn nữa, thị trường ngách của Công ty với những công trình có quy mô nhỏ, thời hạn ngắn, luân chuyển, vòng khấu hao máy móc thiết bị nhanh. Đồng thời có thể chuyển đổi thị trường dễ dàng hơn. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao, số lượng tăng chứng tỏ quy mô Công ty đang được mở rộng từng bước, từ đó mở rộng thị trường, tăng số lượng dự án dự thầu, phấn đấu nâng cao tỷ lệ dự án trúng thầu. Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị ngày được cải thiện, nâng cao năng lực, cải thiện được tiến độ thi công, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, tăng lợi nhuận. Nhược điểm và những nguyên nhân chủ yếu. Công ty có quy mô nhỏ, gây khó khăn khi lựa chọn các dự án đấu thầu, quan trong hơn nó còn ảnh hưởng mạnh tới khả năng trúng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu. Trình độ lao động tuy có được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn đang ở mức thấp. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ máy móc thiết bị chưa cao, chỉ ở mức trung bình. Vốn đầu tư cho máy móc chưa lớn, giá trị tài sản cố định còn nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của khách hàng và chủ đầu tư. Công ty chưa có bộ phận Marketing. Trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng luôn có ưu thế trong việc lựa chọn nhà thầu mà mình ưng ý. Các nhà thầu cần phải có phương án để quảng bá, giới thiệu hình ảnh và nội lực của Công ty tới các nhà đầu tư. Vì vậy, bộ phận marketing ngày càng đóng vai trò quan trong trong việc tìm kiếm các cơ hội dự thầu và nâng cao khả năng trúng thầu của công ty. Những nguyên nhân chủ yếu Nguyên nhân bên trong Hoạt động tài chính: Khả năng tài chính của Công ty được thể hiện quy mô về nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Tỷ lệ nợ giảm, và hệ số thanh toán nhanh giảm cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Máy móc thiết bị, công nghệ thi công: Tính hiện đại của thiết bị chưa cao: do quy mô nhỏ, vốn điều lệ nhỏ nên khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị hiện đại: nó thể hiện ở các thông số hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị. Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện để đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng chưa có những phương pháp sản xuất hiệu quả phù hợp với máy móc thiết bị thể hiện việc chệnh lệch giữa giá bỏ lthầu trong hợp đồng và chi phí thi công nhỏ. Tính hiệu quả: thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, từ đó nó có tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đich cạnh tranh của công ty. Ở công ty, trình độ của lao động và tính hiện đại của máy móc chưa đồng bộ hoàn toàn, vị vậy hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị không cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tính đổi mới: là sự đáp úng yêu cầu của hoạt dộng sản xuất kinh doanh và cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công. Tuy Công ty đang từng bước đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ thi công nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Nhân lực: Là yếu tố cơ bản và đặc biệt quan trọng của Công ty trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh nói chung và trong việc thực hiện thi công công trình nói riêng. Để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và luật pháp của từng thành viên trong ê kíp quản lý; và cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn cũng như khả năng đa dạng hóa của Công ty. Nguyên nhân bên ngoài Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sản phẩm dịch vụ thay thế Áp lực từ khách hàng Áp lực của các nhà cung ứng Mô hình: 5 lưc lượng cạnh tranh của M.Portor Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với khả năng trúng thầu của doanh nghiệ. Số lượng cũng như khả năng canh tranh của đối thủ canh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu. Tức là phải đảm bảo được năng lực vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại với cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Do vậy sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh các bên sẽ bộc lộ tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành ưu thế trên thị trường. Các doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1942.doc
Tài liệu liên quan