Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung còn ở trình độ hạn chế. Nếu trước kia cạnh tranh chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì hiện nay cạnh tranh trong sản xuất, cạnh tranh về chất lượng hàng hóa.Tuy nhiên cạnh tranh ở nước ta vẫn còn yếu kém, còn dấu vết của cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh. tiêu biểu như:

Nạn hàng giả tràn lan trên thị trường

Tình hình hàng giả tràn lan trên thị trường với địa bàn hoạt đọng ngày càng mở rộng. Hàng giả hiện nay với thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích người tiêu dùng, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của họ.

 

docx26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cạnh tranh. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp : doanh nghiệp phải làm sao để sản phẩm sản xuất ra có mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với mức giá thị trường nhưng chất lượng tốt và không cần tới sự trợ cấp của nhà nước.Điều đó phụ thuộc vào yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Môi trường cạnh tranh :Năng suất của quốc gia phụ thuộc vào môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm một số những yếu tố quan trọng : Thương mại và đầu tư; tài chính(chất lượng và sự hoàn hảo của hệ thống tài chính, ngân hàng trong thị trường vốn ..), cải tổ hệ thống doanh nghiệp và thiết lập hệ thống tổng công ty quản lý có hiệu quả,nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề:nâng cao giáo dục, kỹ năng, phat triển thị trường sức lao động có hiệu quả; công nghệ. Nói chung để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế một quốc gia thì quốc gia đó cần phải xem xét những yéu tố quyết định sức cạnh tranh để từ đó có những chiến lược phát triển phù hợp. 3.Tính tất yếu nâng cao khả năng cạnh tranh: Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rộng khắp và nhanh chóng.nó đã trở thành xu thế hiện nay,xu thế của thời đại và vì vậy, chúng ta không một quốc gia nào có thể tách khỏi xu thế chung đó. Để có thể phát triển được, thì quốc gia đó nhất thiết phải mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, muốn mở cửa và hội nhập thì nền kinh tế của quốc gia đó phải có sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia khác .Vì vậy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia là điều cần thiết. Hơn nữa cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra những thay đổi căn bản về phương thức tiến hành thương mại trên phạm vi thế giới. Giờ đây người ta có thể ngồi một chỗ đặt hàng qua mạng internet, biết được thông tin cập nhật hàng ngày... Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lam cho phân công lao đọng quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu.Nếu trước kia là phân công theo ngành, theo sản phẩm thì giờ đây phân công lao động theo chi tiết và theo quy trình công nghệ . Và tiềm lực về yếu tố khoa học công nghệ đanh trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Các nước phát triển sẽ dần đi vào những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ có nền móng là công nghệ thông tin, còn các nước đang phát triển sẽ tiếp nhận vai trò cung ứng các sản phẩm có hàm lượng chất xám trung bình. Khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển có thể nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo. Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đang tạo ra một thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới, một thị trường tài chính tiền tệ chung.Lĩnh vực luôn đi trước, đó là thương mại.Quốc tế hóa thưong mại đòi hỏi mỗi quốc gia phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán.Mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nứớc, thâm nhập vào thị trưòng quốc tế. Khi tham gia vào quá trình hội nhập , chúng ta có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới đồng thời cũng có nghĩa là hàng hóa của chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.Chính vì vậy hàng hóa Việt Nam phải có sự thay đỏi về chất để đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Như chúng ta đã biết, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay còn yếu. chính vì vậy khi tham gia vào quá trình hội nhập, nếu không được chẩn bị trước , rất có thể chúng ta sẽ bị thua thiệt.Vì vậy chúng ta phải chủ đọng hội nhập vào xu thế chung, tăng cưòng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do đó vấn đè có tính chất quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm năm XK (triệuUSD) Tốc độ tăng (%) NK (triệuUSD) Tốc độ tăng (%) Nhập siêu (Triệu SD) Tỷ lệ nhập siêu (%) 1993 2.985,2 15,7 3.924,0 54,4 938,8 31,4 1994 4.054,3 35,8 5.825,8 48,5 1.771,5 43,7 1995 5.448,9 34,4 8.155,4 40,0 2.706,5 49,7 1996 7.255,9 33,2 11.143,6 36,6 3.887,7 53,6 1997 9.185,0 26,6 11.592,3 4,0 2.407,3 26,2 1998 9.360,3 1,9 11.499,6 -0,8 2.139,3 22,9 1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 200,7 1,7 2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2 1.153,8 8,0 2001 15.027,0 3,8 16.162,0 3,4 1.135,0 7,9 2002 16.705,8 11,2 19.733,0 21,8 3.027,2 18,2 2003 20.149,3 20,6 25.255,8 27,9 5.106,5 25,3 2004 26.504,2 31,5 31.953,9 26,5 5.449,7 20,6 ước 2005 32.233,0 21,6 36.811,0 15,4 4.648,0 14,4 4.Kinh nghiệm về nâng cao khả năng cạnh tranh của Trung Quốc : Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, vốn trước kia cũng có nền kinh tế theo chế độ kế hoạch hóa tập trung. Kể từ sau hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI(1978), Trung Quốc bước vào giai đoạn thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từng bước sang cơ chế thị trường với tiêu chí xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nhiều chính sách mới phù hợp, Trung Quốc đã đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trong lĩnh vực công nghiệp : Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách trong công nghiệp tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trước năm 1994, Nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu để áp dụng những chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Sau năm 1994, cải cách thể chế doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành trong điều kiện các thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các doanh nghiệp Nhà nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phếp bán, cho thuê, hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời xúc tiến cổ phần một số doanh nghiệp Nhà nước. Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế họach mang tính pháp lệnh sang phương pháp quản lý gián tiếp là chính. Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước đã quan tâm đến việc hòan thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Trong phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong công nghiệp Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào thiết bị công nghệ. Trong thiết bị kỹ thuật tổng thể của Trung Quốc đã rút ngắn khỏang cách từ 10 đến 15 năm so với các nước công nghiệp phát triển thế giới. Hiện nay, trang thiết bị của ngành công nghiệp Trung Quốc đã có tới 20% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 1990, 50% đạt kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 1980 và 30% đạt trình độ kỹ thuật của thế giới những năm 70 trở về trước. Sự phát triển các xí nghiệp hương trấn : + Xí nghiệp là tên gọi chung của các xí nghiệp công thương nghiệp, xây dựng họat động ở khu vực nông thôn Trung Quốc. Về cơ bản xí nghiệp hương trấn là xí nghiệp ngoài quốc doanh. Các xí nghiệp hương trấn góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm ở nông thôn. Xí nghiệp hương trấn đã sản xuất ra 2/3 hàng may mặc của cả nước, 1/5 sản phẩm dệt, 3/4 giày dép, 1/3 sản phẩm giấy, 1/3 sản lượng xi măng, 90% gạch ngói, 50% phân lân, 15% thuốc trừ sâu và trên 50% công cụ máy móc nông nghiệp nhỏ. Do đó đã góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường khu vực và thế giới. Một số xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã liên doanh với các xí nghiệp nước ngoài đã đưa ra nguyên liệu, mẫu mã hàng đến gia công, đưa linh kiện đến lắp ráp, đưa thiết bị đến bổ sung và bao tiêu sản phẩm. Về ngoại thương : + Trước khi cải cách và mở cửa, về cơ bản ngoại thương Trung Quốc do các công ty chuyên ngành về ngoại thương cấp Trung ương quản lý. Trong quá trình chuyển qua kinh tế thị trường, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập chung cao độ đã dần dần bị xóa bỏ. Thể chế ngoại thương được cải cách chính thức từ tháng 9 – 1984 ,về mặt kế hoạch đã thu hẹp những chỉ tiêu có tính chất mệnh lệnh, chỉ giữ lại những chỉ tiêu đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu trọng điểm. Thể chế quản lý ngoại hối và thuế xuất nhập khẩu cũng được cải cách theo hướng có lợi cho các đơn vị kinh doanh ngọai thương. Về cơ chế mới, các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh và đóng vai trò chủ thể của thị trường. Cơ chế quản lý mới chú trọng phát huy tính năng động tự chủ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Về cơ chế định giá xuất nhập khẩu được áp dụng linh họat, thích ứng với sự thay đổi của quan hệ cung cầu và hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế. Cải cách thể chế ngọai thương của Trung Quốc cho phép mở ra nhiều kênh xuất khẩu, kết hợp công nghiệp với mậu dịch, nhằm xóa bỏ sự ngăn cách giữa sản xuất trong nước với giao lưu quốc tế, hướng tới tiếp cận với các thị trường hiện đại. Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường, lấy một ngành làm chính, kinh doanh nhiều loại, lấy buôn bán hàng đổi hàng là chính và buôn bán ngoại tệ mang tính chất bổ sung. Đồng thời Trung Quốc tăng cường khâu dịch vụ sau khi bán hàng, lấy xuất khẩu hàng hóa nhằm thúc đẩy xuất khẩu kỹ thuật, thiết bị vv... Về đầu tư của Trung Quốc ra nước ngòai : Việc đầu tư ra nước ngòai của các doanh nghiệp được chính phủ Trung Quốc đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm tạo các kênh xuất khẩu vật tư và thiết bị. Họat động này giúp các doanh nghiệp xâm nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế và là điều kiện cần thiết cho phát triển và hội nhập. Các công ty này không chỉ đầu tư vào các nước đang phát triển mà còn xâm nhập vào cả Mỹ và Châu Âu. Nhìn chung các doanh nghiệp tham gia họat động đầu tư ở nước ngòai được tổ chức và họat động tương đối đồng bộ, có đội ngũ nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ khá mạnh nên có khả năng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực và khả năng cạnh tranh quốc tế tương đối mạnh. II.Thực trạng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta : Từ năm 1986, khi chúng ta bắt đầu tiến hành đổi mới, quá trình đó diễn ra chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện nay chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều mặt. 1.Những thành tựu đã đạt được của nền kinh tế nước ta a.Thực trạng nền kinh tế Việt Nam Do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung còn ở trình độ hạn chế. Nếu trước kia cạnh tranh chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì hiện nay cạnh tranh trong sản xuất, cạnh tranh về chất lượng hàng hóa.Tuy nhiên cạnh tranh ở nước ta vẫn còn yếu kém, còn dấu vết của cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh. tiêu biểu như: Nạn hàng giả tràn lan trên thị trường Tình hình hàng giả tràn lan trên thị trường với địa bàn hoạt đọng ngày càng mở rộng. Hàng giả hiện nay với thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích người tiêu dùng, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của họ. Hàng nhái mẫu mã nhãn hiệu Đó là những cơ sơ sản xuất kinh doanh những sản phẩm với chất lượng không tốt nhưng lại mang nhãn hiệu gân giống với nhãn hiệu của một hãng sản xuất sản phẩm đó nổi tiếng. Việc vi phạm bản quyền này diễn ra khá phổ biến, đã có rất nhiều trường hợp xảy ra, nhưng do pháp luật quy định chưa chặt chẽ và còn nhiều kẽ hở nên chung ta nhìn chung vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý tình trạng này. Điều đó ảnh hhưỏng nghiêm trọng tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp không những ở trong nước, mà còn đối với những hàng hóa chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, các đơn vị kinh doanh dã có ý thức và trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình thông qua các đơn vị đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Điều đó cho chúng ta thấy rằng tình trạng hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, mẫu mã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích, tính mạng của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những lớp sản phẩm, mẫu mã, nhãn hiệu đó và còn ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và ngoài nứơc. Vấn đề quảng cáo sai sự thật Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, cùng với quá trình cạnh tranh, hoạt động quảng cáo diễn ra sôi động. Người tiêu dùng thông qua các quảng cáo, họ có được thông tin về sản phẩm chủng loại với chất lượng, giá cả phù hợp với ttúi tiền. Thế nhưng hoạt động quảng cáo không nên đi quá xa so với sự thật mà nên đi sát với thực tế để tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Đôi khi vẫn còn tồn tại một số hình thức quảng cáo ở ngoài đường, vỉa hè như những sản phẩm thuốc bổ, thuốc uống trẻ mãi không già, dầu gội đầu v.v..nhưng thực ra chỉ là lừa bịp. Hoặc có những sản phẩm thuốc tẩy rửa, hóa chất không đảm bảo an toàn cho người sử dụng được bày bán công khai. Hay là vừa quảng cáo cho sản phẩm của mình, lại đồng thời so sánh với sản phẩm của hãng khác. Nhưng hiện nay thì tình trạng này cũng đã dần dần lắng xuống và có thể nói là hầu như không còn. Đó chỉ là doanh nghiệp làm ăn không chân chính hoặc là những tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Tình trạng bán phá giá, cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam với giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa. Điều đó làm cho hàng hóa của chúng ta không thể cạnh tranh nổi so với hàng hóa Trung Quốc. Cùng với việc bán phá giá, đôi khi còn xảy ra tình trạng cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng, nhăm thực hiện độc quyền bán. Chẳng hạn như những đại lý bán tạp phẩm, đồ uống chỉ bán một loại nước ngọt duy nhất, có thể do hãng đó đã trả thêm tiền cho cửa hàng đó đẻ họ chỉ bán duy nhất sản phẩm của mình... Ngoài những vấn đề trên, nổi bật lên đó là việc các doanh nghiệp tham gia môi trường cạnh tranh ở nước ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh còn yếu kém. Chỉ số doanh thu phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; Quy mô vốn, quy mô doanh thu có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp nhà nước. Đó là do những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô về vốn lớn do nước ngoài đầu tư vào, công nghệ kỹ thuật, dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại .Chính vì vậy mà hiện nay nhà nước ta đã bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cho phép người nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp, nhưng đối với một số doanh nghiệp quan trọng, then chốt thì nhà nước vẫn chiếm số lượng cổ phần lớn nhất, cụ thể là khoảng trên 50% vốn cổ phần. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn còn trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ trợ giá của nhà nước, do đó họ có sức ỳ và không năng động, nhạy bén trong cạnh tranh.Do đó, sản phẩm họ làm ra thường có giá bán thấp hơn so với hàng hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà trong những năm gần đây, chúng ta luôn bị Mỹ, Châu Âu kiện vì việc bán phá giá (Cá tra, Cá basa,tôm, giày da..)Do nhà nước trợ giá, nâng đỡ cho các doanh nghiệp nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém bởi sản phẩm làm ra nếu không được tiêu thụ hoặc tiêu thụ kém thì nhà nước lại đứng ra thu mua hoặc trợ giá (đối với một số sản phẩm như gạo,mía, cà phê..). Thêm vào đó, môi trường cạnh tranh chưa thông thoáng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đăc biệt nhà nước chưa có biện pháp, hay những chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các chủ thể kinh tế trong nước. Môi trường cạnh tranh là những yếu tố, những mối liên hệ nằm ngoài khả năng kiểm soát của các chủ thể kinh doanh như: chính trị, luật pháp, các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, dân tộc, phong tục tập quán...Trong đó, luật pháp, các chính sách quản lý vĩ mô cụ thể có tác động quan trọng đến quá trình cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Hiện nay, nhà nước ta đã có một số chính sách tạo điều kiện cho hoạt động của các chủ thể sản xuất kinh doanh, nhưng đôi khi vẫn còn nhiều bất cập (chẳng hạn như tình trạng nhiều cửa trong việc xin giấy phép cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mất thời gian khá lâu trong việc đăng kí bản quyền với cục sở hữu và bảo vệ kiểu dáng công nghiệp, các chính sách pháp luật quy định chưa rõ ràng về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hiện nay hệ thống pháp luật đang dần hoan chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung, xét về sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có nhiều nhân tố thúc đẩy, cũng như kìm hãm sức cạnh tranh của nền kinh tế .Tuy nhiên hiện nay, nên kinh tế nước ta đã bước đầu đạt được những thành tựu cơ bản. b. Thành tựu và hạn chế : Sau đây là số liệu của một bài báo về những thành tựu đã đạt được của nền kinh tế Việt Nam năm 2006 : Theo công bố của tổng cục thống kê, nhiều chỉ tiêu kinh tế tháng hai và 2 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước và những biểu hiện khởi sắc trong các lĩnh vực công nghiệp, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, thương mại, giá cả, dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên dưới đây chỉ đề cập đến lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu : Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Khu vực ngòai nhà nước tiếp tục tăng cao nhất, nhờ đó đã chiếm 33,3% tòan ngàn, cao hơn tỷ trọng 31,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn cả tỷ trọng 29,2% của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai tăng cao thứ hai, nhưng lại có tỷ trọng cao nhất, lên 37,5%, cao hơn tỷ trọng 37% của cùng kỳ; nếu không kể dầu mỏ và khí đốt, thì các ngành khác của các khu vực có đầu tư nước ngòai tăng cao và chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp nhà nước là tín hiệu mới, đồng thời chứng tỏ hai khu vực này đã trở thành động lực của tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tòan bộ nền kinh tế nói chung. Điều này chứng tỏ rằng nhà nước đã có những chính sách hợp lý thu hút đầu tư nước ngòai vào Việt Nam, tạo nên một môi trường cạnh tranh đa dạng và phong phú. Thêm vào đó công nghiệp tăng trưởng với tỷ lệ cao, đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi nền kinh tế nước ta đã chuyển dần sang công nghiệp hóa. Xuất khẩu khởi sắc với kim ngạch đạt 5.565 triệu USD, với tốc độ tăng rất cao : Khu vực kinh tế trong nước tăng 22,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngòai tăng 32,8%. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ yếu tăng cao hơn tốc độ chung, như dầu thô; than đá; dệt may; giày dép; sản phẩm gỗ; dây diện và cáp điện; sản phẩm nhựa; cao su. Đã có 10 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD : Dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo, cao su, than đá. Đóng góp lớn nhất vào tổng mức tăng xuất khẩu ( 1.228 triệu USD ) có dầu thô, dệt may, giày dép, cao su, sản phẩm gỗ ... Do xuất khẩu tăng nhiều hơn so với nhập khẩu, xuất siêu là 166 triệu USD việc tăng cao của kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu là tín hiệu khả quan của năm nay đạt tăng trưởng cao và giảm nhập siêu. Xuất khẩu tăng cao chứng tỏ rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên còn có một số hạn chế như : Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước, nên khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hay việc hàng hóa nước ngòai tràn vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp không đủ sức trống đỡ, cạnh tranh với hàng hóa các nước khác. Hay là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô còn nhỏ chưa có sự liên kết với nhau thành hiệp hội bảo vệ nhau khỏi những vụ kiện về giá cả, chất lượng hàng hóa. Chẳng hạn như vụ kiện cá Tra, cá Basa, tôm, giày da Việt Nam bán phá giá v.v... Còn rất nhiều hạn chế nhưng trên đây chỉ nêu ra một số hạn chế điển hình. Sản phẩm các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra do dây chuyền công nghệ hạn chế, máy móc thiết bị lạc hậu nên chi phí sản xuất ra sản phẩm giá thành cao, chất lượng cũng không được bằng so với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả sản phẩm của chúng ta không được tiêu thụ mạnh ngay cả khi ở thị trường trong nước. Bên cạnh nguyên nhân trình độ công nghệ lạc hậu, còn có nguyên nhân trình độ tổ chức quản lý yếu kém và những hậu quả của cơ chế cũ để lại. Chúng có tác động tương hỗ với nhau. Chính sách bảo hộ của nhà nước đối với một số ngành công nghiệp dưới dạng này hoặc dạng khác. Tính hai mặt của chính sách bảo hộ: Một mặt chính sách bảo hộ có tác động tích cực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện từng bước đứng vững trên thị trường, giảm được áp lực cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn mình. Nhưng mặt khác, việc kéo dài thời gian bảo hộ sẽ có tác động ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ỷ lại vào sự bảo hộ đó mà không tích cực đổi mới công nghệ, thậm chí còn tìm cách hưởng những ưu đãi từ các biện pháp bảo hộ đó. Chúng ta cũng thiếu một đội ngũ cán bộ cần thiết cho việc tiếp nhận, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất trên cả hai mặt số lượng và chất lượng. Vấn đề xử lý giá đồng tiền Việt Nam cũng có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngòai, có nghĩa là tác động đến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. III./ Quan điểm và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. 1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ 2001-201:. Cơ sở lý luận của phương hướng. + Cách mạng khoa học công nghệ pháp triển nhanh như vũ bão làm khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp. Trình độ làm chủ thông tin, làm chủ tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển kinh tế . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, lợi thế của các quan hệ không ngừng biến đổi. Các ngành kinh tế giàu hàm lượng chất xám phát triển nhanh, chu trình luân chuyển vốn, chu kỳ đổi mới công nghệ và sản phẩm được rút ngắn. . Vì thế trong những năm trước mắt, xu thế bảo vệ, giữ gìn các giá trị nhân văn trong đó có môi trường sống sẽ ngày càng mạnh dần lên. Công nghệ “sạch” sẽ được sử dụng nhiều hơn, và các “ sản phẩm sạch” sẽ có nhiều cơ may thâm nhập thị trường. Nó còn tạo ra những thay đổi căn bản phương thức tiến hành thương mại trên phạm vị toàn cầu. + Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan tiếp tục lôi cuốn các nước và mở rộng trên khắp các lĩnh vực giao lưu kinh tế... Lợi thế phát triển chủ yếu của thế giới ngày nay là trí tuệ và hàm lượng công nghệ cao chứ không phải là lao động rẻ, tài nguyên phong phú và nguồn vốn. Đồng thời, các lợi thế này luôn chuyển đổi tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, nền kinh tế nào càng kém phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự suy giảm về lợi thế so sánh gây ra. Ngày nay cạnh tranh kinh tế toàn cầu đang trở nên quyết liệt khi các nước ngày càng bị ràng buộc vào “ sân chơi chung”, “ luật chơi chung”. Trong cuộc cạnh tranh ấy, khi cơ may và độ rủi ro của các nước sẽ không ngang sức nhau, sức mạnh và điểm xuất phát của các quốc gia là khác nhau. Điều dễ thấy là các nước đang phát triển và chuyển đổi nền kinh tế dễ bị thua thiệt do sự yếu kém về công nghệ, vốn, cơ cấu kinh tế lạc hậu và kĩ năng tài chính, quản lý nền kinh tế. + Nhìn chung, nền kinh tế thới giới chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ trong những năm đầu thế kỷ 21. Do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bị chững lại, nhất là sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ. Tình hình này không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mà còn xảy ra đối với nhiều nước trong khu vực. Môi trường kinh tế và thương mại thế giới trong những năm tới tỏ ra khả quan hơn thời kỳ 1997-1999. Tuy vậy khó có cở sở để hy vọng vào sự khởi sắc ngay tức thì sau cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính trầm trọng vừa qua. Kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhưng với tốc độ chậm khiến thương mại thế giới nói chung cũng như xuất khẩu của nước ra nói riêng khó có thể phát triển với tốc độ cao. 2. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu đầu tư nhằm hội nhập kinh tế có hiệu quả gồm: + Quan tâm phát triển các ngành, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, duy trì sự bảo hộ tạm thời của những ngành, những sản phẩm có tiềm năng cạnh tranh dài hạn để có thể vừa xây dựng nền công nghiệp nội địa, vừa có khả nặng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. + Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghệ chế biến và dịch vụ trong GDP. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho có thể khai thác và sử dụng các lợi thế vốn có như: lao động dồi dao, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi...Hơn thế nữa chúng ta tìm được những lợi thế cạnh tranh vốn có. + Cơ cấu lại nền kinh tế phải phù hợp với chiến lược xuất khẩu làm trọng tâm. Vì vậy cơ cấu xuất khẩu phải được đa dạng hoá, đồng thời phải xây dựng phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế lại kéo theo nó là điều chỉnh cơ cấu đầu tư( cơ cấu đầu tư nội địa). Cơ cấu đầu tư nội địa quyết định huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đù tư nước ngoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.docx
Tài liệu liên quan