Lực lượng nữ cán bộ, công chức trong huyện đã tham gia đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp chung của huyện, nổi bậc là lực lượng nữ ngành giáo dục, y tế, lực lượng vũ trang, nhiều chị hoàn thành nhiệm vụ và được các ngành, các cấp công nhận là “Phụ nữ hai giỏi”, “Gia đình thành đạt”, “thầy thuốc như mẹ hiền”
Phong trào phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tuyến biển. được Hội phối hợp thực hiện thông qua các chương trình liên tịch với các ngành. Bước đầu xây dựng và nhân rộng mô hình tổ phụ nữ tự quản “Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương. Tham gia tích cực trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vận động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Động viên con em trong gia đình chấp hành tốt Luật nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đình có quân nhân tại ngũ, động viên tân binh lên đường . góp phần đạt 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11593 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quan điểm thứ hai, Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam, nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu.
Quan điểm thứ ba, Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Trong quan điểm này, Đảng chỉ ra lực lượng giải phóng phụ nữ bao gồm: các cấp ủy Đảng từ trung ương đến cơ sở, Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp; các đoàn thể nhân dân; toàn xã hội; từng gia đình.
Điều đó nói lên rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là việc riêng của phụ nữ mà bao gồm tổng hợp nguồn lực của Đảng, chính quyền, các đoàn thể, toàn xã hội đến từng gia đình. Đây là quan điểm rất mới của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề của phụ nữ và giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên hai phương diện. Trước hết là sự xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cụ thể đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ, thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể của đoàn thể mình. Mặt khác, đó là sự liên kết, hỗ trợ nhau cùng tiến hành nhằm những mục tiêu chung theo yêu cầu của từng thời kỳ đặt ra đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Với Nhà nước thì điều quan trọng nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, nhằm tạo điều kiện phát huy tốt nhất nguồn lực phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Hơn 80 năm qua, tùy theo từng thời kỳ cách mạng mà Đảng đề ra đường lối, chủ trương vận động phụ nữ như:
-Nghị quyết 152 – 153 năm 1967 có nội dung: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cong tác phụ vận; tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tăng cường công tác cán bộ nữ, mạnh bạo đề bạt, sử dụng cán bộ nữ, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng phong kiến hẹp hòi trong việc đề bạt, sử dụng cán bộ.
-Nghị quyết 31 của Hội đồng chính phủ năm 1967 đề cập đến vấn đề bồi dưỡng lực lượng lao động nữ; không sử dụng lao động nữ trong môi trường độc hại không phù hợp với điều kiện sinh lý của phụ nữ; sử dụng lao động nữ phải đi đôi với bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
-Chỉ thị 44 (ngày 7/6/1984) của Ban bí thư trung ương Đảng đề cập đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ nữ.
-Nghị quyết 176a (1985) của Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ về phân bổ sử dụng đào tạo bồi dưỡng và bảo hộ lao động nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
-Quyết định 163/HĐBT ngày 19/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng được thay thế bằng Nghị định 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về “Qui định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước”.
-Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.
-Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban bí thư trung ương Đảng khóa VII về nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.
-Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính tri về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã đưa ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng nhiều hơn công việc xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nước ta. Từ những năm 1930 Đảng ta đã tập hợp, lãnh đạo lực lượng phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể với mục đích là mưu cầu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được giải phóng triệt để. Hội phụ nữ giải phóng, hội phụ nữ Dân chủ, Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc… đó là những tổ chức về giới đầu tiên trong lịch sử cách mạng. Từ những tổ chức phụ nữ tiền thân đó, ngày 20/10/1930 hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chính thức thành lập. Bước sang giai đoạn mới, sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta diễn ra với thuận lợi, khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị Đảng ta xác định nội dung, phương thức, nhiệm vụ công tác phụ vận, của những thời điểm lịch sử khác nhau đã phát huy cao độ tiềm năng của lực lượng phụ nữ để họ đóng góp một cách xứng đáng vào sự thắng lợi của cách mạng nước ta trong những năm qua.
4/. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ:
-Xuất phát từ tư tưởng, quan điểm:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Nghĩa là cán bộ phải có năng lực để tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước. Đường lối, chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cả các đoàn thể chính trị xã hội sẽ không biến thành hiện thực nếu như không có những cán bộ có năng lực tổ chức triển khai thực hiện nó.
-Xuất phát từ đường lối của Đảng:
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta năm 1986, yêu cầu đổi về kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ đã tiến hành đổi mới quản lý nhà nước, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, tăng cường vai trò tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị cũng phải cần có sự đổi mới để làm tốt chức năng tham gia quản lý nhà nước, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách có liên quan đến phụ nữ, đem lại quyền lợi cho phụ nữ.
-Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn phong trào phụ nữ trong nước và trên thế giới:
Với chức năng, nhiệm vụ của Hội là đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, đoàn kết vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; động viên tạo điều kiện để phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, nâng cao kiến thức, trình độ năng lực về mọi mặt. Tuyên truyền giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn và giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng, củng cố tổ chức Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đưa ra mục tiêu và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội là:
Mục tiêu của Hội LHPN Việt nam: Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu để góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta là một trong cá quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có long nhân hậu.
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp và chính sách về bình đẳng giới.
Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Nhiệm vụ 5: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh
Nhiệm vụ 6: Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
Từ thực tiễn: Nhiều năm qua, phong trào phụ nữ cả nước ngày càng lớn mạnh, đối tượng phụ nữ đa dạng hơn, trình độ, năng lực và nhu cầu cao hơn trước. Nếu đội ngũ cán bộ hội không nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn thì sẽ không thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia, không thực hiện được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng và nhu cầu của phụ nữ. Mặt khác, xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập của phong trào phụ nữ trên thế giới ngày càng tác động vào các tầng lớp phụ nữ, các hoạt động của hội cũng đổi mới, cán bộ cũng phải đổi mới để thích nghi với xu thế hội nhập và phát triển chung.
II/ THỰC TRẠNG PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CÁC CẤP HUYỆN HOÀI NHƠN
1/. Đặc điểm tình hình của huyện Hoài Nhơn
Hoài Nhơn là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định giáp với tỉnh Quãng Ngãi, nằm giữa 2 đèo Bình Đê và Phú Cũ, có tuyến đường sắt Bắc -Nam và quốc lộ 1A chạy dài trên địa phận huyện, diện tích tự nhiên 41.295 ha, diện tích canh tác 31.984 ha, có trên 51.860 hộ dân và 220.000 nhân khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển đa dạng ngành nghề. Vì vậy, trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện luôn phát triển, đời sống nhân dân dần ổn định, anh ninh chính trị được giữ vững.
Bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn đó là sự biến động của giá cả phân bón, thức ăn chăn nuôi và các mặt hàng tiêu dùng, dịch bệnh heo tai xanh, lỡ mồm long móng, dịch H5N1 ở gia súc, gia cầm diễn ra ở các địa phương trong nước… đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng nhất là phụ nữ vùng nông thôn. Số phụ nữ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian nông nhàn rất lớn, cơ hội việc làm tại địa phương thấp, nên số phụ nữ phải ly hương ngày càng nhiều đến các tỉnh, thành phố lớn (các tỉnh Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh) để tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập. Vấn đề này đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác vận động, tập hợp phụ nữ và kết nạp hội viên của huyện.
Tuy nhiên, các cấp Hội và toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện đã kế thừa truyền thống yêu nước, cần cù, lao động sáng tạo phát huy tiềm năng, sáng tạo của mọi tầng lớp phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, thể hiện:
Trên lĩnh vực kinh tế:
Chị em đã phát huy được tinh thần tự lực, tự cường phấn đấu vươn lên, thể hiện được tính nhạy bén với thị trường làm ăn hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và giúp đỡ nhiều chị em khác có thu nhập ổn định.
Trong nông nghiệp, phụ nữ giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt… tích cực tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, áp dụng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới, lai tạo các loại giống mới … đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập, từ nghèo vươn lên thoát nghèo, từ trung bình khá đi lên làm giàu chính đáng.
Chị em nữ Doanh nghiệp đã phát huy tính năng động sáng tạo, nghiên cứu thị trường, lãnh đạo, quản lý sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, tham gia tốt các hoạt động của Hội, nhất là công tác từ thiện; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chị em nữ công nhân viên chức và lao động: vừa nổ lực sản xuất, công tác vừa tích cực tham gia học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm tăng năng suất và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dù ở cương vị, công tác nào chị em cũng thể hiện tính năng động, sáng tạo, trung hậu đảm đang và có tinh thần trách nhiệm cao.
Qua các hoạt động trên, các cấp Hội trong huyện đã tham gia tích cực, có hiệu quả trong chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 21,48% đầu năm 2006 xuống còn 12,84% vào đầu năm 2010.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng:
Lực lượng nữ cán bộ, công chức trong huyện đã tham gia đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp chung của huyện, nổi bậc là lực lượng nữ ngành giáo dục, y tế, lực lượng vũ trang, nhiều chị hoàn thành nhiệm vụ và được các ngành, các cấp công nhận là “Phụ nữ hai giỏi”, “Gia đình thành đạt”, “thầy thuốc như mẹ hiền”…
Phong trào phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tuyến biển... được Hội phối hợp thực hiện thông qua các chương trình liên tịch với các ngành. Bước đầu xây dựng và nhân rộng mô hình tổ phụ nữ tự quản “Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương. Tham gia tích cực trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vận động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Động viên con em trong gia đình chấp hành tốt Luật nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đình có quân nhân tại ngũ, động viên tân binh lên đường ... góp phần đạt 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm.
Trên lĩnh vực xây dựng gia đình hạnh phúc:
Phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học, xây dựng gia đình không có người phạm tội và tệ nạn xã hội. Hội phụ nữ các cấp trong huyện đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nhiều hoạt động hướng dẫn phụ nữ, chăm sóc sức khỏe thực hiện kế hoạch hóa, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội… từ trong gia đình.
Xây dựng nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả như: câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên; phòng chống suy dinh dưỡng; gia đình hạnh phúc; an toàn cho trẻ; phòng chống bạo hành; nữ vị thành niên với công tác phòng chống HIV/AIDS… Thông qua các mô hình này, Hội đã tổ chức tuyên truyền các kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao kiến thức và năng lực để phụ nữ làm tốt hơn vai trò người vợ, người mẹ. Từ kết quả thực hiện 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm có từ 92 – 95% gia đình cán bộ, hội viên đạt gia đình văn hóa.
Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh góp phần xây dựng Đảng, chính quyền:
Thông qua phong trào thi đua các cấp Hội đã tập trung củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng bộ máy, phát triển tổ chức Hội với phương châm "hướng về cơ sở", nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chấp hành phụ nữ cơ sở, đội ngũ cán bộ chi, tổ Hội và hội viên nòng cốt. Tăng cường phát triển hội viên mới, chú trọng phát triển hội viên trong các hộ gia đình chưa có hội viên. Chất lượng hoạt động của Hội từng bước được nâng lên, phong trào phụ nữ huyện đã có sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động. Các cấp Hội luôn tìm tòi tổ chức nhiều loại hình hoạt động với nội dung phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của chị em, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào sinh hoạt Hội.
Qua thực tiễn phong trào đã có những cá nhân xuất sắc tiêu biểu được Hội giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng và phát triển. Tỷ lệ đảng viên nữ, cán bộ Hội ngày càng phát triển từ 30% năm 2006 lên 40% năm 2010.
2/. Thực trạng đội ngũ cán bộ Hội của huyện Hoài Nhơn:
a/. Cơ cấu tổ chức:
Hệ thống tổ chức Hội LHPN được thành lập tương ứng với hệ thống đơn vị hành chính nhà nước, gồm: Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ huyện (thành phố), Hội liên hiệp phụ nữ xã (phường, thị trấn). Hội liên hiệp phụ nữ có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời cũng là một thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối với Hội LHPN huyện Hoài Nhơn tổ chức theo qui định của điều lệ Hội, đối với các chi hội có từ 50 người trở lên thì cần thành lập các tổ phụ nữ để dễ quản lý là thuận tiện trong tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, các tổ phụ nữ thành lập theo địa bàn dân cư là xóm, tổ dân phố có tổ đến 55 hội viên trong tổ.
-Ban chấp Hội LHPN huyện có 29 đồng chí, được cơ cấu như sau:
Cán bộ cơ quan thường trực là 05 đ/c;
Cấp cơ sở có 18 đồng chí (là Chủ tịch Hội phụ nữ của 17 xã, thị trấn và 01 Chủ tịch Hội trực thuộc);
Cơ cấu các ngành có 05 đồng chí (gồm: y tế, dân số, giáo dục, hội Nông dân, ngành LĐ-TB xã hội.
-Cấp xã, mỗi xã có 1 Ban chấp hành Hội từ 9 – 15 người, cơ cấu là các chi hội trưởng và các ngành có liên quan như: Dân số, y tế, giáo dục, các hội đoàn thể khác…
Ở các chi hội có cán bộ chi hội trưởng, các chi hội phó và cán bộ tổ phụ nữ.
Hội liên hiệp
Phụ nữ huyện
Hội liên hiệp phụ nữ Hội trực thuộc
xã, thị trấn
Chi hội phụ nữ thôn,
Khối phố
Các tổ phụ nữ
Toàn huyện nữ trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên có trên 59.738 chị, số đủ điều kiện kết nạp hội viên là 46.588 chị. Số hội viên phụ nữ là 36.834 (đạt tỷ lệ 78,86%), hội viên phân bố ở 153 chi hội, 816 tổ Hội thuộc 15 xã và 2 thị trấn. Tỷ lệ hội viên thường xuyên tham gia sinh hoạt trên 80%.
b/. Trình độ cán bộ:
*Ban chấp hành Hội LHPN Hoài Nhơn gồm 29 đồng chí, có trình độ như sau:
Về trình độ chuyên môn:
-Đại học: 06 đ/c;
-Trung cấp: 17 đ/c.
Về trình độ chính trị:
-Cao cấp: 01 đ/c;
-Trung cấp 4 đ/c;
-Sơ cấp: 15 đ/c.
*Ban chấp hành 17 xã, thị trấn gồm 278 đồng chí, có trình độ:
Về trình độ văn hóa:
-Cấp 1: 16 chị;
-Cấp 2: 149 chị;
-Cấp 3: 114.
Về trình độ chuyên môn:
-Đại học: 24 đ/c;
-Trung cấp, cao đẳng: 55 đ/c;
-Sơ cấp: 12 đ/c.
Về trình độ chính trị:
-Trung cấp 15 đ/c;
-Sơ cấp: 58 đ/c.
3/. Kết quả công tác nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn và nguyên nhân đạt được:
a/. Kết quả:
Trong nhiệm kỳ 2001 – 2006, để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, hàng năm đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ chi tổ Hội tại cơ sở thời gian không quá 01 ngày.
Đối với cán bộ chủ chốt của Hội đã tham mưu đưa các phó chủ tịch Hội cơ sở và cán bộ dự nguồn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, 10 chị được đi học lớp trung cấp xã hội học, 4 chị được đưa đi đào tạo đại học xã hội học, 4 chị được đào tạo trung cấp chính trị.
Để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chi tổ Hội hàng năm Hội từ huyện đến cơ sở đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội từ 1 đến 3 ngày. Cấp huyện, phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức 03 lớp có 317 chị. Cấp xã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chi, tổ có 2.562 lượt chị, chủ yếu là bồi dưỡng ngắn ngày.
Cán bộ Hội Phụ nữ trong huyện luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nổ lực vươn lên, nhiệt tình, tận tâm, năng động, sáng tạo. Đã tổ chức thực hiện đạt các chỉ tiêu của Hội và của địa phương. Luôn tìm tòi đưa ra các biện pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng nhiều mô hình tập hợp, thu hút hội viên. Luôn sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Hội viên, phụ nữ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Hội viên phụ nữ để giải quyết và đề xuất giải quyết kịp thời… chính vì vậy phong trào phụ nữ huyện Hoài Nhơn liên tục nhiều năm liền được tỉnh công nhận là đơn vị xuất sắc.
b/. Nguyên nhân đạt được:
+Cán bộ Hội phụ nữ cấp huyện và xã, thị trấn nhiệm kỳ 2006 – 2011 được tuyển chọn theo tiêu chuẩn cán bộ công chức và các chức danh, gồm những tiêu chí sau:
-Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ Hội.
-Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, có tinh thần tiết kiệm, không lãng phí, quan liêu, có tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
-Có kiến thức, trình độ năng lực tổ chức lãnh đạo, có điều kiện, nhiệt tình hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, có uy tín, khả năng vận động, tập hợp, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ, nắm bắt thực tiễn, đề xuất các chủ trương, giải pháp đóng góp vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành. Biết vận dụng sáng tạo đưa chủ trương của Hội kết hợp với công tác của địa phương vào thực tiễn cuộc sống trong lĩnh vực được phân công, tất cả vì mục tiêu bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ hyện.
-Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có tinh thần phê bình và tự phê bình, phát huy dân chủ, giữ gìn đoàn kết thống nhất, sâu sát với cơ sở, gần gũi, giúp đỡ quần chúng phụ nữ.
+Bộ máy của Hội từ huyện đến cơ sở được kiện toàn, củng cố thường xuyên hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, duy trì các thế hệ cán bộ Hội gắn liền nhau, tạo sự thống nhất đoàn kết trong mọi hoạt động công tác Hội.
Về công tác cán bộ là đã quan tâm đến sự trẻ hóa của đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
4/. Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng độ ngũ cán bộ Hội
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình hiện nay có nhiều vấn đề mới đặt ra, phong trào phụ nữ và công tác cán bộ phụ nữ, còn nhiều hạn chế:
-Trình độ về văn hóa của cán bộ Hội còn thấp:
+Cấp huyện: cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa đạt trình độ chuyên môn đại học theo quy định. BCH tỷ lệ trình độ cấp 3: 24 cấp 2: 05
+Ban chấp hành cấp xã có tỷ lệ trình độ cấp 3:41%; cấp 2: 53,5%; cấp 1: 5,5%.
+Cán bộ chi hội: tỷ lệ trình độ cấp 3: 15%; cấp 2: 77%; cấp 1: 8%.
-Số cán bộ đã qua lớp đào tạo chuyên môn công tác Hội rất ít: Cán bộ BCH phụ nữ xã chỉ có 46% được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội thời gian 3 ngày, 8% được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội từ 7 ngày trở lên, còn lại chủ yếu là cán bộ làm việc theo kinh nghiệm. Do đó việc triển khai và vận dụng nghị quyết, nhiệm vụ công tác Hội vào tình hình cụ thể của địa phương còn rất hạn chế.
-Trình độ lý luận chính trị của cán bộ ở cơ sở còn rất hạn chế, chỉ đạt 15% cán bộ chi hội trưởng, 26% các ủy viên Ban chấp hành phụ nữ xã có trình độ chính trị sơ cấp, trung cấp, nên việc triển khai tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng đến các tầng lớp phụ nữ đạt hiệu quả chưa cao.
(Xem phụ lục đính kèm trang )
-Kỹ năng công tác xã hội, năng lực vận động quần chúng của một số cán bộ còn hạn chế.
-Kỹ năng và kiến thức phát hiện, đề xuất vấn đề, kỹ năng thương thuyết, kiến nghị và phản biện xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong một số trường hợp phát hiện được các trường hợp có dấu hiệu vi phạm đến phụ nữ nhưng lung túng chưa biết giúp đỡ và không đủ tự tin để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.
-Cán bộ chi hội trưởng lớn tuổi mặc dù có kinh nghiệm trong công tác phong trào nhưng do hạn chế về trình độ nên khi tiếp cận công tác mới còn chậm, công tác tổng hợp báo cáo, lưu trữ, triển khai thực hiện nhiệm vụ còn lung túng nên ảnh hưởng rất lớn đến phong trào.
Nguyên nhân của hạn chế trên:
-Việc thể chế hóa các quan điểm chủ trương , chính sách của đảng về công tác phụ nữ và cán bộ nữ ở một số cấp ủy đảng chưa đúng mức, thiếu đồng bộ.
-Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ đi học, đi đào tạo khó khăn vì ngân sách hạn chế.
-Thời gian dành cho các lớp tập huấn cho cán bộ chi, tổ Hội quá ngắn do kinh phí hỗ trợ quá ít ỏi.
-Công tác trẻ hóa đội ngũ cán bộ có đầy đủ trình độ còn gặp khó khăn vì phụ cấp cho cán bộ Hội, nhất là phó chủ tịch hội và chi hội trưởng quá thấp.
-Một bộ phận cán bộ Hội còn vướng bận công việc gia đình, còn tự ti, an phận chưa chủ động vượt khó trong học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
-Quyền lợi của cán bộ tổ hội phụ nữ không có sự quan tâm, hỗ trợ nên không có người tham gia hoặc tham gia nhưng không nhiệt tình.
5/. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động phong trào và công tác cán bộ phụ nữ:
Từ thực tế phong trào rút ra bài học kinh nghiệm:
-Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và hỗ trợ của chính quyền và các ngành, đoàn thể để có nguồn lực tổ chức thực hiện.
-Đội ngũ cán bộ phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, của Hội, pháp luật của Nhà nước và vận dụng m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao trình độ cán bộ Hội phụ nữ huyện Hoài Nhơn trong tình hình hiện nay.doc