MỤC LỤC
Mở đầu . 1
Chương 1: Sựcần thiết nâng cao tỷlệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam. . 3
1.1. Khái niệm vềtỷ lệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. 3
1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may và vấn đề đặt ra: . 3
1.1.2. Khái niệm tỷ lệ“nội địa hóa” . 4
1.2. Các yếu tốnguyên phụliệu “đầu vào” của gia công hàng dệt may . 5
1.2.1. Nguyên phụliệu “đầu vào” của ngành dệt . 6
1.2.2. Nguyên phụliệu “đầu vào” của ngành may . 6
1.3. Các chế độvềnguồn gốc xuất xứ. 7
1.3.1. ý nghĩa . 7
1.3.2. Các tiêu chuẩn xuất xứ. 7
1.4. Sựcần thiết phải nâng cao tỷlệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu
Việt Nam trong giai đoạn mới 2000 - 2010 . 9
1.4.1. Đòi hỏi được hưởng những ưu đãi của nước nhập khẩu . 9
1.4.2. Giải quyết thêm việc làm. . 10
1.4.3. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. 10
1.4.4. Nâng cao khảnăng cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may . 11
1.5. Vai trò, vịtrí của mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu trong chiến
lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam . 13
Chương hai: Đánh giá tình hình “Nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt
Nam theo các yếu tốnguyên phụliệu “đầu vào” sau 15 năm tiến hành đổi mới
toàn diện và mởcửa nền kinh tế đến nay . 18
2.1. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” của ngành dệt Việt Nam . 18
2.1.1. Đối với nguồn nguyên liệu bông . 18
2.1.2.Đối với nguồn nguyên liệu dâu tằm tơ. 23
2.1.4. Đối với nguồn phụliệu hoá chất thuốc nhuộm . 24
2.2. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” ngành may . 25
2.2.1. Đối với nguồn nguyên liệu vải các loại . 25
2.2.2. Đối với nguồn phụliệu may . 29
2.3. Tình hình hỗtrợcủa các tổchức chính phủvà phi chính phủvề đẩy
mạnh “nội địa hoá” . 30
Chương 3: Xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao tỷlệ“nội địa hoá”
hàng dệt may xuất khẩu Việt nam trong giai đoạn 2000 - 2010 . 35
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao tỷ lệ Nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (33 trang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thương trường. Nên việc phấn đấu giảm chi phí
nguyên liệu xơ sợi là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành của các sản phẩm
dệt may, nhất là đối với ngành dệt may nước ta hiện nay, hầu hết các loại xơ
đều phải nhập khẩu.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, một trong những đối thủ cạnh tranh
lớn nhất hàng dệt may Việt Nam hiện nay. Hàng dệt may của Trung Quốc có
sức cạnh tranh rất lớn về giá cả. Tính bình quân, giá bán sản phẩm dệt may
của Trung Quốc theo đơn đặt hàng chỉ bằng 80% so với Việt Nam. Sở dĩ hàng
Trung Quốc rẻ như vậy là do nhiều nguyên nhân như thiết bị máy móc được
chọn lọc tối ưu, kinh nghiệm về quản lý kỹ thuật và sản xuất... song một
nguyên nhân quan trọng nhất là do Trung Quốc tận dụng được giá vật tư đầu
vào thấp. Nguyên liệu bông, xơ sử dụng chủ yếu được sản xuất tại Trung
Quốc với giá chỉ bằng 85% so với giá nhập. Trợ chất, thuốc nhuộm Trung
Quốc giá chỉ bằng 20 - 30% của Tây Âu. Các loại phụ liệu khác hầu như toàn
bộ được sản xuất tại Trung Quốc .[12]
Như vậy, việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” sẽ giúp cho hàng cho hàng
dệt may Việt Nam rẻ hơn không những do sử dụng nguyên phụ liệu trong
nước mà còn do được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP của các nước công
nghiệp phát triển do đó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước để thâm
nhập sâu và đứng vững trên thị trường khó tính này.
1.5. Vai trò, vị trí của mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu trong
chiến lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Hàng dệt may hiện đang chiếm vị trí khá quan trọng trong đóng góp cho
xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt
Nam. Năm 1999, giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam đạt 166.965,3 tỷ
đồng (tăng 1,6 lần so với năm 1995). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt
11, 54 tỷ USD (tăng hai lần so với năm 1995) trong đó kim ngạch xuất khẩu
của hàng dệt may đạt 1, 682 tỷ USD (tăng gần 2 lần so với năm 1995) chiếm
14,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm từ 1995 đến 1999.
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng sản phẩm trong nước
(tỷ đồng)
195.157 213.833 231.264 244.596 256.269
Giá trị sản lượng công
nghiệp (tỷ đồng)
103.374
,7
118.096
,9
134.420,
7
157.223
,3
166.965,
3
Tổng kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
5.448,9 7.255,9 9.185 9.360,3 11.540
Kim ngạch KX hàng dệt may
(triệu USD)
850 1.150 1.502,6 1.450 1.682
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Bắt đầu từ năm 1993, hàng dệt may Việt Nam đã chiếm vị trí thứ hai
trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất cuả đất nước chỉ sau dầu khí.
Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ từ 1992 - 1999
Mặt hàng Đơn vị 1992 1993 1995 1998 1999***
Dầu thô 1000 tấn 5.446 6.153 7.652 12.100 2.017
Hàng dệt may Tr. USD 190,2 238,8 850 1.350 1.682
Giày dép Tr. USD 5,2 68 296,4 9.600 1.406
Hàng thủy sản Tr. USD 307,7 427,2 621,4 8.590 979
Gạo 1000 tấn 1.946 1.722 1.988 3.800 1.035
Cà phê 1000 tấn 116,2 122,7 248,1 379 592
Cao su 1000 tấn 81,9 96,7 138,1 185 145
Hạt điều 1000 tấn 51,7 47,7 90 25,1* 94
Lạc nhân 1000 tấn 62,8 105,4 111 87 33
(*: hạt điều nhân **: giá trị - Tr. USD)
Nguồn: Thời báo kinh tế
Cùng với ngành da giày, ngành dệt may đã đóng góp đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu
tuyệt đối và tương đối của ngành này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 - 1999
Đơn vị: %
Năm Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp nhẹ -
tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp nặng -
khoáng sản
1991 53 14 33
1995 46 28 26
1998 37 38,8 24,2
1999 37,3 38,2 24,5
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Có thể khẳng định rằng dệt may đang là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam và có vị trí quan trọng trong chiến lược đa dạng
hoá mặt hàng xuất khẩu của đất nước. Nếu trong thời gian tới ngành dệt may
phát triển hiệu quả hơn sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước từ nay đến năm 2000.
Mặc dù Việt Nam có tiềm năng về khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc
trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, có công nghiệp khai thác dầu khí với trữ
lượng lớn nhưng do thiếu vốn đầu tư nên chưa thể tận dụng hết các lợi thế
trên để có thể tự sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt được.
Nhu cầu bông xơ cho ngành dệt hiện nay là 70 - 80 ngàn tấn/năm. Để
đáp ứng nhu cầu này phải có diện tích trồng bông khaỏng 30.000 ha với năng
suất bông xơ bình quân 2,5 tấn/ha. Song trên thực tế năng suất trồng, sản
lượng bông của nước ta còn cách xa so với tính toán đó (xem bảng).
Diện tích, năng suất và sản lượng bông xơ nước ta từ năm 1995 - 1999.
Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999
Diện tích Ngàn ha 17,5 15,0 15,2 23,8 22,4
Năng suất bông xơ Tạ/ha 7,3 7,5 9,2 9,2 9,6
Sản lượng bông xơ Ngàn tấn 12,8 11,2 14,0 22,0 21,4
Nguồn: Niên giám thống kê 1999.
Sản lượng bông năm 1999 chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu bông
cho sản xuất. Như vậy, nếu vẫn giữ diện tích bông như năm 1999 tức 22,4
ngàn ha nhưng năng suất tăng lên bằng năng suất của thế giới là a2,5 tấn/ha
thì sản lượng bông xơ của Việt Nam là 56.000 tấn, cũng chỉ mới đáp ứng
khoảng 80% nhu cầu bông cho sản xuất. Mặc dù đây là khả năng khó thực
hiện được do năng suất hiện nay của ta vẫn còn rất thấp 9,6 tạ/ha (bằng 38%
năng suất trung bình của thế giới).
Đối với ngành trồng dâu, nuôi tằm, Việt Nam hoàn toàn có khả năng
cạnh tranh trong ngành sản xuất xơ và vải lụa. Năm 1995 đã cung cấp được
1.500 tấn tơ, sản xuất được 263 triệu mét vải lụa và tăng lên 317 triệu mét
năm 1999. Nhưng thực tế, ta ít có khả năng trong việc sản xuất những sản
phẩm cuối cùng theo tiêu chuẩn quốc tế. Những cơ hội cho việc hợp tác và
liên doanh với các nhà nhập khẩu và may mặc vải lụa như Hàn Quốc, Nhật,
Thái Lan sẽ xuất hiện.
Đối với các loại xơ sợi hoá học phải hoàn toàn nhập khẩu. Hàng năm
chúng ta phải nhập khẩu khoảng 25.000 tấn xơ PE và 6.000 tấn xơ Petex với
số lượng ngoại tệ khoảng 40 triệu USD [124]. Nhiều công ty nước ngoài đã
được cấp giấy phép đầu tư sản xuất xơ PE và tơ Petex nhưng có lẽ phải sang
những năm đầu thế kỷ 21 thì mới có nguồn nguyên liệu này sản xuất tại Việt
Nam.
Như vậy, việc cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt vải trong tương lai 5 -
10 năm nữa vẫn dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu. Vì thế,
việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” ngành dệt tiến hành rất chậm và ngành dệt
vẫn chịu chi phí nguyên liệu cao hơn so với các ngành như Trung quốc, Thái
Lan, Nga...
1.5.2. Khả năng nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” ngành may:
Theo ước tính của Bộ công nghiệp, nhu cầu vải cho may hàng xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa của Việt Nam gần 1 tỷ mét/năm [36]. Trong khi đó, năng
suất sản xuất của ngành dệt cả nước là 800 triệu mét vải/năm [8]. Nhưng thực
tế nhiều công ty dệt mới chỉ khai thác dưới 50% năng suất thiết bị do chất
lượng vải không được người tiêu dùng chấp nhận[36].
Năng suất của toàn bộ ngành dệt Việt Nam năm 1999
Đơn vị Khu vực trong
nước
Khu vực đầu tư
nước ngoài
Tổng cộng
Sợi Ngàn mét 72 90 162
Vải Triệu mét 380 420 800
Nguồn: VINATEX
Nếu giả sử ngành may khai thác hết công suất tức sản xuất được 800
triệu mét vải/năm và tất cả đều đảm bảo chất lượng để may hàng xuất khẩu thì
ngành dệt cũng chỉ đáp ứng 80% nhu cầu cho ngành may.
Đối với phụ liệu may, hiện tại trong nước chỉ có một số ít công ty sản
xuất như Total Phong Phú (chỉ), Công ty vật liệu may Nha Trang (dây kéo,
chỉ, dây đai, thun, mẽ, cúc...), côngty YKK (dây kéo)...
Khả năng sản xuất nguyên phụ liệu trong nước là rất lớn nếu chúng ta có
chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên một khi ngành dệt vẫn chưa thực hiện được việc nâng cao tỷ
lệ “nội địa hoá” thì ngành may cũng khó có thể nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá”
của mình vì sản phẩm của ngành dệt là đầu vào của ngành may hay ngành dệt
chính là tiền đề của ngành may. Do đó, đối với ngành dệt may nước ta, Chính
phủ cần có chính sách phù hợp để đầu tư thích đáng cho ngành dệt, đưa
ngành dệt phát triển trước một bước so với ngành may, làm cơ sở vững chắc
cho ngành may phát triển.
Chương hai: Đánh giá tình hình “Nội địa hoá” hàng dệt
may xuất khẩu Việt Nam theo các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu
vào” sau 15 năm tiến hành đổi mới toàn diện và mở cửa nền
kinh tế đến nay
2.1. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” của ngành dệt Việt Nam
Đối với ngành dệt, ngoại trừ dầu tằm tơ, các loại nguyên phụ liệu khác
như bông xơ, tơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm đều phải nhập khẩu với
số lượng lớn.
Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng “nội địa hoá” của một số
nguyên phụ liệu chính của ngành dệt nước ta:
2.1.1. Đối với nguồn nguyên liệu bông
Trong thực tế từ hơn 4 thập kỷ qua, chưa khi nào nguồn bông trong nước
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Trên 90% lượng bông dùng cho các cơ sở
sản xuất sợi - dệt của Việt Nam là nhập ngoại [48]. Đây là vấn đề hết sức bị
động khó khăn, là vấn đề bức xúc đối với ngành dệt Việt Nam.
Từ trước những năm 1989, nhu cầu bông hàng năm là 60 ngàn tấn[123].
Số lượng này hoàn toàn do Liên Xô cung cấp. Trong đó có 30 ngàn tấn bạn
giao theo phương thức gia công nguyên liệu lấy thành phẩm. Tiền công gia
công bạn cũng trả bằng bông. Số còn lại bán với giá bao cấp. Nhưng từ năm
1989 trở đi, sau khi Liên Xô đổ vỡ, nguồn gia công không còn nữa, còn
nguồn nhập theo con đường mậu dịch ở thị trường này cũng hết sức khó khăn.
Các doanh nghiệp phải tìm thị trường mới như Ấn Độ, Úc, Trung Quốc và
gần đây là Mỹ để nhập mỗi năm trên dưới 40 ngàn tấn bông để đảm bảo cho
nhu cầu sản xuất. Do việc nhập bông của nhiều thị trường khác nhau nên việc
tổ chức sản xuất thường bị động. Hơn nữa, nguồn ngoại tệ để nhập khẩu cũng
rất hạn hẹp.
Về nguồn bông trong nước, đến năm 1993 đã bắt đầu phát triển nhưng
chỉ mới được 3.000 tấn bông xơ bằng 2,5% công suất kéo sợi hiện có [35].
Việc thu hái và chế bông hạt ra bông xơ và công tác phân loại chọn lọc chủ
yếu bằng thủ công nên việc sử dụng phải mất nhiều công sức hơn so với
nguồn bông nhập khẩu. Nói chung, việc trồng bông trong giai đoạn này phát
triển chậm và chưa vững chắc.
Những năm gần đây, ngành bông đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật về giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác và bước đầu
đã xây dựng được đội ngũ khuyến nông, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
cây bông. Vì vậy nếu như năm 1995, sản lượng bông mới đạt 12,8 ngàn tấn
thì đến năm 1999, sản lượng đã được nâng lên 21,4 ngàn tấn. Năm 1995, cả
nước mới có 17,5 ngàn ha trồng bông công nghiệp, đến năm 1998 đã đạt 22,4
ngàn ha. Việc áp dụng nhiều giống bông lai có hiệu quả và cho năng suất cao,
được trồng trong vụ mùa thích hợp đã đưa năng suất bông từ 7,3 tạ bông/ha
năm 1995, lên 9,6 tạ/ha năm 1999.
Diện tích, năng suất, sản lượng cây bông từ năm 1995 đến 1999
Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999
Diện tích Nghìn ha 17,5 15,0 15,2 23,8 22,4
Năng suất Tạ/ha 7,3 7,5 9,2 9,2 9,6
Sản lượng Nghìn tấn 12,8 11,2 14,0 22,0 21,4
Nguồn: Niên giám thống kê 1999.
Tuy nhiên, so với diện tích cây công nghiệp hàng năm thì diện tích trồng
bông còn rất thấp, mới chỉ chiếm 2,5% trong khi tiềm năng cho trồng bông
vẫn còn rất lớn. Lượng bông thu hoạch năm 1998 (tương đương 6.400 tấn
bông xơ)[114] mới chỉ thoả mãn được 8% nhu cầu bông xơ nguyên liệu cho
cả nước, một con số rất nhỏ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên?
Trong khi đó, ngành dệt phải nhập khẩu một lượng lớn bông và sợi dệt
cho sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu bông năm 1999 lên đến 93,1 triệu USD
(79 ngàn tấn), kim ngạch nhập khẩu sợ và tơ dệt là 196,8 triệu USD (163 ngàn
tấn).
Nhập khẩu sợi và tơ dệt từ năm 1995 - 1999
Đơn vị: ngàn tấn
Năm 1995 1996 1997 1998 1999
Bông 68,2 37,4 41,5 67,6 79
Sợi & tơ dệt 93,8 74,3 132,5 183,0 163
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Qua thực tế, có thể thấy rằng, ở bất kỳ khâu nào, từ tạo giống, gieo trồng,
thu hoạch, chế biến, thậm chí đến khâu cuối cùng là tiêu thụ, bông Việt Nam
đều gặp không ít khó khăn, trắc trở, nhiều khi một mình ngành bông không đủ
sức giải quyết:
- Sản lượng hạt bông tăng nhanh, người trồng bông đã có lãi, nhưng sản
xuất bông vẫn chưa có sức hấp dẫn. Những kết quả khả quan của ngành bông
trong những năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây có ý nghĩa lớn về mặt kinh
tế - xã hội, nhất là ở các vùng kinh tế mới, vùng đồng bào dân tộc, đối với các
hộ nghèo... Mở thêm một ha bông vải tạo được việc làm cho 7 - 8 lao động.
Lợi nhuận ròng của một ha bông tính bình quân từ 2,5 - 3,5 triệu đồng, đặc
biệt ở một số tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắc, có nhiều hộ gia đình thu được lãi
ròng 10 - 20 triệu đồng/ha[114]. Nhìn một cách tổng thể, do năng suất bình
quân chung còn thấp, tuy giá thu mua bông hạt đã được nâng lên, thì hiệu quả
sản xuất bông vẫn chưa cao hơn so với một số cây trồng khác như ngô, thuốc
lá... Vì vậy, cây bông vẫn chưa đủ sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh chưa cao,
làm ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích trồng bông.
- Nhu cầu hạt giống bông lai cho sản xuất ngày một tăng, nhưng cơ sở
sản xuất giống chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Hiện nay, Công ty
Bông Việt Nam có hai cơ sở nghiên cứu và sản xuất hạt giống lai F1 là Trung
tâm nghiên cứu bông và Xí nghiệp giống cây trồng. Hai đơn vị trên đã được
cấp giấy phép giao quyền sử dụng 260ha đất, đã được đầu tư hệ thống tưới
tiêu chủ động, có lực lượng lao động kỹ thuật và cán bộ khoa học. Vừa qua
các cơ sở này lại được nhà nước đầu tư hơn 1 tỷ đồng qua dự án sản xuất
bông lai F1 để cải tạo đồng ruộng, sân phơi, kho lạnh... Với thực trạng hiện
nay, cơ sở sản xuất giống của công ty bông Việt Nam đã đáp ứng một phần
nhu cầu giống lai F1 cho nông dân: năm 1998, cung cấp được 55 tấn bông lai
F1 với giá 10 USD/kg, thấp hơn giống nhập khẩu 7USD. Nhưng để tăng
nhanh lượng giống lai F1 có chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu
cầu giống của nhân dân trong những năm tới (dự tính nhu cầu giống lai F1
năm 2005 là 105 tấn), các cơ sở sản xuất giốngcần được tiếp tục đầu tư các
thiết bị chế biến giống, xưởng chế biến, các thiết bị kiểm tra chất lượng giống.
- Phần lớn những hộ nông dân trồng bông đều thuộc vùng nghèo, đời
sống khó khăn, không đủ điều kiện để mua giống với giá trên
100.000đồng/kg. Mặc dù, giá bông lai F1 sản xuất trong nước đã rẻ hơn giá
bông nhận khẩu gần 10.000đồng, nhưng so với mức vốn của nông dân trồng
bông ở những cùng kinh tế mới, vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất cao. Nhiều hộ
nông dân muốn mở rộng diện tích, nhưng không có khả năng mua giống để
sản xuất nên đành chịu.
- Thời gian qua, mặc dù các đơn vị sản xuất - kinh doanh bông đã có
nhiều biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, như Công ty Bông Việt Nam đã bán bông
với giá thấp hơn bông nhập khẩu cùng chất lượng 1 - 2%, cho khách thanh
toán chậm một tháng không tính lãi... và các đơn vị dệt đã chú ý đến việc sử
dụng bông sản xuất trong nước, nhưng nhìn chung, bông Việt Nam tiêu thụ
rất chậm.
Theo các đơn vị dệt đã và đang sử dụng bông Việt Nam thì nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng bông Việt Nam còn thấp, các
chỉ tiêu quan trọng như độ bền, độ đồng đều, độ chín của bông Việt Nam còn
thấp, trong khi đố độ hồi ẩm lại cao (trên 90%) [114]. Bông có nhiều tạp chất
như vỏ bao PP, vải, đay, xơ chết... nhiều khi sử dụng phải thuê nhân công
nhặt. Thêm vào đó, bao bì không đảm bảo tiêu chuẩn cồng kềnh, đai nẹp
không đủ bền, nên khi bốc xếp, vận chuyển hay vỡ kiện, ảnh hưởng đến chất
lượng, bông không được phân cấp gây lúng túng trong việc định giá mua và
không xác định chính xác mục đích sử dụng. Có nhiều nguyên nhân, cả khách
quan và chủ quan khiến chất lượng bông thấp, trong đó, khâu thu hoạch và
chế biến có ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
bông Việt Nam để sản xuất sợi cấp thấp.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến cho cây bông Việt Nam
chưa phát triển tương xứng với các cây công nghiệp khác như:
- Về mặt kỹ thuật, bông không phải là cây thuần nông nên kỹ thuật canh
tác chưa được phổ cập rộng rãi như cây lúa, cây đậu, cây lạc, cây ngô và các
cây công nghiệp như cà phê, cao su, mía, thuốc lá trong khi đó cây bông ấy hộ
gia đình làm mô hình phát triển chính nên vừa có mặt thuận lợi; vừa có mặt
khó khăn. Hộ gia đình thì rất linh hoạt song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
canh tác, thu hoạch, chế biến bị hạn chế.
- Bông xơ chủ yếu dùng cho công nghiệp dệt, trong trường hợp không
tiêu thụ được người nông dân không sử dụng được nhiều vào các mục đích
khác như cây lương thực.
- Việc xác định giá thu mua bông hạt chưa tuân theo quy luật giá trị, mối
quan hệ cung - cầu trong môi trường cạnh tranh, hình thức canh tác chủ yếu
theo hộ gia đình. Nên có tình trạng khi giá bông thị trường thế giới tăng cao
thì tư thương tranh mua với các tổ chức đã đầu tư đầu vụ, các cơ sở kéo sợi lại
phải mua lại của tư thương với giá tương đương giá thị trường thế giới.
Ngược lại, khi giá bông thị trường thế giới tụt xa so với thành sản xuất trong
nước thì ngành bông lỗ đậm. Cụ thể, trong ba năm 1991, 1992,1993, giá bông
thị trường thế giới giữ ở mức bình quân 55 xu Mỹ/Lb (với bông Uzbekistan),
trên 12.000 ĐVN/kg; trong khi đó, Công ty Bông trung ương thu mua được
1.380 tấn bông xơ nếu theo giá Công ty bông trung ương tính toán là 16.000
ĐVN/kg thì lỗ bao nhiêu? trước tình hình đó, Chính phủ đã trợ giá vào các
khâu khuyến nông, chưa thu thuế doanh thu, thuế vốn và bảo toàn vốn... Nhà
nước còn phải bù cho mỗi kilogam 1.000 đồng nữa mới tiêu thụ hết số bông
đó [102]. Trên đây là một thực tế mà chúng ta cần phải suy nghĩ để tìm cho
cây bông một cơ chế phù hợp qui luật thị trường. Nếu không bông vẫn không
phát triển mạnh được và khi lỗ Nhà nước bù, khi có lợi nhuận tư thương
hưởng, nông dân vẫn luôn là người chịu thiệt nhất.
- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn qua trung gian chưa đến thẳng
người trồng bông làm tăng chi phí không đáng có lại làm giảm lợi ích thực tế
của người trồng bông. Tư thương tận dụng cơ hội này để chèn ép người trồng
bông khi giá bông thị trường thế giới biến động.
- Mô hình tổ chức ngành bông chưa phù hợp với cơ chế thị trường, nhiều
cấp mà tác dụng với cơ sở và nông dân chưa cao.
2.1.2.Đối với nguồn nguyên liệu dâu tằm tơ
Tơ tằm là nguyên liệu dệt quý giá với đặc tính mềm mại, khả năng thấm
thoát mồ hôi rất tốt, lại nhẹ, mượt mà, nên là nguyên liệu quý để sản xuất ra
các mặt hàng dệt may cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao. Trồng dâu nuôi tằm
lại là nghề truyền thống của nhiều vùng nước ta nhưng thời gian qua, tuy
nhiên chúng ta chưa quan tâm thích đáng để khai thác được tiềm năng đó.
Năm 1992, diện tích trồng dâu mới chỉ đạt 35.000 ha, cho 850 tấn tơ nõn và
chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu. Còn sản phẩm từ tơ tằm trong nước không
đáng kể, chất lượng thấp. Việc chế biến phế liệu tơ tằm để kéo sợi spunsilk
còn bị bỏ trống, đây lại là một nguyên lieuẹ có giá trịi xuất khẩu không kém
gì sợi tơ nõn.
Uớc tính trong các hộ gia đình nông dân năm 1995, sản xuất khoảng
10.000 - 12.000 tấn kén tươi, tương đương 1000 - 2000 tân tơ, nhưng do giá
thu mua của công ty quốc doanh thấp (25.000 đồng/kg) nên tư thương gom
kén tươi với giá cao hơn (35.000 - 37.000 đồng /kg), tổ chức ươm tơ và xuất
khẩu qua biên giới [96].
Năm 1998 cả nước còn khoảng 11.000 ha dâu, riêng vùng dâu Lâm
Đồng, thủ phủ của ngành dâu tằm tơ cả nước tiếp tục giảm sút, từ chỗ còn hơn
4.000 ha vào đầu năm 1998 đã còn chỉ hơn 3.000 [120]. Đến tháng 10 năm
1998, Tổng công ty dâu tằm tơ đã sản xuất được 141,2 tấn tơ các loại so với
kế hoạch đề ra 389 tấn (cùng kỳ năm 1997 chỉ được 121,7 tấn). Đặc biệt sản
phẩm lụa dệt mặc dù mới đạt 112.000m bằng 55% kế hoạch nhưng đã tăng
gấp gần 500 lần so với cùng kỳ năm trước.
Sự sa sút của ngành sản xuất dâu tằm tơ do nhiều nguyên nhân khác
nhau như:
- Trước hết là do ngành dâu tằm hiện nay quản lý chưa hiệu quả, ngành
may chưa quan tâm khai thác nguồn nguyên liệu này trong các kế hoạch sản
xuất kinh doanh.
- Thứ hai là do điều kiện sản xuất tơ tằm rất khó khăn. Con tằm phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, chẳng hạn, ở vùng khí hậu lạnh, tàm làm
tổ dày, phải ngủ đông(kén độc hệ hay lưỡng hệ), ở vùng khí hậu nóng, nó làm
tổ mỏng hơn nhưng cần nhiều keo tơ tốt hơn để chống thấm nước và chống
ẩm (kén đa hệ).
- Cuối cùng là khó khăn về diện tích đất. Để con tằm phát triển cần phải
có diện tích đất đai thích hợp để trồng cây đâu là thực ăn của con tằm. Trong
quá trình công nghiệp hoá đất nước, diện tích đất trồng trọt cứ bị thu hẹp dần.
2.1.3. Đối với nguồn nguyên liệu tơ sợi tổng hợp:
Đối với nguyên liệu xơ tổng hợp cho đến nay ta phải hoàn toàn nhập
khẩu tại các thị trường như Nam Triều Tiên, Đài Loan, ấn Độ và gần đây là
Inđônesia, Thái Lan và Mỹ. Hàng năm ta phải dùng khoảng 40 triệu USD để
nhập khoảng 25.000 tấn xơ PE và 6.000 tấn tơ Petex [35].
ở nước ta, dầu thô đã được khai thác, tiềm năng phát triển nguồn nguyên
liệu sợi hoá học có thể thực hiện được khi công nghiệp lọc dầu của Việt Nam
xây dựng và đi vào hoạt động (khoảng sau năm 2000).
Như vậy, tình hình “nội địa hoá” nhóm nguyên liệu này là thấp nhất của
ngành dệt hiện nay.
2.1.4. Đối với nguồn phụ liệu hoá chất thuốc nhuộm
Về hoá chất thuốc nhuộm hầu hết cũng phải nhập khẩu, trước đây chủ
yếu nhập từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông
Âu. Nhưng từ khi các nước XHCN Đông Âu sụp đổ thì nguồn hàng của thị
trường này khôngcòn nữa. Các doanh nghiệp nhập chủ yếu từ các thị trường
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Quốc... Trong nước chỉ sản xuất được các
loại hoá chất thông thường.
Các loại hoá chất thuốc nhuộm do trong nước sản xuất hầu hết chưa đảm
bảo về chất lượng và chủng loại. Do đó, khi các doanh nghiệp dệt sử dụng để
nhuộm vải phải chịu rủi ro rất lớn do vải dễ bị phai màu và màu sắc không
đẹp dẫn đến sản phẩm khó bán hoặc bán với giá thấp. Bên cạnh đó, chủng loại
thuốc nhuộm vẫn đơn điều chưa đáp được nhu cầu để nhuộm vải nhất là vải
dành cho xuất khẩu.
2.2. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” ngành may
2.2.1. Đối với nguồn nguyên liệu vải các loại
Đây chính là sản phẩm đầu ra của ngành dệt tuy nhiên ngành dệt trong
nước chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu của ngành may. Thật vậy, từ ngày
đất nước mở cửa, chuyển sang cơ chế thị trường, ngành dệt Việt Nam tỏ ra
yếu ớt, không đủ sức cạnh tranh với hàng dệt thế giới. Trong thời kỳ 1988 đến
1993, ngành dệt Việt Nam không có sự tăng trưởng (xem bảng).
Qua bảng trên ta thấy sản lượng vải của ngành dệt trong thời gian này
liên tục giảm từ 326 triệu mét năm 1988 xuống còn khoảng 218 triệu mét năm
1993 (giảm 33,1%). Năm 1993 có thể nói là năm khó khăn nhất của ngành dệt
do vải sản xuất ra tiêu thụ rất chậm còn ứ đọng trong kho hàng trăm tỷ đồng,
có thời điểm đến 300 tỷ đồng [4]. Trong thời kỳ này, hàng dệt may Việt Nam
không cạnh tranh nổi với hàng dệt Trung Quốc và Thái Lan tràn ngập thị
trường trong nước, trong khi đó ngành may xuất khẩu chủ yếu theo phương
thức may gia công cho nước ngoài (chiếm khoảng 80 - 90%) nên hầu hết
nguyên liệu vải để may xuất khẩu đều được các đối tác nước ngoài cung cấp.
Như vậy, ngành dệt và may trong thời kỳ này chưa liên kết được với
nhau. Ngành may đã có những bước phát triển rõ rệt trong khi đó sản phẩm
của ngành dệt quá kém không thể đáp ứng nhu cầu cho may xuất khẩu.
Tuy nhiên, từ năm 1995 trở lại đây, ngành dệt đã được chú ý hơn. Đặc
biệt vào ngày 20/9/1995, Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) ra đời
nhằm tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp dệt và may, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp dệt bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp may cũng
như giúp các doanh nghiệp may tìm hiểu về nguồn hàng của các doanh nghiệp
dệt từ đó nâng cao dần tỷ lệ sử dụng vải nội địa của các doanh nghiệp dệt để
làm hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, có một vài công ty dệt được đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ. Một ví dụ đó là Công ty Dệt Thành Công. Đây là một trong những công
ty thành công trong việc đổi mới công nghệ và tăng sản lượng. Công ty đã
tăng sản lượng vải 8 lần trong thời gian từ 1976 đến 1996[3]. Tuy nhiên vì do
thiếu vốn nên chỉ có một vài công ty có thể làm được như Công ty Dệt Thành
Công. Cho đến năm 1999, toàn ngành dệt mới đổi mới được chừng 30% thiết
bị và công nghệ tiên tiến, công suất kéo sợi 177 ngàn tấn, đã sản xuất được
gần 100 ngàn tấn - trong đó, đã sản xuất được các loại sợi chỉ số cao cho hàng
dệt kim và dệt vải cao cấp: tổng sản lượng vải khoảng 500 triệu mét (khổ
0,8m); sản phẩm dệt kim: 34.000 tấn; khăn bông 10.000 tấn [116].
Tính chung cả khu vực trong nước và đầu tư nước ngoài từ năm 1995
đến nay sản lượng vải trong nước liên tục tăng và có khả năng tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao tỷ lệ Nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (33 trang).PDF