Đề tài Nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu 1

Nội dung 3

Chương 1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 3

1.1. Gia đình và chức năng của gia đình 3

1.1.1. Khái niệm chung về gia đình 3

1.1.2. Chức năng giáo dục của gia đình 4

1.2. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 8

1.2.1. Giáo dục hành vi đạo đức 8

1.2.2. Giáo dục thái độ và kỹ năng lao động 9

1.2.3. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ 10

Chương 2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. Thực trạng và giải pháp 12

2.1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay 12

2.1.1. Việc giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ đã được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, song vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại 12

2.1.2. Việc giáo dục thái độ kỹ năng lao động cho thế hệ trẻ hiện nay chỉ mới đạt kết quả bước đầu 16

2.1.3. Giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ em trong gia đình có những biểu hiện lệch lạc 17

2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 18

2.2.1. Cha mẹ là tấm gương cho con cái về mọi mặt 18

2.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái 20

2.2.3. Cải tiến phương pháp giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ 21

2.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo dục gia đình 22

2.2.5. Đẩy mạnh mô hình xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 23

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 28

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh của xã hội" [8, tr. 39]. Mặt khác, vấn đề gia đình không chỉ bó hẹp trong phạm vi mỗi nước, mà ngày nay trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Năm 1994 ủy ban văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc đã phát động "Năm quốc tế gia đình", Chính phủ ta đã hưởng ứng tích cực triển khai khắp cả nước kế hoạch chỉ đạo gia đình và đạt được kết quả rõ rệt. Ngày nay trong bối cảnh, sự phát triển kì diệu của khoa học công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra phức tạp, đặt loài người trước những cơ hội lớn, song không ít thách thức khó khăn. Hơn lúc nào hết gia đình Việt Nam phải thực hiện tốt vai trò giáo dục đối với thế hệ trẻ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới. 1.2. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 1.2.1. Giáo dục hành vi đạo đức Trong giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức. Giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách với những phẩm chất: lòng yêu Tổ quốc, yêu gia đình, lòng yêu thương con người trên kính, dưới nhường, khiêm tốn, trung thực, tự trọng và lòng dũng cảm... Trong giáo dục đạo đức, giáo dục đạo hiếu mà hạt nhân là tình thương, lòng kính trọng và sự phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là một trong những nội dung quan trọng. Nếu một con người không có lòng hiếu thảo, nghĩa là không biết tôn kính chăm sóc ông bà, cha mẹ, những người ruột thịt đã có công sinh thành nuôi dưỡng, thì họ cũng không thể có tình cảm yêu thương cộng đồng, dân tộc, lòng nhân ái đối với con người ngày nay không chỉ ở nước ta, mà trên thế giới, thái độ và hành vi đúng, tốt, đẹp đối với người lớn tuổi, người già cả là tiêu chí của văn hóa, văn minh, phụng dưỡng, chăm sóc và kính trọng ông bà, cha mẹ là tiêu chuẩn của đạo đức con người, đòi hỏi thế hệ trẻ phải nhận thức và hành động đúng. Đạo đức trong gia đình, còn thể hiện trong quan hệ giữa anh chị em ruột thịt với nhau. Cha mẹ phải giáo dục ý thức trách nhiệm đùm bọc yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giữa anh chị em trong gia đình "môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm" phải giáo dục cho trẻ lòng nhân ái. Giáo dục lòng nhân ái chính là giáo dục lòng yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Sự khác biệt giữa loài người và loài động vật chính là ở khả năng thấu cảm và đồng cảm những tình cảm nhân bản, kinh nghiệm, tinh tế đặc biệt đó. Mặt khác, gia đình phải giáo dục cho trẻ tính khiêm tốn, không chủ quan ngạo mạn, cho mình là hay là biết hơn người, hành vi lễ phép trong giao tiếp với mọi người. Nó giúp cho con người học tập những điều hay ở người khác, có phong cách cư xử chu đáo, cẩn thận cung kính, không hấp tấp vội vàng, khoe khoang và sẽ được mọi người tin tưởng mến phục. Giáo dục tính chân thực cho trẻ cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Con người có tính chân thực cũng chính là con người luôn tôn trọng nhân cách phẩm giá của mình, không để những người xung quanh coi thường và luôn giữ chữ tín. Như vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một bộ phận quan trọng, có tính chất nền tảng của giáo dục gia đình, nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình thương, rèn luyện thói quen và hành vi đạo đức, đó là những phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách con người. 1.2.2. Giáo dục thái độ và kỹ năng lao động Giáo dục lao động không chỉ để rèn thói quen lao động quí trọng thành quả lao động mà còn để phát triển ở trẻ lực và kỹ năng ở những lĩnh vực khác nhau. Lao động còn góp phần hình thành nhân cách, phát triển những tình cảm đạo đức và niềm tin của trẻ. Có thể nói giáo dục lao động đúng đắn ở gia đình là một điều kiện quan trọng để trẻ em phát triển toàn diện. Giáo dục trẻ thái độ tôn trọng đối với mọi lao động chân tay, tôn trọng và quí mến những người lao động, vì bất cứ một nghề nghiệp gì cũng cần thiết cho xã hội, có thái độ lao động tự giác, có thói quen lao động tự phục vụ từ đơn giản đến phức tạp; giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn, bảo quản, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng cá nhân, giáo dục cho trẻ làm việc đến nơi đến chốn, giáo dục cho trẻ những kĩ năng lao động cụ thể. Song điều quan trọng là cha mẹ phải làm sao giáo dục cho trẻ thói quen lao động tự giác. Một nhà giáo dục lỗi lạc đã từng khẳng định rằng: Lao động tự giác là liều thần dược để nâng cao giá trị và nhân phẩm con người. Giáo dục cho trẻ biết quí trọng sản phẩm lao động giáo dục trẻ hoàn thiện lao động trí óc, để trẻ cảm thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động học tập. Điều này rất cần thiết để các em bước vào đời, giúp cho trẻ biết nỗ lực vươn lên đạt kết quả tốt. 1.2.3. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ Cuộc đời của một con người có được khỏe mạnh, trường thọ hay không là kết quả của một quá trình biết gìn giữ chăm sóc, sự phát triển của cơ thể ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, cả giai đoạn trung niên cho tới khi về già. Nhưng có sự phát triển thể chất ở lứa tuổi thanh thiếu niên có một ý nghĩa rất đặc biệt có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các giai đoạn sau của cuộc đời. Giáo dục thể chất cho trẻ ở trong gia đình trước hết các bậc cha mẹ phải quan tâm tới sự ăn uống, không ăn xô bồ, ăn uống phải có mức độ vừa phải, phải vệ sinh trước khi ăn, phải thể dục buổi sáng... xã hội càng văn minh tiến bộ, thì việc thưởng thức cái đẹp, thể hiện cái đẹp của con người ngày càng cao, nó trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nguồn gốc của cái đẹp là cuộc sống hiện thực xã hội với tính đa dạng phong phú của nó, con người có thể bắt gặp khắp nơi. Con người càng yêu cái đẹp bao nhiêu, thì càng căm ghét cái xấu xa bấy nhiêu, nhờ vậy con người trở thành thanh cao, có văn hóa. Con người tiếp thu cái đẹp đầu tiên chính là ở trong gia đình. Vai trò của gia đình là đặc biệt quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ, những ấn tượng đầu tiên về cái đẹp của màu sắc, âm thanh, tiếng ru của mẹ, những cảm xúc sự âu yếm, vuốt ve... Có thể nói những mầm mống của cái đẹp được tiếp nhận ở trong gia đình là nền tảng để xây dựng cái đẹp của cả cuộc đời. Thế giới tự nhiên chứa đựng bao nhiêu cái đẹp sâu sắc và thâm thúy của nó, nhưng rèn luyện cho trẻ những cảm xúc, những tình cảm thẩm mỹ về cái đẹp trong giao tiếp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, xã hội và ngay chính bản thân mình thì cha mẹ có thể làm được. Trong cuộc sống cái đẹp thể hiện muôn màu muôn vẻ gia đình phải giáo dục cho trẻ trước hết phải học cảm thụ cái đẹp, rồi biết đánh giá, có ý thức về cái đã cảm thụ được, từ đó mà phát hiện và sáng tạo ra cái đẹp. Chương 2 Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Thực trạng và giải pháp 2.1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay 2.1.1. Việc giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ đã được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, song vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, có lẽ chưa bao giờ gia đình lại có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và phấn đấu làm giàu, nhưng cũng hiếm khi gia đình lại đứng trước khó khăn nghiệt ngã như lúc này. Trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, rồi khó khăn chồng chất - trong thời bao cấp - giờ đây cùng với toàn xã hội, cơ chế mới đã làm cho mỗi gia đình bớt đi rất nhiều những khó khăn thiếu thốn thưởng thức của cuộc sống vật chất hàng ngày. Mọi người được tự do hoạt động mở mang phát triển sản xuất kinh doanh để vươn lên làm giàu chính đáng. Do vậy mức sống ngày càng cải thiện rõ rệt. Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được nâng cao. Đó là cái được to lớn và hết sức quí giá đối với mỗi gia đình. Song nhiều khi người ta đua nhau làm kinh tế cho nhau làm giàu mà quên những vấn đề vô cùng hệ trọng như: Việc quan tâm chăm sóc giáo dục con cái, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tạo bầu không khí giáo dục trong gia đình gạt bỏ những tiêu cực xâm nhập vào đời sống gia đình... giữ gìn nề nếp văn hóa của gia đình... Vì vậy, những vấn đề thuộc về đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay đang có những biểu hiện sa sút, nhiều hành vi trái với đạo lý pháp luật (tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm) vẫn xảy ra là gánh nặng đè lên mỗi gia đình, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó là do tác động của cơ chế thị trường nên sự quản lý của gia đình đối với con cái có xu hướng lỏng lẻo. Điều đáng chú ý đang xuất hiện ở trong xã hội hiện nay là: một số gia đình mải lo làm ăn kinh tế lo làm giàu mà ít quan tâm tới giáo dục con cái. Họ cho rằng có tiền sẽ có tất cả kể cả tình cảm. Chính vì vậy mà họ giao phó con cái mình cho nhà trường và xã hội. Đây là vấn đề đáng báo động trong xã hội ta hiện nay, khi mà đồng tiền vẫn đang can dự mạnh mẽ vào giao dịch, trao đổi giữa người với người, thì nó dễ dàng can thiệp vào lối sống, các mối quan hệ giữa con người với con người. Nếu các bậc cha mẹ trong các gia đình có quan điểm có tiền là có tất cả, thì chính bản thân họ là người làm mất những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình, xã hội. Do đó họ không thể giáo dục tốt con cái được. Còn những đứa trẻ trong gia đình ấy không chỉ thiếu hụt về mặt tình cảm, mà còn chịu ảnh hưởng những thói hư tật xấu từ cha mẹ chúng. Có những gia đình, bố mẹ không có thời gian quan tâm nhiều được đến con cái, với một lý do gia đình quá khó khăn nên họ phải dành hết thời gian cho công việc. Trong những môi trường như vậy trẻ không chỉ hụt hẫng về mặt tình cảm, đời sống vật chất, mà còn dễ bị sa ngã vào những cám dỗ từ bên ngoài. Song điều đáng chú ý là thời gian chăm sóc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ chỉ tập trung vào tình hình học tập, làm bài ở trường, còn việc giáo dục uốn nắn những hành vi đạo đức thì còn thiếu quan tâm đúng mức. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều kiểu loại giá trị khác nhau, tích cực, tiêu cực... cái xấu và cái tốt, cái cũ và cái mới, những giá trị cũ lạc hậu chưa mất hẳn, cái mới tiến bộ đang hình thành hoặc chuẩn bị hình thành, ở trong xã hội đầy biến động và phức tạp đó, tầng lớp thanh niên rất dễ bị lôi cuốn chạy theo lối sống không lành mạnh nếu thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, bởi họ là những người thiếu kinh nghiệm sống nhiều khi không biết cách lựa chọn, phân biệt đâu là những chuẩn mực đạo đức và đâu không phải là những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cho nên gia đình đóng vai trò là "bộ lọc" có tác dụng kiểm tra, ngăn ngừa loại bỏ những yếu tố văn hóa phản giá trị. Thật đáng phê phán cho những gia đình hiện nay chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách con cái họ. Mặt khác, có những gia đình lại áp dụng phương pháp quản lý con cái một cách khắt khe quá đáng; cấm đoán con đủ điều, không cho con giao du và vui chơi với bạn bè, hạn chế con tiếp xúc với xã hội... và hành vi, hoạt động của con được kiểm tra, kiểm soát rất nghiêm ngặt. Việc quản lý phản khoa học, trái với tâm lý lứa tuổi, mặc nhiên đã biến đứa trẻ thành thụ động, nhu nhược, thiếu ý chí, và khi đã đến mức không chịu đựng được nữa, đứa trẻ tìm cách chống lại thoát khỏi sự quản lý quá đáng của gia đình, để tìm lấy "tự do" thoải mái cho mình. Sự tan vỡ của gia đình cũng là một lý do gây ra nỗi bất hạnh không gì có thể bù đắp nổi cho những đứa con, đẩy chúng vào hoàn cảnh hoảng loạn sợ hãi về đời sống tình cảm. Các nhà nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học đều khẳng định: Những trẻ lớn lên trong những gia đình bố mẹ bất hòa, li dị, li thân thì nhân cách đều phát triển không bình thường. Sự suy thoái đạo đức lối sống của thanh niên hiện nay còn bắt nguồn từ sự không hòa thuận trong gia đình. Các thành viên tuy sống với nhau, nhưng chẳng ai quan tâm đến ai, bố mẹ con cái đều tìm sự hứng thú thỏa mãn ở ngoài xã hội, ở sự nghiệp, bạn bè, con cái được thả lỏng tự do, thiếu sự chăm sóc quản lý đúng mức, sẽ dẫn đến tình trạng làm cho trẻ mất đi niềm tin về cách giáo dục gia đình, trẻ dễ hư hỏng và sa ngã. Một nguyên nhân quan trọng nữa là không ít gia đình hiện nay, do cha mẹ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức hoặc dùng bạo lực đối với việc giáo dục con cái đã dẫn đến hiệu quả thấp trong giáo dục gia đình, không ít gia đình thương yêu chiều chuộng con quá đáng, mù quáng thỏa mãn vô điều kiện những đòi hỏi của con cái và cố gắng tạo cho con cái những điều kiện khiến cho chúng luôn luôn được sống trong hoàn cảnh sung sướng nhàn hạ, những người làm cha, làm mẹ lập luận rằng cuộc đời mình đã từng khổ sở, đời con mình phải cố gắng lo cho nó sung sướng. Quan niệm sai lầm đó nhiều khi dẫn đến hậu quả hết sức tai hại. Một đứa trẻ được nuông chiều từ bé bao giờ cũng là một đứa trẻ khó dạy. Vì chiều con quá mức khi đứa trẻ lớn lên sẽ không thể là người có nghị lực được, nó không tự chủ đối với bản thân và chính nó sẽ là nô lệ của những nguyện vọng ham muốn thiếu lành mạnh. Chiều chuộng con quá mức, thỏa mãn vô nguyên tắc những đòi hỏi của con, thì sớm muộn cũng đưa trẻ tới con đường hư hỏng, sống trong một gia đình như thế, đứa trẻ sẽ trở thành ích kỉ, lười nhác, thiếu vị tha và nguy hiểm nhất là thói quen không muốn lao động, không tỏ ra biết ơn cha mẹ. Những ai thực sự yêu thương con, thì phải rèn luyện tính cách cho con, phải cố gắng luyện tập cho con khắc phục mọi khó khăn, sửa chữa khuyết điểm. Trong đó khuyết điểm đáng sợ nhất là không muốn lao động và không biết lao động. Ngược lại với thái độ nuông chiều, một số người làm cha, mẹ lại cho rằng phải dùng roi vọt, phải khắc nghiệt mới giáo dục được con cái. Cũng có người làm cha làm mẹ vốn bản tính là người tàn nhẫn, hễ con có hành vi sai lệch, khó bảo là họ đay nghiến đánh chửi không thương tiếc. Đây là điều cần được dư luận xã hội lên án một cách gay gắt. Tại Điều 8 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta quy định: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự, trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ điều đó, bởi trở thành cha mẹ thì dễ nhưng xứng đáng là cha mẹ thì rất khó, đành rằng cha mẹ nào chẳng thương con, mong muốn con cái nên người thành đạt, nhưng chỉ có lòng mong muốn tốt đẹp thôi chưa đủ, mà cần phải có kiến thức về con người, về phương pháp giáo dục con người trên cơ sở khoa học, mới đảm bảo xây dựng con người mà xã hội chờ đón. Bởi vậy, cách giáo dục bằng bạo lực không thể giúp cho cha mẹ giáo dục con tốt, hoặc gây cho con sợ sệt, và đó là nguyên nhân làm cho trẻ bỏ nhà đi lang thang dễ đi vào con đường tội phạm. Hiện nay, một số gia đình do cha mẹ thiếu gương mẫu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong gia đình mà cha mẹ là những người không tốt, buôn gian, bán lận, nghiện rượu, cờ bạc, thì họ sẽ làm tổn hại con cái họ rất nhiều về mặt phẩm chất tư tưởng đạo đức. Chính bản thân họ không thể giáo dục đạo đức cho con cái được tốt khi chính họ không xứng đáng là những tấm gương tốt cho con cái noi theo, người xưa thường nói "cha nào con ấy". Cha mẹ xấu, con xấu là lẽ thường tình, nhưng cha mẹ tốt mà con cái hư hỏng không ngoan mới là vấn đề cần suy nghĩ. 2.1.2. Việc giáo dục thái độ kỹ năng lao động cho thế hệ trẻ hiện nay chỉ mới đạt kết quả bước đầu ở thành thị, khá phổ biến tâm lý cho rằng, con cái chỉ lo học tập, cha mẹ dành hết thời gian cho con cái để con chỉ chuyên tâm vào học. Đành rằng việc tạo điều kiện tốt nhất để con cái học tập là rất tốt, là cần thiết, song nếu quá máy móc, không sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý, thì sẽ không hình thành được ở trẻ thói quen lao động, thói quen tự phục vụ và giúp đỡ người khác đứa trẻ sẽ có thái độ dựa dẫm, ỷ vào cha mẹ. Cha mẹ cần giáo dục cho trẻ lòng yêu lao động và nghĩa vụ lao động đối với gia đình và xã hội. Vì nghĩa vụ lao động đối với tập thể là cơ sở đạo đức cao nhất trong hoạt động của trẻ. Một con người được giáo dục theo tinh thần như vậy sẽ không bao giờ chỉ làm việc cho bản thân mình. Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động cho trẻ là vô cùng cần thiết. Những người làm cha mẹ không nên tách đứa trẻ ra khỏi công việc sinh hoạt của gia đình. ở thành phố cha mẹ có thể quan tâm tổ chức lao động cho trẻ ví dụ như: Lau nhà, chăm sóc vài chậu hoa, chuẩn bị bữa cơm giúp mẹ, đổ rác, rửa bát, quét nhà. Cha mẹ phải luôn có niềm tin vào ý thức và khả năng lao động của trẻ, không nên vội vàng và thiếu tin tưởng mà không cho trẻ tham gia vào công việc, và niềm vui của trẻ sẽ được nhân lên rất nhiều khi cha mẹ kịp thời nhận xét động viên. ở nông thôn, trẻ em tham gia lao động từ rất sớm, nhiều khi trẻ phải lao động quá sức, trẻ em phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình với những công việc như: Chăn trâu, cắt cỏ, thu hoạch ngô, khoai, đậu, lạc, lúa... và nghề thủ công trợ giúp gia đình, nhiều khi không còn thời gian nghỉ ngơi học tập vui chơi khiến cho trẻ bị thiệt thòi về nhiều mặt. Nói đến lao động trẻ em, không thể không nói đến tình trạng lạm dụng sức lao động của một số trẻ em phải lang thang kiếm sống hiện nay. Các em phải làm việc quá sức, quá với khả năng của mình, so với số trẻ em lang thang lao động kiếm sống thì những trẻ em sống yên ổn trong các gia đình nông thôn vẫn hạnh phúc hơn nhiều. Các em vừa tham gia vào công việc giúp gia đình, vừa được đến trường học tập, lại được sống trong bầu không khí tự nhiên, cởi mở của gia đình, bạn bè, họ hàng làng xóm thân quen, giữa tình cảm yêu thương và sự che chở của những người ruột thịt. Còn số trẻ em lang thang lao động để kiếm sống phải giành giật việc làm, hoặc phải chịu cảnh bóc lột của chủ thầu, mặc cho lao động quá sức, nhưng chỉ nhận được đồng lương rẻ mạt. Đã đến lúc cần phải có giải pháp cơ bản để bảo vệ quyền trẻ em, không để chúng bị thiệt thòi, bị lạm dụng và bóc lột quá sức. 2.1.3. Giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ em trong gia đình có những biểu hiện lệch lạc Do tác động cơ chế thị trường mà việc giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ em trong gia đình hiện nay đang có những biểu hiện lệch lạc. Việc giáo dục thể chất cho con cái là vấn đề không kém phần quan trọng. Giáo dục thể chất cho trẻ trong gia đình trước hết là quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ. Hiện nay đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện và nâng cao, các bậc cha mẹ có điều kiện hơn rất nhiều trong vấn đề bồi dưỡng khẩu phần ăn nhằm tăng sức khỏe cho con cái, nhưng lại có xu hướng thái quá. Vì thương con phải học nhiều nên cho con ăn uống nhồi nhét quá mức độ, ăn uống xô bồ, tạp nham, dẫn đến hiện tượng béo phì ở lứa tuổi đến trường. Mặt khác, do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, xuất hiện nhiều hình thức vui chơi giải trí, chơi điện tử, rồi báo chí, sách vở, chuyện tranh lan tràn khắp thị trường đã thu hút trẻ vào những hoạt động ấy mà lười vận động thể dục thể thao. Vì vậy, gia đình cần giáo dục cho trẻ thói quen tập thể dục buổi sáng, kết hợp với vui chơi giải trí lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi tùy thuộc hoàn cảnh của mỗi gia đình. Quan niệm về cái đẹp hiện nay do tác động của lối sống phương Tây cũng có nhiều biểu hiện lệch lạc: Ngày nay giáo dục gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn lao. Nhiều giá trị của các nguồn văn minh thế giới ồ ạt du nhập vào chưa được gạn lọc, kiểm định đang tạo ra biết bao tệ nạn xã hội lan tràn ảnh hưởng đến phát triển nhân cách. Tác động của nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là lối sống tư sản hiện đại, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng báo chí, băng hình đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách trẻ, nhất là vấn đề ăn mặc, cư xử, nói năng... Về vấn đề nói năng thiếu lễ phép, nói trống không, chửi thề, chửi tục, cướp lời người khác đang diễn ra phổ biến đối với thanh niên. Cách ăn mặc hiện nay của thanh thiếu niên hết sức tùy tiện, ăn mặc lố lăng kệch cỡm, không ít trẻ em đua đòi nay mốt này, mai mốt khác, nhuộm tóc đỏ, vàng, xanh bất chấp điều kiện kinh tế gia đình như thế nào và phản ứng của xã hội ra sao. Chính vì vậy, gia đình cần quan tâm giáo dục trẻ quan tâm về cái đẹp thế nào cho đúng, ăn nói thế nào, cách xưng hô, cư xử trước mọi người cho phù hợp với quy tắc chuẩn mực của xã hội, cái đẹp thường gắn với cái chân và cái thiện, nếu thiếu hụt giáo dục thẩm mỹ của gia đình thì con người tuy có bản chất tốt nhưng trong khi giao tiếp ứng xử với người khác trở thành cẩu thả, thiếu tế nhị, thậm chí thô lỗ khiến mọi người khó chịu. 2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 2.2.1. Cha mẹ là tấm gương cho con cái về mọi mặt Muốn giáo dục cho con ngoan, hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách tốt đẹp để trở thành người công dân tốt trong tương lai, các bậc cha mẹ nhất thiết phải gương mẫu, hoàn thành các vai trò của mình đối với gia đình và xã hội, để cho con cái bắt chước làm theo. Cha ông ta từ rất sớm đã nhận thức rõ về vai trò tấm gương của cha mẹ: "Giỏ nhà ai quai nhà ấy", "Nòi nào giống ấy" "Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh" v.v... Sự gương mẫu của cha mẹ trong nếp sống hàng ngày đã trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm, niền tin và hành động của trẻ. Khi con còn ở tuổi ấu thơ, sự gương mẫu ấy có tác dụng như những động tác mẫu mực để con bắt chước, mà không cần phải giải thích phân tích lý thuyết dài dòng. ở tuổi thanh thiếu niên các em đã có những tri thức nhất định để phân biệt đánh giá đúng sai, tốt, xấu, nếu bố mẹ làm những điều sai điều xấu thì không những uy tín của họ đối với con cái bị giảm sút, mà sự kính trọng niềm tin cũng bị sứt mẻ. Vì vậy, sự gương mẫu của cha mẹ đối với con cái ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều; tấm gương hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút của cha mẹ, quan điểm, thái độ, hành vi của cha mẹ, toàn bộ lối sống và hoàn cảnh gia đình, đều có ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức và tâm lý con cái, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ai. Nếu cha mẹ thực sự quan tâm đến giáo dục con cái thì họ phải là những tấm gương về nhân cách, đạo đức ngày nay không ít các bậc cha mẹ có những biểu hiện thiếu gương mẫu, trong làm ăn sinh sống, ứng xử xã hội, ứng xử gia đình. Cha mẹ mà vô lễ với ông bà, không thành kính đối với ông bà, dẫn đến con cái hỗn láo với cha mẹ, cha mẹ làm ăn dối gian, con dễ sa chân vào con đường trộm cắp. Giec-din-xki đã từng nói: Đứa trẻ cảm thụ nỗi đau khổ của những người mà nó yêu quý, một điều tưởng chừng rất nhỏ mọn nhưng cũng ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ thơ. Cho nên trước mặt con cái cha mẹ phải biết gìn giữ đừng có những hành vi vô đạo đức, cái cọ nhục mạ nhau, bởi điều đó sẽ reo rắc những ấn tượng xấu, làm hoen ố tâm hồn trong sáng của trẻ. Cha mẹ phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm để con cái noi theo. Cha mẹ giáo dục con không chỉ bằng tri thức, tình cảm, bằng lời nói; mà còn bằng chính những việc làm cụ thể của bản thân mình. Sự gương mẫu của cha mẹ ảnh hưởng tới sự gương mẫu của con cái sau này. Do đó cha mẹ phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, có như vậy họ mới là những người có uy tín, được con cái mến phục tin yêu, những lời khuyên bảo của họ mới được con cái dễ dàng chấp nhận như những bài học hữu ích cần thiết cho cuộc đời. 2.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái Từ thực trạng giáo dục gia đình hiện nay cho thấy một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến giáo dục gia đình là do trình độ văn hóa, năng lực của một bộ phận cha mẹ không đáp ứng được việc truyền thụ và giáo dục con cái, ý thức trách nhiệm cung như nội dung, phương pháp giáo dục có nhiều hạn chế và bất cập. Vì vậy, muốn giáo dục tốt con cái trước hết cha mẹ phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục con cái... Đối với gia đình nhiệm vụ nuôi và dạy con không thể tách rời nhau, nhưng trước hết muốn dạy con phải hiểu con. Hiện nay việc không hiểu biết về tâm lý trẻ em hiện tại vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là lý do làm sa sút vai trò giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Chính vì vậy cha mẹ cần tăng cường những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lý trẻ ở mọi lứa tuổi. Cha mẹ phải không ngừng tu dưỡng củng cố cho mình những phẩm chất tích cực, khắc phục những nhược điểm, mà còn thường xuyên mở rộng tầm hiểu biết, chính trị, văn hóa, kiến thức giáo dục, để nắm vững phương pháp giáo dục và không ngừng học hỏi kinh nghiệm hay về giáo dục con cái. Cha mẹ có thể học qua sách báo phim ảnh và tham gia các câu lạc bộ gia đình, để nâng cao kiến thức, chăm sóc giáo dục con cái một cách khoa học. Bên cạnh đó còn có các câu lạc bộ khác như: Câu lạc bộ các bà mẹ, câu lạc bộ cha mẹ học sinh tất cả đều nhằm mục đích giúp cho các bậc cha mẹ nâng cao kiến thức của mình. 2.2.3. Cải tiến phương pháp giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ Hiện nay phương pháp giáo dục trong gia đình đối với thế hệ trẻ đã có những thay đổi phù hợp hơn với nội dung giáo dục và sự phát triển của xã hội. Cách giáo dục bằng phương pháp hành chính, bắt trẻ phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ, đã dần dần thay bằng phương pháp định hướng khích lệ. Bầu không khí bình đẳng, dân chủ trong gia đình cũng là phương pháp giáo dục có ý nghĩa thiết thực. Cha mẹ phải luôn luôn tôn trọng nhân cách trẻ mở rộng tự do, tự chủ cho con cái, không nên quá nuông chiều con, và cũng không nên quá nguyên tắc, thực tế có những gia đì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNCKHDT~121.doc
Tài liệu liên quan