MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU. 1
Chương 1: Nghiên cứu những thương vụM&A thất bại trên thếgiới do vấn đềnhân sựđể
rút ra bài học cho Việt Nam . . .3
1.1. Một sốthương vụM&A thất bại điể n hình:. . 3
1.2. Nguyên nhân thất bại: . 7
1.3. Bài học kinh nghiệm dành cho thịtrường M&A Việt Nam: . 26
Kết luận chương 1 . 29
Chương 2: Nhìn nhận lại vấn đềnhân sựtrong hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua . .
2.1. Thực trạngvềhoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua : . 30
2.1.1. M&A giai đoạn từnăm 1997 đến năm 2006:. 30
2.1.2. M&A giai đoạn từnăm 2007 đến nay:. 32
2.2 Tình hình M&A theo một sốngành tại Việt Nam trong thời gian gần đây: . 35
2.2.1. Tình hình hoạt động M&A theo ngành nói chung: . 35
2.2.2.Tình hình hoạt động M&A trong ngành tài chính & ngân hàng thời gian gần đây:. 36
2.2.3. Tình hình hoạt động M&A trong ngành công nghiệp thời gian gần đây: . 37
2.3.Một vài điểm mới trong ho ạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian gần đây:. . . . 39
2.3.1. Xu hướng Doanh nghiệp Việt Nam trởthành người đi mua : . 39
2.3.2. Sựsắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn
đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước: . 40
2.3.3. Những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán: . . 41
2.4. Nhìn lại vấn đềnhân sựqua các thương vụM&A tại Việt Nam: . 42
Kế t luận chương 2 . . . 49
Chương 3: Xu hướng hoạt động M&A trong năm 2010 và những giải pháp cho vấn đềnhân
sự ởViệt Nam . 50
3.1 Xu hướng hoạt động M&A năm 2010 tại Việt Nam:. 50
3.1.1. Nhận định xu hướng cho thịtrường M&A tại Việt Nam năm 2010: . 50
3.1.2. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành. 53
3.2 Giải pháp cho vấn đềnhân sựcho vấn đềM&A tại Việt Nam . 56
3.2.1 Ứng dụng mô hình due diligence đểhoàn thiện vấn đềnhân sựcho hoạt động
M&A tại Việt Nam . 56
3.2.2 Các giải pháp hỗtrợcho hoạt động M&A Việt Nam . . 69
Kết luận chương 3 . 79
KẾT LUẬN. 80
Danh mục tài liệu tham khảo . 81
PHỤLỤC . . . . .1
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau.
Với trường hợp DN muốn bán công ty, cần hỏi rằng tại sao mình muốn bán? Có quá
nhiều DN quyết định bán chậm, nên bị giảm giá rất lớn. DN cần phát hiện vấn đề trước,
với tầm nhìn xa. Ví dụ, một DN đang kinh doanh mặt hàng nước giải khát, nhưng trên thị
trường chuẩn bị xuất hiện người khổng lồ, thì chắc chắn, khả năng cạnh tranh sẽ bị ảnh
hưởng. Khi đó, nếu không tính toán, thị phần bị giảm do cạnh tranh, thì lúc muốn bán,
DN sẽ không còn được giá như lúc mà họ nhận được lời đề nghị.
Một điều nữa mà DN cần chú ý khi M&A là mặc dù đã đàm phán và hoàn tất phần mua
bán DN, nhưng khi đó mới chỉ hoàn thành 50% công việc. 50% còn lại liên quan rất
nhiều tới khâu sáp nhập (con người, hệ thống, kế toán...).
Các vấn đề về nhận sự:
1 ví dụ về các vấn đề nhân sự mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải như năm 2008, khi
PetroVietnam tiến hành sáp nhập Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty
Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) thành Tổng công ty Dầu (PV Oil), sáp
nhập hai công ty PV Media và PVFC Media thành Công ty Truyền thông Dầu khí, đã xảy
ra nhiều chuyện "đau đầu" về công tác bố trí nhân sự. Có thể kể những thiếu sót thuộc
vấn đề nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam như:
a) Thiếu thông tin trong cộng đồng công ty
Thông tin không tốt trong cộng đồng nhân viên, giữa những nhân viên ở những cấp bậc
khác nhau trong công ty, giữa hai công ty sáp nhập, là một trong những nhân tố chính dẫn
đến sáp nhập thất bại. Quản lý cấp trung và nhân viên ở cấp thấp hơn là những người chịu
ảnh hưởng lớn từ quá trình sáp nhập. Có ít hơn 30% quản lý cấp trung và nhân viên được
công ty thông báo về việc sáp nhập và mua lại. Vì thế, không có gì lạ khi “nhiều nhân
viên quản lý hiểu và biết rõ hơn về công ty của mình qua việc đọc báo hàng ngày hơn là
nghe thông tin từ quản lý cấp cao của họ.
Không phải chỉ riêng việc thiếu thông tin trong công ty là vấn đề nghiêm trọng trong
trong quá trình sáp nhập, sự giấu giếm thông tin có chọn lọc của một bộ phận quản lý cấp
- 46 -
trung, những người bị ảnh hưởng bởi sáp nhập, sự mất lòng tin ở một bộ phận nhân viên
cũng là vấn đề nghiêm trọng. Trong vài trường hợp, công ty nhận thấy cần phải nói dối
với nhân viên bằng cách cam đoan về vị trí và tiền lương của họ, về không có sự sa thoải
nào trong tương lai.
b) Thiếu sự đào tạo nhân viên
Thiếu sự đào tạo, không chỉ nhân viên trong công ty sáp nhập, mà cả cấp quản lý và
chuyên viên nhân sự, người theo dõi quá trình sáp nhập, là một trong yếu tố dẫn đến sự
thất bại trong sáp nhập. Đào tạo là một thành phần thiết yếu trong quá trình trước và đang
sáp nhập, cũng như trong quá trình đạt đến mục tiêu hợp nhất êm thắm.
Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia nhân sự bị tách rời khỏi quá trình sáp nhập bởi vì
họ bị nghĩ yếu kiến thức khi đàm phán sáp nhập Do vậy, các nhà quản lý thường không
thích có chuyên gia nhân sự trong quá trình sáp nhập bởi vì họ nghĩ phòng nhân sự không
có những kỹ năng cần thiết cho quá trình đàm phán M&A.
Nếu tình trạng này không thay đổi, các nhà quản lý sẽ không thể đạt hiệu quả trong quá
trình trước khi sáp nhập và sẽ thiếu kiến thức cần thiết để có thể giải quyết những nhu
cầu của công ty mới sáp nhập.
Những nhà quản lý cần có được đào tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty lớn
hơn. Nếu họ không được đào tạo kỹ, hiệu quả và lợi nhuận của công ty sẽ chịu tác động
không tốt.
c) Thiếu nhân tố nhân sự chủ chốt và nhân viên lành nghề
Mặc dù quyết định M&A thường dựa trên mong muốn đạt đến một lực lượng lao động
lành nghề, kiến thức và chuyên môn cao, việc mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết
bởi lãnh đạo công ty, người đã không có những bước chuẩn bị phù hợp để giải quyết vấn
đề này. Họ cần phải nhận biết được khi nào nhân viên chuẩn bị rời bỏ công ty sau các
quyết định M&A. Các nhà lãnh đạo cần nói chuyện với nhân viên về những kiến thức và
thành quả đạt được như là một phần của quá trình M&A.
d) Khác biệt về văn hóa dẫn đến thiếu sự hòa hợp văn hoá trong công ty:
Ngoài ra, nguyên nhân được cho là cơ bản gây thất bại của các vụ M&A, theo ông
Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital, chính là sự khác biệt về văn hóa.
Sự khác biệt này khiến các công ty khó hòa nhập được với nhau tạo nên thể thống nhất
cho doanh nghiệp. Điều đó có thể gây nên các mâu thuẫn về quản trị.
M&A là tiến trình tất yếu phải có của bất kỳ nền kinh tế nào nhưng không phải trường
hợp nào, M&A cũng là giải pháp cuối cùng. Đấy là xét trên góc độ lợi ích doanh nghiệp.
Còn đối với lợi ích quốc gia, như ông Stephen Gaskill, Giám đốc Dịch vụ tư vấn của
- 47 -
Pricewaterhouse Coopers Vietnam đã từng nói với báo giới: "Khi M&A chỉ tập trung vào
một vài lĩnh vực nào đó và cho phép một số ít công ty chi phối thị trường, nó có thể làm
giảm tính cạnh tranh và hạn chế sự phát triển của đất nước. Hiện tại bối cảnh này chưa
diễn ra ở Việt Nam, nhưng đó vẫn là vấn đề đáng được suy ngẫm cho tương lai đối với
các cơ quan chức năng".
Ngay cả khi hai công ty dường như có tất cả những yếu tố thuận lợi cho việc sáp nhập
thành công, thì sự khác biệt về văn hoá có thể làm hỏng thương vụ này. Nó không đủ nếu
hai công ty xem như rất thích hợp với nhau trên giấy tờ, nếu nhân viên trong hai công ty
không thể làm việc chung với nhau thì thương vụ này không thể thành công .
Giới kinh doanh quốc tế đã chỉ ra rằng, thông tin kém và không có khả năng hoà hợp văn
hoá là hai nguyên nhân chính của sự thất bại trong sáp nhập. Khác biệt trong văn hoá
không thể được giải quyết hiệu quả bằng các quyết định hành chính.
Ngay cả những kế hoạch tốt nhất (bao gồm phân tích quy trình, chiến lược marketing,
quy định pháp lý…) cũng có thế thất bại nếu con người không thể làm việc chung với
nhau. Nếu hai lực lượng lao động không thể cùng hợp tác dưới cùng mục tiêu định sẵn,
thì ngay cả những kế hoạch tài chính tốt nhất cũng không thể thành công.
Mặc dù đã có những nhận định cụ thể về việc khác biệt gây nên những thất bại trong sáp
nhập, nhưng để đối phó với những vấn đề này chúng ta phải làm gì?
Một điều khá phổ biến là có những khác biệt lớn về văn hóa doanh nghiệp tồn tại ở
những công ty trước khi M&A. Quản trị những sự khác biệt văn hóa này là thử thách
mang tính chiến lược trong quá trình hợp nhất. Rất nhiều ví dụ về sự “lệch pha” trong văn
hóa doanh nghiệp đã diễn ra, kể cả trong những thương vụ nổi tiếng. Đây là điều mà các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang thiếu sót và cần phải chú ý hơn nữa.
e) Nhân tố con người
Giữ lại lực lượng lao động lành nghề, nguyên nhân chính sâu xa của những quyết định
sáp nhập, sẽ chiếm phần lớn thời gian trong quá trình sáp nhập, các nhà quản lý nên gia
tăng nỗ lực giữ lại lực lượng lao động lành nghề trong công ty. 76% các chuyên gia nhận
thẩy được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình hợp nhất M&A - theo nghiên
cứu của Watson Wyatt, nhưng vẫn còn những nhà quản lý chưa nhận thức hết được tầm
quan trọng của việc giữ lại những người giỏi.
Thông tin chân thật và xuyên suốt với người lao động là phần quan trọng của cấp quản lý.
Nếu qúa trình thông tin đạt hiệu quả, nó có thể làm giảm đi sự nghi ngờ của người lao
động và cho họ thấy được triển vọng phát triển của công ty. Nếu cấp quản lý không trung
- 48 -
thực về những vấn đề sáp nhập, họ sẽ làm mất lòng tin của người lao động và là nguyên
nhân dẫn đến sự ra đi của họ .
Chính sách lương và thưởng cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách giữ người,
chúng nên được thể hiện rõ ràng trong quá trình sáp nhập, không chỉ ở các cấp quản lý
mà còn ở tất cả các cấp bậc trong công ty. Chúng phải thể hiện được chính sách và mục
tiêu mới của công ty mới sau khi được sáp nhập.
Những công ty đang xem xét việc cắt giảm tiền lương hay cắt giảm nhân sự nên thận
trọng và nhớ rằng, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Lao động giỏi là tài sản quý giá
của doanh nghiệp và các nhà quản trị công ty nên lưu ý vấn đề này khi quyết định cắt
giảm lao động.
f) Mở rộng và chuyên nghiệp cộng đồng công ty
Cộng đồng trong công ty ở các cấp độ khác nhau và đều bị tác động bởi các bước trong
quá trình sáp nhập là chìa khoá để thành công. Thật thú vị khi các số liệu cho thấy, chỉ
5% chuyên viên đặt vấn đề nhân sự và cộng đồng trong công ty như là một vấn đề quan
trọng, trên cả vấn đề tài chính, mặc dù 71% chuyên viên chỉ ra rằng cộng đồng công ty là
thành phần quan trọng của quy trình M&A. Cộng đồng là một tầng lớp ảnh hưởng đến thị
trường, một công cụ để quản trị nội bộ và là thành phần nguy hiểm tiềm tàng khi có thể
chỉ cần một người, với một câu nói, có thể phá hủy giá cổ phiếu công ty.
Là điều rất cần thiết khi quản trị cộng đồng thật rõ ràng và phù hợp, đến tất cả các nhân
viên ảnh hưởng của việc sáp nhập, bao gồm cả kế hoạch thay đổi chỗ làm hay quy trình
tổ chức. Nếu cấp quản lý không thể thảo luận về sáp nhập trong khi việc thương lượng,
đàm phán đang tiến hành, thì sau đó nên tổ chức buổi nói chuyện liền ngay trong giai
đoạn trước khi sáp nhập.
Quy trình thảo luận trong công ty nên bao gồm việc chỉ ra những mục đích trong việc sáp
nhập công ty, ảnh hưởng của nó đến các nhân viên và cung cấp cho họ những thông tin
trong suốt quy trình đàm phán sáp nhập. Nó cũng rất quan trọng cho các công ty sáp nhập
mở rộng quan hệ khách hàng và đoan chắc lại một lần nữa chất lượng phục vụ của họ
không đổi.
- 49 -
Kết luận chương 2
Có thể khẳng định, hoạt động M&A đã và đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong
suốt thời gian qua. M&A hiện đang là chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp được các nhà
lãnh đạo tin dùng. Hoạt động M&A giúp các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị và tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững.Thế nhưng hoạt động M&A không phải luôn luôn là một màu
hồng như thế. Việc thất bại trong một thương vụ M&A cũng góp phần “quan trọng”
không kém đẩy một doanh nghiệp đến bên bờ lụi tàn và phá sản.
Nguyên nhân thất bại của các thương vụ M&A thì có rất nhiều, nhưng có thể dễ dàng
nhận thấy các nguyên nhân liên quan đến nhân sự và văn hóa tác động mạnh mẽ như thế
nào đến thành bại của một thương vụ M&A. M&A Việt Nam chắc chắn cũng không thể
nằm ngoài những nguyên nhân thất bại cơ bản ấy. Hoạt động M&A tại Việt Nam chỉ mới
bắt đầu chập chững phát triển đầu tiên, còn nhiều những thiếu sót cả từ pháp luật, chuyên
môn… Thế nhưng việc chú trọng ngay từ đầu các vấn đề về nhân sự và văn hóa chắc
chắn không phải là thừa nếu muốn hướng đến một thị trường M&A sôi động và hiệu quả.
Chương tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích xu hướng cũng như nêu ra những phải pháp cho
hoạt động M&A tại Việt Nam, hy vọng đó sẽ là những giải pháp phù hợp và có ích đối
với thị trường M&A tại Việt Nam hiện nay.
- 50 -
Chương 3: Xu hướng hoạt động M&A trong năm 2010 và những giải
pháp cho vấn đề nhân sự ở Việt Nam
3.1 Xu hướng hoạt động M&A năm 2010 tại Việt Nam:
3.1.1. Nhận định xu hướng cho thị trường M&A tại Việt Nam năm 2010:
M&A tại Việt Nam trong năm 2010 sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng so với năm 2009,
tuy nhiên giá trị giao dịch sẽ không tăng quá đột biến. Triển vọng thị trường mua bán sáp
nhập năm 2010 sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước,
các chính sách của Chính phủ, các động thái và chiến lược của nhà đầu tư.
Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức mới đây đều đưa ra những dự báo khá lạc quan về
triển vọng kinh tế trong năm 2010. Theo đó, GDP thế giới có thể tăng trưởng ở mức 2-
3%, thương mại toàn cầu tăng 7-10%, giá dầu thô, lạm phát và lãi suất vẫn sẽ ở mức thấp.
Kinh tế trong nước rõ ràng đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi khá ấn tượng. Tuy
nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó nổi cộm là vấn đề
tỷ giá và nguy cơ lạm phát. Các chuyên gia phân tích độc lập dự kiến rằng tăng trưởng
GDP năm 2010 sẽ đạt khoảng 6%. Các giao dịch trong nước mang tính chiến lược cũng
như các thương vụ vốn sở hữu tư nhân cũng được coi là những diễn biến tạo nên xu
hướng tích cực trong năm 2010, được tạo nên bởi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu cùng
cảm nhận tích cực có được nhờ sự tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ của Việt Nam bất
chấp cuộc khủng khoảng mới đây.
Bên cạnh đó, trong tuần đầu tiên của tháng 1, Chính phủ đã thông báo một cách cụ thể dự
định khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2010.
Động thái này có thể đưa đến một số thương vụ có qui mô lớn trong năm nay.
Một sáng kiến quan trọng khác của Chính phủ, có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với môi
trường của hoạt động M&A trong năm 2010 là việc sáp nhập theo dự kiến của các doanh
nghiệp nhà nước do nhu cầu hợp lý hóa hoạt động của các doanh nghiệp này và cải thiện
năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mại.
Ví dụ, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1, ba doanh nghiệp sản
xuất thủy sản thuộc sở hữu nhà nước sẽ sáp nhập với nhau để thành lập Tổng công ty
Thủy sản Việt Nam (sau các sản phẩm dệt may và dầu thô, thủy sản là loại hàng xuất
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam).
Thị trường chứng khoán trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với sự phục hồi của
nền kinh tế. Tuy nhiên mức tăng trưởng có thể sẽ không mạnh và khó có một sự bùng nổ
mạnh mẽ toàn diện của thị trường, do chính sách tín dụng được kiểm soát chặt chẽ hơn so
- 51 -
với năm 2009. Hiện nay, P/E của TTCK Việt Nam ước tính ở mức từ 15-16 lần. Đây
không phải là mức quá cao so với tiềm năng của một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về triển vọng M&A tại Việt Nam, nhiều ý kiến
cho rằng viễn cảnh của M&A năm 2010 khá mờ nhạt, cũng có quan điểm cho rằng trong
thời kỳ khủng hoảng M&A sẽ bùng nổ. Quan điểm của chúng tôi cũng như nhiều chuyên
gia khác cho rằng, M&A tại Việt Nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ
phát triển và điều kiện phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Nhìn về dài hạn, hoạt động M&A tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức
độ và chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay. Cùng lúc đó, các
chuyên gia phân tích dự kiến giao dịch M&A ở tất cả các ngành nghề sẽ tăng trưởng
trong năm 2010, trong đó các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục
tăng nhanh do các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng tìm kiếm các mục tiêu sáp
nhập & mua lại để đầu tư tiền nhàn rỗi của họ và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn.
Đánh giá triển vọng M&A theo ngành: Xu hướng M&A trong năm 2010 sẽ tập trung ở
một số ngành như: nhóm hàng tiêu dùng nhanh, giải trí và truyền thông, ngành dịch vụ tài
chính, bất động sản. Ngoài ra, một số ngành khác cũng sẽ thu hút M&A như: các ngành
công nghiệp cung cấp đầu vào cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, khu vực sản xuất hàng
dệt may, khu vực bán lẻ, Một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các thương vụ
trong năm 2010 là viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng
như lĩnh vực giáo dục cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Năm 2009, giới quan sát và các nhà đầu tư đã chờ đợi các giao dịch lớn cùng với quá
trình đàm phán lựa chọn đối tác chiến lược của Vietcombank, Vietinbank, hoặc cổ phần
hóa Mobifone. Đồng nghĩa với sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ và chờ
đợi các giá trị giao dịch lớn. Tuy nhiên, kết quả là vẫn cần phải chờ đợi thêm thời gian
nữa.
Tin rằng, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, và các doanh nghiệp, năm 2010 sẽ có thể
xuất hiện một số thương vụ được coi là lớn và có tầm cỡ. Năm 2010, chúng ta có thể sẽ
được chứng kiến một số thương vụ là kết quả của các động thái sau đây:
- Ngày 5/1, Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc thông báo kế hoạch tái cơ cấu tập
đoàn, theo đó sẽ cắt giảm 20% số quản trị viên, đồng thời bán một số tài sản của tập
đoàn. Kumho dự kiến thu được 1.300 tỉ won (tương đương 1,1 tỉ USD) nhờ bán bớt các
tài sản ở trong nước và cả ở nước ngoài, trong đó có các tài sản ở Việt Nam và Hong
- 52 -
Kong. Tập đoàn lớn thứ tám Hàn Quốc này đã rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nặng
nề sau khi thất bại trong việc bán Daiwoo Engineering and Construction.
- VCG đẩy nhanh tiến độ bán vốn dự án Xi măng Cẩm Phả Dự án Xi măng Cẩm Phả
được HĐQT Vinaconex đặt kế hoạch tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả hoạt động và đảm
bảo khả năng tự chủ về tài chính của dự án.
Đây là dự án được đánh giá có hiệu quả (năm đầu tiên đi vào hoạt động dự kiến có lãi), vì
vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm được tham gia đầu tư
vào dự án thông qua việc nhận chuyển nhượng một phần cổ phần của Vinaconex tại Công
ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, đơn vị đang sở hữu, quản lý và vận hành Nhà máy Xi
măng Cẩm Phả tại Quảng Ninh và Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả tại tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
- Đại hội cổ đông của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT hay CMC đều
đã thống nhất sẽ dành một phần nguồn vốn cho hoạt động M&A các công ty trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
- Sapporo cho biết sẽ mua 65% cổ phần của Kronenbourg Việt Nam (KVL), một liên
doanh 50-50 giữa công ty bia Đan Mạch Carlsberg Brewery A/S và Tổng công ty thuốc
lá Việt Nam (Vinataba), với giá 25,35 triệu đô la Mỹ.
Theo đó, Carlsberg sẽ chuyển toàn bộ 50% và Vinataba chuyển 15% cổ phần KVL sang
Sapporo. Sau khi thỏa thuận kết thúc, Vinataba sẽ nắm 35% cổ phần của liên doanh. Một
quan chức của Kronenbourg Việt Nam cho biết hiện việc đàm phán đã hoàn tất và đang
trong quá trình lo liệu thủ tục, dự kiến phải đến tháng 1-2010 mới hoàn thành và ký kết
chính thức. Theo Sapporo, công ty này dự định sẽ đổi tên Kronenbourg Việt Nam thành
Sapporo Việt Nam.
- Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng ở thị
trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Thông tin cho thấy Viettel có thể
sẽ thực hiện 02 thương vụ lớn:
* Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại
Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào thương vụ này được cho là 250 triệu USD,
nhưng gần đây con số này được nâng lên 300 triệu USD. Teletalk là mạng di động nhỏ
nhất trong 6 mạng di động tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao (TB) trong tổng số
khoảng 50 triệu TB di động tại đất nước này.
*Thương vụ thứ hai Viettel chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Cty viễn
thông Teleco tại Cộng hoà Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Thương vụ này dự
- 53 -
kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4.2010. Nếu cả hai thương vụ suôn sẻ thì Viettel phải chi đến
359 triệu USD.
- Trong biên bản ghi nhớ với Carlsberg ngày 4/11, Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế
xác nhận sẽ hỗ trợ tập đoàn này mua lại 50% vốn góp của chính Ủy ban trong Công ty
Bia Huế. Công ty Bia Huế là đơn vị sản xuất bia hàng đầu tại miền trung Việt Nam với
nhãn Huda. Công ty hiện có hai nhà máy với tổng công suất hằng năm lên tới 200 triệu
lít. Vào năm 1995, Carlsberg đã mua 50% cổ phần hiện tại của công ty này.
- Tháng 12/2009, Ba tổng công ty thủy sản gồm Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng
công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Hải sản Biển Đông đã thống nhất một số ý kiến
nhằm hoàn thiện dự thảo hợp nhất 3 tổng công ty. Dự kiến kế hoạch này sẽ được trình Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và thực hiện trong quý I/2010. Sau khi hợp nhất,
doanh thu năm 2010 của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (mới) dự kiến sẽ đạt khoảng
4.455 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 77 triệu USD, tổng lợi nhuận khoảng 90
tỷ đồng.
- Một thông tin đáng chú ý nữa mới là M&A trong ngành viễn thông: có tin SK Telecom
Việt Nam (SKTV) sẽ không tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và Công ty Rutter Associates
Korea của Hàn Quốc đang muốn tham gia vào liên doanh mạng di động S-Fone. Tuy
nhiên, hiện Rutter Associates Korea và SPT đang trong giai đoạn đàm phán.
3.1.2. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành
Các thương vụ M&A vẫn sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài
chính. Một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các thương vụ trong năm 2010 là
viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như lĩnh vực giáo dục
cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.
3.1.2.1. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành công nghiệp
Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với sự phục hồi kinh tế và sự phát triển của doanh
nghiệp Việt Nam, M&A trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng về số lượng thương
vụ và quy mô giao dịch. Các thương vụ vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực như năng
lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm và các lĩnh vực sản xuất khác.
3.1.2.2. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành dịch vụ tài
chính:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến 2010 các NHTM phải có vốn điều lệ
tối thiểu đạt 3000 tỷ đồng tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng trong nước thúc đẩy mạnh
hoạt động bán cổ phần tăng vốn điều lệ. Mặc dù vậy, con số 3000 tỷ đồng vẫn chưa đủ để
đảm bảo năng lực cạnh tranh của các tổ chức này trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và
- 54 -
đặc biệt sau năm 2011. Do vậy, có thể nhận định hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng vẫn sẽ rất sôi động, thậm chí có thể nói là rất nóng trong thời gian tới, đặt ra
cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
tại Việt Nam.
Tại VBF(diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam) 2009, nhiều nhà đầu tư cũng đã đề nghị nâng
tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng Việt Nam.
3.1.2.3. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành bán lẻ
Theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ ngày 1-1-
2009, VN sẽ mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Lĩnh vực này tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng lớn do khả năng chi tiêu ngày càng tăng
của người dân và do số lượng các chuỗi cửa hàng lớn và hình thức bán lẻ có tổ chức hiện
nay khá hạn chế.
Theo dự đoán của BMI, ngành thực phẩm Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng phi thường tính
đến năm 2013 vì Việt Nam là một trong những thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ngành bán lẻ sẽ có nhiều triển
vọng mới.
Đến năm 2013, BMI dự tính doanh số bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại của Việt
Nam sẽ tăng mạnh khoảng 108,3% với tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại có mặt trên thị
trường - siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng tiện dụng.
3.1.2.4. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành dược phẩm, y
tế và chăm sóc sức khỏe
Sản xuất dược phẩm là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới. Tuy
nhiên năng lực sản xuất của các công ty dược phẩm hiện nay còn yếu. Còn nhiều công ty
dược mới chỉ dừng lại ở các hoạt động phân phối.
Dự báo, việc sắp xếp cơ cấu lại các công ty ngành dược phẩm tại Việt Nam sẽ diễn ra
trong thời gian tới. Cụ thể, các doanh nghiệp dược Việt Nam sẽ phải áp dụng các tiêu
chuẩn GMP, GDP, GSP…
3.1.2.5. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành giải trí và
truyền thông
Theo báo cáo ngành Giải Trí & Truyền thông (E&M) của Pricewaterhouse Coopers cho
các năm từ 2009 đến 2013, tại Việt Nam, giá trị của thị trường giải trí và truyền thông
gấp khoảng 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm trước từ năm 2004 đến năm 2009. Theo
dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lĩnh vực này tại Việt Nam được dự đoán là
- 55 -
16.7%, mức cao nhất trên thế giới, kỳ vọng đạt 2,3 tỷ USD năm 2013. Thị trường truy
cập Internet dự kiến tăng trưởng 20.9%, Quảng cáo là 10.9%. M&A có thể giúp các tập
đoàn truyền thông quốc tế tiếp cận thị trường Viêt nam nhanh hơn, đây cũng là cách tiếp
cận các thị trường tương tự như Thái lan hoặc Trung quốc. Chúng tôi dự đoán M&A
trong lĩnh vực này sẽ gia tăng mạnh về số lượng thương vụ, tuy nhiên do đặc thù ngành
giá trị của mỗi thương vụ không lớn.
3.1.2.6. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành bất động sản
Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị
trường nhiều tiềm năng nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực hút vốn ngoại cũng là điều dễ
hiểu. Chúng tôi tin rằng, các giao dịch liên quan đến bất động sản và chuyển nhượng dự
án vẫn sẽ tiếp tục sôi động như năm 2009.
3.1.2.7. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành viễn thông và
khai khoáng
Ngành viễn thông của Việt Nam đã cạnh tranh khốc liệt và nhiều đối tác chiến lược nước
ngoài vẫn kiên trì chờ đợi việc cổ phần hóa của ông lớn Mobifone. Ngoài ra, các thương
vụ liên quan đến Viettel hoặc Sfone có thể sẽ tạo điểm nhấn của năm 2010.
Tương tự như vậy đối với ngành khai khoáng, ngành này còn nhiều tiềm ẩn chưa được
khai thác hết, và sẽ có sự hợp tác chiến lược giữa các công ty khai khoáng địa phương –
có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ; và các công ty quốc tế có khả năng về vốn và
công nghệ để tập trung chế biến sâu.
3.1.2.8. Đánh giá triển vọng hoạt động M&
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nang cao vai tro nguon nhan su trong tien trinh M&A.pdf