CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1
1.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Công ty chứng khoán- khái niệm và vai trò 1
1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 5
1.2 Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Mô hình phân tích SWOT 9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 11
1.2.4 Các chiến lược cạnh tranh chủ yếu của công ty chứng khoán 18
CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG SƠN 20
2.1 Sơ lược về công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn: 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP CK Trường Sơn: 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự 21
2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của TSS 25
2.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô 25
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP CK Trường Sơn 26
2.2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của TSS 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 43
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TSS TRONG THỜI GIAN TỚI 46
3.1 Định hướngng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 46
3.2 Định hương phát triển của TSS 48
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TSS 49
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 49
3.3.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ 51
3.3.3 Một số giải pháp khác 53
3.4 Một số kiến nghị 54
3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính và Chính Phủ 54
3.4.2 Kiến nghị đối với Uỷ ban Chứng Khoán Nhà Nước 56
KẾT LUẬN 58
62 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành, tư vấn chào bán IPO, tư vấn niêm yết,tư vấn tái cấu trúc vốn, tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A… Nhân viên của FCF không ngừng học hỏi và phát huy những thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm sẵn có trong công tác tư vấn các dịch vụ tài chính.
Khối đầu tư – Securities Investment Division ( SID)
+ Phòng phân tích – TSS Analysis Department (TAD)
Đóng vai trò là bộ phận chuyên trách thực hiện các nghieepjvuj phân tích đầu tư, nghiệp vụ dịnh giá, rà soát đặc biệt, dự báo tài chính… và các dịch vụ phân tích tài chính khác cho khách hàng, doanh nghiệp là khách hàng, TAD hiện là bộ phận sở hữu chuyên viên phân tích có năng lực và giàu kinh nghiệm. TAD định hướng và cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có giá trị cao nhất.
+ Phòng đầu tư – Proprietary Trading Deparment (PTD)
Với phương châm An toàn- Hiệu quả, sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường và các bộ phận nghiệp vụ nội bồ của TSS cho phép PTD nắm bắt được những cơ hội đầu tư trên thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết và thị trường tiềm năng (đầu tư tiền IPO và IPO). Từ thực tế hoạt động, PTD đã và đang triển khai xây dựng các công cụ hỗ trợ phân tích và quản lý chứng khoán nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà đầu tư những cơ hội tiềm ẩn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khối hậu cần – Back Office Division (BOD)
+ Phòng nhân sự-hành chính – Human Resource Department(HRD)
Phòng nhân sự là bộ phận đóng ai trò tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về công tác xây dựng và phát triển tổ chức. Bên cạnh nhiệm vụ tư vấn, phòng Nhân sự còn là nơi hỗ trợ các bộ phận trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý nội bộ, lương thưởng và thực hiện các chế độ chăm lo đời sống của cán bộ, nhận viên TSS. Đây cũng là nơi chia sẻ, hỗ trợ kịp thời hay giải dáp thỏa đáng các vấn đề liên quan tới công việc, chế độ chính sách và môi trường làm việc tại TSS.
+ Phòng Kế toán tài chính- Accounting & Finance Department (TAF)
Đây là nơi quản lý, kiểm soát các hoạt động tài chính-kế toàn, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kế toán được chia thành các nhóm nhỏ thực hiện các nghiệp vụ chi tiết như : Kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán ngân hàng,…
+ Phòng công nghệ- TSS Informationg Technology (IT)
Công nghệ thông tin được xác định là một trong hai giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt cảu TSS. Phòng IT của TSS đã xây dựng, quản lý và vận hành mọi hệ thống công nghệ từ hạ tầng bảo mật đến hệ thống ứng dụng cảu toàn TSS, bao gồm: Đảm bảo an toàn và thông suốt về đường truyền, mạng Lan, Wan, hệ thống hạ tầng phục vụ khachs hàng kết nối và thực hiện giao dịch, hệ thống dữ liệu kinh doanh; bảo mật mọi thông tin kinh daonh cảu đơn vị và khách hàng. Phòng IT còn có nhiệm vụ đáp ứng về mặt kĩ thuật các yêu cầu kinh doanh của TSS hiện tại và tương lai cũng như hỗ trợ các phòng-ban tại TSS và chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động công nghệ theo yêu cẩu của Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước, Sở giao dịch chứng khoán.
Cơ cấu nhân sự: Toàn công ty hiện có khoảng 40 nhân viên (không kể ban giám đốc). Những nhân viên này được phân công công tác tại những phòng-ban phù hợp với năng lực. Với đặc thù ngành nghề yêu cầu chứng chỉ chuyên ngành, những nhân viên làm việc trong phòng môi giới, trưởng các phòng, ban, bộ phận đều có chứng chỉ ngành nghề thích hợp, phù hợp với quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước:
Bảng 2.1: Danh sách nhân viên có chững chỉ hành nghề
STT
Họ và tên
Chứng chỉ hành nghề
Phòng ban
1
Hồ Hoài Nam
Chứng chỉ môi giới
Tổng Giám Đốc
2
Ngô Văn Doanh
Chững chỉ môi giới
Trưởng phòng Môi Giới
3
Nguyễn Mậu Hoàng
Chứng chỉ phân tích tài chính
Phó phòng tư vấn doanh nghiệp
4
Dương Ngọc Sơn
Chứng chỉ môi giới
Chuyên viên môi giới
5
Nghiêm Minh Thanh
Chứng chỉ môi giới
Chuyên viên môi giới
6
Nguyễn Tiến Nam
Chứng chỉ môi giới
Trường phòng phân tích- tư vấn
7
Nguyễn Thị Thu Hương
Chững chỉ phân tích tài chính
Trưởng nhóm lưu ký
8
Trần Thanh Sơn
Chứng chỉ phân tích tài chính
Trưởng phòng môi giới
9
Trần Quang Tuấn
Chững chỉ môi giới
Chuyên viên môi giới
10
Phạm Quang Dũng
Chững chỉ môi giới
Chuyên viên môi giới
(Nguồn: www.tss.com.vn)
Tất cả các nhân viên của TSS đều tốt nghiệp các trường đại học uy tín, chuyên đào tạo về kinh tế kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhân viên của TSS đều có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Đây là một lợi thế của TSS.
2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của TSS
2.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn nhiều biến động đối với kinh tế thế giới và cả kinh tế Việt Nam. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là cuộc đại suy giảm kinh tế thế giới (Great Rcession). Hậu quả của cuộc đại suy giảm này vẫn còn đến ngày nay. Mặc dù đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2005 tuy nhiên mức độ hội nhập của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới chưa sâu rộng. Kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng không phải là không chịu ảnh hưởng. Thêm vào đó, từ nhiều năm nay, chính sách đầu tư công cao, kém hiệu quả, chính sách tiền tệ hướng về tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, thiên về chất lượng, chất lượng tăng trưởng không cao. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở những mất cân bằng trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Sau hai năm 2008, 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt ngưỡng 8%, năm 2010, tốc độ này đã giảm xuống chỉ còn 6.78%. Tuy nhiên, lạm phát đã tăng trở lại ngưỡng hai con số. Tỷ lệ lạm phát quý I năm 2011 đã ở ngưỡng 11.75% và dự kiến là sẽ đạt 15% trong năm nay. Tỷ giá biến động mạnh. Lãi suất hỗn loạn, thời điểm cuối năm 2008, lãi suất đã tăng vọt lên mức 19%-20% và kịch bản này đang tái diễn trong thời điểm hiện tại. Tỷ giá và giá vàng biến động mạnh, đua nhau thiết lập các mức giá mới; thậm chí, các cơ quan nhà nước đã phải ra quyết định tạm đóng cửa thị trường vàng. Ở khía cạnh khác, thị trường chứng khoán lại mang một màu xám với cái nhìn chung là giảm trong 3 năm qua. Sang năm 2011, thị trường chứng khoán vẫn không thể khả quan hơn, chỉ số HNX index đã giảm đến mức đáy mới và có giai đoạn, VNindex đã giảm 15-16 điểm/ngày.
Dù vẫn có những ý kiến đánh giá khả quan đối với sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng những diễn biến xấu của kinh tế vĩ mô đã làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán.
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP CK Trường Sơn
2.2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh
Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn được thành lập vào cuối năm 2008. Hoạt động của công ty vào năm này là không đáng kể. Vì vậy, số liệu được sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính năm 2009 và 2010 của công ty.
Dựa vào báo cáo tài chính của công ty, ta có bảng so sánh ngang:
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh TSS năm 2009-2010
Chỉ tiêu
2009 (Tỷ đồng)
2010 (Tỷ đồng)
Chênh lệch
Tỷ đồng
%
DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
12.36
21.99
9.63
77.91
Gía vốn hàng bán(chi phí hoạt động)
15.56
10.91
-4.65
-29.88
Lợi nhuận gộp
-3.2
11.08
14.28
-446.3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.62
10.32
0.7
7.22
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
-12.82
0.77
13.59
-106
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009-2010)
Qua báo cáo trên ta có thể thấy rõ việc cải thiện doanh thu của công ty. Doanh thu thuần đã tăng 77.91%, chi phí hoạt động giảm 29.88%. Tăng doanh thu và giảm chi phí đã giúp công ty thu được khoản lợi nhuận đáng kể, cải thiện lợi nhuận và đạt kết quả dương 11.08 tỷ đồng vào năm 2010, tăng 446.3% so với năm 2009. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cụ thể, khoản chi phí này đã tăng 695 triệu đồng, tương đương 7.22%. Kết quả là lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chỉ đạt 765 triệu đồng. Mặc dù tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn so với tốc độ giảm giá vốn hàng bán nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp cao vẫn là nguyên nhân làm giảm sút lợi nhuận thuần của TSS. Đây là điểm mà TSS cần phải cải thiện để có thể có được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Xem xét thêm bảng so sánh dọc:
Bảng 2.3- Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc năm 2009-2010
Chỉ tiêu
2009(%)
2010(%)
DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
100
100
Gía vốn hàng bán (chi phí hoạt động)
125.89
49.61
Lợi nhuận gộp
-25.89
50.39
Chi phí quản lý doanh nghiệp
77.83
46.91
Lợi nhuận thuần thừ HĐKD
-103.72
3.48
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của TSS năm 2009-2010)
Xét về tỉ trọng của các khoản mục chi phí và lợi nhuận so với Doanh thu thuần, ta có thể thấy là nằm 2010, các khoản mục này đều có sự cải thiện rõ nét so với năm 2009. Tỷ trọng về chi phí thấp hơn nhiều ( tỷ trọng về chi phí hoạt động thấp hơn gần 80%) và tỷ trọng về lợi nhuận đã mang dấu dương. Tuy nhiên con sổ tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và doanh thu thuần quá nhỏ, chỉ đạt 3.48%. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của TSS chưa tốt. Đây là điểm yếu cần được khắc phục.
Phân tích doanh thu
Doanh thu của TSS đến từ hai nguồn chủ yếu là doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn. Tuy nhiên đến nắm 2010, khoản mục doanh thu khác lại chiếm một tỷ lệ lớn và là đóng góp chủ yếu cho doanh thu của TSS. Nằm 2010 là năm tương đối khó khăn của kinh tế Việt Nam, sự chững lại của nền kinh tế đã tác động vào thị trường chứng khoán cũng như lòng tin của giới đầu tư. Đây là nguyên nhân khách quan khiến cho doanh thu môi giới chứng khoán, vốn là nguồn thu chủ yêu cho các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán không giữ được vị trí của mình.
Biểu đồ 2.1- Biểu đồ doanh thu chi tiết năm 2009-2010
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009-2010)
Qua biểu đồ, ta có thể thấy rõ kết cấu doanh thu của TSS. Dù được cải thiện đáng kể so với năm 2009 nhưng doanh thu của TSS lại không bền vững. Những lĩnh vực kinh doanh chính không được đa dạng hóa, chỉ hai trong số tám lĩnh vực kinh doanh của một công ty chứng khoán được đưa ra và đem lại doanh thu, sáu lĩnh vực còn lại hoàn toàn không đem lại doanh thu. Hay nói cách khác, TSS mới chỉ hoạt động trên hai lĩnh vực là môi giới và đầu tư, góp vốn. Thêm vào đó, doanh thu của năm 2010 lại đến chủ yếu từ hoạt động khác( chiếm 65.78% tổng doanh thu). Đây là điểm đáng lưu ý vì doanh thu khác chỉ mang tính chất phụ thêm, không thể thay thế hoạt động chính. TSS cần đặc biệt chú trọng vào cải thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh để có được kết quả kinh doanh bền vững hơn.
Phân tích chi phí:
Thị trường chứng khoán là thị trường có tính cạnh tranh cao và đang ở thời kỳ suy thoái. Đây là thời điểm để các công ty chứng khoán ganh đua về chi phí. TSS có hai khoản chi phí là chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán (giá vốn hàng bán) và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Về giá vốn hàng bán
Cụ thể khoản mục này trong hai năm 2009 và 2010 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2- Biểu đồ giá vốn chi tiết năm 2009-2010
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009-2010)
Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán(giá vốn hàng bán) của TSS, ta có thể thấy sự thay đổi về cơ cấu trong khoản mục này. Khoản mục chi phí môi giới chứng khoán cho người đầu tư không thay đổi nhiều về cơ cấu so với năm 2009. Năm 2010, TSS không có chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn. Trong khi đó, khoản mục doanh thu tương ứng cho một con số dương. Điều này chứng tỏ khoản đầu tư chứng khoán góp vốn của TSS xuất phát từ năm 2009 và tiếp tục sinh lời trong năm 2010. Tuy nhiên, khoản mục chi phí khác lại tăng đáng kể từ 7% lên 89%. Trong đó, một nửa là chi phí lãi vay cho hoạt động cầm cố trái phiếu chính phủ (chiếm 56.91% tổng chi phí khác). Mặc dù chiếm tỉ trọng ít hơn nhưng thực tế, chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2010 lại lớn hơn năm 2009. Khoản mục chi phí này năm 2009 là 1.109 tỷ đông và năm 2010 là 1.409 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí nhân viên.
Phân tích lợi nhuận:
Để làm rõ hơn về lợi nhuận của TSS, em dùng các tỉ số tài chính như ROE, ROA,... Khác với phân tích về doanh thu và chi phí, các tỉ số tài chính này được dùng số liệu năm 2010 do năm 2009 là năm thua lỗ của TSS.
Khả năng sinh lời của doanh thu
= 50.39%
Đây là một con số không cao. Ý nghĩa của con số này là cứ một đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0.5039 đồng lợi nhuận gộp. Như vậy là phần chi phí bỏ ra để có được doanh thu là tương đối lớn, gần 50% doanh thu.
Khả năng sinh lời tổng tài sản ROA
ROA ×100%
= 0.7%
Đây là một con số quá nhỏ. Một trăm đồng tài sản mới đem lại 0.7 đồng lợi nhuận. Đây hoàn toàn là lợi nhuận danh cho chủ sở hữu, không bao gồm chi phí lãi vay do TSS không phát sinh bất cứ khoản vay nợ nào. Tuy nhiên, TSS là một công ty chứng khoán, hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tài sản không phải là nhân tố chủ yếu đem lại lợi nhuận cho TSS.
Áp dụng phương pháp Dupont, ta có:
0.7% = 0.0349 × 20%
Qua phương pháp Dupont ta có thể thấy rõ, khả năng sinh lời tổng tài sản của TSS giảm sút là do tỷ số Lợi nhuận trên Doanh thu quá nhỏ, hay nói cách khác, phần chi phí bỏ ra để đạt doanh thu quá lớn, làm giảm sút lợi nhuận. Công tác quản lý chi phí của TSS là chưa tốt. Trong khi đó, tỷ số Doanh thu trên Tổng tài sản bình quân dừng ở con số khá, đạt 20%.
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE
ROE × 100%
= 2.68%
Đây vẫn không phải là con số khả quan. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu mới chỉ dừng ở mức 2.68%. Rõ ràng, con số này chưa thể làm thỏa mãn chủ sở hữu của công ty, thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Mặc dù tồn tại lý do khách quan là do thị trường những năm gần đây khá ảm đạm nhưng con số này cũng cho thấy vấn đề liên quan tới lợi nhuận của TSS. TSS cần cải thiện hơn nữa khả năng sinh lời của mình.
Áp dụng phương pháp Dupont, ta có
ROE =
2.68% = 0.0349 × 20% × 3.837
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, một doanh nghiệp thông thường lựa chọn một trong hai cách. Đó là quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lựa chọn một phương án khác là tăng mức độ sử dụng nợ. Tuy nhiên, theo phương pháp Dupont, ta có thể thấy tỷ lệ sử dụng nợ của TSS là khá cao, mặc TSS không có các khoản vay, nợ ngân hàng nhưng việc gia tăng nợ trong thời điểm lãi suất cao như hiện nay là không thích hợp. Do đó, TSS buộc phải quản lý thật tốt tài sản và chi phí để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nữa.
2.2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính
Về bản chất, công ty chứng khoán là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Do đó, năng lực tài chính là một trong những thước đo “sức khỏe”, đánh giá vị trí của công ty chứng khoán. Như vậy, để có thể đánh giá chính xác TSS, ta cần phải tìm hiểu thêm một số chỉ tiêu tài chính là khả năng thanh toán nợ ngắn và dài hạn.
Bảng 2.4- Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
1.978
Khá tốt
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
(Tiền+ ĐTTC ngắn hạn+ Phải thu ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
1.963
Tốt
Hệ số khả năng thanh toán ngay
( Tiền +ĐTTC ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
1.567
Cao
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
0.739
Cao
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010)
Thông qua các chỉ số trên, ta có thể thấy rõ khả năng thanh toán trong ngắn hạn của TSS trong năm 2010 là rất tốt. Tất cả các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều trong giới hạn tối ưu. Điều này có nghĩa là TSS có tiềm năng với các nghĩa vụ thanh toán. Riêng khả năng thanh toán ngay là khá cao. TSS có thể đã dành khoản đầu tư quá đáng vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả cao.
Tỷ số nợ thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có cảu DN từ vốn bên ngoài. Tỷ số này của TSS là khá cao, nguồn vốn từ bên ngoài chiếm 73.9% tổng nguồn vốn của TSS. Tuy nhiên, TSS không có bất kỳ khoản vay nợ ngắn-dài hạn nào, chủ yếu là các khoản phải trả nên có thể thấy, TSS không phụ thuộc quá nhiêu vào nguồn vốn vay bên ngoài. Đây là quyết định khá sáng suốt của ban lãnh đạo công ty bởi kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, tiềm ẩn nhiều bất lợi đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp chứng khoán đang bị dồn vào thế khó khăn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không những không đem lại hiệu quả mà có thể gây khó khăn cho TSS.
2.2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của TSS
2.2.3.1 Những nhân tố tác động bên ngoài
Môi trường chính trị, luật pháp:
Việt Nam là nước dân chủ và chỉ do một Đảng lãnh đạo. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ổn định về chính trị nhất thế giới. Bắt đầu đổi mới từ năm 1990, đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong việc hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có cả luật kinh doanh chứng khoán. Ngày 29/06/2006, Luật chứng khoán được ban hành; đến ngày 24/11/2010,Luật chứng khoán đã được sửa đổi nhằm phù hợp lơn với tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Luật chứng khoán sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2011 tới. Với lần sửa đổi này, luật chứng khoán được cho là có thể lành mạnh hơn nữa thị trường chứng khoán và hạn chế tình trạng “lách luật” của các nhân tố trong thị trường. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó, thị trường chứng khoán thế giới đã hình thành từ thế kỉ 15 đồng thời với sự hình thành thị trường hối đoái và một số thị trường khác. Do đó, luật chứng khoán Việt Nam còn ít nhiều hạn chế. Trong đó, các công ty chứng khoán bị hạn chết ít nhiều, ví dụ như các công ty chứng khoán không được phép kinh doanh chứng khoán phái sinh, chưa có quy định cụ thể về việc nếu công ty chứng khoán muốn dừng hoạt động sẽ phải làm thế nào?... Gần đây, Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước có ra một đề án với nội dung gây bất lợi cho các công ty chứng khoán, thu hẹp hơn nữa phạm vi hoạt động của công ty chứng khoán. Nếu quy định này được phê duyệt, công ty chứng khoán sẽ chỉ có thể hoạt động trên mảng môi giới chứng khoán.
Môi trường văn hóa, xã hội
Việt Nam là một quốc gia có nền tảng là nền văn minh lúa nước, đại bộ phận người dân Việt Nam hiện tại chưa tiếp cận được với tư duy kinh tế thị trường cũng như những sản phẩm “mới” của nó như chứng khoán. Ngay trong các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ... người dân còn có suy nghĩ rằng đầu tư chứng khoán không phải là làm kinh tế. Có thể nói, với sự non trẻ của mình, ngành chứng khoán đang vấp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, việc đổi mới tư duy không hẳn là quá khó do ngành chứng khoán là một ngành lớn và phổ biến trên thế giới và “toàn cầu hóa” là cụm từ được nhắc đến nhiều, là điều đang thực sự diễn ra. Tuy nhiên, các thành phần tham gia kinh doanh chứng khoán cần xây dựng văn hóa kinh doanh chứng khoán của riêng Việt Nam để có thể phù hợp hơn với văn hóa của người Việt Nam
Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây khá khả quan. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 6%-7%; nguồn vốn FDI đạt tăng dần qua các năm, tỷ lệ lạm phát được kìm giữ ở mức một con số,... Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2005, mặc dù mức độ hội nhập chưa sâu nhưng Việt Nam cũng phải chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008. Ảnh hưởng đáng kể nhất là cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt nghiêm trọng. Dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu thiếu tích cực, ảnh hưởng tới mọi kênh đầu tư. Thị trường vàng liên tiếp leo thang với tốc độ chóng mặt và không theo quy luật thị trường. Chính phủ Việt Nam đã phải đóng cửa thị trường vàng. Tương tự thị trường vàng, thị trường ngoại tệ cũng nóng từng ngày dù giá USD giảm trên thị trường ngoại tệ thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng Đô la hóa. Đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra những động thái mạnh mẽ, tích cực nhằm điều chỉnh thị trường ngoại hối. Lãi suất ngoại tệ đã giảm xuống 5% và tiếp tục giảm xuống 2% / năm trong thời gian gần đây, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ, các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng,... Tuy nhiên, với tình trạng cán cân thương mại đến cuối năm 2011 dự tính thâm hụt tới hơn 60 tỷ USD, những động thái này được cho là đi trước đón đầu, làm giảm phần nào những tác động tiêu cực.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vào năm 2010 có dấu hiệu đi lên và đạt ngưỡng hai con số. Gía xăng dầu, giá điện đều đang trong quá trình điều chỉnh tăng theo nhiều đợt. Qúy I năm 2011, tỷ lệ lạm phát đã đạt mức gần 13%. Trong khi đó, xăng dầu và điện đang trong lộ trình tăng giá. Điều này đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao và nguy cơ lạm phát đạt ngưỡng 15% vào cuối năm là rất cao. Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố mục tiêu kinh tế trước mắt là kìm hãm “con ngựa bất kham” lạm phát. Để thực hiện mục tiêu này, chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng triệt để. Lãi suất tiền gửi, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng loạt tăng.
Cùng với tình trạng nguội lạnh của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã phải trải qua những biến động tiêu cực. Thị trường chứng khoán giảm điểm theo từng ngày và hiếm có khi nào vượt ngưỡng 500 điểm; thanh khoản luôn ở mức thấp, không vượt quá 700 tỷ đồng/ngày. Vào khoảng thời gian 16-21/05/2011, thị trường đã giảm sâu, HN Index đã giảm xuống mức đáy mới, xuống dưới ngưỡng 70 điểm. Tâm lý giới đầu tư bị ảnh hưởng sâu sắc. Tất cả các công ty chứng khoán rơi vào tình trạng ảm đạm, các nhà đầu tư lên sàn chủ yếu để theo dõi bảng giá. Hiếm hoi có CTCP CK Kim Long (KLS) báo cáo lãi trong quý I năm 2011 nhưng phần lãi đó là do KLS đã gửi phần tiền của mình vào ngân hàng với lãi suất cao.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành như vậy, TSS không phải làm một ngoại lệ hay điểm sáng. Chỉ là một công ty nhỏ, TSS hoạt động ở hai lĩnh vực là môi giới và tự doanh. Trong thời điểm hiện tại, hai mảng kinh doanh này đều khó có thể mang lại doanh thu cao cho TSS. Việc kinh doanh thua lỗ của TSS trong quý I cũng như trong năm 2011 là điều khó tránh khỏi cho dù TSS đã có những biện pháp như cắt giảm tối đa chi phí hay có những thay đổi về nhân sự.
Môi trường công nghệ:
Công nghệ là một phần không thể tách rời và vô cùng quan trọng đối với các công ty chứng khoán. Mọi lệnh mua-bán của nhà đầu tư, việc kết nối, liên lạc với sở giao dịch, điều chỉnh bảng giá,... đều cần được thực hiện kịp thời, trơn tru và chính xác nhằm phục vụ hoạt động của các bộ phận kinh doanh, môi giới, phân tích cũng như nhà đầu tư. Nói cách khác, công nghệ tốt chính là lợi thế của một công ty chứng khoán. Công nghệ của Việt Nam cũng không có vượt trội so với thế giới, những sản phẩm cung cấp cho các công ty chứng khoán như hệ thống mạng, máy tính chủ quả lý cơ sở dữ liệu,... không phải là những thiết bị hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong tương lai xa, việc hội nhập sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho kinh tế Việt Nam, trong đó có công ty chứng khoán. Việc nắm bắt cơ hội, tiếp cận và đưa vào áp dụng những công nghệ cao sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các định chế tài chính tiên tiến thế giới.
Đối thủ cạnh tranh
Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã công bố về thị phần của các công ty chứng khoán.
Bảng 2.5- 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất trên sàn giao dịch
Công ty chứng khoán
Thị phần
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn-SSI
11.74%
Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long- TLS
8.58%
Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chính Minh- HSC
6.38%
Công ty cổ phần chứng khoán Sacombank –SBS
4.98%
Công ty TNHH chứng khoán ACB- ACBS
4.8%
Công ty cổ phần chứng khoán FPT- FPTS
3.51%
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt- BVSC
3.02%
Công ty cổ phần chứng khoán VPBank-VPBS
2.97%
Công ty cổ phần chứng khoán Hòa Bình-HBS
2.87%
Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect- VNS
2.74%
(Nguồn: www.hsx.com.vn )
Như vậy, mười công ty chứng khoán trên đã chiếm đến 51.59% thị phần toàn thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc 95 công ty còn lại (trong đó có TSS) chia nhau nửa phần bánh còn lại- trung bình mỗi công ty chiếm 0.51% thị phần. Đây là một con số quá nhỏ. Như vậy, 95 công ty chứng khoán còn lại đang phải ở trong thế cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị phần lớn hơn do không thể cạnh tranh với các công ty lớn trên. Trước tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan, thị trường chứng khoán ảm đạm, đặc biệt là tình trạng thua lỗ của hầu hết các công ty chứng khoán trong năm 2010 (thậm chí có công ty chứng khoán đã thua lỗ 2-3 năm), nhiều chuyên gia phân tích và tư vấn dự báo rằng, năm nay sẽ là năm các công ty chứng khoán phải tiến hành M&A (mua bán-sáp nhập) hoặc chuyển đổi sang mô hình công ty đầu tư. Thực tế xu hướng M&A đã bắt đầu từ năm 2008 khi kinh tế suy giảm khiếng hoạt động của công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn và từ năm 2009, hoạt động này đã diễn ra sôi động hơn. Gần đây, vào ngày 10/03/2011, Đại hội cổ đông của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) đã thống nhất sẽ chào bán riêng lẻ 11 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật SBI Securities. Cuối tháng 2/2011, công ty chứng khoán Nikko Coridial(Nhật Bản) cũng đã mua 14.9% cổ phần trong Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI).
Đâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp.doc