Đề tài Năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

Mục lục

Chương 1: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

1.1. Thuận lợi 3

 1. 1.1. Tài nguyên thiên nhiên

 1.1.2. Tài nguyên nhân văn

1.2. Khó khăn 4

 1.2.1. Lợi tức nông dân và hạ tầng cơ sở nông thôn

 1.2.2. Thiên nhiên

 1.2.3. Cung cấp vật tư và tín dụng nông nghiệp

 1.2.4. Ruộng đất phân mảnh

 1.2.5. Ảnh hưởng môi trường

 1.2.6. Chất lượng nguồn lao động

 

 Chương 2: Thực trạng về sản xuất lúa gạo và năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

2.1.Tình hình sản xuất lúa gạo 7

 2.1.1.Sản xuất lúa gạo trên thế giới

 2.1.2. Tình hình sản xuất ở trong nước

2.2. Chính sách của nhà nước 15

 2.2.1. Chính sách thương mại

 2.2.2. Tỷ giá hối đoái:

 2.2.3. Chính sách thuế và trợ cấp

 2.2.4. Can thiệp trực tiếp

2.3.Cấu trúc thị trường 21

 2.3.1. Kênh phân phối

 2.3.2. Sản lượng trao đổi của hộ nông dân

 2.3.3. Thương nhân

 2.3.4. Người xay xát

 2.3.5. Các công ty lương thực

2.4 . Tình hình xuất khẩu gạo 24

 2.4.1. Số lượng gạo xuất khẩu

 2.4.2. Chất lượng gạo

 2.2.3. Biến động giá gạo

 2.4.4. Về thị trường

 

 

Chương 3: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam

 

3.1. Tổ chức lại sản xuất và chế biến lúa gạo 31

 3.1.1. Khâu sản xuất

 3.1.2. Khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

 3.1.3. Khâu chế biến gạo

3.2. Tổ chức lại khâu lưu thông trên thị trường gạo nội địa 33

 3.2.1. Tổ chức lại mạng lưới lưu thông lương thực

 3.2.2. Tổ chức mua lúa hàng hóa kịp thời cho nông dân

 3.2.3. Điều hòa lưu thông lương thực trên phạm vi toàn quốc

3.3. Tổ chức củng cố hoạt dộng xuất khẩu gạo 34

 3.3.1. Cải thiện cơ chế quản lý hoạt dộng xuất khẩu gạo

 3.3.2. Củng cố hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới. Bảng 5: Năng suất lúa của một số nước trên thế giới Năng suất (Tạ/ha) 1995 2000 2001 2002 Toàn thế giới 36.6 39.2 39.5 39.2 Châu Á 37.3 39.8 40.1 40 Asean 32.8 35.5 36.1 38.1 Brunây 16.4 16.7 15.2 15.0 Campuchia 17.9 21.2 20.7 19.0 Inđônêxia 43.5 44.0 43.9 44.3 Lào 25.3 30.6 31.3 34.9 Malaixia 31.6 30.6 31.4 30.9 Mianma 39.8 33.8 35.3 35.3 Philipin 28.0 30.7 31.9 32.8 Thái Lan 24.2 26.2 27.0 26.0 Việt Nam 36.9 42.4 42.9 45.5 Tuy những số liệu đã hơi cũ nhưng nhìn vào bảng trên ta vẫn thấy được Việt Nam có năng suất lúa cao, cao hơn năng suất lúa của khu vực và trên thế giới. Có được năng suất lúa cao như vậy có lẽ là vì Việt Nam có rất nhiều điều kiện về đất đai và khí hậu: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp với cây lúa nước. Năm 2005, năng suất lúa cả nước đạt 48,91 tạ/ha, năm 2006 đạt 48,94 tạ/ha, tăng 0,05%. Năm 2007, năng suất lúa cả năm ước đạt 49,8 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha so với năm trước; trong đó, năng suất lúa đông xuân cả nước đạt 57 tạ/ha giảm 1,8 tạ/ha (các địa phương miền Bắc giảm 5,4 tạ/ha) do thời tiết không thuận ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của lúa, sâu bệnh phát sinh trên diện rộng ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ; chậm thay đổi giống mới, giống kháng bệnh thay thế giống thoái hóa, dễ bị nhiễm bệnh; năng suất lúa hè thu ước đạt 46 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, nhờ yếu tố thuận lợi về thời tiết so với vụ lúa hè thu năm 2006. Nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa hè thu tăng cao, như: Long An tăng 10,2 tạ/ha, Kiên Giang tăng 9,4 tạ/ha, Trà Vinh tăng 6,1 tạ/ha, Bến Tre tăng 6,1 tạ/ha, Hậu Giang tăng 3,8 tạ/ha,...; năng suất lúa mùa ước đạt 43,5 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Biểu đồ 3: Năng suất lúa Do áp dụng khoa học công nghệ và sinh học nên sản lượng lúa đều tăng qua các năm. 2.1.2.3. Sản lượng lúa Diện tích gieo trồng tăng nhanh, năng suất lúa tăng nhanh đã góp phần làm cho sản lượng lúa của Việt Nam đạt được tăng nhanh chóng. Năm 2005 sản lượng lúa cả nước đạt 35,86 triệu tấn, năm 2006 đạt 35,8 triệu tấn. Sản lượng lúa cả năm 2007 ước đạt 35,87 triệu tấn, tăng 68,4 nghìn tấn và bằng 100,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng lúa đông xuân đạt 17,02 triệu tấn bằng 96,8% (-564,2 nghìn tấn), sản lượng lúa hè thu đạt 10,14 triệu tấn tăng 4,6% (+441,2 nghìn tấn) và sản lượng lúa mùa đạt 8,73 triệu tấn tăng 1,9% (+191,4 nghìn tấn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão lụt nên sản lượng lúa mùa của một số vùng giảm nhiều, như: các tỉnh miền Trung giảm 26 nghìn tấn (-6%), Tây nguyên giảm 15,4 nghìn tấn (- 4,1%) so vụ mùa năm 2006. Sản lượng lúa năm 2008 khoảng 38,6 triệu tấn. Biểu đồ 4: Sản lượng lúa Sản lượng lúa tăng đều qua các năm. Năm 2008 sản lượng tăng nhiều, tăng khoảng 2,7 triệu tấn so với năm 2007. Đặc biệt sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 20 triệu tấn, tăng hơn 1,6 triệu tấn so với năm trước. Các tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long như An Giang đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng 340 ngàn tấn so với năm 2007; Đồng Tháp đạt 2,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay... Theo các chuyên gia nông nghiệp sở dĩ năm 2008 sản lượng lúa ở các tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều đồng bằng sông Cửu Long tăng cao là do trúng mùa và do vụ đông - xuân trước đó, lúa được giá đã kích thích bà con nông dân tăng diện tích trồng lúa ở vụ tiếp theo. 2.2. Chính sách của nhà nước 2.2.1. Chính sách thương mại + Trong nước: - Hạn chế việc chuyển lúa gạo giữa các vùng của khu vực tư nhân và các công ty lương thực Nhà nước đã làm giảm đáng kể luồng gạo giao dịch từ miền Nam ra miền Bắc. Việc điều tiết này trước kia nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu lúa gạo vẫn còn ảnh hưởng lớn đến thương mại giữa các vùng cũng như giữa hai quốc gia. Do đó hàng rào thương mại lúa gạo trong nước vẫn hoạt động như một loại thuế tiềm ẩn tác động lên quá trình vận chuyển lúa gạo. B ảng 6 : Ảnh hưởng của hạn chế thương mại trong nước Vùng Thay đổi trong giá lúa gạo Thay đổi trong sản xuất lúa gạo Thay đổi trong tiêu dùng lúa gạo I -10,5 -6,1 8,3 II -8,0 -5,0 6,3 III -4,8 -2,8 3,5 IV 5,2 2,6 -4,4 V 2,3 0,9 -1,9 VI 6,8 3,1 -7,0 VII 6,9 3,8 -6,1 Nguồn: “Rice Market, Agricultural Growth and Policy in Viet Nam”-Goletti.F and Minot.N (1997) Chú thích : Vùng I: Vùng núi và trung du Bắc Bộ. Vùng II: Đồng băng sông Hồng. Vùng III: Bắc Trung Bộ. Vùng IV: Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng V: Tây Nguyên. Vùng VI: Đông Nam Bộ. Vùng VII: Đồng bằng sông Cửu Long. + Quốc tế: Giá lúa gạo trong nước thấp, hạn ngạch sẽ làm tăng thu nhập thực tế của những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thành thị và những người phi nông nghiệp ở nông thôn. Dẫn đến việc tăng tiêu dùng gạo. Mặt khác, hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng có ảnh hưởng tiêu cực lên thu nhập của người sản xuất lúa gạo và những người nghèo ở nông thôn, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Nếu không quyết định hạn ngạch sẽ làm tăng giá lúa gạo trong nước, làm tăng lượng gạo xuất khẩu và làm tổn hại đến an toàn lường thực quốc gia. Việc hạn chế thương mại lúa gạo ở Việt Nam là nguyên nhân gây ra những tổn thất cho toàn bộ nền kinh tế. Những hạn chế này được coi như một loại thuế tiềm ẩn trong thương mại lúa gạo. Bảng 7 : Ảnh hưởng của việc xóa bỏ hạn ngạch lên các vùng Vùng Thay đổi trong giá Thay đổi trong sản xuất lúa gạo Thay đổi trong tiêu dùng lúa gạo I 12,4 6,7 -6,6 II 13,4 7,5 -7,3 III 15,9 8,5 -8,6 IV 17,5 7,8 -12,8 V 26,6 11,0 -18,9 VI 29,6 13,9 -24,8 VII 30,2 14,7 -22,4 Nguồn: “Rice Market, Agricultural Growth and Policy in Viet Nam”-Goletti.F and Minot.N (1997) Bảng 8 : Phân chia ảnh hưởng của việc xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu % thay đổi trong của cải Bình quân cả nước 4,9 Khu vực thành thị 1,3 Nhóm nghèo -0,4 Nhóm không nghèo 1,6 Khu vực nông thôn 5,7 Nhóm nghèo 5,5 Nhóm không nghèo 6,1 Hộ nông nghiệp 6,5 Hộ phi nông nghiệp -1,7 Nguồn: “Rice Market, Agricultural Growth and Policy in Viet Nam”-Goletti.F and Minot.N (1997) Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đã thực hiện thuế suất 0% đối với nông sản xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và không thu thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với hầu hết nông sản hàng hóa, Chính phủ đã ban hành nghị định 05 ngày 24/05/2001 nêu rõ : khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Khuyến khích các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (kể cả đại diện thương mại) thực hiện môi giới xuất khẩu và được thưởng hoa hồng thông qua sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo quy định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 29/06/2001, Bộ Tài chính ban hành quyết định 65/2001/QĐ-BTC về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng gạo, cà phê... và đối tượng được thưởng theo kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001 bao gồm doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật Doanh nghiệp, luật Hợp tác xã và luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có xuất khẩu các mặt hàng nông sản trên (kể cả trường hợp Doanh nghiệp nhận xuất khẩu ủy thác). 2.2.2. Tỷ giá hối đoái: Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, công cụ tỷ gá hối đoái vẫn được Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt, thích ứng với diễn biến vĩ mô của nền kinh tế trong nước cũng như tình hình tài chính, thương mại của khu vực và quốc tế. Việc tiếp tục gia tăng tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng bất lợi đến sức cạnh tranh hàng hóa nói chung của Việt Nam cũng như lúa gạo xuất khẩu nói riêng. Việc tăng tỷ giá hối đoái cũng là hoạt động như đánh thuế người xuất khẩu gạo. 2.2.3. Chính sách thuế và trợ cấp Luật thuế mới về sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng 7/1993 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/1994. Nghị định số 73 và 74 của Chính phủ đã đưa ra hướng dẫn để thực hiện. Luật thuế thương mại đã thay thế những quy định về thuế nông nghiệp cũ. Hàng loạt những điều chỉnh về đất đai đã được phân loại nhằm mục đích đánh thuế và tỉ lệ thuế sử dụng đất quy thóc được thu bằng tiền. Làm giảm đáng kể các khoản phải nộp của người nông dân, làm tăng thu nhập của họ. Việc quy định tỷ lệ thuế dựa trên phân loại đất đai đã giảm 25-30% so với mức thuế trước đây. Trong thời gian qua, Nhà nước đã áp dụng hàng loạt các chính sách ưu đãi về thuế của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, chủ yêu là thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể: - Cho phép xóa nợ đọng thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1999 về trước đối với các hộ khó khăn không có khả năng nộp thuế. - Giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho vùng lũ lụt, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Chỉ tính riêng năm 2001, Chính phủ cho phép miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như: miễn thuế cho các hộ nghèo, hộ ở các xã thuộc chương trình 135 và giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích trồng lúa và cà phê, và số thuế miễn giảm trong năm 2001 lên trên 700 tỉ đồng. Ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nghèo, hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã thuộc chương trình 135, các hộ sản xuất không thuộc diện tích miễn thuế sẽ được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với phần diện tích sản xuất nông nghiệp trong hạn mức. Thuế xuất khẩu gạo được thực hiện với thuế suất 0%, nhằm đẩy mạnh khâu lưu thông nông sản hàng hóa. Đã có nhiều chính sách tài chính ưu đãi được ban hành như miễn giảm thuế VAT trên khâu lưu thông nông sản hàng hóa, thực hiện thuế suất 0% đối với nông sản xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và không thu thuế xuất khẩu đối với hầu hết nông sản xuất khẩu. 2.2.4. Can thiệp trực tiếp Tại Việt Nam, Chính phủ can thiệp vào thị trường lúa gạo thông qua giá sàn. Quỹ bình ổn lương thực Việt Nam được thành lập từ năm 1993 đã đạt được doanh thu từ việc đánh thuế những hàng hóa chịu sự kiểm soát của Chính phủ thông qua các doanh nghiệp Nhà nước như sản phẩm xăng, dầu, xi măng, kim loại… Năm 1997, để khắc phục tính không hiệu quả của thị trường lúa gạo, Thủ tướng chính phủ đã ban hành 2 sắc lệnh nhằm điều chỉnh thương mại lúa gạo. Bao gồm: - Xóa bỏ tất cả những hạn chế thương mại lúa gạo trong nước và tự do vận chuyển lúa gạo giữa các vùng. - Thay đổi phương thức phân bố hạn ngạch xuất khẩu gạo. Toàn bộ hạn ngạch vẫn do Bộ Thương mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định nhưng việc phổ biến sẽ mở rộng ra đối với từng doanh nghiệp và phổ biến đến từng địa phương. Các công ty địa phương và hai công ty lớn của Nhà nước (VINAFOOT I và VINAFOOT II) có quyền xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, việc thực hiện không thống nhất và không hoàn chỉnh đã làm nảy sinh ra ba hạn chế sau: - Số lượng người mua đã ủy thác mua cho xuất khẩu chỉ tăng từ 16 lên 20 doanh nghiệp và phần lớn trong số đó vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương. - Tính ưu tiên của công ty lương thực Nhà nước (VINAFOOT I) vẫn tồn tại trong một số thị trường đặc thù, làm mất đi cơ hội thị trường lúa gạo chất lượng cao do kinh nghiệm kém trong thương lượng và giao dịch. - Người thương nhân nhỏ vẫn phải chịu những chi phí vận chuyển lớn trong khi những công ty lương thực Nhà nước vẫn hoàn toàn được miễn giảm. Do vậy người dân vẫn phải chịu những chi phí vận chuyển lớn trong hệ thống marketing và xuất khẩu trong khi các công ty lương thực Nhà nước gần như có sức mạnh độc quyền đối với việc kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo và người nông dân ít có cơ hội tham gia vào thị trương lúa gạo trong nước và quốc tế, hơn nữa những biến động bất lực luôn đè nặng lên họ. Để giảm thiệt hại cho người nông dân, Chính phủ đã áp dụng quy định giá sàn đối với hoạt động thu mua thóc, đồng thời năm 2000 và 2001 thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện mua tạm trữ chi phí vay vốn và những khoản lỗ phát sinh khi xuất khẩu lượng gạo dự trữ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Ủy ban Nhân dân các tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương nói trên, ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực, đảm bảo cho nông dân không bị thua thiệt. Thực tế diễn ra không như mong muốn, mặc dù có đạt được một số kết quả nhất định, tại thị trường nông thôn, mặc dù thực hiện chính sách giá sàn, nhưng bà con nông dân vẫn phải bán với giá thị trường thấp hơn nhiều hơn so với giá sàn quy định do tư thương ép cấp, ép giá. Việc thực hiện mua dự trữ của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản hàng hóa cũng không có biện pháp kiểm soát. Nhìn chung quá trình phát triển sản xuất hàng hóa bên cạnh việc hỗ trợ các dịch vụ cho nông dân còn phải có những cam kết khuyến khích về mặt kinh tế trong sản xuất và trao đổi. Nói cách khác, nhân dân cần một môi trường thuận lợi và rõ ràng khi tham gia vào thị trường. 2.3.Cấu trúc thị trường  2.3.1. Kênh phân phối  Lúa Gạo Người tiêu dùng Thương nhân Người xay xát Thương nhân Nông dân Công ty lương thực Nhà nước Người xuất khẩu Tiêu thụ lúa gạo của từng vùng nước ta có sự khác biệt: Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc nông dân thu hoạch lúa rồi tự phơi sấy, cất trữ hay bán cho các đại lý trong vùng để tiêu thụ tại địa phương. Một phần thóc của những tỉnh có dư thừa so với nhu cầu của địa phương được vận chuyển tiêu thụ ra ngoài vùng. Theo kênh tiêu thụ này, người thu gom thu mua lúa của nông dân về xay xát và bán lại cho các đại lý đem đi phân phối cho các cửa hàng. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, lượng lúa gạo hàng hóa lưu thông rất lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Toàn bộ gạo xuất khẩu của Việt Nam tập trung tại hai cảng chính là Cần Thơ và Sài Gòn. 2.3.2. Sản lượng trao đổi của hộ nông dân Bảng 9:Lượng bán theo % tổng lượng sản xuất theo mùa năm 2000. Đơn vị: % Vùng I II III IV V VI VII Cả nước Đông xuân 16 35 35 34 44 72 77 70 Hè thu 0 0 32 41 47 49 64 60 Mùa 8 58 0 0 0 29 95 48 Cả năm 12 62 33 37 45 55 72 64 Nguồn: IFPRI 2.3.3. Thương nhân Chia làm ba nhóm: thu mua, bán buôn và bán lẻ. Họ có tính chuyên môn hóa cao trong nghề nghiệp với việc đầu tư hơn 80% thời gian trong việc kinh doanh gạo. Các thương nhân thu mua khoảng 96% tổng lượng thặng dư giá trị từ nông dân. Người xay xát và các công ty lương thực Nhà nước cũng thu mua lúa gạo từ nông dân, nhưng không đáng kể so với thương nhân. Sự yếu kém trong mối quan hệ giữa các công ty lương thực Nhà nước với nông dân làm cho giá cả không ổn định, nhiều công ty lương thực Nhà nước có chức năng quan trọng trong quá trình hoạt động nhưng không thu mua lúa gạo. Chỉ với 2% lượng lúa gạo thu mua được từ hộ nông dân, sự đóng góp của các công ty lương thực Nhà nước vào việc ổn định giá thực sự bị hạn chế. Do đó, tín hiệu giá cả là do khu vực tư nhân tác động đến người nông dân. Bảng 10:Kênh thu mua lúa gạo theo tỷ lệ lượng bán của nông dân năm. Đơn vị: % Người xay xát Thương nhân Tổ chức khác Đông xuân 1,2 96,9 1,9 Hè thu 1,1 96,9 2,0 Mùa 8,2 90,7 1,1 Cả năm 1,6 96,5 1,9 Nguồn: “Rice Market, Agricultural Growth and Policy in Viet Nam”-Goletti.F and Minot.N (1997) Các tổ chức khác bao gồm công ty lương thực Nhà nước và các công ty địa phương. Thương nhân là người mua chủ yếu của nông dân và là người cung cấp chủ yếu cho các công ty lương thực Nhà nước ở ĐB sông Hồng. Sự khác biệt giữa marketing gạo ở miền Bắc và miền Nam là thành phần người thu mua. Trong cả hai vùng, người thu mua hoạt động ngay tại trang trại và liên kết người sản xuất với người bán buôn và xay xát. Tại ĐB sông Hồng, hệ thống thương mại lúa gạo chủ yếu là trực tiếp cho người tiêu dùng trong vùng, trong khi tại ĐB sông Cửu Long hệ thống phân phối chịu sự định hướng của các công ty lương thực Nhà nước. Ngoài ra, tại ĐB sông Hồng thì người tiêu dùng là người mua chủ yếu của các công ty lương thực Nhà nước trong khi tại ĐB sông Cửu Long các công ty lương thực này bán gạo chủ yếu cho xuất khẩu hoặc các công ty lương thực khác. Bảng 11: Quy mô hoạt động của kênh marketing Lượng gạo bán (tấn/tháng) Giá trị (1000USD) Thương nhân 32,7 3,0 Người xay xát 171,0 31,0 Công ty lương thực Nhà nước 4.017,0 1.594,0 Nguồn: “Rice Market, Agricultural Growth and Policy in Viet Nam”-Goletti.F and Minot.N (1997) 2.3.4. Người xay xát Phụ thuộc vào sản lượng máy móc xay xát gạo người xay xát được phân chia thành 3 nhóm: - Xay xát thuần túy. - Đánh bóng. - Xay xát và đánh bóng gạo. Thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, các nhà xay xát nhỏ chiếm ưu thế và họ là người xay xát chủ yếu cho hộ nông dân, không yêu cầu về chất lượng nên sản lượng gạo thường có tỉ lệ tấm cao. Nhìn chung chất lượng gạo xay xát thấp với 45% tấm chủ yếu là do quá trình phơi khô và hệ thống kho đệm không thích hợp, quy mô nhỏ và thiết bị nghèo nàn, lạc hậu. Hầu hết lượng gạo chất lượng thấp chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. 2.3.5. Các công ty lương thực Các công ty lương thực đóng trên các tỉnh, huyện và các vùng. Theo điều tra của IFPRI ( Viện nghiên cứu chính ách lương thực quốc tế) xác định rằng, tính chuyên môn hóa về kinh doanh lúa gạo của các công ty này thấp hơn so với quy định (43% các công ty chủ yếu là hoạt động xuất khẩu gạo và 40% là hoạt động marketing đối với thành phẩm). Ngoài ra các công ty này còn tham gia vào các hoạt động khác như kinh doanh khách sạn, nhập khẩu phân bón và vận chuyển. Nguyên nhân của tính chuyên môn hóa kém là do giảm trợ cấp của Nhà nước buộc các công ty tìm cách tăng thu nhập của họ thông qua các hoạt động khác không liên quan đến chức năng của họ. Ở miền Nam khoảng 40% doanh thu của các công ty lương thực Nhà nước có từ những hoạt động không phải kinh doanh lúa gạo trong khi ở miền Bắc các công ty này vẫn hoạt động chủ yếu trong việc mua bán lúa gạo. Tình hình xuất khẩu gạo 2.4.1. Số lượng gạo xuất khẩu Năm 2007,xuất khẩu gần đạt trần 4,4 triệu tấn gạo, Việt Nam đã tạm ngưng cấp phép cho những hợp đồng xuất khẩu mới của khối tư nhân vào tháng 7. Tuy nhiên, các hợp đồng giao hàng vẫn tiếp tục cho tới đầu tháng 11 và kết quả là xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 12/2007 đạt 60 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 29 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 35% về lượng và 2,1 lần về giá trị. Lượng gạo xuất năm 2007 ước đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỉ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Lượng gạo xuất khẩu đảm bảo hạn mức xuất khẩu 4,5 triệu tấn của năm 2007. Năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007, loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Indonesia (900.225 tấn, trị giá 281 triệu USD): Cuba (407.460 tấn, trị giá 160 triệu USD); Malaixia (50.490 tấn, trị giá 15 triệu USD)…. Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam đã tăng và đạt 4,6 triệu tấn, với giá trị thu được (theo giá FOB) là 2,6 tỷ USD, lượng gạo xuất khẩu tăng 3,3% và giá trị thu được (giá FOB) tăng 99%. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam, thang 1-2009 cả nước đã xuất khẩu được 301.116 tấn, trị giá 119,676 triệu USD tăng 242% về lượng và 279% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đây là mức xuất khẩu gạo kỷ lục trong 20 năm qua. Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 396 USD/ tấn. Tích lũy kể từ 1-1-2009 đến 5-2-2009, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 338.450 tấn, trị giá đạt 134,731 triệu USD. Theo dự báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay khoảng 5 triệu tấn. Biểu đồ 5: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Trong suốt 20 năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng từ 1,372 triệu tấn năm 1989 nay lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 4,5-5 triệu tấn, tăng 335% so với năm 1989. 2.4.2. Chất lượng gạo Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Từ phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5- 4,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều. Việt Nam xuất khẩu phần lớn là gạo trắng thường hạt trung bình và hạt dài (độ dài từ 6,2 đến dưới 7 mm) tỷ lệ tấm từ 5-45% chưa đa dạng về qui cách sản phẩm, không có loại gạo nào nổi bật từ phẩm chất khả dĩ biểu hiện được nét độc đáo riêng có của sản phẩm gạo Việt Nam trên thế giới. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu thường không đảm bảo độ đồng nhất về qui cách ngay trong từng lô gạo, càng khẳng định thêm tính đúng đắn của ý kiến đánh giá gạo xuất khẩu Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của thị trường thế giới. Thực vậy, hiện ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn chục giống lúa, nghĩa là trong mỗi một bao gạo xuất khẩu ở đây đang có gần chục giống lúa tạo thành. Mà gạo xuất khẩu của nước ta trên 90% là gạo từ đồng bằng sông Cửu Long. Gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long cũng còn tỷ lệ tấm chiếm cao nhất (15-25%), tỷ lệ gạo nguyên xay xát hiện chỉ đạt 30-40%, trong khi ở các nước tiên tiến tỉ lệ này đạt trên 50%. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn thua kém Thái Lan về chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. Gạo chất lượng cao (từ 5 – 10% tấm) của ta chiếm trên 40%, trong khi của Thái Lan chiếm trên 70% sản lượng xuất khẩu. Bảng 12 : Loại gạo xuất khẩu Năm Gạo cao cấp(10% tấm trở lên) Gạo trung bình (15-25% tấm) Gạo cấp thấp (35% tấm trở lên) 1989 1,8 10,2 88 1993 51,6 32,7 15,7 1994 70,4 20,8 8,8 1995 35,1 40,8 4,1 Gạo Việt Nam ngày càng cải thiện được chất lượng, gạo cao cấp và trung bình ngày càng tăng, gạo cấp thấp ngày càng giảm dần. Bên cạnh đó, mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng chưa có thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng nào đặc trưng cho gạo việt Nam trong khi thương hiệu gạo “Hương nhài – Jasmine” , gạo Basmati đã được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do khâu sản xuất của ta mới chỉ chạy theo số lượng mà chưa chú trọng đúng mức vấn đề nâng cao chất lượng lúa gạo. Kém phong phú đa dạng về quy cách, chủng loại gạo so với thị trường thế giới là do sự chậm tiến trong kỹ thuật xay xát, chưa chế biến được các loại gạo cao cấp hơn mức 5% tấm, gạo đồ, gạo sấy... Gạo Việt Nam có chất lượng không tốt so với gạo của các nước khác, đăc biệt là Thái Lan là do: Thái Lan có diện tích lúa lớn hơn rất nhiều, dân số của họ lại ít hơn nên họ chỉ cần làm mỗi năm 2 vụ lúa, gồm 1 vụ mùa và 1 vụ lúa dài ngày, nên chất lượng gạo rất cao. Chúng ta có dân số đông, diện tích lúa có hạn nên phải đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất sản lượng do đó rất khó nâng cao chất lượng hạt gạo để xuất khẩu nhất là về độ ngon nên chạy theo Thái Lan trong nâng cao chất lượng hạt gạo chắc chắn sẽ không bao giờ kịp. Vì vậy để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với gạo Thái chúng ta cần một hướng đi khác. Đó là sản xuất gạo sạch theo tiêu chuẩn GAP. Hiện tại ở đồng bằng sông Cửu Long đã có một mô hình sản xuất lúa GAP ở xã Mỹ Thành Nam (Tiền Giang) đây là mô hình lúa GAP đầu tiên và duy nhất cho đến giờ ở Đông Nam Á. Trong vụ đông xuân năm 2008/2009, Cục trồng trọt dự kiến tương lai tổ chức các mô hình GAP trong lúa ở An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và sẽ tiếp tục nhân rộng ra trong những năm tới. 2.2.3. Biến động giá gạo Bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí, có thời điểm giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu thuận lợi nên giá lúa gạo trong nước đứng ở mức cao. Biểu đồ 6: giá gạo xuất khẩu 25% tấm của một số nước 2007 Nhìn chung giá gạo Việt Nam tăng đều qua các tháng v à tương đối ổn định. So với gạo Ấn Độ và Pakistan thì gạoViệt Nam có giá cao hơn.Tuy bán được giá nhưng gạo Việt Nam nói chung vẫn có giá thấp hơn gạo của Thái Lan khoảng 10-20 USD. Năm 2008, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng 7 duy trì ở mức 700- 800 USD/tấn, giảm khoảng 200 USD/tấn so với mức đỉnh hồi cuối tháng 4. Tính chung trong tháng 7, giá gạo giảm khoảng 100 USD/tấn, với gạo 5% tấm của Thái Lan vào khoảng 750 USD/tấn, trong khi gạo 5% tấm của Việt Nam khoảng 725 USD/tấn, gạo 25% tấm giá 670 USD/ tấn. Mặc dù giảm nhiều song

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22582.doc
Tài liệu liên quan