Mục lục
I. Môi trường tự nhiên.
1. Địa lý
1. Khí hậu
2. Tài nguyên
3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới hoạt động maketing
II. Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ marketing
2. Dân số
3. Ngôn ngữ
4. Giáo dục
5. Tôn giáo
6. Truyền thống, phong tục, tập quán
7. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc.
III. Môi trường kinh tế
1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc
2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới
3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc
3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng
3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc
3.3 Thị trường vốn:
3.4. Lương thực và thực phẩm
4. Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc
4.1 Mậu dịch
4.2 Đầu tư
IV. Hệ thống chính trị.
1. Hiến pháp
2. Ngành lập pháp
3. Uỷ ban thường trực
4. Tổng thống
5. Chính sách kinh tế
6. Ngành hành pháp
7. Toà án hiến pháp
8. Chính quyền địa phương
9. Về thu hút đầu tư nước ngoài
10. Thực hiện tự do hoá thị trường
10.1. Các quy định về thương mại của HQ
10.2.Luật Ngoại Thương
10.3.Bộ Luật Hải Quan
10.4.Luật Quản lý Ngoại hối
10.5. Quy định về nhấp khẩu
10.6. Quy định về nhãn mác hàng hoá
10.7. Luật chống bán phá giá
10.8.Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm
11. Những lưu ý trong hoạt động marketing quốc tế.
11.1.Sản phẩm
11.2.Giá
11.3. Phân phối
11.4. Xúc tiến hỗn hợp
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nền kinh tế Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Nhật Bản 8.1%, Hong Kong 5.9% (2006)
Nhập khẩu
356,7 tỉ USD (2007 ) [4]
Đối tác nhập khẩu
Nhật Bản 16.8%, Trung Quốc 15.7%, Hoa Kỳ 11.0%, Saudi Arabia 6.7%, UAE 4.2% (2006)
Tài chính công
Nợ công cộng
25,2% GDP (2006)
Nợ nước ngoài
187,2 tỉ USD (2006)
Dự trữ ngoại tệ
262,2 tỉ USD (2007 ) [6]
Thu ngân sách
219,5 tỉ USD (2006)
Chi ngân sách
215,7 tỉ USD (2006)
Viện trợ
ODA, 745 tỉ USD (2005)
Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy người tiêu dùng sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định mua 1 sản phẩm hay tiêu dùng 1 dịch vụ nào đó. Điều đó cho thấy thị trường khách hàng là tương đổi ổn định. Các nhà Marketing cũng cần dựa vào đó để có 1 chính sách giá phù hợp và mang tính lâu dài để tạo được sự tin cậy và trung thành của khách hàng. Cơ cấu ngành cho thấy Hàn Quốc còn khá yếu về các sản phẩm nông nghiệp, trong khi đó lại là lợi thế của Việt Nam. Vì vậy ta phải chú trong hơn đến nhu cầu của người dân Hàn Quốc về các sản phẩm thuộc lĩnh vực này để có hướng xuất khẩu đúng đắn
Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm ( 1998 -2000 ), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/ 2003).
Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn
Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay Daewoo . Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ.
2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới:
Hàn Quốc đang phải nhập khẩu khoảng 97% nguồn năng lượng tự nhiên, và là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ bảy thế giới, trong đó 80% được nhập từ Trung Đông. Tuy nhiên, việc đề ra chiến lược năng lượng dài hạn về dự trữ dầu, khai thác tài nguyên ở nước ngoài, tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng phi dầu mỏ sẽ giúp ổn định tình hình kinh tế Hàn Quốc trước những biến động của thị trường dầu thô.
Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược tự chủ nguồn cung năng lượng, với việc nâng tỷ trọng sử dụng điện hạt nhân lên 40%, đồng thời hợp tác trực tiếp khai thác năng lượng ở nước ngoài.
Hồi tháng 8/07, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố "Kế hoạch cơ bản khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài lần thứ 3" với mục tiêu tăng mức tự chủ nguồn năng lượng từ 18% hiện nay lên 20% năm 2012 và 28% năm 2016. Ngoài ra, một trong những nhân tố giúp giảm sức ép lên nền kinh tế Hàn Quốc khi giá dầu thô tăng là việc đồng won tăng giá so với đồng USD (từ năm 2004 đến nay, đồng won đã tăng 27,7% giá trị so với USD).
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc trong cùng kỳ cũng tăng 15,3%, đạt 356,7 tỷ USD do nhu cầu lớn về nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2008 sẽ vượt ngưỡng 800 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 415 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 402 tỷ USD.
3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc:
3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng:
Sau Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện từ Việt Nam lớn thứ hai. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2001 đạt 5,3 triệu USD, bằng 3,3% tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Nhật Bản từ thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc lại giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2006, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện vào thị trường Hàn Quốc giảm trong giai đoạn 2001-2006 là: Thức nhất, chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào thị trường Nhật Bản, chưa quan tâm nhiều đến thị trường Hàn Quốc, thứ hai, dây, cáp điện của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt vơi sản phẩm cùng loại trên chính thị trường Hàn Quốc vì bản thân Hàn Quốc cũng là một nước rất mạnh về sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mức kỷ lục so cùng kỳ năm 2006 với 931% (kim ngạch 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7 triệu USD, trong khi đó mức cùng kỳ năm 2006 là 1,9 triệu USD). Điều này cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn thấp nhưng lại đạt mức tăng trưởng quá cao, đây sẽ là đà phát triển trong thời gian tới.
Trên thị trường dây cáp điện thế giới, Hàn Quốc được đánh giá là một trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thành công nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Năm 2004, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 7 thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 tỉ USD. Đồng thời, nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc cũng khá lớn, chiếm 2,47% thị phần nhập khẩu của thế giới. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc đạt 1,3 tỉ USD, tương đương với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Dự báo, trong những năm tới nhu cầu nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc sẽ vẫn rất lớn. Vì vậy, có thể tin tưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu dây cáp và cáp điện nói riêng vào thị trường này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2007 đạt 80,5 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2006.
Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn đạt cao nhất Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hàn Quốc là: bàn ghế, tủ, kệ sách, bàn trà, kệ TV….
Kế đến là mặt hàng ván ép với các mặt hàng chủ yếu như: Ván ép công nghiệp làm từ gỗ bồ đề rừng trồng; ván ghép làm từ gỗ lim sam; và ván ép công nghiệp được làm từ gỗ tạp….
Hàn Quốc là 1 thị trường tiềm năng về các sản phẩm gỗ vì người dân Hàn Quốc có sở thích dùng nội thất bằng gỗ, đồng thời các sản phẩm này cũng phù hợp với khả năng thanh toán của họ
3.3 Thị trường vốn:
Chiến lược của Hàn Quốc đối với các trung tâm phát triển thị trường vốn tập trung vào hai sáng kiến mang tính chất chính sách có liên quan với nhau, đó là chính sách tự do hóa thị trường và chính sách mở rộng thị trường. Tự do hóa thị trường vốn sẽ trực tiếp làm tăng sự tiếp cận của Hàn Quốc với vốn và công nghệ nước ngoài, trong khi việc mở rộng thị trường sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường vốn.
Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường vốn và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ những ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hóa như các phương tiện thông tin đại chúng.
Công dân nước ngoài sẽ được đối xử công bằng như công dân Hàn Quốc khi họ mua đất đai với mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh. Tất cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương.
Từ 25-5-1998, các nhà đầu tư nước ngoài đã co thể mua cổ phiếu của bất kỳ công ty Hàn Quốc nào (trừ các công ty của ngành quốc phòng và các công ty nhà nước) mà không phải chịu sự can thiệp của ban giám đốc công ty đó hoặc Chính phủ. Công dân nước ngoài hiện nay được mua tới 50% cổ phiếu chưa hoàn vốn của một số công ty nhà nước.
Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được phép thực hiện tất cả những loại hình tiếp quản, bao gồm cả việc thôn tính các công ty Hàn Quốc. Ngoài ra, tất cả các cơ sở tài chính đáp ứng được những yêu cầu nhất định cũng sẽ được phép thực hiện giao dịch ngoại hối.
Tháng 5-1998, mức trần cộng gộp về đầu tư nước ngoài đối với vốn cổ phần của Hàn Quốc được bãi bỏ.
Trong năm 2006, hối phiếu kho bạc Hàn Quốc có đáo hạn 3, 5, 10 và 20 năm. Chính phủ sẽ nỗ lực thêm để tăng cường chiều rộng và chiều sâu cho thị trường trái phiếu kho bạc bằng cách khuyến khích thị trường trái phiếu dài hạn.
Hàn Quốc cũng đã đề ra một khung thể chế cho các quỹ tương hỗ để những quỹ này sẽ làm công cụ chủ yếu cho sự tài trợ lâu dài. Các nhà đầu tư tư nhân, kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, được phép thành lập các quỹ tương hỗ tại Hàn Quốc một cách dễ dàng. Các nhà đầu tư đang tài trợ cho các quỹ tương hỗ mới không bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực trừ một số ít những trường hợp ngoại lệ. Về cơ bản, Hàn Quốc đã đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng cho các nhà đầu tư.
Với chính sách này, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tham gia đầu tư ngay tại thi trường Hàn Quốc
3.4. Lương thực và thực phẩm:
Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh trên thị trường Hàn Quốc, đặc biệt là gạo, hoa quả, thủy sản…
Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng nông sản vào Hàn Quốc phải đặt quan hệ trước với các nhà nhập khẩu cung cấp giá và mẫu hàng để tham gia đấu thầu. Nhưng trên thực tế đến nay, mới chỉ các doanh nghiệp gạo của Việt Nam tham gia đấu thầu còn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khác có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nắm được quy định trên và chưa tham gia hoạt động này.
4 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc:
4.1 Mậu dịch:
Hàn Quốc là bạn hàng đứng thứ 4 của Việt Nam (theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2005) sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản với 1029 dự án và tổng số vốn đầu tư lên đến 5,278 tỉ USD.
Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án với tổng số vốn 551 triệu USD.
Việt Nam là nước bạn hàng đứng thứ 25 của Hàn Quốc (xuất khẩu đứng thứ 15, nhập khẩu đứng thứ 35).
Do sự gia tăng xuất khẩu, quy mô xuất siêu của Hàn Quốc tăng từ 1,8 tỉ USD vào năm 1999 lên 2,05 tỉ USD vào năm 2003 (Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước nhập siêu của Hàn Quốc).
Hàn Quốc xuất khẩu vốn và các thiết bị cơ bản và nguyên vật liệu, Việt Nam xuất khẩu các bộ phận phụ tùng điện tử và mặt hàng nhóm 1 như hàng nông sản.
Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vải sợi (hàng dệt và nguyên vật liệu), xe ô tô, hàng sắt thép, hàng công nghiệp hóa học, hàng điện, điện tử, v.v
Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (đơn vị triệu USD, %)
Giao dịch
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Xuất khẩu
1.686
(16,7%)
1.732
(2,7%)
2.240
(29,4%)
2.561,2
(14,3%)
3.255,6
(27,1%)
3.431,7
(65,4%)
Nhập khẩu
322
(22%)
386
(19,6%)
470
(21,9%)
510,7
(8,6%)
673,3
(31,8%)
694
(3,1%)
Thu chi mậu dịch
1.364
1.346
1.770
2.050
2.582,3
2.737,7
4.2 Đầu tư:
Tổng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2005 được cấp phép là 5,295 tỉ USD với 1029 dự án, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản.
Riêng trong giai đoạn từ tháng 1/2005 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án, ghi kỷ lục về tổng số dự án thực hiện tại Việt Nam với tổng số vốn cấp phép là 551 triệu USD.
Năm 2002, sau Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ 5, năm 2003 là đối tượng đầu tư thứ 2 sau Trung Quốc (theo tiêu chuẩn báo cáo đầu tư hàng năm). Từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ nhất của Hàn Quốc.
Từ giữa những năm 90, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng hơn như phát triển tài nguyên, vốn đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng v.v… và quy mô đầu tư cũng lớn hơn, đặc biệt sau năm 95, số các công ty đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh.
Các ngành kinh doanh chủ yếu:
Trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ, các tập đoàn lớn như Daewoo, LG, Posco chủ yếu đầu tư với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng như sắt thép, điện tử, xe hơi.
Gần đây chủ yếu đầu tư theo quy mô nhỏ của các công ty vừa và nhỏ theo loại tập trung lao động như vải sợi, may mặc, giày, cặp sách mỹ, sau đó có xu thế phát triển đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng như ngành công nghệ thông tin với kỹ thuật CDMA.
Tình hình đầu tư của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (đơn vị, số dự án, triệu USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Số dự án
12
27
34
75
149
171
170
190
Vốn đầu tư
28
169,5
67,9
109,3
269,5
343,6
377,4
551,6
IV.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Hiến pháp
Hiến pháp han quốc được thong qua lần đầu vào ngày 17-7-1948 ,lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987 .
Những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp hq bao gồm chủ quyền dân tộc ,sự phân chia quyền lực,theo đuổi công cuocj thống nhất hai miền nam bắc,theo đuổi hoà bình và hợp tác quốc tế,những qui định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong viêc tăng cường phúc lợi xã hội.
Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố nhà nước đảm bảo quyên sở hữu,đồng thời khuyến khích sự tự do,chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế.hiến pháp cũng qui định nhà nước phải điều hoà và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân ,đồng thời thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế.
2. Ngành lập pháp
Quyền lập pháp được trao cho Quốc Hội, cơ quan Lập pháp chỉ có 1 viện. Quốc Hội gồm 299 thành viên phục vụ trong nhiệm kì 4 năm. Hệ thống này phản ánh tiếng nói của nhân dan thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Quốc hội dược trao một số chức năng theo Hiến pháp, chức năng quan trọng nhất là Lập pháp. Những chức năng khác bao gồm quyền phê duyệt và ngân sách quốc gia, các vấn đề liên quan đến chính sách đối nngoaij, tuyên bố chiến tranh, việc cử lực lượng vũ trang ra nước ngoài hoặc việc đóng quân của lực lượng quân sự nước ngoài tại Hàn Quốc, việc thanh tra kiemr soát những vấn đề đặc biệt về đối nội và sự buộc tội.
Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc quá bán và nhất trí.
3. Uỷ ban thường trực
4. Tổng thống
Tổng thống –được bầu dưới hình thức bỏ phiếu ,bình đẳng và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc – là người đứng đầu cơ quan hành pháp .nhiệm kì của tổng thống là 5 năm và không được ứng cử trong nhiệm kì tiếp theo.
Dưới hệ thống chính trị ngày nay tổng thống giữ năm vai trò chủ yếu
- Trước hết tổng thống là người đứng đầu quốc gia ,tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan hệ đối ngoại .
- Thứ hai,tổng thống là người điều hành tối cao ,ban hành các điều luật được cơ quan hành pháp thông qua đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật .tổng thống có đầy đủ quyền để điều hành hội đồng nhà nước ,những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp .tổng thống có quyền chỉ định các viên chức ,trong đó có thủ tướng và những người đứng đầu các cơ quan hành pháp .
- Thứ ba ,tổng thống cũng là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang .ông có quyền lực rộng rãi đối với các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh.
- Thứ tư ,tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là người vạch định chính sách ngoại giao .
Cuối cùng tổng thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu .
Tổng thống mới đắc cử của HQ là ông Lee myung-bak,là cựu giám đốc điều hành tập đoàn Hyungdai, xây dựng chính phủ mới với ưu tiên cho khôi phục kinh tế theo hướng từ phân phối và phúc lợi xã hội sang tăng trưởng và than thiện với doanh nghiệp, môi trường ,dang được người dân ủng hộ.
5. Ngành hành pháp
Bao gồm: Tổng thống,Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ và các cơ quan ngang bộ.
Tổng thống thực hiện chúc năng quản lí thông qua hội đồng nhà nước, l người duy nhất có trách nhiệm quyết định toàn bộ những chính sách quan trọng cuả chính phủ, làm chủ toạ.
Thủ tướng là người trợ lí hành pháp chính cho Tổng thống, giám sát các bộ(bộ kế hoạch và đầu tư,bộ tư pháp ..) và quản lí văn phòng phối hợp chính sách của chính phủ dưới sự chỉ đạo của Tổng thống. thủ tướng cũng có quyền thảo luận những chính sách lớn của quốc gia và tham dự các cuộc họp của Quốc hội.
Bên cạnh Thủ tướng là ba phó thủ tướng được bổ nhiệm nhằm đảm đương những nhiệm vụ đặc biệt do thủ tướng giao phó.
Hành pháp
Tư pháp
Tổng thống
+ Ban kiểm toán và thanh tra
+ Cục tình báo quốc gia
+Uỷ ban dịch vụ dân sự
+ Hội đồng củatổng thống về doanh nghiệp
vừa và nhỏ
+ Cơ quan thanh tra Hàn Quốc
+ Uỷ ban độc lập chống tham nhũng của HQ
Thủ tướng
Văn phòng phối hợp chính sách chính phủ
Bộ
Kế hoạch và đầu tư
Bộ tư pháp
Cơ quan thông tin chính phủ
cơ quan q.lý người
yêu nc và CCB
Uỷ ban hội chợ thương mại
Uỷ ban giám sát tài chính
Uỷ ban quy hoạch khẩn cấp
Uỷ ban bảo vệ thanh thiếu niên
Lập pháp
+ Hội đồng an ninh quốc gia
+ Hội đồng cố về thống nhất quốc gia
+ Hội đồng cố vấn kinh tế quốc gia
+ Hội đồng cố vấn của tổng thống về khoa học và công nghệ
Bộ tài chính và kinh tế
Bộ ngoại giao và thương mại
Bộ tư pháp
Bộ quốc phòng
Bộ quản lí chính phủ và các nội vụ
Bộ thống nhất
Bộ giáo dục và phát triển nhân lực
Bộ khoa học và công nghệ
Bộ văn hoá và du lịch
Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp
Bộ thương mại công nghiệp &năng lượng
Bộ thông tin và liên lạc
Bộ y tế và phúc lợi
Bộ môi trường
Bộ lao động
Bộ bình đẳng giới và gia đình
Bộ xây dựng và giao thông
Bộ hàng hải và thuỷ sản
Đặc biệt ,Uỷ ban độc lập chống tham nhũng của Hàn Quốc mới được thành lập vào năm 2002 thể hiện nỗ lực của hàn quốc trong công tác phòng chống tham nhũng ,đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
6. Ngành tư pháp
Bao gồm: Toà án tối cao ,toà án dân sự tối cao ,toà án quận ,toà án Bằng phát minh sáng chế ,...
Toà án tối cao là toà án tư pháp cao nhất .chánh án toà án tối cao do tổng thống chỉ định với sự thông qua của quốc hội ,nhiệm kì 6 năm không được tái cử
Toà án thực hiện thẩm quyền xét xử các vấn đề dân sự ,hành chính ,bầu cử và các vấn đề tư pháp khác ,đồng thời giám sát các vấn đề đăng kí bất động sản, đăng kí hộ tịch sở hữu tài chính và cán bộ toà án.
7. Toà án hiến pháp
8. Chính quyền địa phương
9. CHÍNH SÁCH KINH TẾ
9.1. Về thu hút đầu tư nước ngoài
Nắm bắt được tầm quan trọng của đầu tư đối với tương lai của đất nước, Hàn Quốc quyết tâm thực hiện tất cả những gì có thể để thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tưvà đang thực thi các biện pháp nhằm trợ giúp cải tiến môi trường kinh doanh
- Chính phủ xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp có tầm cỡ. . Ví dụ gần đây là việc mở cửa cụm công nghiệp sản xuất LCD lớn nhất trên thế giới ở Paju, cách khu vực phi quân sự vài km hay Khu mới Invest Plaza ở nam Seoul được hy vọng để giúp đỡ các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài thâm nhập dễ dàng vào nền kinh tế .
- Chính phủ nới lỏng hoặc bãi bỏ các quy định mà đã tồn tại nhiều thập kỷ liên quan đến phát triển các vùng biên giới. Những ưu đãi đó và các biện pháp khác được tiến hành với tốc độ khẩn trương nhất, một tín hiệu của thiện chí và cam kết của chính phủ để giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Hàn Quốc.
- Có nhiều chương trình hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng, chương trình quan trọng nhất sẽ là những tư vấn thực tiễn và trợ giúp ban đầu cho các doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động tại Hàn Quốc.
Plaza đạt mục tiêu trở thành địa chỉ dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư: nhà quản lý dự án sẽ giúp mọi thứ từ việc tìm ra địa điểm tốt nhất để xây dựng nhà máy, xử lý các chi tiết hành chính cho tới áp dụng tất cả các chương trình và lợi ích của chính phủ tương ứng.
- Chính phủ nỗ lực để làm gia tăng những khuyến khích mà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực R & D công nghệ cao hay những doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở khu vực ở Hàn Quốc sẽ nhận được những ưu đãi về tiền bạc.
- Chính phủ xây dựng hệ thống hỗ trợ nhà đầu tư
Tất cả các điều luật và quy định hiện hành có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sắp xếp lại và kết hợp chặt chẽ thành một khung pháp lý duy nhất, đó là Bộ luật Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (FIPA) có hiệu lực vào tháng 11-1998. Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng những lợi thế của dịch vụ hoàn hảo và đối xử thống nhất trong cả nước.
Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi khác nhau nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp, trong đó có việc miễn giảm thuế. Ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đã được miễn hay giảm cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 7 năm. Chính phủ sẽ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê các bất động sản tới 50 năm với giá ưu đãi và trong một số trường hợp không phải trả tiền thuê. Ngoài ra, một khu vực mậu dịch tự do sẽ được phát triển để hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn FDI. Chính phủ tiếp tục bãi bỏ những quy định hạn chế nhập khẩu và giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế.
- Để nền kinh tế có lợi hơn cho đầu tư nước ngoài Chính phủ đang thực hiện một cách tích cực các biện pháp tự do hóa.
Tuy nhiên, các biện pháp tự do hóa này không phải là không có những rủi ro. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện những biện pháp trên, Chính phủ đang tăng cường các quy chế giám sát thị trường và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.
Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch phát triển thị trường trung và dài hạn trong tháng 4 năm 2002 để biến Hàn Quốc thành một đất nước thân thiện với kinh doanh và biến thị trường ngoại hối Hàn Quốc trở thành một trung tâm tài chính Đông Á. Những kế hoạch này sẽ được triển khai cho tới năm 2011 theo ba giai đoạn. Theo đó, nhiều hạn chế áp dụng trong giai đoạn một và hai của quá trình tự do hóa ngoại hối sẽ được dỡ bỏ trong năm 2011.
9.2.Thực hiện tự do hoá thị trường
HQ đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ các ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hoá như các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể:
§ Tự do hoá thị trường vốn: Tẩt cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương.
§ Tự do hoá thị trường dịch vụ: Khó khăn do các ngành dịch vụ trong nước còn ít phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ đã đơn phương tiến hành một số hoạt động cho việc mở cửa toàn diện, ví dụ ngành bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa hoàn toàn cho các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia
Tự do hoá thị trường nông nghiệp: Khó do diện tích đất trồng tính theo đầu chủ trại rất ít ( chỉ bằng 1/57 của Mỹ). Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang nỗ lực mở cửa hơn nữa thị trường nông sản trong nước và cam kết nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp khác nhau.
Ø 99910. Các quy định về thương mại của HQ
Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm Luật Ngoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quan và thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất hay nhập khẩu.
Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc.
10.1. Luật Ngoại Thương
Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnh của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mại năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978. Mục tiêu của đạo luật mới này là cung cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh. Hệ thống như vậy sẽ cho phép chính phủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước. Những mục tiêu cơ bản của đạo luật này là:
- Xóa bỏ những rào cản về xuất nhập khẩu, góp phần từng bước đưa n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nền kinh tế Hàn Quốc.DOC