Đề tài Nên xây dựng nhà máy sản xuất phân urê hay nhập khẩu phân urê

Để các chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự trở thành hành lang pháp lý cho bình ổn giá phân urê cần phải tạo sự đồng bộ của các chính sách, xóa bỏ các chính sách văn bản không còn phù hợp. Các văn bản không nên áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ thực tế Phân bón vẫn là lĩnh vực khá nhạy cảm, nhiều loại phải nhập khẩu. Nhưng đáng nói là hệ thống quản lý của nhà nước mới chỉ có Nghị định (ban hành năm 2003 và sửa đổi năm 2007) mà chưa có pháp lệnh. Với khối lượng vật tư khổng lồ, khoảng 300 nhà máy, cơ sở sản xuất và trên 20 văn phòng đại diện, hơn 30 nhà nhập khẩu, nhưng lại không đủ văn bản pháp quy đủ mạnh để quản lý. Bởi thế mới có hiện tượng nhiễu nhương trên thị trường phân bón khi một số doanh nghiệp nhỏ trá hình đã sản xuất phân bón giả tung ra thị trường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Theo tôi, Bộ NN&PTNT cũng như Nhà nước phải có Pháp lệnh, đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với việc nhập cũng như sản xuất phân bón giả, kém chất lượng hiện nay.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nên xây dựng nhà máy sản xuất phân urê hay nhập khẩu phân urê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kém chất lượng mức tăng trưởng, nhất là về hiệu quả sản xuất, như: thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu vốn lưu động, thị trường, v.v... Nhưng nguyên nhân xuyên suốt cả một giai đoạn và tác động đến nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), lại là sức ép của đầu vào và đầu ra. Một vấn đề đang được đặt ra tại thị trường phân bón nước ta là trong khi các nhà sản xuất, nhất là các DNNN bình ổn giá bán phân bón do mình sản xuất, thì giá phân bón đến tay nông dân vẫn không hề thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể có nhiều, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy là để sản phẩm phân bón đến tay người dùng, còn phải qua mấy tầng đại lý, cơ sở phân phối. Một trong những lý do mà nhà sản xuất và người dùng phân bó cùng kêu trời chính là ở khâu này. Chi phí để xây dựng nhà máy sản xuất phân urê là rất cao, xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón phải mất ít nhất từ 4-5 năm trong khi đó nhu cầu về phân bón thì cấp thiết mà cung chưa đáp ứng được đầy đủ. II. Một số quan điểm về việc xây dựng nhà máy sản xuất urê hay nhập khẩu urê. Urê là một loại phân được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa và các loại cây trồng khác. Ở Việt Nam thì chúng ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên việc tăng giá phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến những doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đứng trên quan điểm của từng đối tượng mà xem xét việc nhập khẩu hay xuất khẩu sẽ có hiệu quả hơn. Đứng trên quan điểm của người nông dân: Ta đã biết những người sử dụng phân urê chủ yếu là nông dân trồng lúa. Hiện nay, cơn sốt giá phân urê ngày càng trở nên phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm cho nông dân cả nước hoang mang và lo ngại, giá phân urê tăng sẽ kéo giá thành hạt lúa lên cao. Hàng năm, mỗi khi bước vào vụ sản xuất nông nghiệp là tình hình phân bón trên thị trường lại có những biến động mạnh về giá cả, đặc biệt là tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá giữa phân urê sản xuất trong nước và phân urê nhập khẩu chính ngạch. Mặc dù các ngành chức năng đã có khá nhiều giải pháp khắc phục, song tình hình vẫn không mấy biến chuyển.Các doanh nghiệp thì không những chưa đưa ra được các biện pháp nào nhằm ổn định thị truờng mà lại còn quay sang… đổ lỗi cho nhau. Cần phải làm thế nào để sử dụng phân urê ít mà năng suất lúa vẫn cao. Người nông dân yêu cầu được vay thêm vốn để sản xuất, giảm VAT từ 5% xuống còn 0%, cần được chính phủ trợ giá cho việc nhập khẩu urê… Giá lương thực thực phẩm trong nước tăng cao, nhà nước đã hạn chế hạn ngạch xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực sẽ làm giảm lợi ích từ việc trồng lúa của người dân dễ khiến người dân từ bỏ ruộng… Nhà nước cần phải có những biện pháp để bình ổn giá cả trên thị trường tạo niềm tin cho nông dân. Người nông dân đang phải méo mặt khi không biết đâu là thật, đâu là giả khi phân bón giả, kém chất lượng được bán ngang nhiên và tràn lan trên thị trường. Trong khi những vụ phát hiện, xử phạt của cơ quan quản lý thị trường mới chỉ là “đem muối bỏ bể” Theo Giáo sư Nguyễn Văn Bộ, giám đốc viện khoa học nông nghiệp Việt Nam . Nếu ở vị trí của người nông dân thì họ sẽ mong muốn xây dựng nhà máy sản xuất urê để có thể cung cấp đủ cho mùa vụ tránh gây nên tình trạng sốt giá. An ninh lương thực thực phẩm (giả định gạo được xuất khẩu): Đây đang là một vấn đề nóng hổi đối với toàn cầu. Cần phải làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực đang là một vấn đề cấp bách đối với rất nhiều nước trên thế giới. Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, việc giá gạo tăng do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có giá dầu, phân bón tăng, bệnh dịch đối với cây lương thực cộng với sự tích trữ lương thực của các nhà đầu cơ và hiện tượng thay đổi khí hậu. Ngoài ra, việc chuyển đổi cây trồng và sản xuất nhiên liệu từ ngũ cốc của một số quốc gia đã gây tác động đẩy giá lương thực lên mức kỷ lục như hiện nay. Thiên tai, bệnh tật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng lương thực khan hiếm. Do tình trạng ấm lên của trái đất cũng đang đe dọa tới việc sản xuất lúa gạo trên toàn cầu.Việc dùng nhiên liệu sinh học thay thế một phần xăng dầu do Mỹ và Châu Úc xúc tiến đã khiến giá nông sản tăng đáng kể trong năm 2007.Riêng năm 2007, 1/4 lượng ngô sản xuất tại Mỹ được dùng làm nhiên liệu. Lượng gạo dự trữ của thế giới năm 2007-2008 thấp hơn năm 1983-1984 và chỉ bằng 50% năm 2000-2001. Nhu cầu lương thực trên thị trường thế giới gia tăng dẫn đến gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng: Nếu như năm 2004, xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4 triệu tấn thì năm 2005 là 5,2 triệu tấn. Từ năm 2006, để đảm bảo an ninh lương thực Chính phủ đã phải chốt hạn ngạch nên năm 2006 và 2007 lượng gạo xuất khẩu giảm xuống lần luợt là 4,8; 4,5 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao 24% năm 2007.Tình hình thế giới khó khăn đang tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề tới những quốc gia nghèo nhất thế giới. Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ tuyên bố giảm lượng gạo xuất khẩu còn Ai Cập cũng đã tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu gạo từ 1/4 đến tháng 10/2008 nhằm đảm bảo lượng gạo cung cấp trong nước. Nhiều người dân Mỹ đang cố gắng săn tìm hàng giảm giá ở các siêu thị và ít mua sắm hơn bởi tiền thuê nhà đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và giá xăng cũng gia tăng chóng… Do giá cả các yếu tố đầu vào của việc sản xuất gạo biến động: Giá dầu tăng cao, phân urê tăng giá, điện… Hơn nữa nước ta nhập khẩu phân urê là chủ yếu nên khi giá phân biến động sẽ ảnh hưởng tới giá gạo. Việc giá cả liên tục tăng cao cũng khiến quốc gia xuất khẩu gạo phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung ứng gạo cho thị trường trong nước. Đợt “sốt giá gạo” vừa qua khiến mọi người đổ xô đi mua về tích trữ khiến giá cả tăng đột biến. Vậy chính phủ cần phải đưa ra những chính sách hợp lý góp phần bình ổn giá phân urê, giá lương thực thực phẩm trên thị trường. Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam “ hơn 30 năm qua chưa bao giờ diễn biến giá cả phân bón trên thị trường thế giới thay đổi nhanh chóng như từ cuối năm 2006 đến nay. Các loại phân bón đồng loạt tăng giá và tăng cao kỷ lục, không riêng gì urê mà cả DAP, SA... đều tăng giá. Riêng urê tăng 94 - 112 USD/tấn, DAP tăng 178 - 200 USD/tấn. Hiện nay, nguồn cung phân urê của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nhu cầu phân urê tăng nhanh qua các năm, nhưng việc đáp ứng cung phân urê so với nhu cầu còn rất thấp. Theo mức cầu tối thiểu thì mức cung trung bình đạt 168%, so với mức cầu tối đa thì mức cung trung bình chỉ đạt 53,7%. Giá phân urê biến động mạnh trên phạm vi cả nước. Sự biến động này đã tạo ra các cơn "sốt nóng", "sốt lạnh", đặc biệt là vào các năm 1991 - 1995. Giá phân urê cũng biến động theo quý, theo tháng trong từng năm, thể hiện tính thời vụ trong biến động giá. Giá phân urê biến động theo vùng thể hiện sự tác động của giá đến lợi ích của nông dân ở từng vùng”. Vấn đề giá phân urê cao sẽ tác động đến chi phí sản xuất gạo, chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành của 1kg gạo xuất khẩu cũng cao nông dân sẽ bị đẩy vào tình thế bất lợi hơn so với các nhà xuất khẩu gạo khác có thể dẫn đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo sẽ giảm đi.Chính phủ cần phải có nhưng biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nước ta. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia thì việc xây dựng nhà máy phân urê là cần thiết. Nhà nước cần bảo hộ sản xuất cho nhà máy khi nó đi vào hoạt động để có thể cạnh tranh được với urê nhập khẩu nước ngoài. Di dân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng di dân có thể kể đến như: Đây có thể là do ảnh hưởng của việc chính phủ hạn chế số lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước nên lợi ích từ việc trồng lúa của nông dân bị giảm. Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến cho diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp kết quả là diện tích trồng lúa bị giảm qua các năm 2006: giảm -0,1% so với năm 2005, 2007: giảm -1,7% so với 2006, nhưng do năng suất bình quân tăng nên sản lượng năm 2006 giảm -0,1% so với năm 2005 còn năm 2007 lại tăng chút ít 0,1% so với năm 2006. Người nông dân thiếu công ăn việc làm sẽ có xu hướng di chuyển ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Do thu nhập của nông dân trồng lúa thường thấp hơn thu nhập của lao động thành thị nên họ muốn ra thành phố kiếm việc để có thu nhập cao hơn. Việc xây dựng một nhà máy sản xuất sẽ tạo điều kiện việc làm cho một bộ phận người lao động giúp giải quyết số lao động dư thừa là rất tốt. Công nghiệp hoá: Nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa theo cơ cấu giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Từ thực tế trên, Hiệp hội Phân bón cho biết: cách đây 5 năm, tổng cầu urê dao động từ 2,5 triệu đến 2,7 triệu tấn/năm nhưng hiện tại, con số này chỉ còn 1,7 triệu tấn! Dĩ nhiên, sự sụt giảm này không chỉ vì nguyên nhân urê bị các loại phân bón khác lấn thị phần mà còn do xu hướng "công nghiệp hóa", diện tích đất canh tác bị thu hẹp để nhường chỗ cho đô thị, khu - cụm công nghiệp. Nhưng dù với lý do gì chăng nữa, không thể không thừa nhận rằng, nhu cầu urê đang ngày càng giảm. Theo thiết kế kỹ thuật, công suất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ lên tới 700 nghìn tấn/năm, Đạm Hà Bắc 150 nghìn tấn/năm. Trong điều kiện sản xuất bình thường, hai nhà máy này cung cấp đều đặn tối thiểu 800 nghìn tấn/năm cho thị trường và phần nhập khẩu chỉ còn khoảng 800 nghìn tấn/năm. Một yếu tố khác đáng quan tâm, trước kia các nhà nhập khẩu vẫn thường mở các đơn hàng từ các "chợ urê" Ucraina, Nga, vùng Vịnh thì nay, nguồn urê gần như... không giới hạn từ Trung Quốc tràn sang với giá vô cùng cạnh tranh: cao hơn chút ít hoặc ngang bằng với giá Đạm Phú Mỹ, khiến nhà máy này tại những thời điểm tồn kho lớn cũng phải phát hoảng! Mặt khác, việc xây dựng nhà máy cần tốn một khoảng thời gian để cho nhà máy có thể đi vào hoạt động và có thể trụ được trên thị trường trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chúng ta chưa nên xây dựng nhà máy sản xuất urê. Việc làm: Xây dựng nhà máy sản xuất urê là một việc nên làm vì việc xây dựng nhà máy sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong nhiều năm. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động. Giáo dục Việc tăng giá phân urê là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giá gạo trên thị trường.Giá gạo tăng ảnh hưởng tình trạng an ninh lương thực không được đảm bảo. Những người sống chủ yếu bằng việc được trợ cấp lương thực không đủ ăn dẫn đến giáo dục cũng không được đảm bảo. Nhiều trẻ em đã không đến trường để học mà thay vào đó trước tiên là phải có cái ăn đã… Giáo dục không phải là ưu tiên số 1 nữa. Nhà sản xuất phân urê: Họ muốn xây dựng nhà máy sản xuất để đáp ứng được nhu cầu về phân bón. Nhưng trong điều kiện hiện nay khi mà giá cả leo thang các chi phí đầu vào liên tục gia tăng: Giá dầu đang ở mức cao, chi phí điện, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ở mức cao. Lãi suất cũng là vấn đề nóng bỏng trong thời gian qua nên chi phí cho việc huy động vốn đầu tư để việc sản xuất phân cũng cao. Thời kỳ đầu khi đi vào hoạt động do giá thành của sản phẩm ở mức còn cao vẫn cần nhà nước hỗ trợ vốn, chính sách ưu tiên giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn. Dự án xây dựng nhà máy phân đạm là dự án chiến lược cần phải có sự góp sức, nỗ lực giữa nhà sản xuất và chính phủ để thực hiện dự án. Một số vấn đề xung quanh việc sản xuất hay nhập khẩu phân bón. Lâu nay, chúng ta vẫn thường tự hào Việt Nam là nước xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan, với kim ngạch trên dưới 1 tỷ USD một năm. Năm nay, dự kiến xuất khẩu gạo se vượt mốc 3 tỷ USD. Vì vậy, thông tin xuất khẩu gạo không đủ mua phân bón tại cuộc họp mới đây đã gây sốc cho nhiều người quan tâm đến xuất khẩu gạo VN. Bảy tháng, cả nước xuất khẩu gần 2,5 triệu tấn gạo, giá trị tương đương trên 1 tỷ USD. Cũng thời gian này, VN đã nhập khẩu khoảng 2,2 triệu tấn phân bón các loại, giá trị tương đương 1,137 tỷ USD. Thực trạng này không chỉ đặt lại hiệu quả của việc xuất khẩu gạo, mà đằng sau câu chuyện đó chính là sự yếu kém trong công tác quản lý. Đã 10 năm liên tục, VN đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, nhưng việc đầu tư cho một nền sản xuất nông nghiệp hướng về xuất khẩu lại hoàn toàn bỏ ngỏ. Đó là sản xuất phân bón. Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng phân bón sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu sử dụng. Bình quân mỗi năm VN vẫn phải nhập khẩu khoảng 2,5-3 triệu tấn phân bón các loại, tương đương 1,3-1,5 tỷ USD. Trong một trả lời phỏng vấn báo giới về thực trạng này, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón VN, cho rằng: “Nhà nước cũng bó tay”, vì muốn xây dựng nhà máy phải mất tối thiểu 4-5 năm. Hỏi về chiến lược dài hơi để cân đối cung cầu, ông Thúy cũng lại cho rằng “bó tay”. Chỉ một cách khả thi nhất được đưa ra là sử dụng tiết kiệm. Nhưng hướng dẫn dân sử dụng phân bón thế nào là tiết kiệm và hợp lý, cũng lại là một câu chuyện quản lý của ngành nông nghiệp đã bị bỏ quên lâu nay. Một tréo ngoe khác: Theo số liệu của ngành Hải quan, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã xuất khẩu “ngược” hơn 200.000 tấn phân bón các loại. Điều này đã góp phần đẩy giá phân bón tăng cao. Khả năng từ nay đến cuối năm, các DN này sẽ phải nhập khẩu phân bón với giá cao hơn. Cái vòng luẩn quẩn xuất - nhập này cũng đang diễn ra với sắt thép, than, cùng nhiều mặt hàng khác. Cụ thể, do sản xuất trong nước mới chỉ tự túc được khoảng 50% nhu cầu phôi thép, nên từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn phôi thép. Nhưng gần đây, các DN đã xuất khẩu ngược một phần số phôi thép đã nhập khẩu này để thu hồi vốn, vì nhu cầu thép xây dựng trong nước đang giảm, trong khi lãi suất ngân hàng tăng cao. Nguy cơ “sốt” thép có thể trở lại vào cuối năm, vì hiện tại lượng tồn phôi và thép trong nước chỉ đáp ứng cho sản xuất và nhu cầu thị trường trong vài tháng tới. Câu chuyện xuất - nhập không chỉ phản ánh tầm nhìn ngắn của DN, mà còn thể hiện tầm nhìn hẹp của công tác quản lý. Đó là thiếu chiến lược phát triển và đầu tư dài hơi những mặt hàng VN có thế mạnh xuất khẩu, hay trong nước chưa sản xuất được để hạn chế nhập khẩu; như gạo, than đá, thép, phân bón … Để đến nỗi hiện nay VN phải nhập khẩu cả than đá, muối. Vì vậy, để nền kinh tế phát triển bền vững, hạn chế nhập siêu và kiềm chế lạm phát; thì cần có tầm nhìn xa trong quản lý và quy hoạch. * Giảm hay không giảm thuế nhập khẩu phân bón Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Phân bón Việt Nam lại tiếp tục gửi công văn kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội cho phép giảm thuế VAT mặt hàng phân bón từ 5% xuống bằng 0%. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với phân bón trong tình hình hiện nay không phải là giải pháp hợp lý và có hiệu quả nhằm góp phần ổn định thị trường phân bón trong nước. Lý do khiến Bộ Tài chính không giảm thuế GTGT Theo quan điểm của Bộ Tài chính, năm 2004, Bộ đã 2 lần điều chỉnh thời gian nộp thuế GTGT đối với phân bón ở khâu nhập khẩu từ 30 ngày lên 60 ngày và sau đó là từ 60 ngày lên 90. Hiện nay thuế nhập khẩu của hầu hết các loại phân bón đã được hạ xuống 0%, trừ một số loại phân bón các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước như phân lân - thuế nhập khẩu 5%, phân NPK thuế nhập khẩu 3%. Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính cũng đưa ra một số lý do không giảm thuế GTGT: Thứ nhất, trong điều kiện nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, giá cả phân bón không phải mặt hàng nhà nước quản lý mà do doanh nghiệp tự quyết định, do thị trường chi phối. Trên thực tế, giá cả phân bón trong nước thời gian qua tăng cao không phải do thuế, mà chính là phụ thuộc vào giá phân bón nhập khẩu và cơ chế điều hành phân phối. Dù trong nước đã sản xuất được phân bón giá rẻ nhưng nông dân vẫn phải mua theo giá cao để bảo đảm ổn định nguồn cung cấp phân bón. Vì nếu nhập khẩu bị lỗ thì các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón không nhập trong khi nguồn sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội địa. Thứ hai, nếu giảm thuế GTGT xuống 0% là không phù hợp với thông lệ quốc tế vì thuế suất thuế GTGT 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu chứ không áp dụng với hàng hoá tiêu dùng nội địa. Thứ ba, giả thiết giảm thuế suất thuế GTGT đối với phân bón từ 5% xuống 0% thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước (như Nhà máy Đạm Phú Mỹ) không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn thuế GTGT đầu vào. Như vậy, sự chênh lệch giữa giá thành phân bón sản xuất trong nước so với giá phân bón nhập khẩu vốn đã lớn lại càng lớn hơn, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ không yên tâm nhập hàng. Và nguy cơ mất cân đối cung cầu phân bón càng lớn, khó có giải pháp dung hoà, việc xử lý điều hành thị trường phân bón càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Để đảm bảo nguồn cung cấp phân bón trong nước Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạm dừng xuất khẩu phân bón. Theo đó, Bộ đề nghị trước mắt tạm dừng xuất khẩu phân bón hoá học, chủ yếu là phân DAP, kali, SA, ure. Bộ cũng đề nghị Chính phủ xác định khung thuế và thuế suất cụ thể từng mặt hàng phân bón xuất khẩu. Về lâu dài, Bộ đề nghị phải có mức thuế suất cao hơn đối với một số loại phân bón. III. Xu hướng nhập khẩu trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải nhập khẩu phân bón đến hết năm 2020. 31/07/2008) - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, từ tháng 1 đến tháng 7/2008, Việt Nam phải nhập tới 1,3 tỷ USD phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Con số này gần tương đương với với số tiền thu được từ xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong 7 tháng qua. Trong 7 tháng đầu năm 2008,  xuất khẩu nông sản đạt 7 tỷ USD, tuy nhiên, Việt Nam lại phải nhập tới 1,3 tỷ USD phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Con số 1,3 tỷ USD gần tương đương với với số tiền thu được từ xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo trong 7 tháng qua. Theo Cục Trưởng, với các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng phân bón càng ngày càng tăng. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này chiếm một nguồn đầu vào khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Hai loại phân bón DAP và Kali hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khoảng 630.000 tấn DAP và 742.000 tấn kali. Từ nay đến hết 2010, mỗi năm sẽ phải nhập khoảng trên 500.000 tấn phân bón và giai đoạn từ 2015 đến 2020, lượng nhập khẩu phân bón sẽ giảm nhưng vẫn phải lệ thuộc vào DAP, lân, kali. Trong tình hình hiện nay, ngành Nông nghiệp nước ta đang nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón thay thế DAP như NPK, NEB 26… nhằm giảm sử dụng phân đạm trong sản xuất. Năm 2007 Việt Nam sản xuất được 1.385.000 tấn phân lân. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng tăng cao nên việc đáp ứng nhu cầu phân lân cũng rất thiếu. Các nhà máy phân lân ở phía Bắc như Lâm Thao, Văn Điển, Nung Chảy (Ninh Bình) đều đã chạy hết công suất nhưng cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu thiết yếu của sản xuất. Hiện nhu cầu phân bón ở khu vực miền Bắc trên dưới 600.000 tấn/năm. Với vùng thâm canh cao như ở miền Nam nhu cầu sử dụng phân bón lên tới trên 1.500.000 tấn. IV. Một số biện pháp bình ổn giá phân urê Viết theo tài liệu nghiên cứu của trường Đại học Nông Nghiệp I . 4.1. Giải pháp chung. Bình ổn giá phân urê không chỉ đơn thuần là giải pháp về giá, mà phải kết hợp nhiều giải pháp giá nói chung và phải nằm trong hệ thống bình ổn giá nói chung. Các giải pháp bình ổn giá phân urê phải nhằm tăng cả lợi ích của nông dân và lợi ích của người sản xuất, kinh doanh phân bón. 4.1.1.. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý cho việc can thiệp vào thị trường. Để các chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự trở thành hành lang pháp lý cho bình ổn giá phân urê cần phải tạo sự đồng bộ của các chính sách, xóa bỏ các chính sách văn bản không còn phù hợp. Các văn bản không nên áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ thực tế… Phân bón vẫn là lĩnh vực khá nhạy cảm, nhiều loại phải nhập khẩu. Nhưng đáng nói là hệ thống quản lý của nhà nước mới chỉ có Nghị định (ban hành năm 2003 và sửa đổi năm 2007) mà chưa có pháp lệnh. Với khối lượng vật tư khổng lồ, khoảng 300 nhà máy, cơ sở sản xuất và trên 20 văn phòng đại diện, hơn 30 nhà nhập khẩu, nhưng lại không đủ văn bản pháp quy đủ mạnh để quản lý. Bởi thế mới có hiện tượng nhiễu nhương trên thị trường phân bón khi một số doanh nghiệp nhỏ trá hình đã sản xuất phân bón giả tung ra thị trường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Theo tôi, Bộ NN&PTNT cũng như Nhà nước phải có Pháp lệnh, đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với việc nhập cũng như sản xuất phân bón giả, kém chất lượng hiện nay. 4.1.2. Tăng cường hiệu lực của công cụ quản lý vĩ mô - Về công tác kế hoạch: chúng ta cần xác định đúng định hưởng tạo nguồn cung ứng phân bón, đặc biệt là phân urê; lập kế hoạch cung ứng phân urê bảo đảm tính khoa học và hợp lý để điều hòa cung cầu, tránh hiện tượng thừa, thiếu phân urê trên thị trường gây mất ổn định giá; tăng cường công tác thông tin thị trường để lập kế hoạch sản xuất, cung ứng phân đạm; trong việc lập kế hoạch nhu cầu phân đạm nên áp dụng phương pháp dự tính nhu cầu theo diện tích vì nó sát với tình hình thực tiễn. - Chúng ta cần quy định giá trần, giá sàn, niêm yết giá và đăng ký giá bán. Tuy nhiên, về lâu dài, các quy định giá trần, giá sàn cần phải được xóa bỏ, thay thế vào đó là việc bắt buộc các DN và cá nhân kinh doanh phân bón phải niêm yết giá và đăng ký giá bán. - Về việc duy trì khối lượng dự trữ lưu thông. - Duy trì quỹ bình ổn giá và lập dự phòng ở doanh nghiệp. 4.1.3. Sắp xếp lại các DN sản xuất, kinh doanh phân bón - Nhà nước cần định hướng, sắp xếp lại các DN Nhà nước sản xuất, nhập khẩu phân bón, đồng thời đẩy mạnh công tác cổ phần hóa. Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn của DN. Đổi mới và nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón của các Tổng Công ty Nhà nước có sản xuất, nhập khẩu phân bón. - Vai trò của Hiệp hội phân bón cũng cần được nâng cao. 4.1.4. Tổ chức thị trường phân bón - Về tổ chức sản xuất phân bón trong nước: chúng ta cần xác định sản phẩm trọng tâm, không sản xuất tràn lan những sản phẩm hiệu quả thấp; đa dạng hóa trong sản xuất các loại phân bón… mở rộng sản xuất phân bón ở một số DN ngoài quốc doanh; xây dựng cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phân bón. - Trong công tác tổ chức nhập khẩu phân bón: chúng ta cần thực hiện linh hoạt kế hoạch nhập khẩu; xác định giá nhập khẩu hợp lý; nghiên cứu, đàm phán để tìm kiếm bạn hàng cung cấp ổn định theo phương thức đại lý độc quyền; tổ chức nhập khẩu đúng thời vụ nghiên cứu, tìm hiểu và nắm chắc thị trường nhập khẩu; tăng cường và nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu phân bón; tăng cường hệ thống thông tin thị trường, giá cả. . - Trong công tác tổ chức tiêu thụ phân bón: Các hình thức cung ứng, tiêu thụ phân bón cần được đa dạng hóa. Hệ thống cung ứng, tiêu thụ phân bón sẽ gồm cả DN Nhà nước, DN tư nhân và người buôn bán nhỏ, trong đó DN Nhà nước chủ yếu làm nhiệm vụ bán buôn, đồng thời với việc phát triển dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp. 4.1.5. Giải pháp về tài chính, tín dụng Để các DN Nhà nước kinh doanh phân bón được chủ động và có đủ vốn kinh doanh cần thực hiện các biện pháp: Nhà nước tăng mức vốn lưu động cho các DN kinh doanh phận bón hoặc đầu tư vốn; cho các DN nhập khẩu phân bón vay vốn bằng đồng USD với lãi suất hợp lý và ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Nhà nước cho phép DN được tích lũy ngoại tệ thông qua ngân hàng để chủ động nguồn ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu, hạn chế rủi ro khi tỷ giá hối đoái tăng cao, có cơ chế cho phép DN huy động các nguồn vốn từ các DN khác hoặc nguồn vốn ngoài xã hội. - Tạo vốn cho dự trữ phân bón: Nhà nước cần tạo điều kiện cho DN vay vốn để dự trữ phân bón và hỗ trợ toàn bộ lãi suất tiền vay mua phân bón dự trữ theo kế hoạch của Nhà nước. - Tạo vốn để tổ chức các mạng lưới cung ứng phân bón đến cơ sở: Nhà nước cần có cơ chế cho phép các DN được huy động vốn của các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, đồng thời cho DN vay vốn với lãi suất hợp lý để xây dựng các cơ sở bán hàng. - Tạo vốn để trợ cước, trợ giá phân bón cho các tỉnh miền núi: Nhà nước nên tăng mức hỗ trợ cho các hộ và các vùng, tập trung hỗ trợ cho các vùng thật sự khó khăn. Kiểm tra, rà xét lại quy trình xét duyệt, cấp vốn, quản lývốn trợ cước, trợ giá ở tất cả các cấp; nghiên cứu hình thức trợ cước, trợ giá trực tiếp cho nông dân thông qua việc khấu trừ vào thuế nông nghiệp hàng năm. - Hỗ trợ vốn để các DN Nhà nước kết hợp dịch vụ tiêu thụ nông sản với dịch vụ cung ứng phân bón: Nhà nước cho phép và tạo điều kiện cho các DN kinh doanh phân bón kết hợp nhập khẩu phân bón và xuất khẩu nông sản; hỗ trợ phần lãi suất tiền vay để DN bán phân bón trả chậm cho nông dân. 4.1.6. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý Chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh, rải vụ, sử dụng các loại phâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24908.doc
Tài liệu liên quan