Câu 19: (5 điểm) Phân tích những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực. Minh họa bằng một tác phẩm văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945.
Đáp án:
1- Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực : (3,5 điểm)
1.1- Xây dựng nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo: (1 điểm)
a- Nhân vật trung tâm:
+ Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những con người trong đời sống hiện thực trong xã hội tư sản đương thời. Đó là những con người cá thể xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội (quý tộc, tư sản, tiểu tư sản.). Loại hình nhân vật trung tâm phản diện thường xuyên xuất hiện trong trang viết (nhân vật Saclơ, Grăngđê, lão Gôriô trong tác phẩm của Banzac). Họ là sản phẩm của quan hệ tư sản“Thẳng tay cắt đứt,không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa” (Ăng ghen)
+ Chủ nghĩa hiện thực còn dung nạp loại hình nhân vật đau khổ. Họ là những người lao động nghèo, đời sống bấp bênh, là nạn nhân của xã hội tư sản. Loại hình nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực chiếm tỷ lệ ít bởi hiện thực xã hội quy định.
Vd: Nhân vật chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX (Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình :PieBêdukhôp,Andrây .)
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng câu hỏi đề thi học phần lý luận văn học I & II (5 Đơn vị học trình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết. Con người mang tâm trạng mặc cảm số phận, ám ảnh cái tôi cô đơn nhỏ bé. Ví dụ minh họa
1.2- Nhân vật của lãng mạn công dân:là những con người chống đối xã hội tư sản phàm tục, mị dân đã tước đi quyền sống của họ. Nhân vật có tâm hồn cao thượng, theo đuổi lý tưởng hoài bão tích cực cho dù là ảo tưởng. Họ là những con người lấy đạo đức, tình thương, thánh thiện làm phương châm sống và hành động để cảm hóa cái ác. Ví dụ minh họa
2- Điển hình hóa: (1 điểm)
2.1- Dùng cái phi thường độc đáo riêng biệt làm nguyên tắc xây dựng tính cách nhân vật để đối lập cái tầm thường của thực tại. Tính cách nhânvật được phóng đại theo thiên hướng chủ quan của tác giả.Huygo quan niệm:”Bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Ví dụ minh họa
2.2- Tính cách không phải là sản phẩm của hoàn cảnh, không theo logic khách quan, không xuất phát từ nguyên mẫu đời sống mà từ những nguyên lý muôn thuở về đạo đức,là sản phẩm của trí tưởng tượng,là hình ảnh “phân thân”mang tính chủ quan của tác giả. Ví dụ minh họa
3- Đặc trưng thi pháp: (1 điểm)
3.1- Đề cao vai trò của trí tưởng tượng: Do lấy mộng tưởng đối lập với thực tại nên chủ nghĩa lãng mạn tuyệt đối hóa hoạt động hư cấu sáng tạo, chú ý tái tạo nhiều hơn tái hiện, muốn trốn hoàn cảnh thực tại ngột ngạt phải “Trú ẩn nơi vương quốc tưởng tượng” Huygo tâm niệm: “Nghệ sĩ du hành đến các vì sao đành xin lỗi không phục tùng huyện đường được”. Ví dụ minh họa
3.2- Coi trọng tình cảm trữ tình trong sáng tác: Chủ nghĩa lãng mạn khai thác triệt để cái tôi trữ tình với những vui buồn, yêu thương căm giận, ước mơ hy vọng. Tiếng nói tình yêu dồi dào với nhiều biểu hiện phong phú, thời kỳ này thơ ca trữ tình nở rộ. Ví dụ minh họa
3.3-Văn phong: Lời văn Phóng túng, linh hoạt uyển chuyển giàu chất thơ,nhạc,hoạ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đầy sáng tạo. Ví dụ minh họa
4- Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong Văn học VN: (1 điểm)
Văn học Việt Nam không có đủ đặc điểm của chủ nghĩa làng mạn châu Âu mà chỉ có ảnh hưởng bởi lẽ:
+ Về lịch sử: Không có cuộc cách mạng tư sản, không hình thành tiền đề triết học xã hội không tưởng.
+ Không đầy đủ những đặc điểm bản chất của chủ nghĩa lãng mạn: Nhân vật trung tâm, điển hình hóa, thi pháp
(Ví dụ minh họa)
Câu 19: (5 điểm) Phân tích những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực. Minh họa bằng một tác phẩm văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945.
Đáp án:
1- Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực : (3,5 điểm)
1.1- Xây dựng nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo: (1 điểm)
a- Nhân vật trung tâm:
+ Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những con người trong đời sống hiện thực trong xã hội tư sản đương thời. Đó là những con người cá thể xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội (quý tộc, tư sản, tiểu tư sản..). Loại hình nhân vật trung tâm phản diện thường xuyên xuất hiện trong trang viết (nhân vật Saclơ, Grăngđê, lão Gôriô… trong tác phẩm của Banzac). Họ là sản phẩm của quan hệ tư sản“Thẳng tay cắt đứt,không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa” (Ăng ghen)
+ Chủ nghĩa hiện thực còn dung nạp loại hình nhân vật đau khổ. Họ là những người lao động nghèo, đời sống bấp bênh, là nạn nhân của xã hội tư sản. Loại hình nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực chiếm tỷ lệ ít bởi hiện thực xã hội quy định.
Vd: Nhân vật chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX (Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình :PieBêdukhôp,Andrây….)
b- Cảm hứng chủ đạo:
Nhân vật trung tâm phản diện quyết định cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực là thái độ phê phán phủ định trật tự xã hội tư sản hiện tồn. Chính vì thế chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX được mệnh danh là chủ nghĩa hiện thực phê phán (Khác với chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng).
1.2-Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình: (1,5 điểm)
a- Tính chung và tính riêng của điển hình:
Điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực luôn chú ý sự thống nhất giữa tính chung(Khái quát hóa) và tính riêng (Cá thể hóa). Nét khái quát hoá ở chỗ tính cách tiêu biểu cho điển hình xã hội, đại diện cho lực lượng giai cấp nhất định trong xã hội. Cá thể hóa ở chỗ mỗi tính cách đều mang diện mạo riêng biệt, có số phận, đời sống tâm lý riêng biệt. Chính điều này làm cho nhân vật sinh động gần gũi với đời sống. (Ví dụ minh họa)
b- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:
+Với nguyên tắc lịch sử-cụ thể, quan niệm con người xã hội, chủ nghĩa hiện thực xây dựng những hoàn cảnh điển hình. Đó là hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện vào tác phẩm, biểu thị bản chất tình thế xã hội cụ thể.
+ Ở chủ nghĩa hiện thực mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách là quan hệ một chiều, nhân vật lệ thuộc nô lệ bởi hoàn cảnh.
(Ví dụ minh họa)
c- Tính cách điển hình với thếù giới chủ quan của nhà văn - Vấn đề “Nhân vật nổi loạn”:
+ Vì tính cách nhân vật là hệ quả trực tiếp của hoàn cảnh nên chủ nghĩa hiện thực đặt ra vấn đề”Logic nội tại của tính cách”(Hay sự phát triển tự thân của tính cách). Khi xây dựng nhân vật nhà văn phải tuân thủ theo logic khách quan của tính cách mặc dù vẫn chịu sự chi phối của chủ quan nhà văn.
+ Chủ nghĩa hiện thực không cho phép nhà văn giải quyết số phận nhân vật theo thiên kiến chủ quan của mình mà phải tuân thủ theo logic khách quan của bản thân nội tại hình tượng. Do vậy “Nhân vật nổi loạn” là hiện tượng phổ biến trong quá trình sáng tác. Nhân vật kết thúc số phận khác với dự đồ sáng tạo ban đầu của tác giả.
(Ví dụ minh họa)
1.3-Đặc trưng thi pháp: (1 điểm)
a- Sự chân thực của chi tiết: Chủ nghĩa hiện thực chú ý khai thác các chi tiết chân thực trong cuộc sống nhằm tái hiện lại tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.Chi tiết có tác dụng “Thực cảm”khiến cho người đọc quên đi rằng mình đang đọc tác phẩm mà như đang được tiếp xúc với chính cảnh đời thực.”Nghệ thuật của người viết tiểu thuyết là tính chân thật của chi tiết”(Banzac). Chủ nghĩa hiện thực thế kiểu sáng tác tái tạo bằng tái hiện, đề cao lối tự truyện.
b- Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội: Do chủ nghĩa hiện thực phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực,đa dạng cụ thể nên tiểu thuyết là thể loại phù hợp nhất.Các nhà tiểu thuyết lỗi lạc đều xuất hiện ở trào lưu này( Banzac,L.Tônstoi, Đicken,Tsêkhôp..). Sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực gắn liền với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết.
(Ví dụ minh họa)
Câu 20*: (5 điểm) So sánh chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trên các bình diện sau: Nhân vật trung tâm, điển hình hóa và đặc trưng thi pháp.
Đáp án:
Sinh viên có thể trình bày bằng bảng so sánh :
Bình diện
So sánh
Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa hiện thực
NHÂN
VẬT
TRUNG
TÂM
(1,5 điểm)
1- Nhân vật trung tâm là những “con người nổi loạn” bất hòa phản ứng thực tại xã hội. Nhân vật của lãng mạn quý tộc thoát ly thực tế, hoài cổ quá khứ trốn vào mộng ảo, hư vô ái tình và cái chết.
2- Nhân vật của lãng mạn công dân chống đối xã hội tư sản phàm tục, nhân vật có tâm hồn cao thượng, theo đuổi lý tưởng hoài bão tích cực, lấy đạo đức, tình thương, thánh thiện làm phương châm sống và hành động để cảm hóa cái ác (Nhân vật lý tưởng)
1- Nhân vật xây dựng từ những con người trong hiện thực xã hội tư sản đương thời. Đó là những con người cá thể xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội (quý tộc, tư sản, tiểu tư sản..). Loại hình nhân vật trung tâm phản diện thường xuyên xuất hiện trong trang viết cảm hứng chủ đạo: thái độ phê phán phủ định trật tự xã hội tư sản hiện tồn
2- Loại hình nhân vật đau khổ; những người lao động nghèo, đời sống bấp bênh, là nạn nhân của xã hội tư sản. Loại hình nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực chiếm tỷ lệ ít bởi hiện thực xã hội quy định.
ĐIỂN
HÌNH HÓA
(2 điểm)
1- Tính cách phi thường, hoàn cảnh đặc biệt:
Dùng cái phi thường độc đáo riêng biệt làm nguyên tắc xây dựng tính cách nhân vật để đối lập cái tầm thường của thực tại. Tính cách nhân vật được phóng đại theo thiên hướng chủ quan của tác giả. Huygo quan niệm:”Bình thường là cái chết của nghệ thuật”
2- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:
Tính cách không phải là sản phẩm của hoàn cảnh, không theo logic khách quan, không xuất phát từ nguyên mẫu đời sống mà từ những nguyên lý muôn thuở về đạo đức,là sản phẩm của trí tưởng tượng,là hình ảnh “phân thân”mang tính chủ quan của tác giả.
1- Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình:
Điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực luôn chú ý sự thống nhất giữa tính chung(Khái quát hóa) và tính riêng (Cá thể hóa). Nét khái quát hoá ở chỗ tính cách tiêu biểu cho điển hình xã hội, đại diện cho lực lượng giai cấp nhất định trong xã hội. Cá thể hóa ở chỗ mỗi tính cách đều mang diện mạo riêng biệt, có số phận, đời sống tâm lý riêng biệt.
2- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:
Tính cách nhân vật là sản phẩm của hoàn cảnh, mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách là quan hệ một chiều, nhân vật lệ thuộc nô lệ bởi hoàn cảnh.
Chủ nghĩa hiện thực không cho phép nhà văn giải quyết số phận nhân vật theo thiên kiến chủ quan của mình mà phải tuân thủ theo logic khách quan của bản thân nội tại hình tượng, hoàn cảnh. Do vậy “Nhân vật nổi loạn” là hiện tượng phổ biến trong quá trình sáng tác.
THI
PHÁP
(1,5 điểm)
1- Đề cao vai trò của trí tưởng tượng: Do lấy mộng tưởng đối lập với thực tại nên chủ nghĩa lãng mạn tuyệt đối hóa hoạt động hư cấu sáng tạo, chú ý tái tạo nhiều hơn tái hiện. Lời văn Phóng túng, linh hoạt uyển chuyển giàu chất thơ,nhạc,hoạ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đầy sáng tạo.
2- Coi trọng tình cảm trữ tình trong sáng tác: Chủ nghĩa lãng mạn khai thác triệt để cái tôi trữ tình với những vui buồn, yêu thương căm giận, ước mơ hy vọng. Tiếng nói tình yêu dồi dào với nhiều biểu hiện phong phú, thời kỳ này thơ ca trữ tình nở rộ.
1- Chú ý khai thác các chi tiết chân thực trong cuộc sống nhằm tái hiện lại tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Chi tiết có tác dụng “Thực cảm”khiến cho người đọc quên đi rằng mình đang đọc tác phẩm mà như đang được tiếp xúc với chính cảnh đời thực Chủ nghĩa hiện thực thế kiểu sáng tác tái tạo bằng tái hiện, đề cao lối tự truyện.
2- Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội: Do chủ nghĩa hiện thực phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực,đa dạng cụ thể nên tiểu thuyết là thể loại phù hợp nhất. Các nhà tiểu thuyết lỗi lạc đều xuất hiện ở trào lưu này. Sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực gắn liền với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết.
Học phần LÝ LUẬN VĂN HỌC II
Chương I -II: PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VĂN HỌC - CẤU TRÚC CỦA
VĂN BẢN VĂN HỌC
Câu 1: (3,5 điểm) Phân tích quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học.
Đáp án
1-Nội dung và hiønh thức là hai mặt thống nhất của một sự vật: (0,5 điểm)
Nội dung tức là cái bản chất cái hàm chứa làm cho sự vật tồn tại và hoạt động như là nó. Hình thức tức là sự biểu hiện bề ngoài xác định cấu tạo của nội dung. Hai mặt này phân biệt nhau nhưng gắn bó không tách rời nhau. Nội dung phải được biểu hiện ra hình thức cụ thể, hình thức là sự biểu hiện của nội dung xác định (Ví dụ minh họa)
2- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học: (2,5 điểm)
2.1- Nội dung là cái gợi ý trước định hướng quyết định hình thức. Đối với quy luật sáng tạo cái gợi ý ban đầu của nhà văn là hiện thực tư tưởng (đề tài, chủ đề tư tưởng). Nội dung quyết định ý đồ cấu tứ nghệ thuật (Xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ, kết cấu, chọn lựa thể loại…). Do vậy khi nội dung thay đổi thì hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp, nếu không sẽ phá vỡ nội dung. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2.2- Hình thức là sự thể hiện nội dung, là phương thức để chuyển tải nội dung. Nhờ hình thức nội dung mới định hình một cách cụ thể. Hình thức phải phù hợp với nội dung là tiêu chuẩn thẩm mỹ để đánh giá tác phẩm. “Tác phẩm nghệ thuật mà thiếu một hình thức thích đáng thì không phải là tác phẩm thực sự” Hêghen Tuy nhiên hình thức có tính độc lập tương đối của nó. Hình thức có tính ổn định ít biến đổi hơn so với nội dung trong tiến trình văn học. (Ví dụ minh họa) (1 điểm)
2.3- Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất cao độ, nếu không tác phẩm sẽ phá vỡ tính chỉnh thể. Hai bình diện ấy có sự bổ sung chuyển hoá cho nhau. Để tạo nên sự thống nhất cao độ khi sáng tác nhà văn luôn phải lao tâm khổ tứ tìm tòi, cân nhắc, lựa chọn những hình thức thích hợp tương ứng với nội dung (Lựa chọn từ ngữ, kết cấu, tổ chức câu văn, xây dựng hình tượng…)Không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá hình thức hoặc nội dung, khi phân tích tác phẩm không nên tách rời hai bình diện này.
(Ví dụ minh họa) (1 điểm)
Câu 2 : (3,5 điểm)Trình bày các cấp độ cấu trúc ngôn từ của tác phẩm văn học. Cho ví dụ minh họa
Đáp án
1- Cấp độ ngôn từ – cấp độ cơ bản nhỏ nhất của tác phẩm văn học:(0,5 điểm)
1.1- Bất kỳ tác phẩm văn học nào trước hết ta bắt gặp một văn bản ngôn từ. Đó là lời văn của tác phẩm tạo thành khách thể tiếp nhận trực tiếp của người đọc.
1.2- Cấp độ này bao gồm mọi thành phần của ngôn từ như: âm chữ, thanh điệu, vần giọng điệu, từ ngữ, câu văn.
1.3- Đặc điểm của tầng này là trực tiếp chịu sự quy định của quy luật ngôn ngữ như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, phong cách, đồng thời chịu sự chi phối của quy luật thơ văn, thể loại. Cấp độ này thể hiện ở hai tầng: ngữ âm và ý nghĩa.
2- Hệ thống cấp độ ngôn từ trong tác phẩm văn học: (3 điểm)
2.1-Tầng ngữ âm của văn bản văn học: (1,5 điểm)
+Âm chữ: Là đơn vị nhỏ nhất của tầng ngữ âm được xem là công cụ để tạo lập văn bản. Khi sáng tác, nhà văn phải sử dụng âm chữ theo đúng quy tắc chính âm chính tả của ngôn ngữ. Ở cấp độ âm chữ bản thân nó không mang dấu ấn phong cách như khi sử dụng. Tuy nhiên do đặc điểm âm tiết tiếng Việt có tính phân tiết rõ nét, cấu tạo gồm có phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu nên tạo tính nhạc cao, tạo phương thức láy…nhà văn sử dụng sáng tạo, độc đáo góp phần thể hiện ý đồø nghệ thuật (Ví dụ minh họa)
(0,5 điểm)
+Thanh điệu, vần: đây cũng là đặc trưng của âm tiết tiếng việt nhưng khi đi vào tác phẩm văn học thường mang ý nghĩa tu từ, góp phần biểu thị ý tưởng tình cảm của người viết.
-Tiếng Việt có 6 thanh đi vào thơ được khuôn thành : Bằng (Trầm) và Trắc (Bổng). Khi sáng tác tác phẩm (đặc biệt là thơ) việc tổ chức cấu trúc thanh điệu khéo léo trong câu văn (Thơ) sẽ tạo hiệu quả nghệ thuật cao góp phần chuyển tải tư tưởng cảm xúc.
-Vần: Thường sử dụng trong cấu trúc câu thơ (Hiệp vần), là sự liên lạc về ngữ âm nối dính các câu lại với nhau thành chỉnh thể thống nhất. Yếu tố vần không chỉ có tác dụng làm cho văn bản dề thuộc dễ nhớ, câu văn có tính nhạc mà còn góp phần thể hiện cảm xúc, ý tưởng của tác giả.. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+Giọng điệu: Nghiên cứu lời văn của tác phẩm, thi pháp học không chỉ chú ý ở nội dung lời văn mà còn khảo sát sắc thái giọng điệu ngôn ngữ. Giọng điệu văn chương là phương tiện thể hiện thái độ tư tưởng tình cảm của người viết :tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã.
Giọng điệu còn góp phần thể hiện tính cách nhân vật, là yêu tố nhận diện phong cách nghệ thuật của tác giả. Những nhà văn tài năng khi viết luôn có sự chuyển đổi giọng điệu trần thuật, sự đa thanh nhiều giọng. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
2.2-Tầng ý nghĩa của văn bản văn học: (1,5 điểm)
+Nghĩa của từ ngữ: Về cơ bản nghĩa của từ ngữ trong văn bản vẫn mang nét nghĩa từ vựng trong kho tàng ngôn ngữ. Tuy nhiên trong thực tế sáng tác nhà văn luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo ra những nét nghĩa mới khi sử dụng từ ngữ. Muốn giải mã từ ngữ, ta phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+Nghĩa câu văn, đoạn văn: là cấp độ cao hơn ý nghĩa từ vựng trong chỉnh thể tác phẩm góp phần thể hiện ý nghĩa thông báo trần thuật như: giới thiệu nhân vật, miêu tả không gian, lý giải tính cách. Hiểu hết các tầng ý nghĩa câu, đoạn văn không chỉ ở nội dung câu chữ mà còn ở phương thức tổ chức câu văn, sự liên kết nội dung và hình thức giữa câu và đoạn.(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+Nghĩa biểu tượng, nghĩa văn hóa:Một trong những đặc trưng văn bản tác phẩm văn học là hiện tượng “ý tại ngôn ngoại”. Ý tưởng của nhà văn gởi gắm qua hình ảnh, từ ngữ chi tiết tạo nên những nét nghĩa gián tiếp mang tính biểu tượng. Phát hiện được tầng nghĩa biểu tượng tức là phần nào đã giải mã được ngôn từ của tác phẩm.
Nghĩa văn hóa được xem là phẩm chất giá trị đích thực của nội dung tác phẩm. Nét nghĩa này mang tầm vóc khái quát những vấn đề ngẫm suy, chiêm nghiệm về con người, lẽ sống, những vấn đề đạo đức truyền thống, giá trị nhân văn…
(Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
Câu 3 : (3,5 điểm)Trình bày cấp độ hình tượng của tác phẩm văn học. Cho ví dụ minh họa.
Đáp án
1- Cấp độ hình tượng –Cấp độ trung tâm của tác phẩm văn học: (0,5 điểm)
1.1- Đây là cấp độ trung tâm của tác phẩm, là linh hồn của tác phẩm.Cấp độ này bao gồm: chi tiết, nhân vật, không gian, cốt truyện..Cấp độ này gọi là bức tranh đời sống, hình thức bản thân đời sống.
1.2- Xuyên qua lớp ngôn từ, ta bắt gặp các chi tiết tạo hình, tình tiết, sự kiện và từ đó xuất hiện phong cảnh, con người, các quan hệ xã hội, những hình tượng vừa lạ vừa quen. Đây là cấp độ tạo hình và biểu hiện dựa trên sự miêu tả, quan sát, ký ức, liên tưởng của nhà văn.
2- Hệ thống cấp độ hình tượng trong tác phẩm văn học: (3 điểm)
2.1-Chi tiết nghệ thuật: (1 điểm)
+ Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm bao gồm hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đồ vật, chất liệu…làm nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết là yếu tố then chốt để xây dựng hình tượng, làm cho bức tranh hiện thực trong tác phẩm mang hơi thở cuộc sống. Trong quá trình xây dựng hình tượng, nhà văn luôn có ý thức chọn lựa những chi tiết chân thực điển hình. (Ví dụ minh họa) (0,5 điểm)
+ Chi tiết không chỉ mang ý nghĩa khách thể mà còn thể hiện điểm nhìn nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ của tác giả về đối tượng miêu tả. Việc nhà văn chọn lựa chi tiết nào, tần số của chi tiết nào đó xuất hiện nhiều trong tác phẩm đều gắn liền với tư tưởng, tình cảm của tác giả. Nhiều chi tiết mang ý nghĩa khát quát gắn liền với tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.2-Nhân vật văn học: (1 điểm)
+ Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm. Văn học miêu tả thế giới và con người một cách phong phú thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm là khái quát các quy luật về nhân cách, thể hiện quan niệm tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của nhà văn về con người và cuộc đời. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
+Nhân vật trong tác phẩm đóng nhiều vai trò khác nhau tuỳ theo chức năng trong tác phẩm:
-Nhân vật hành động: cọ xát với các tình huống, sự kiện thông qua hệ thống hành động nhằm thể hiện tính cách.
-Nhân vật kể chuyện: là người chứng kiến sự việc, thuyết minh, miêu tả trần thuật trong tác phẩm
-Nhân vật trữ tình; xuất hiện trong thơ: bộc lộ cảm xúc tâm trạng trước hiện thực
+Nhân vật là đứa con tinh thần của tác giả, nó chỉ hiện lên một cách hoàn chỉnh khi ta đọc xong tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm được cấu trúc gồm các yếu tố sau:
-Nhân vật được định danh bằng tên gọi( tên riêng, tên gọi theo đặc điểm nghề nghiệp, thành phần xã hội)
-Nhân vật có tính cách, hoạt động quan hệ với hoàn cảnh môi trường sống, với các nhân vật khác trong thể giới tác phẩm
-Nhân vật có đặc điểm về ngoại hình, đời sống nội tâm, tư thế diện mạo bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp trong tác phẩm. (Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
2.3-Không gian nghệ thuật:(1 điểm)
+Không gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nếu toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm thể hiện cách nhìn hiện thực thì không gian nghệ thuật là trường nhìn, điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn. Không gian nghệ thuật được xây dựng từ không gian hiện thực cụ thể (cảnh vật thiên nhiên, địa điểm, môi trường, hoàn cảnh sống của nhân vật).(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
+Không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính ước lệ tượng trưng, là phương tiện để thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật. Thông qua điểm nhìn không gian quan điểm tư tưởng cảm xúc của tác giả bộc lộ. Khảo sát không gian trong tác phẩm cần chú ý những dấu hiệu lặp lại của những chi tiết miêu tả trong cấu trúc không gian.
(Ví dụ minh họa)(0,5 điểm)
Chương III : NHÂN VẬT VĂN HỌC
Câu 4: (3 điểm) Phân tích vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học. Cho ví dụ minh họa
Đáp án
1- Khái quát về nhân vật văn học: (0,5 điểm)
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm.
2- Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học: (2,5 điểm)
2.1-Nhân vật văn học – Hình thức thể hiện con người trong tác phẩm: (1 điểm)
+ Văn học không thể thiếu nhân vật vì đây là hình thức cơ bản để văn học phản ánh hiện thực một cách có hình tượng, tái hiện cuộc sống qua những chủ thể nhất định.
+ Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật ước lệ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
-Nhân vật có tên gọi : Chí Phèo, Acpagông, Giăng Van Giăng
-Nhân vật có lai lịch, nghề nghiệp, đặc điểm riêng về ngoại hình : Nông dân, tư sản, người tù khổ sai…
-Nhân vật có đặc điểm tính cách : Tha hóa, keo kiệt, giàu lòng trắc ẩn, vị tha…
-Nhân vật miêu tả chân dung ngoại hình
Tất cả những dấu hiệu trên đều khái quát thành những công thức nhằm giới thiệu nhân vật. (cho ví vụ minh họa)
2.2- Nhân vật là phương tiện để khái quát cuộc sống hiện thực: (1,5 điểm)
+ Chức năng của nhân vật nhằm khái quát các quy luật về cuộc sống và con người, nhà văn sáng tạo nhân vật nhằm biểu thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngân hàng câu hỏi đề thi học phần lý luận văn học I & II (5 Đơn vị học trình).doc