Đề tài Ngân hàng cho người nghèo - Hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu - nghèo tại Việt Nam

MỤC LỤC

Tóm tắt công trình . . . . 2

Danh mục từ viết tắt . . . . 6

Chương 1: Cơ sở lý luận. . . 7

1. Giải thích các thuật ngữ liên quan. . . . 7

2. Mô hình Grameen Bank. . . 9

2.1 Sơlược về mô hình Grameen Bank. . . . 10

2.2 Ý tưởng xây dựng mô hình Ngân hàng Grameen. . . 10

2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triểncủa Ngân hàng Grameen. . 11

2.4 Nguyên tắc hoạt động và vận hành của mô hìnhGrameen Bank. . 12

2.5 Điểm khác biệt của mô hình Ngân hàng Grameen so với các ngân hàng khác. . 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . . . 16

Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. . . 17

1. Thành quả của Grameen. . . . 17

1.1 Ở các nước nghèo. . . . 17

1.1.1 Haiti . . . . 17

1.1.2 Ghana. . . . 17

1.2 Ở các nước đang phát triển. . . 18

1.2.1 Trung Quốc . . . 18

1.2.2 Ấn Độ . . . . 19

1.3 Ở các nước phát triển . . . 20

1.3.1 Mỹ . . . . 20

1.3.2 Mehico . . . . 21

2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. . . 21

2.1 Sơ lược về tình hình nghèo tại Việt Nam. . . 21

2.2 Thực trạng cho vay người nghèo của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. . 24

2.2.1 Ngân hàng Thương mại. . . . 24

2.2.2 Các tổ chức TCVM khôngsử dụng phương pháp Grameen. . 25

2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). . . 25

2.2.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 28

2.2.3 Các TCTCVMsử dụng phương pháp Grameen. . . 30

2.2.3.1 Quỹ trợ vốn CEP. . . . 30

2.2.3.2 Quỹ Tình Thương -Hội Liên hiệp Phụ nữ. . . 35

2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7. . . 38

2.3 Khảo sát thực tế thực trạngvay vốn của các hộ gia đình. . . 41

2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank t ại Việt Nam. . 44

2.4.1 Cơ hội. . . . . 44

2.4.2 Thách thức. . . . 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. . . . 50

Chương 3: Hướng tới xây dựng mô hình Grameen Bank cho phù hợp với điều kiện

Việt Nam. . . . . 52

1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank

cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. . . . 52

1.1 Giải pháp về khách hàng. . . . 52

1.2 Giải pháp về sản phẩm -dịch vụ. . . . 53

1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả. . . 56

1.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro. . . . 58

2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường bên ngoài tác động đến mô hình Grameen Bank.59

2.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư. . . . 59

2.2 Giải pháp về thông tin và công nghệ. . . . 60

2.3 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực. . . 61

2.4 Liên kết với các tổ chức tư vấn về phương thức kinh doanh. . 61

3. Một số kiến nghị. . . . . 62

3.1 Kiến nghị về khung pháplý cho hoạt động của TCTCVM. . 62

3.2 Kiến nghịvề môi trường kinh tế vĩ mô. . . 63

3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn. . 64

3.4 Kiến nghị về mở rộngvà cơ cấu lại hệ thống TCVM. . 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . . . 68

Danh mục tài liệu tham khảo. . . .I

Danh mục phụ lục . . . . III

Danh mục bảng . . . . XXVIII

Danh mục biểu . . . .XXX

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng cho người nghèo - Hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu - nghèo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mạng lưới trải dài trên 52 xã thuộc địa bàn 7 huyện với 31.492 hội viên tham gia, trong đó 7.289 người là dân tộc thiểu số. Vào tháng 12/2007, tổng doanh số cho vay của M7 đạt 2.865.862 USD, giá trị bình quân Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 39 mỗi khoản vay là 113 USD. Thành viên của mạng lưới gồm 7 tổ chức đang cung cấp dịch vụ tiết kiệm tín dụng cho người nghèo theo mô hình do ActionAid thiết kế và hỗ trợ hoạt động từ năm 1993 tới 2003 và một tổ chức hỗ trợ kỹ thuật. Đó là các Tổ chức thuộc huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La; huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên; huyện Đông Triều và Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh; huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh; huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận và CFRC - Hà Nội. Mục đích hoạt động của các thành viên nhóm M7 là cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo, cộng đồng nghèo, chủ yếu là phụ nữ và gia đình của họ có cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và vị thế. M7 hoạt động không vì lợi nhuận mà vì sự phát triển của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp. Khuyến khích các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo tích cực tham gia các hoạt động tạo ra của cải, giảm nghèo và củng cố kinh tế gia đình; áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào đời sống và nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Trợ giúp những trường hợp đặc biệt như người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Dưới hình thức trả góp nhiều lần, những món vay rất nhỏ từ mô hình tưởng như “gió vào nhà trống” đã giúp không ít người nghèo khởi nghiệp, bước từng bước vững chắc. Với những nỗ lực từ nhiều phía, trong đó yếu tố hỗ trợ hàng đầu là sự mở đường của Nghị định 28/165- 2007 NĐ-CP cho việc tạo nguồn, M7 đã tích cực mở rộng tiết kiệm ra bên ngoài tổ chức và ngoài nước, chính nhờ thế mà có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ. Tăng trưởng thành viên và tiết kiệm của M7 (Bảng 2.2.3.3a). Biểu đồ 2.2.3.3a cho thấy số lượng thành viên tăng đều qua các năm nhưng tăng chậm, ngoại trừ năm 2009. Tiết kiệm tăng khá nhanh, đặc biệt giai đoạn từ 2003 đến 2007. Nếu so số dư tiết kiệm năm 2009 so với năm 2003 thì tăng gần 6 lần. Nguyên nhân thành viên ít tăng cũng chính vì không có nguồn vốn và không có cơ chế tạo nguồn nên M7 không dám mở rộng. Chỉ tới khi M7 tìm thấy hướng ra mới mạnh dạn phát triển thành viên. Tuy có mở rộng tiết kiệm nhưng vẫn ở con số khiêm tốn vì thực ra chỉ có 4 tổ chức xin thành lập M7MFI (Tổ chức TCQMN M7) mới dám mở rộng thành viên tiết kiệm. Ba chương trình còn lại việc tiết kiệm vẫn bị giới hạn rất lớn. Cũng nhờ quyết tâm trở thành TCTCVM được cấp phép nên M7 đã mạnh dạn vay nợ bên ngoài và nhờ đó mà tài sản và dư nợ cũng được cải thiện. Sự tăng trưởng tài chính của M7: (Bảng 2.2.3.3b). Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 40 Kết quả hoạt động tài chính của M7 được cải thiện mạnh vào năm 2009, khi có 4 tổ chức hợp nhất để xin cấp giấy phép hoạt động. Dư nợ hàng năm tăng xấp xỉ 20% và tài sản cũng tăng tương ứng. Những kết quả ban đầu còn rất khiêm nhường nhưng nếu như không có Nghị định 28/165 NĐ-CP thì chắc chắn M7 sẽ không tăng trưởng được như vậy. Khi M7MFI được cấp phép và Chính phủ cho phép M7 được vay bên ngoài, chắc chắc lúc đó tốc độ tăng trưởng của M7 sẽ không chỉ dừng lại ở con số 28% mà sẽ còn tiến xa hơn nữa, có thể vươn tới mốc 50%. Chúng ta có thể thấy một số địa phương như tại huyện Uông Bí - Quảng Ninh, TCTCVM nằm trong mạng lưới M7 với tên gọi "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển" đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thành viên là phụ nữ. Trong số đó, đã có gần 1000 thành viên thoát nghèo. Tham gia tổ chức này, chị em không chỉ được vay vốn làm kinh tế với lãi suất thấp mà còn được hướng dẫn cách tiết kiệm tín dụng, làm kinh tế cải thiện thu nhập. Riêng Quỹ hỗ trợ phụ nữ ở Ninh Phước, sau 3 năm triển khai, chương trình đã giúp trên 35% số hộ thoát nghèo đói, cuộc sống của rất nhiều hộ dân trong vùng được cải thiện. Mạng lưới M7 áp dụng cho vay theo phương pháp Grameen. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của từng vùng mà có thể thay đổi cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Chúng ta có thể thấy 2 điển hình sau: Ở Can Lộc, TCVM ra đời cách đây hơn 10 năm, trong bối cảnh người dân tại huyện này được đánh giá là một địa phương nghèo, mà nông nghiệp là ngành nghề chủ đạo và cũng là duy nhất. Nguyên nhân chính của nghèo đói tại đây là do thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và đời sống, người dân thậm chí phải bán cả lúa non trên đồng để chạy tiền. TCVM ra đời thực sự là một cứu cánh cho khoảng hơn 4000 hộ gia đình trực tiếp và cho nhiều thành phần kinh tế liên quan. Thời gian đầu mới thành lập, TCVM Can Lộc áp dụng mô hình hoạt động theo cụm nhóm, nghĩa là thành viên tham gia chương trình sẽ góp tiết kiệm cộng với một ít tiền từ chương trình cấp xuống, sau đó giải ngân ngay tại cụm, dạng như mô hình góp hội ngày nay, thành viên sẽ chờ đến lượt mình để được vay vốn. Mô hình này hoạt động được một thời gian tuy nhiên nó cho thấy nhiều điều bất cập: Lý do thứ nhất thời đó thành viên gửi tiết kiệm ít, khoản tiền cho vay vì thế cũng không cao; thứ 2 do cán bộ cấp cụm quản lý, trình độ hạn chế nên gặp nhiều rủi ro; thứ 3 mỗi kỳ chỉ có 1 hoặc 2 thành viên được vay vốn theo sự bình bầu xét duyệt của nhóm. Nắm bắt được những hạn chế đó, những người làm chương trình đã quyết định chuyển đổi theo một mô hình mới. Lần chuyển đổi này gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các cụm trưởng không đồng tình, vì cho rằng khoản tiền lãi Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 41 trong mấy năm tích lũy lại được tại cụm nên để lại cho cụm sử dụng. Năm 2002, 100% các quỹ tiết kiệm tín dụng được vận hành theo hình thức "quỹ - cụm - nhóm". Đây là một mô hình tốt, phát huy được sự tham gia của thành viên, giải quyết được 3 điều hạn chế của mô hình 1. Mặc dù khắc phục được những hạn chế của mô hình thứ 1, tuy nhiên mô hình "Quỹ - cụm - nhóm" cũng không vì thế mà phát huy tối đa hiệu quả của chương trình, đặc biệt là khâu hiệu quả chi phí hoạt động. "Quỹ - cụm - nhóm" phải trang trải một lượng lớn chi phí vận hành hàng tháng, đó là chi phí trả phụ cấp cho cụm trưởng, lương cán bộ ban điều hành quỹ, và cán bộ huyện quản lý. Ở M7 Ninh Phước thì ứng dụng phương pháp Grameen theo mô hình 2 cấp, cấp huyện và cấp xã. Thành viên của quỹ là phụ nghèo, những phụ nữ đơn thân. Theo phương pháp này, thành viên trả dần tiền vay và tiền tiết kiệm theo định kỳ, mỗi kỳ là 15 ngày. Về vốn vay, Quỹ có 4 sản phẩm gồm vốn chung (thời hạn 25 kỳ, mức vay cao nhất 4 triệu), vốn trung hạn (thời hạn 2 năm: mức vay cao nhất 6 triệu), vốn 40 kỳ (thời hạn 40 kỳ mức vốn cao nhất 5 triệu), vốn thời vụ (thời hạn 6 tháng: mức vay sáu trăm ngàn đồng). Về tiết kiệm có hai loại: 5000/kỳ/thành viên và hai là tiết kiệm tự nguyện. Ngoài ra quỹ còn cung cấp sản phẩm bảo hiểm tai nạn hoặc bệnh tật với mức phí 0.9%. Mỗi tháng quỹ tổ chức sinh hoạt 2 kỳ. Trong buổi họp, ngoài việc trả gốc, lãi, gửi tiết kiệm, thành viên còn trao đổi, thảo luận, học tập kinh nghiệm làm ăn. 2.3 Khảo sát thực tế thực trạng vay vốn của các hộ gia đình. Mẫu khảo sát: 200 hộ gia đình. Phạm vi khảo sát: hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc có thu nhập thấp. Địa điểm: huyện Hooc môn, Quận 8 - Tp.HCM, xã Tam An, xã Tam Phước, xã Tân Hiệp, xã Bàu Cạn, xã An Phước thuộc huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai; xã Tân Mỹ Chánh, xã Song Bình, xã An Thạnh Thuỷ - huyện Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang; xã Đức Hoà Hạ, xã Đức Hoà Thượng, xã Đức Hoà Đông - huyện Đức Hoà - tỉnh Long An. Phương pháp: điều tra mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp người dân thông qua bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời (Phụ lục 2.1). Phỏng vấn trực tiếp CEP - tổ chức tín dụng cho vay theo phương pháp Grameen. Kết quả khảo sát chúng tôi thu được như sau:  Mục đích vay vốn của hộ gia đình. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 42 Vốn được xem như là yếu tố đầu vào quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện cuộc sống, nhất là đối với người nghèo nguồn vốn càng trở nên quan trọng hơn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, mỗi hộ sẽ sử dụng vốn vào những mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát về nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình cho thấy: có 43.5% hộ gia đình có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, 32.6% hộ gia đình có thu nhập từ kinh doanh dịch vụ, 23.9% hộ gia đình có thu nhập từ các ngành nghề khác như thợ hồ, bốc vác, công nhân, làm thủ công... Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình này con khá thấp: 40.5% có thu nhập lớn hơn 10 triệu/năm, 52.4% có thu nhập 5-10 triệu /năm, 7.1% có thu nhập dưới 5 triệu/năm. Kết quả khảo sát còn cho thấy trong 87.5 % hộ dân có nhu cầu vay vốn thì có đến 60.7 % hộ dân sử dụng vốn vay của mình vào mục đích là sản xuất kinh doanh như trồng cây ăn quả, trồng lúa, nuôi bò, vịt, heo, mua các phương tiện phục vụ buôn bán nhỏ… Còn lại là 26.8% cho tiêu dùng như xây dựng và sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng trong gia đình…  Tổ chức tín dụng mà người dân đã tiếp cận. Có sự khác biệt đáng kể trong việc tiếp cận các tổ chức tín dụng của các hộ gia đình. Thực tế cho thấy, phần lớn các hộ gia đình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với tỷ lệ 33%, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 30.1%, CEP với tỷ lệ 10.7%, còn các tổ chức khác chiếm tỷ lệ 18.2% như hội nông dân, hội phụ nữ, Quỹ Tín dụng Nhân dân…, còn lại 8% phải vay nóng với lãi suất cao.  Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vay vốn:  Điều kiện vay: Do chủ yếu các hộ gia đình vay vốn ở Ngân hàng Chính sách Xã hội nên điều kiện cho vay áp dụng thường là tín chấp với tỷ lệ 54.5%, còn lại là thế chấp với tỷ lệ 45.5%.  Mức lãi suất: Các hộ gia đình vay áp dụng với nhiều mức lãi suất khác nhau. Với mức lãi suất ưu đãi nhỏ hơn 0.5%/tháng chiếm 33%, từ 0.5 - 1.5% chiếm 59%, còn lại là mức lãi suất vay nóng khá cao 5 - 20%/tháng chiếm 8%.  Đối với thời hạn vay vốn: Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình cho biết có hơn 55 % hộ gia đình cho rằng thời hạn vay vốn hiện tại đáp ứng với nhu cầu của họ, còn lại 45% cho rằng thời hạn cho vay như vậy là ngắn không đáp ứng nhu cầu và chưa phù hợp với thời gian thu hồi vốn từ công việc kinh Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 43 doanh của họ. Và điều hộ dân quan tâm là một mức cho vay vốn cao và lãi suất thì giảm xuống một ít thì họ có thể đảm bảo hoàn trả vốn đùng kỳ hạn.  Chất lượng phục vụ khách hàng của các tổ chức tín dụng: Trên thực tế, các tổ chức tín dụng chỉ cho người dân vay vốn mà không quan tâm đến việc họ có sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả hay không. Bằng chứng là các tổ chức này chỉ phát vốn mà không tư vấn cho họ phương thức kinh doanh cũng như cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Trong số hộ dân vay vốn, chỉ có hơn 20% là được tư vấn về phương thức sản xuất kinh doanh và được giám sát trong quá trình sử dụng nguồn vốn. Việc khảo sát của các cán bộ tín dụng có chăng chỉ là lần đầu trước khi chuẩn bị phát vốn. Ngoài ra, 86.7% các tổ chức tín dụng này cũng không có chính sách ưu đãi với hình thức trả nợ sớm hay kinh doanh có hiệu quả.  Nhu cầu vốn của người dân: Qua kết quả cho thấy lượng tiền vay thực tế và lượng tiền vay người dân mong muốn được đáp ứng có sự khác biệt rất rõ. Theo khảo sát, hiện nay nhu cầu vay của người dân tăng lên nhiều, số lượng hộ muốn vay ở mức dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ 46.2% và trên 10 triệu chiếm 53.8%. Điều này thấy được rằng người dân mong muốn được vay vốn với số lượng tiền lớn hơn đúng với nhu cầu của họ nhằm đáp ứng đủ cho việc sản xuất góp phần cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên thực tế các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng đến 60.7% nhu cầu của hộ dân trong đó có đến 17.9% hộ dân có nhu cầu mà chưa từng tiếp cận với bất kỳ nguồn vốn nào.  Hiệu quả sử dụng vốn: Thực tế cho thấy, tại những địa bàn chúng tôi khảo sát hầu hết là các hộ dân sử dụng vốn đúng mục đích, 100% các hộ vay vốn đã hoàn trả nợ vay đúng thời hạn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vẫn chưa cao: 69.7% hộ dân chỉ đủ đáp ứng vốn sản xuất ngay lúc đó, 18.2% hộ dân tích luỹ thêm được vốn cho sản xuất kinh doanh, 12.1% hộ dân mua thêm đồ đạc cho gia đình.  Những trở ngại gặp phải trong quá trình vay vốn: Hiện nay, do người dân thiếu thông tin về hệ thống tín dụng, dẫn đến khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Đa phần là do người dân tự tìm hiểu hoặc do địa phương giới thiệu, hiếm hoi lắm mới có nhân viên tín dụng tới tận nơi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cơ chế, thủ tục vay rườm rà cũng khiến bà con ngại đến ngân hàng. Những bất cập này đang là rào cản lớn trong quá trình phát triển thị trường TCVM đầy tiềm năng. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 44 Ngoài những bất cập kể trên, chúng ta còn thấy tình trạng cho vay nặng lãi đang gây khó khăn cho những người nghèo khát vốn mà nguyên nhân sâu xa từ việc ngân hàng không cung cấp vốn đủ cho những người nghèo. Bên cạnh đó, quy chế xét cấp sổ hộ nghèo còn nhiều bất cập, nhiều người dân đủ tiêu chuẩn để được xét cấp sổ nhưng vẫn nằm ngoài vùng bình xét. Vẫn biết rằng ở địa phương nào cũng có Ngân hàng Nông nghiệp cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế. Thế nhưng, do thiếu thông tin, không được hướng dẫn cụ thể về các thủ tục hành chính cần thiết nên đại đa số người dân nghèo tìm đến tư nhân để vay, mặc dù họ biết là phải chịu mức lãi suất cắt cổ từ 3 - 5%, thậm chí là gần 10%/tháng. Hiện nay, ở các vùng quê, người nông dân nghèo đi vay tiền lãi để đầu tư cho con cái ăn học, để mua cây giống, con giống, buôn bán là khá phổ biến. Nhiều hộ chỉ vay vài triệu đồng thôi mà tiền lãi hằng tháng phải trả đã là quá mệt. Không ít hộ nông dân, mùa gặt vừa xong thì cũng hết lúa gạo bởi lẽ họ phải bán để trả nợ và như vậy họ lại phải vay lãi mới để tiêu dùng và mùa sau họ lại phải bán lúa để trả nợ. Thật là một cái vòng luẩn quẩn đói - nghèo - nghèo - đói. Ngoài ra, theo phản ánh người dân thì còn tồn tại một số bất cập trong quá trình tiếp cận nguồn vốn như sau: - Khi người dân vay ở các tổ chức như Hội nông dân, Hội phụ nữ…do nguồn vốn hạn chế nên họ phải chờ người khác trả xong nợ mới đến lượt mình vay, do đó không đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ. - Không có tài sản thế chấp gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn. - Không dám vay do tâm lý sợ không trả nợ được, không muốn mắc nợ. - Khoản vay nhỏ, thời gian vay ngắn nên khó khăn trong việc tìm nguồn trả nợ. - Chỉ cho vay số tiền ban đầu, không cấp thêm để phòng ngừa thiệt hại. - Chương trình hỗ trợ chính sách của nhà nước không đến với người dân. - Trong quá trình vay ở ngân hàng không đơn thuần là làm thủ tục, mà để được vay vốn còn phải có người giới thiệu và phải mất hoa hồng… 2.4 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 2.4.1 Cơ hội. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ TCVM với số người thu nhập thấp, người nghèo, người sống ở nông thôn chiếm đến 70% dân số, trong số đó 10% được coi là những thành phần cùng cực, 55% là thành phần túng thiếu. Tuy nhiên, thị trường TCVM Việt Nam hiện nay còn khá sơ khai và có nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế cho thấy, thị trường Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 45 TCVM ở Việt Nam còn rất lớn khi các tổ chức TCVM hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của người nghèo, 60% còn lại với khoảng hơn 12 triệu người nghèo vẫn còn đang sống dưới mức nghèo và chưa tiếp cận được những dịch vụ của TCVM. Bên cạnh đó, nhu cầu vay món nhỏ ở tất cả các vùng nông thôn Việt Nam là rất cao. Các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn là một nhóm đối tượng tiêu biểu của TCVM. Trong khi các hoạt động ngân hàng nông thôn không hướng tới người nghèo thì TCVM xuất hiện như là cơ hội lớn cho những người nghèo nhất để tiếp cận các món vay. Cho vay có mục tiêu xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo để họ bắt đầu những công việc kinh doanh đơn giản nhất thông qua đó họ từng bước thoát khỏi đói nghèo. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều tổ chức quốc tế khác đang muốn đầu tư vào ngành TCVM, kể cả những “đại gia” như CocaCola, Unilever, Citi Bank… cũng đang có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực này. Đây được xem là cơ hội lớn để ngành TCVM phát triển. Cung dịch vụ tài chính còn nhiều hạn chế: kênh cho vay chính thức giảm dần thị phần ở nông thôn, Ngân hàng Thương mại chưa đến được nông thôn… Đây là hướng để cho ngành TCVM mở rộng thị trường. Nhiều nghiên cứu về nhu cầu tài chính đã cho thấy nguồn vốn bao cấp thường không đến được với người nghèo ở những vùng khó khăn. Hơn nữa, việc cho vay có bao cấp cũng tạo ra những kỳ vọng sai lầm và tăng mức độ ỷ lại của người nghèo, người dân coi đây là một khoản trợ cấp hay hỗ trợ nên không có tư tưởng phải hoàn trả, khiến họ không nỗ lực thoát nghèo. Do đó rất cần cơ chế lãi suất phù hợp như mô hình Grameen Bank. Ngoài ra, khung pháp lý của Việt Nam cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành TCVM. Nghị định 28 cho phép thành lập Quỹ tín dụng tại cấp tỉnh, huyện, thành lập ngân hàng phụ nữ… Được ban hành năm 2005, Nghị định này được xem là công cụ đầu tiên mở cửa cho các TCTCVM có quy mô lớn chuyển sang loại hình TCTCVM hoạt động theo giấy phép được cấp. Điều này làm cho các tổ chức này chủ động hơn trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Ngoài ra việc cấp giấy phép này còn tạo cơ chế tài chính rõ ràng minh bạch hơn cho hoạt động quỹ, không phải đóng thuế. Các quỹ/TCTCVM được đưa ra mức lãi suất dựa theo thị trường tạo cơ chế linh hoạt trong hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Nghị định 165 đã cải thiện một số điều khoản như mức vốn pháp định, việc cấp phép hoạt động,…nhằm phát triển ngành TCVM theo hướng mở rộng quy mô, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Các Nghị định hiện đang hỗ trợ cho những nỗ lực của một số TCTCVM nhỏ hơn trong việc tập trung vào tăng trưởng, chuyên nghiệp hơn và Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 46 nâng cao năng lực tổ chức trước khi đăng ký trở thành tổ chức được cấp phép. Các TCTCVM được cấp phép với một cơ cấu pháp lý chính thức, hệ thống quản lý và cơ cấu sở hữu rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội để vay từ các nguồn trong và ngoài nước. Nhiều nhà đầu tư TCVM đang bắt đầu quan tâm đến thị trường Việt Nam và có một số nỗ lực kết nối nhà đầu tư tài chính toàn cầu để tạo lập các mối quan hệ và liên kết. Việc gia nhập WTO nhìn chung đã tạo ra hướng tích cực để TCVM có cơ hội phát triển tốt hơn, tiếp cận nhiều nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài; tư nhân hóa ngành ngân hàng tài chính, dịch vụ tài chính cạnh tranh cho TCVM; xuất khẩu, sản xuất, dịch vụ nông thôn tăng dẫn đến nhu cầu TCVM tăng; dịch vụ tiết kiệm tăng. Bên cạnh đó, những tác động không tích cực của việc tự do hóa thương mại cũng tạo ra những cơ hội cho ngành TCVM tại Việt Nam. Gia nhập WTO làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng, đặc biệt vùng sâu, xa, dân tộc; thêm vào đó giá cả thị trường ngày càng tạo bất lợi cho người nghèo. Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do huyện cấp, và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương. Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, và làm nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi,... và không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vẫn còn đó một khoảng trống tài chính trên thị trường, đặc biệt là “khoảng trống ở phân đoạn giữa” về nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng không nghèo và các doanh nghiệp nhỏ hiện chưa được đáp ứng. Giá cả hiện tại đã tăng và lãi suất bị đẩy lên trong lĩnh vực tài chính có thể tăng nhu cầu TCVM khi mà mọi người, đặc biệt là tại các khu vực thành thị, cần các dịch vụ tài chính với hy vọng vượt qua được giai đoạn khó khăn. Sự hiểu biết kỹ thuật giúp các TCTCVM tập trung vào phục vụ những người nghèo nhất, thiết kế, phát triển và thử nghiệm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam là một cơ hội khác để phát triển một phân đoạn thị trường với sự cạnh tranh hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất từ phía người cung Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 47 cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh,... thì khả năng trả nợ ngân hàng của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên các ngân hàng chỉ cho vay nhỏ giọt và vay cầm chừng. Quy mô của các TCTCVM hiện nay còn khá nhỏ bé so với các TCTCVM trên thế giới. Hơn nữa, số lượng các TCTCVM cũng còn rất ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của những người nghèo hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào thích hợp trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành TCVM. Một số tổ chức như CEP, TYM, M7 đã thí điểm mô hình Grameen mang lại hiệu quả nhất định. Đây chính là cơ sở tạo điều kiện áp dụng mô hình này dễ dàng hơn. Ngoài ra, mô hình này còn mang lại lợi điểm mà qua khảo sát chúng tôi thấy phù hợp với nhu cầu của khá nhiều người dân. - Tạo ra và kích thích tính năng động của người vay trong việc sử dụng vốn, tiết kiệm, tính toán làm ăn và chi tiêu trong gia đình để có tiền hoàn trả gốc và lãi. Việc hoàn trả dần gốc vay giúp người vay phải tính toán làm ăn, tiết kiệm từ nguồn thu nhập, tính toán lại chi tiêu, vì thế khi hết thời hạn vay tiền nợ đã trả hết còn phần vốn đầu tư cộng lãi họ tích luỹ thành tài sản cho mình. Trong khi đó, khi vay ngân hàng tiền vốn lớn nếu không biết cách đầu tư và chi tiêu như thế nào sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ gốc một lần, do đó càng mang nợ. Như vậy, việc vay vốn lớn, trả nợ hàng tháng thấp chưa phải là phù hợp, người vay chỉ cần vốn đủ đầu tư theo khả năng của mình và hoàn trả theo kỳ để khi hết thời hạn vay cũng hết nợ luôn thì mới khỏi nợ. - Ngoài ra, việc trả dần vốn vay giúp giảm dần gánh nặng nợ cho người vay theo thời kỳ vay vốn và tạo điều kiện cho người vay tích luỹ được tài sản hoặc món tiền lớn vào cuối chu kỳ vay vốn. - Phương pháp cho vay theo nhóm Grameen cũng làm cho thói quen và khả năng tiết kiệm của người vay có sự thay đổi rõ rệt. Việc tiết kiệm theo phương pháp này rất phù hợp với tâm lý thích tiết kiệm của người Việt Nam. Đa số thành viên cho biết, nhờ có phương pháp vay này nên họ có thể tích góp, để dành được những khoản tiền nhỏ mà trước đây hầu như họ không thể có được. Một điểm đáng lưu ý, người vay đã tiếp cận được một cơ chế cho phép họ chuyển đổi nhiều món tiền tiết kiệm thành những khoản tiền lớn hữu ích từ đó họ tự tin vào việc giải quyết đói nghèo cho gia đình. Chương 2: Ứng dụng mô hình Grameen Bank tại Việt Nam. 48 2.4.2 Thách thức. Dù được coi là công cụ đắc lực trong công cuộc XĐGN nhưng TCTCVM nói chung và những TCTCVM áp dụng mô hình Grameen Bank vẫn đang gian nan trong hành trình tìm tiếng nói và chỗ đứng cho mình. Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp vẫn được trợ cấp về nguồn vốn, lãi suất cũng như chi phí hoạt động. Do đó, những định chế này cho vay với một mức lãi suất thấp gọi là tín dụng bao cấp mà hậu quả của nó là tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính khiến người nghèo khó tiếp cận được với vốn vay. Chính việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính làm cho các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam bị hạn chế trong quá trình phát triển, dẫn đến các chương trình của các TCTCVM bán chính thức khó khăn trong quá trình vươn rộng tầm với đến với người nghèo. Chẳng hạn, sự tồn tại của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay với lãi suất thấp không dựa trên cơ sở bền vững tài chính, được miễn thuế và có sự bảo đảm của Chính phủ, vai trò giám sát của các tổ chức quần chúng và sự chậm bãi bỏ các quy định về lãi suất đã giới hạn hoàn toàn sự phát triển của một lĩnh vực TCVM phát triển mạnh mẽ và ổn định. TCVM hạn chế về huy động vốn, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức. Hiện nay, quy mô của các TCTCVM ở Việt nam chỉ bằng 1/3 quy mô của các TCTCVM trên thế giới nên đã tạo ra sự không an tâm cho những nhà đầu tư trong lĩnh vực TCVM như Cocacola, Unilever…mặc dù họ đã đầu tư rất nhiều trên thế giới. Do thiếu hiểu biết và không t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNgân hàng cho người nghèo - hướng đi cần thiết nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu - nghèo tại việt nam.PDF
Tài liệu liên quan