Hiện nay có hơn 61 công ty chứng khoán tại Việt Nam. Các công ty này cung cấp các dịch vụ tài chính như: dịch vụ tư vấn phát hành riêng lẻ, tổ chức đấu giá bán cổ phần, tư vấn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và các dịch vụ liên quan đến môi giới chứng khoán.
Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng. và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng).
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngân hàng, Quỹ đầu tư, Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu:
Như chùng ta đã biết Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống tài chính của nền kinh tế. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính.
Hiện tại trong hệ thống tài chính ở Việt Nam, các tổ chức tài chính trung gian đang phát triển nhanh hoà nhịp vào xu thế hội nhập kinh tế của đât nước, góp 1 phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hiện tại các tổ chức tài chính trung gian đang phát triển mạnh ở Việt Nam là : Ngân hàng, Quỹ đầu tư, Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm.
Quỹ đầu tư tại Việt Nam
Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990. Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management.
Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng) Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc).
Các quỹ hoạt động chủ yếu ở Việt Nam có thể được phân loại như sau:
Các quỹ đầu tư chủ yếu vào private equity
Bank Invest’s Private Equity New Markets (PENM)
Mekong Capital's Mekong Enterprise Fund, Ltd.
Mekong Capital's Mekong Enterprise Fund II, Ltd.
Saigon Capital’s Saigon Phoenix Fund
Các quỹ tập trung vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm
IDG Venture's IDG Vietnam Ventures Fund
Mekong Ventures (structured as an investment company, not a fund)
VinaCapital's DFJ-VinaCapital LP
Quỹ đầu tư vào Bất động sản
Anpha Capital’s Vietnam Property Holding (VPH)
Bao Tin Capital’s Bao Tin Real Estate Fund
Dragon Capital’s Vietnam Resource Investments
Indochina Capital's Indochina Land Holdings
Ireka Corporation Berhad’s Aseana Properties
JSM Capital Indochina’s JSM Indochina Ltd
Korea Investment Trust Management Co’s Vietnam Real-Estate Development Fund
VinaCapital’s Vietnam Infrastructure Limited (VNI)
VinaCapital's VinaLand
Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội
Anpha Capital’s Vietnam Equity Holding (VEH)
Bao Tin Capital’s Bao Tin Equity Fund
Bao Viet Fund Management Co.’s Bao Viet Investment Fund
Blackhorse Asset Management's Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund
Deutsche Bank's DWS Vietnam Fund
Deutsche Bank's DWS Vietnam Fund
Dragon Capital Management's Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL)
Dragon Capital Management's Vietnam Growth Fund Limited
Dragon Capital Management's Vietnam Dragon Fund
Finansa's Vietnam Equity Fund
Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund
Hanoi Fund Management’s Hanoi Fund
Indochina Capital's Indochina Capital Vietnam Holdings
Jardine Fleming's JF Vietnam Opportunities Fund
Jardine Flemings' JF Vietnam Opportunities Fund
Kamm Investment Company's Kamm Investment Holdings
Korea Investment Trust Management's Vietnam Growth Fund
Korea Investment Trust Management's Worldwide Vietnam Fund
Korea Investment Trust Management Co’s China and Vietnam Fund
Korea Investment Trust Management Co’s KITMC RSP Balanced Fund
Korea Investment Trust Management Co’s KITMC Vietnam Growth Fund I and II
Korea Investment Trust Management Co’s KITMC Worldwide Vietnam Fund I and II
Korea Investment Trust Management Co’s Vietnam Oilfield Fund
Lion Capital’s Lion Capital Vietnam Fund
Manulife Vietnam Fund Management Co. Ltd’s Manulife Progressive Fund (MAPF1)
Mekong Capital's Vietnam Azalea Fund
Mirae Asset’s Mirae Asset Securities JSC
Maxford Investment management Ltd’s Vietnam Focus Fund SP
Orient Management Company’s Orient Fund 1 (OF1)
Prudential Vietnam Fund Management Co.’s Prudential Balanced Fund
Prudential Vietnam Securities Investment Fund Management Company's Vietnam Segregated Portfolio Fund
PXP Vietnam Asset Management's Vietnam Lotus Fund
PXP Vietnam Asset Management's PXP Vietnam Fund Ltd
PXP Vietnam Asset Management's Vietnam Emerging Equity Fund
Thanh Viet Corporation’s Saigon Securities Investment Fund A1 (SFA1)
Thanh Viet Corporation’s Saigon Securities Investment Fund A2 (SFA2)
Viet Capital Fund Management’s Viet Capital Fund (VCF)
VietFund Management’s Viet Fund 1 (VF1)
VietFund Management’s Viet Fund 2 (VF2)
VietFund Management’s Viet Fund 3 (VF3)
Vietcombank Fund Management (VCBF)'s Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1)
Vietnam Asset Management (VAM)'s Vietnam Emerging Market Fund (VEMF)
Ngân hàng
Hiện ngân hàng đã là kênh huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn so với một số nước khác, nhưng tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2005 đã trên 60% GDP, cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nhập thấp.
Không những thế, nếu trong những năm giữa thập niên 1990, phần lớn (hơn ba phần tư) nguồn vốn của các ngân hàng đổ vào các doanh nghiệp nhà nước, thì đến cuối năm 2005, con số này chỉ còn khoảng 30%.
Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò tích cực hơn rất nhiều.
Mặc dù phát triển mạnh trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Tài sản của các ngân hàng tính đến thời điểm năm 2006 mới chỉ đạt khoảng 75 tỷ USD (tương đương 123% GDP), trong khi con số này ở Thái Lan là 226 tỷ USD (110%) và ở Malaysia là 302 tỷ USD (195%). Ngoài ra, chỉ chưa đầy 10% dân số của Việt Nam có sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Các ngân hàng tại Việt Nam được phân loại thành 4 nhóm chính:
Chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài
Trước đây, các Ngân hàng này tập trung cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đa quốc gia tại Việt Nam, song hiện nay họ đang chuyển hướng tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn hơn. Dưới đây là một số ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:
ANZ Banking Group
ABN AMRO Bank
Bangkok Bank
Bank of China
Citibank
Deutsche Bank AG Vietnam
Hong Kong Shanghai Banking Corporation (HSBC)
Korea Exchange Bank
Standard Chartered
Sumitomo Mitsui Banking Corporation
United Overseas Bank (UOB)
Ngân hàng Quốc doanh – Hiện nay có 6 ngân hàng quốc doanh hoặc nguyên là quốc doanh tại Việt Nam. Những ngân hàng này trước đây chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, song hiện nay họ đã mở thêm hoạt động cho vay cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều ngân hàng trong số này đang trong tiến trình cổ phần hóa.
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Incombank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng Cổ phần – Đây là những ngân hàng mạnh mất trong hoạt động ngân hàng bán lẻ và tập trung chủ yếu vào việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank)
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng TMCP An Bình (An Binh Bank)
Ngân hàng TMCP Phương Nam
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
Ngân hàng TMCP Dầu khí (PG Bank)
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Ngân hàng TMCP Nhà (Habubank)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
Ngân hàng Liên doanh - Những ngân hàng này được thành lập tại Việt Nam như những pháp nhân Việt Nam trên cơ sở góp vốn của các pháp nhân trong và ngoài nước.
Ngân hàng Indovina
Ngân hàng Shinhanvina
Ngân hàng Việt - Nga
Ngân hàng VID Public
Ngân hàng Vinasiam
Công ty cho thuê tài chính
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên sau 11 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 11 công ty được thành lập , trong đó có 7 công ty trực thuộc các NHTM, 1 Cty liên doanh và 3 Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt nam vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.Hiện tại hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam là dưới hình thức công ty, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức sau: công ty cho thuê tài chính nhà nước, công ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng. Các công ty CTTC sau đây đang hoạt động tại Việt Nam: Công ty CTTC của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, 2 Công ty CTTC của Ngân hàng NN&PT NT Việt Nam, Công ty CTTC Kexim (100% vốn của Hàn Quốc), Công ty CTTC ANZ-VTRAC (100% vốn của Ngân hàng ANZ của Úc và tập đoàn V-TRAC của Mỹ), Công ty CTTC VILC (liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và đối tác nước ngoài). Trong nhứng năm gần đây loại hình dịch vụ này cũng đã cho thấy sự phát triển của mình tại Việt Nam theo đánh giá chung hoạt động CTTC trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước
Công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế Chailease
Công ty cho thuê tài chính KEXIM Vietnam
Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam (VILC)
Công ty cho thuê tài chính Sacombank
Công ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
Công ty Cho thuê tài chính II – Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
Công ty chứng khoán
Hiện nay có hơn 61 công ty chứng khoán tại Việt Nam. Các công ty này cung cấp các dịch vụ tài chính như: dịch vụ tư vấn phát hành riêng lẻ, tổ chức đấu giá bán cổ phần, tư vấn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và các dịch vụ liên quan đến môi giới chứng khoán.
Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng).
Công ty chứng khoán ACB (ACBS)
Công ty chứng khoán Alpha
Công ty chứng khoán An Bình
Công ty chứng khoán An Phát
Công ty chứng khoán An Thành
Công ty chứng khoán Âu Lạc
Công ty chứng khoán Âu Việt
Công ty chứng khoán Bản Việt
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Công ty chứng khoán Biển Việt
Công ty chứng khoán Cao su
Công ty chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương
Công ty chứng khoán Click&Phone
Công ty chứng khoán Đà Nẵng
Công ty chứng khoán Đại Dương
Công ty chứng khoán Đại Nam
Công ty chứng khoán Đại Việt
Công ty chứng khoán Dầu khí
Công ty chứng khoán Đệ Nhất
Công ty chứng khoán Đông Dương
Công ty chứng khoán FPT
Công ty chứng khoán Gia Phát
Công ty chứng khoán Gia Quyền
Công ty chứng khoán Hà Nội
Công ty chứng khoán Hà Thành
Công ty chứng khoán Hải Phòng
Công ty chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC)
Công ty chứng khoán Hoàng Gia
Công ty chứng khoán Hướng Việt
Công ty chứng khoán Kim Long
Công ty chứng khoán Mekong
Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (ICBS)
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC)
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank)
Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS)
Công ty chứng khoán Ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu long (MHB)
Công ty chứng khoán Ngân hàng Nhà Hà Nội
Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín
Công ty chứng khoán Ngân hàng VP
Công ty chứng khoán Phú Gia
Công ty chứng khoán Phương Đông
Công ty chứng khoán Quốc gia
Công ty chứng khoán Quốc tế Hoàng gia
Công ty Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam (VIS)
Công ty chứng khoán Rồng Việt
Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Công ty chứng khoán Sao Việt
Công ty chứng khoán SME
Công ty chứng khoán Tầm nhìn
Công ty chứng khoán Tân Việt
Công ty chứng khoán Thái Bình Dương
Công ty chứng khoán Thăng Long
Công ty chứng khoán Thiên Việt
Công ty chứng khoán Thủ Đô
Công ty chứng khoán Tràng An
Công ty chứng khoán Việt Nam
Công ty chứng khoán Việt Quốc
Công ty chứng khoán Việt Tín
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Từ chỗ chỉ có duy nhất Bảo Việt, đến nay, trên thị trường Việt Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể. Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng.
I-Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước
1. Bảo Việt(17/12/1964)
2. Bảo Minh(28/11/1994
3. Bảo hiểm dầu khí( PVIC) (23/01/1996)- công ty bảo hiểm chuyên ngành trong tổng công ty Dầu khí Việt Nam
II- Công ty cổ phần
1. Bảo Long(11/07/1995)
2. PJICO(21/06/1996)
3. PTI(cuối năm 1998) công ty cổ phần bưu điện
4. AAA(2005)
5. Vinare(27/09/1994)
III-Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh
1. V.I.A (05/8/1996)
Công ty liên doanh quốc tế Việt Nam : liên doanh giữa Bảo Việt và Tokio Marine and Fire Ins Co. Ltd ( Nhật Bản) và công ty Commercial Union( Anh)
Kinh doanh phi nhân thọ, chủ yếu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai.
2. U.I.C( United Ins Company of VN – 01/11/1997)
Công ty bảo hiểm liên hiệp: liên doanh giữa Bảo Minh với 2 công ty của Nhật- Yasuda Fire and Marine Ins Co. Ltd và Mitsui Marine and Fire Ins Co. Ltd.
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ84-4-826 2686
3. Bảo Minh – CMG(3/2000)
Công ty liên doanh giữa Bảo Minh và tập đoàn tài chính Colonial ( Úc)
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
4. Sumsung_ Vina: 141 Lê Duẩn 9425251
5. Viet Uc
IV-Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngòai
1. Prudential
2. AIA
3. Manulife
4. Newyork life
5. ACE
6. Prevoir
7. Groupama
Các công ty môi giới bảo hiểm
I- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai
1. Aon
2. Marsh( Mỹ
3. Gras Savoye : 8245325; 4b Lí thường kiệt
II- Công ty cổ phần
1. Việt Quốc + 84 (04) 942639699
2. Á Đông : 141 Lê Duẩn, 9426336
3. Đại Việt ( 305B/22 Láng Hạ) 7762903
4. Thái Bình Dương???
CÔNG TY TÀI CHÍNH
Công ty tài chính liên doanh là công ty tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh, trong đó phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty tài chính, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không được vượt quá 30% vốn góp của bên Việt Nam.Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là công ty tài chính được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài. Về hình thức huy động vốn, đối với các công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, công ty tài chính được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn.
1. Tổng Công ty tài chính Cổ phần dầu khí Việt Nam
2. Công ty tài chính HANDICO
3 PJICO - Bảo hiểm và Đầu tư Tài chính
4. CTTC Xi-măng (CFC)
5. CTTC Than và Khoáng sản
6. CTTC Điện Lực (EVN Finance)
7. CTTC Dầu khí (PVFC)
8. CTTC Bưu điện
9. CTTC Cao su
10. CTTC Sông Đà
11. CTTC Dệt may
12. CTTC Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin)
13. Prudential Vietnam Finance Co.
14. PPF Vietnam Finance Co.
15. Societe Generale Viet Finance Co.
16. GE Money Vietnam Finance Co.
17. Toyota Finance Services Vietnam Co.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6054.doc