CHƯƠNG 1 NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1
1.1.1 Khái niệm về Ngân Hàng 1
1.1.1 Các loại hình ngân hàng thương mại 2
1.1.3 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.3.1 Nhận tiền gửi 3
1.1.3.2 Cho vay 4
1.1.3.3 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 4
1.1.3.4 Các dịch vụ khác 5
1.1.4 Vai trò của hệ thống NH trong nền kinh tế 6
3.Các dịch vụ ngân hàng 7
3.1.Mua bán ngoại tệ 7
3.2.Nhận tiền gửi 7
3.3.Cho vay 7
3.3.1.Cho vay thương mại 7
3.3.2.Cho vay tiêu dùng 8
3.3.3.tài trợ cho dự án 8
3.4.Bảo quản vật có giá 8
3.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 8
3.6 Quản lý ngân quỹ 9
3.7 Tài trợ các hoạt động của chính phủ 9
3.8.Bảo lãnh 9
3.9.Cho thuê thiết bị trung và dài hạn(leasing ) 10
3.10.Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn 10
3.11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán 10
3.12.Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm 11
3.1. Cung cấp các dịch vụ đại lý 11
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 12
2.2.1 Tình hình chung 12
2.2.1.1 về số lượng các NH 12
2.2.1.2 Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NH 13
2.2.1.3 Mức độ cạnh tranh thị trường 13
2.2.1.4 Công nghệ 14
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH Việt Nam sau khi gia nhập WTO 14
2.2.2.1 Năng lực tài chính 14
2.2.2.2 Năng lực quản trị điều hành 17
2.2.2.3 Khả năng sinh lời 18
2.2.2.4 Khả năng Marketing của NHTM 19
2.2.2.5 Dich vụ bán lẻ tại các NHTM Việt Nam 22
2.2.3 Những kết quả đạt được sau một năm gia nhập 23
2.2.4 Những tồn tại 25
3.2 NHIỆM VỤ NGÂN HÀNG NĂM 2008 (SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO MỘT NĂM) 28
3.2.1Tình hình thực hiện nhiệm vụ 2007 28
3.2.2 Các nhiệm vụ trọng tâm 34
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng và vấn đề hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn tài chính
3.11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán ,cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu ,trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán.Trong một vài trường hợp ,các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán.
3.12.Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Từ nhiều năm nay,các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng điều đó bảo đảm việc hoàn trả cho trường hợp khách hàng bị chết ,bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động ,mất khả năng thanh toán
3.1. Cung cấp các dịch vụ đại lý
Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi.Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn )cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ ,phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi ,làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.2.1 Tình hình chung
2.2.1.1 về số lượng các NH
Theo thống kê, tính đến năm 2005 hệ thống NH có NHNN gồm trụ sở chính tại NH trung ương ,64chi nhánh tỉnh,thành phố,văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh,8 đơn vị sự nghiệp, 4 doanh nghiệp trực thuộc, 5 NHTM Nhà nước,NH chính sách xã hội,NHTM cổ phần đô thị,11 NHTMCP nông thôn, quỹ tín dụng TW và 24 chi nhánh,909 quỹ tín dụng cơ sở,4 NH liên doanh với nước ngoài, 28 chi nhánh NH nước ngoài, 5 Công ty tài chính và 9 Công ty cho thuê tài chính; bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Bảng 2.1: Số lượng NH và mạng lưới hoạt động
Loại hình
NHTM Nhà nước
NHTM CP
Chi nhánh NHNNg
NH liên doanh
số lượng
Mạng lưới
số lượng
Mạng lưới
số lượng
Mạng lưới
số lượng
Mạng lưới
30/9/200
6
568
33
370
37
37
4
13
Ghi chú: Không tính chi nhánh cấp IV và phòng giao dịch
Các tư liệu thống kê trên đây cho thấy, thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ở VN hiện nay tương đối phát triển,bao gồm cả các NH trong nước và NH nước ngoài.Với một hệ thống các NH như vậy sẽ tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với các NH.
2.2.1.2 Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NH
Chúng ta đã xây dựng Luật NHNN và Luật các tổ chức Tín dụng vào cuối năm 1997 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/1998.
Bên cạnh đó , Chính phủ , mà đại diện là NHNN, cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy quy định hoạt động của từng lĩnh vực ngân hàng cụ thể.
Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh hội nhập thì hệ thống luật lệ trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập cần tiếp tục phải chỉnh sửa cho hoàn thiện.
2.2.1.3 Mức độ cạnh tranh thị trường
Cho đến nay , các NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm 4 nhóm.NHTMNN (5 NH), NH thương mại cổ phần(33 NH), NH liên doanh (4 NH), các chi nhánh NH nước ngoài (28 chi nhánh).
Như vậy, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ mức độ cạnh tranh giữa các NH trong nước diễn ra mạnh mẽ vì cạnh tranh là sự ganh đua giữa các đối thủ trên cơ sở tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh,các công cụ và biện pháp nhất định để giành thắng lợi tăng thu nhập tăng thị phần và quyền chi phối thị trường.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì các NH nước ngoài cũng tham gia vào thị trường nội địa tạo ra một sức ép và sự cạnh tranh giữa các NH trong nước và NH nước ngoài.Tuy nhiên, do năng lực cạnh tranh của các NH trong nước chưa cao còn nhiều yếu kém vì vậy mức độ cạnh tranh chưa đạt hiệu quả mong muốn , tự phát và thua thiệt về phía các NH.
2.2.1.4 Công nghệ
Trong kinh doanh NH hiện đại thì công nghệ giữ vai trò có tính quyết định bởi vì các lĩnh vực dịch vụ mới đều đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin.Chính vì vậy đang đặt ra cho NH VN phải có những chiến lược cụ thể để tiếp cận với các công nghệ thông tin mới để nâng cao từng bước năng lực cạnh tranh.
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.2.2.1 Năng lực tài chính
Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì vốn tự có bao gồm số thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác do NHNN quy định; nhưng ở VN, NHNN không quy định thành phần tài sản nợ này, nên thực chất vốn tự có là vốn chủ sở hữu
-Nhóm NHTM Nhà nước từ năm 2000 đến nay, vốn chủ sở hữu của các NHTMNN đều tăng:
+ Mức tăng từ năm 2000 đến năm 2004 đã tăng gấp khoảng gần 3 lần.
+ Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân một NH tăng đáng kể, gấp gần 3 lần.
+ Phương thức tăng vốn: Tăng do nguồn cấp phát của NN bằng trái phiếu đặc biệt.Số cấp bổ sung này tổng số trên 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năng lực vốn chủ sở hữu của nhóm NH này bộc lộ khá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực canh tranh. Cụ thể : quy mô vốn của một NHTMNN còn quá nhỏ bé, không so sánh được với các NHTM nước ngoài có chi nhánh ở VN. Triển vọng tăng vốn điều lệ của các NHTMNN là rất khó ngoại trừ việc phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng này.
Nhóm NHTM cổ phần : Có thể nhận thấy thực trạng vốn chủ sở hữu của nhóm NH này như sau:
+ Vốn chủ sở hữu liên tục tăng nhưng quy mô rất nhỏ bé
+ Các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn bằng chính thực lực của mình và còn nhiều khả năng tăng vốn.
+ Mặc dù có xu thế phát triển quy mô vốn chủ sở hữu nhưng trong giai đoạn trước mắt, năng lực tài chính chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Nhóm NH liên doanh: Theo đúng tính chất pháp lý thì ở VN hiện nay có 4 NH liên doanh. Đây là ngân hàng liên doanh giữa NH nước ngoài với NHTM Việt Nam.Những NH có mức tăng vốn chủ sở hữu không lớn lắm, trên thực tế vốn tăng chủ yếu là do trượt giá vốn chủ sở hữu bằng ngoại tệ.Việc tăng vốn góp của NH liên doanh phụ thuộc vào khả năng tài chính của các NH mẹ điều này về phía VN là không lớn.
Nhóm chi nhánh NH nước ngoài: Nhóm NH này có năng lực tài chính tiềm năng, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các NHTM VN trên thị trường trong nước và quốc tế.Nhưng thị trường tài chính vẫn chưa phát triển do VN còn áp dụng giới hạn chặt chẽ với các chi nhánh NH nước ngoài.
Tổng vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh hiện mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân mức vốn tự có của các NHTM quốc doanh khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, còn các NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ trên dưới 500 tỷ đồng.
Vốn thấp dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình hơn 5%, so với chuẩn mực quốc tế là lớn hơn hoặc bằng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào “độc canh” tín dụng. Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và của các NHTM nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin điều hành và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các NHTM các nước trong khu vực.
Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của các TCTD phi ngân hàng như kho bạc, quỹ hỗ trợ chiếm trên 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại nằm ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán còn lạc hậu, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN. Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Việc quản trị doanh nghiệp trong các NHTM còn nhiều khiếm khuyết, nổi bật là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng. Các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở tầm cỡ kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình thực hiện chiến lược trung - dài hạn cũng như giải pháp phát triển đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, có 42% doanh nghiệp và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng khi mở cửa thị trường tài chính, họ sẽ lựa chọn vay tiền từ các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là ngân hàng trong nước; có 50% doanh nghiệp và 62% người dân cho rằng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào.
Như vậy, với năng lực cạnh tranh dưới trung bình, các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
2.2.2.2 Năng lực quản trị điều hành
Các NHTMVN tuy cơ cấu lao động đã được cải thiện nhiều, nhưng trước yêu cầu hội nhập thì vấn đề nhân lực còn nhiều bất cập sau:
+ Một là : Cơ cấu lao động có trình độ cao chưa đạt mức hợp lý.
+ Hai là: Chính sách đãi ngộ không theo kịp các NHNN nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi các NHTMNN.
+ Ba là: Các chương trình đào tạo, đào tạo lại lao động chưa đáp ứng ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Nguồn nhân lực ở VN rất dồi dào nhưng còn hạn chế về năng lực chuyên môn cao vì vậy NHTM của VN gặp nhiều khó khăn.
Bộ máy tổ chức- mô hình quản lý.
Khó khăn của các NHTMVN để mô hình quản lý và bộ máy tổ chức chủ yếu trên các mặt sau:
+ Mạng lưới rộng theo địa giới hành chính, không thích hợp với mô hình NHTM trong nền kinh tế thị trường.
+ Mô hình NH hiện đại đòi hỏi giao dịch một cửa, trong khi năng lực nhân viên chưa sẵn sàng đáp ứng .
+ Trụ sở chính của hầu hết các NHTM theo nghiệp vụ truyền thống,vừa chồng chéo về nghiệp vụ, nhưng lại phân tán về chức năng.
Các NHLD có lợi thế cơ bản là mô hình theo cơ cấu NH mẹ - những NH đã có hàng trăm năm kinh nghiệm thông thường.Hơn nữa, tại VN các NH hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nên chỉ chọn nơi có kinh tế thị trường thực sự phát triển để mở chi nhánh (hiện tại có 28 chi nhánh NHNN thì chỉ còn có một chi nhánh ở Vũng Tàu, còn lại 27 chi nhánh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Đây là ưu thế vượt trội của nhóm NH này.
Việc quản trị tài sản nợ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập.Thể hiện:
+ An toàn của các NHTM VN rất thấp.
+ Việc quản lý vốn khả dụng của các NHTM VN chưa đúng nghĩa, chưa có một NH quản lý theo mô hình trực tuyến.
+ Thương hiệu sản phẩm, uy tín của NH : Hiện nay, một số NHTM bước đầu đã hình thành thương hiệu riêng về sản phẩm huy động vốn nhưng chưa thật hiệu quả.Hơn nữa, bản thân các NH chưa có chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ cho việc huy động nguồn vốn trung dài hạn.
Khả năng phối kết hợp của các NH trong nước.
Trong thời gian qua tinh thần hợp tác của các NHTM trong nước không cao.Một số NH quá chú trọng đến lợi ích riêng, thiếu quan tâm cần thiết đến lợi ích của toàn hệ thống.Trong việc cung cấp các dịch vụ NH khác, đặc biệt là các dịch vụ mới ( chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh) vẫn đang xảy ra hiện tượng “mạnh ai nấy làm” và “ mỗi NH mỗi cách” mà chưa có sự đồng thuận hợp tác để đưa ra giải pháp.
2.2.2.3 Khả năng sinh lời
Nếu so sánh với các NH của những nước trong khu vực thì ROE của các NHVN chênh lệch không nhiều, nhưng ROA thì chênh lẹch quá lớn.Khả năng sinh lời trên tổng tài sản có thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTMVN thấp.Mức sinh lời ROA của NHTMVN đạt thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Do vốn tự có của NHTM quá nhỏ đương nhiên làm giảm khả năng tăng lợi nhuận.
+Tỷ lệ tài sản có không sinh lời/ tổng tài sản có quá cao nên làm giảm thu nhập của NH.
+ Do mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến hạn chế, tỷ lệ giao dịch tự động còn thấp nên năng suất lao động kém.
+Cơ cấu thu nhập của các NHTM còn chưa hợp lý, chỉ có khoảng 10% là từ dịch vụ.Trong khi khả năng sinh lời từ dịch vụ cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng.
2.2.2.4 Khả năng Marketing của NHTM
Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Kết quả sử dụng công cụ Marketing của các NHTM Việt Nam
Có thể thấy rằng trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.
Trước tiên, nói về quảng cáo, ta có thể thấy rằng: trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo. Hiện nay, các NHTM đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên các NHTM thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng
Thời điểm quảng cáo cũng được các NHTM chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niêm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới,... Sự tập trung quảng cáo vào những khoảng thời gian này của các NHTM đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng. Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu thu hút được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương... Chẳng hạn ngay trên chứng từ rút tiền của BIDV cũng có in quảng cáo về các dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, các nhà quản trị của BIDV đã khai thác được lợi thế của chứng từ rút tiền, đó là nó có tính lặp đi lặp lại, chi phí thấp mà cũng gây được ấn tượng, khá hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thương hiệu gắn liền với sự lớn mạnh của nhiều ngân hàng. Trước tiên phải kể đến đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times và tạp chí Euro Money bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Dòng chữ Vietcombank màu xanh dương đã trở nên quen thuộc không chỉ với người dân Việt Nam mà còn với bạn bè quốc tế. Bên cạnh Vietcombank, chúng ta cũng thấy xuất hiện rất nhiều thương hiệu gắn với các logo quen thuộc như: BIDV, Incombank, Techcombank, Habubank, Agribank, SHB... Những logo này có thể nói là khá ấn tượng, là nét riêng của từng ngân hàng, có tính đồ họa và nghệ thuật, đã gây được ấn tượng tốt cho đông đảo khách hàng
Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, các NHTM đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Cùng với đó, để thu hút thêm khách hàng, NHTM cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Marketing ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định
Ta có thể thấy rằng ở Việt Nam chưa có nhiều trường lớp đào tạo chính quy chuyên ngành Marketing. Nhìn chung, nguồn nhân lực về Marketing còn non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing. Chính điều này đã làm cho nội dung Marketing của một số Chi nhánh NHTM nghèo nàn, kém tính hấp dẫn, không có tính chuyên nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.
Cũng cần phải nói tới những chi phí mà một NHTM được phép chi cho hoạt động Marketing. Chi phí của các NHTM cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ Tài chính quy định. Thực tế tỷ lệ này là quá thấp so với thông lệ quốc tế. Trong khi đó hoạt động chi quảng cáo của một số NHTM vẫn còn mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí chứ chưa hoàn toàn vì mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả.
Một thực trạng tồn tại đó là sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với các chi nhánh, và các NHTM với nhau. Chính sự chồng chéo này đôi khi không những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà còn có sự phản tác dụng không mong muèn.
2.2.2.5 Dich vụ bán lẻ tại các NHTM Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có thể nói, một điểm yếu phổ biến và nổi bật của các NHTMVN là sự đơn điệu trong hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, trừ Vietcombank, hoạt động của các NHTM vẫn tập trung chủ yếu vào các dịch vụ truyền thống như cho vay, bán buôn qua thị trường chứng khoán và công ty tài chính. Các hoạt động khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của NH. ở các nước phát triển, một ngân hàng hiện đại có thể cung cấp 1.000 loại sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau, trong khi con số này ở Việt nam chỉ là vài chục đến ngót 100.Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ NH trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam chỉ đạt 6-12%, ở một vài NHTM lớn tỷ lệ này có cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 7-15%. Trong khi tại các nước phát triển và đang phát triển tỷ lệ này đều đạt 40-50%. Khi doanh thu của các NHTM còn dựa chủ yếu từ cho vay thì hoạt động NH còn có độ an toàn thấp, bởi hoạt động cho vay là một lĩnh vực rất nhiều rủi ro. Các sản phẩm dịch vụ mới được triển khai ở một số NHTM còn đơn điệu và chậm phát triển, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến hoạt động của các DN trong nền kinh tế. ở tất cả các quốc gia, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nền kinh tế luôn có mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Thậm chí NHTM đóng vai trò như là “thủ quĩ” của các DN... Sự yếu kém trong hoạt động dịch vụ của các NH ở Việt nam chính là “thủ phạm” kéo dài tình trạng kinh tế tiền mặt ở nước ta. Là trung tâm huy động tiền gửi lớn nhất trong các trung gian tài chính, nhưng có thể nói, cho đến nay các NHTM Việt Nam vẫn chưa trở thành trung tâm huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. ứớc tính số tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế có tới khoảng 8 tỷ USD tương đương 16% GDP. Các NH chưa cung cấp đủ các công cụ huy động tiết kiệm dài hạn. Thu hút tiền gửi dài hạn của người dân vào NH vẫn luôn là một việc khó khăn cho các NH Việt nam. Cũng vì nguồn tiền huy động của NH chỉ chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm, hơn nữa tiền gửi ngắn hạn của dân chúng và các DN còn chiếm tỷ trọng lớn trong tiền gửi của các NHTM, nên không thể tạo điều kiện cho NHTM quản lý tiền mặt có hiệu quả chừng nào NHTM chưa thực sự trở thành thủ quĩ của các cá nhân và DN. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh thu hút tiền gửi trên một thị trường yếu sẽ càng làm tăng lãi suất chung của thị trường tài chính lên cao, gây bất lợi cho nền kinh tế và đương nhiên đến lượt nó sẽ gây bất lợi trở lại cho các NHTM. Có thể nói, hiện nay Việt Nam là quốc gia có mức lãi suất cao vào loại nhất nhì trên thế giới (xấp xỉ 11-13%/năm) nhưng nghịch lý là sức mua của đồng tiền nội tệ lại không mạnh làm cho một số công cụ dù là gián tiếp hay trực tiếp của CSTT đã và đang có xu hướng bị vô hiệu hoá.
2.2.3 Những kết quả đạt được sau một năm gia nhập
Một năm đã đi qua, từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, mặc dù trong những năm qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, nhưng so với thế giới, với đòi hỏi của thời đại và của sự phát triển kinh tế đất nước thì vẫn còn nhỏ bé, khiêm tốn và bất cập.
Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, hiện nay NHNN đã chấp nhận về nguyên tắc cho ra đời thêm 4 NHNN cổ phần, càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc.
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua.
Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện. Nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng đã ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế; Khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài đã từng bước được loại bỏ; Chức năng cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch; Các NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Tính cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được nâng cao; Thị trường dịch vụ ngân hàng được phát triển an toàn và hiệu quả.
Thứ ba, chính sách tiền tệ (CSTT) được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các công cụ gián tiếp điều hành CSTT đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường. Chính sách tín dụng được mở rộng và đổi mới theo hướng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và mọi đối tượng dân cư.
Thứ tư, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN, xử lý nợ xấu (hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ gần 20% trong những năm 90 xuống còn khoảng 3,1%), đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống trên cơ sở công nghệ hiện đại, nối mạng và thanh toán điện tử
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng được ghi nhận nêu trên, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được khắc phục để hội nhập được tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường quốc tế.
2.2.4 Những tồn tại
Như trên đã nêu, hệ thống ngân hàng có nhiều đổi mới và có những bước tiến nổi bật, nhưng để hội nhập, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập như:
- Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống.
- Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là khối các tổ chức tín dụng nhà nước. Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tư xây dựng cơ bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng dư nợ.
- Tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhưng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu không được tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.
- Các công cụ điều tiết chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn cần phải bàn và còn bất cập nên tác dụng điều tiết chưa cao. Do đó, khi lãi suất thị trường lên cao trong khi vốn khả dụng của các NHTM dư thừa, NHNN thiếu khả năng can thiệp để điều tiết mặt bằng lãi suất.
- Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài trên 1 năm tại các NHTM chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30%, còn lại là ngắn hạn dưới 1 năm chiếm tới 70%. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện đã ở mức trên 40% và đang có sức ép tăng lên với quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6127.doc